TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Công ty bầu Hiển mua lại của mẹ chồng MC Quỳnh Chi giờ ra sao?

 Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) do mẹ chồng hotgirl Quỳnh Chi – nữ đại gia Diệu Hiền thành lập được bầu Hiển mua lại vào năm 2012. Khác với kỳ vọng ban đầu, doanh nghiệp thủy sản này đang như “cá nằm trên thớt” khi khoản lỗ lũy kế lên đến 2.544 tỷ đồng, ông chủ mới cũng đã “dứt áo ra đi”.

 

CASE STUDY N0.70: DOANH NHÂN vs “ BẦU” : Thủy sản Bình An: Lỗ lũy kế trên 2,500 tỷ đồng, bầu Hiển thôi chức Chủ tịch

 PS: VỚI TƯ CÁCH LÀ 1 CỐ VẤN ĐẦU TƯ TRÊN 20 NĂM KINH NGHIỆM, TUI THÍCH NHẤT LÀ CÁC LOẠI….”BẦU” (!) TRỪ BẦU KIÊN; BẦU THẮNG; BẦU ĐỨC; GIỜ ĐẾN BẦU HIỂN! HIHI….

HĐQT CTCP Thủy sản Bình An (BAF) thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT đối với ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) kể từ ngày 06/05/2015.

Được biết kết thúc năm 2014, báo cáo kiểm toán chỉ ra Thủy sản Bình An có khoản lỗ lũy kế lên đến 2,544 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn và tổng nợ phải trả đã vượt tài sản ngắn hạn và tổng tài sản lần lượt là 2,178 và 1,996 tỷ đồng. Bên cạnh đó phần lớn các khoản vay và nợ ngắn hạn của công ty đều đã quá hạn thanh toán tại ngày 31/12/2014.

CASE STUDY N0.69: Vingroup có bao nhiêu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng?

 PS: CÓ ĐÁNH MÁY (!) SAI KHÔNG ĐẤY: SAO ÍT THẾ?!

Theo báo cáo thì các khoản liên quan đến tiền, các khoản cho vay của tập đoàn này.

1-Tính đến cuối năm 2014, tiền mặt của Vingroup9.220.874.607 đồng, tăng 5.485.997.673 đồng so với con số công bố hồi đầu năm.

2-Tiền gửi ngân hàng là 1.697.280.782.527 đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với con số đầu năm.

3-Tuy nhiên, các khoản tương đương tiền bao gồm các khoản tiền gửi bằng đồng có kỳ hạn từ 1 tháng – 3 tháng với lãi suất từ 4%/năm – 7,5%/năm của tập đoàn lại giảm nhẹ, còn 5.897.835.897.588 đồng.

4-3.176.164.951 đồng là số tiền đang lưu chuyển của tập đoàn. Tổng tiền và các khoản tương đương tiền của Vingroup là 7.607.513.719.673 đồng.

Các khoản tiền gửi ngắn hạn tính đến ngày 31/12/2014 là 3.516.847.342.390 đồng.

Các khoản tiền gửi ngân hàng dài hạn đến hạn thu hồi là 497.621.378.611 đồng.

5-Các khoản cho vay khác (các khoản cho các đối tác doanh nghiệp vay với lãi suất tư 10 – 18%/năm, không có tài sản đảm bảo) là 2.026.383.376.327 đồng.

82.578.564.022 và 16.204.181.818 đồng lần lượt là số tiền của các khoản cho khách hàng vay đến hạn thu hồi và các khoản cho vay các bên liên quan của Vingroup.

6-Còn số nợ của tập đoàn: KHÔNG THẤY!

FYI: Muốn biết thì cứ làm theo “chỉ đạo” sau: DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA. CÁI GÌ CHƯA BIẾT THÌ TRA….GOOGLE! HIHI…

 

CASE STUDY N0.67: Đặng Thành Tâm: Hết muốn tự tử, đi chơi thể thao

 PS: THỊ GIÁ CỦA CP KBC SÁNG NAY ĐANG GIẢM, HIỆN CÒN 15.5 !?

Sau thời trốn kỹ, ẩn sâu, ông Đặng Thành Tâm gần đây liên tục xuất hiện với tâm trạng khá thoải mái và tự tin.

Ánh sáng trở lại: Giống như các năm trước, tại đại hội cổ đông 2015 Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (KBC) hôm 27/4, ông Đặng Thành Tâm tiếp tục thu hút sự quan tâm đặc biệt của các cổ đông với vai trò là chủ tịch và là người điều hành đại hội.

Năm nay, điểm khác biệt ở vị doanh nhân này có lẽ là ở thần thái tươi sáng hơn, thảnh thơi và tự tin hơn sau những kết quả phục hồi của KBC – Nguồn thu chủ chốt của gia đình ông Tâm .

CASE STUDY N0.65: Cử nhân thất nghiệp gia tăng, vì sao?

1-Bộ trưởng Bộ GD-ĐT của VN vừa công bố số liệu cử nhân thất nghiệp tăng gấp đôi trong vòng 4 năm qua. Hiện trạng cử nhân thất nghiệp được cho là đang ở mức báo động. Nguyên nhân của hiện trạng này là gì?
Tại phiên giải trình Chính phủ hôm 24/4 /15, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận báo cáo số liệu thống kê trong giai đoạn 4 năm từ 2011đến 2014 mặc dù chỉ tiêu tuyển sinh Đại học (ĐH) và Cao
đẳng (CĐ) hệ chính quy giảm trung bình năm ở mức 2,5%, hệ vừa học vừa làm giảm bình quân 18%/năm nhưng số lao động trình độ ĐH-CĐ thất nghiệp từ năm 2010 đến cuối năm 2014 lại tăng cao đến mức 103%.

2-Trong khi đó, qua phiên giải trình mới nhất hồi cuối tháng 4, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận nêu lên nguyên nhân đáng chú ý là do học phí thấp dẫn đến nhiều hệ lụy trong quá trình đầu tư, đào tạo khiến tình trạng cử nhân thất nghiệp ngày càng gia tăng.

3-Những người quan tâm đến lần giải trình này của người đứng đầu ngành giáo dục VN thì lại cho rằng Bộ GD-ĐT thật sự sai lầm khi cấp phép mở trường đại học tràn lan, chất lượng thả nổi.

4-Dư luận đặt ra câu hỏi cho ông Phạm Vũ Luận có dám cam kết tỉ lệ cử nhân thất nghiệp sẽ giảm đáng kể một khi học phí gia tăng hay không?
5-Trong lúc toàn xã hội chờ đợi một giải pháp tầm vĩ mô cải cách nền giáo dục ở VN thì các cử nhân né tránh tình trạng thất nghiệp bằng giải pháp tiếp tục trở lại trường, học cao học, tìm kiếm tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ.
6-Hiện nay, VN được xếp vào danh sách quốc gia có nhiều tiến sĩ trong khu vực nhưng chưa có con số thống kê cụ thể nào cho biết bao nhiêu phần trăm trong gần 25 ngàn tiến sĩ chỉ là “tiến sĩ giấy” mà thôi.

CASE STUDY: TƯ DUY BẦY ĐÀN TRONG NÔNG NGHIỆP: “Vua” mắc ca kiệt quệ

  Được mệnh danh là “vua” mắc ca của tỉnh Lâm Đồng, thế nhưng ông Trần Vinh (TP Đà Lạt) đang đứng trước nguy cơ phá sản vì nguồn vốn đã cạn kiệt do đầu tư vào loại cây quá mới mẻ này

Đầu năm 2005, khi cây mắc ca còn khá lạ lẫm với nhiều người trong nước, ông Trần Vinh đã mạnh dạn cùng người bạn nhập hơn 100 cây giống từ Úc và Mỹ về trồng thử nghiệm trên hơn 4.000 m2 tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Ăn không ngon, ngủ không yên

Sau 3 năm đầu tư và chăm sóc kỳ công, những cây mắc ca của ông Vinh ra quả bói trước sự ngạc nhiên của nhiều người. Qua năm thứ tư, mỗi cây cho sản lượng lên đến gần 70 kg quả khô, với giá bán khi đó dao động khoảng 150.000 đồng/kg, ông Vinh thu về gần 700 triệu đồng. Từ thành quả ban đầu, ông Vinh được nhiều người, trong đó có cả những nhà nông học chú ý.

Sau đó, ông Vinh tiếp tục nhân giống, mở rộng diện tích canh tác lên 3 ha và nay là gần 200 ha. Toàn bộ diện tích đất trồng được ông thuê của nhà nước với giá 1 triệu đồng/ha/năm trong 50 năm. Với quy mô này, ông Vinh đang được xem là “vua” mắc ca của cả nước. Thế nhưng, mọi chuyện không suôn sẻ như người đàn ông này mong muốn.

Trên đường dẫn chúng tôi vào vườn mắc ca của mình tại xã Tà Nung (TP Đà Lạt), ông Vinh than thở: “Từ khi trồng mắc ca, tôi mất ăn, mất ngủ do gặp hàng loạt khó khăn. Tôi đã phải bán nhà và đất để bỏ vào đây trên 40 tỉ đồng. Tuy nhiên, đầu tư giữa chừng thì nguồn vốn cạn kiệt, giờ chỉ biết nhìn đứa con tinh thần ngắc ngoải từng ngày”.

Ông Vinh cho biết: “Hiện mỗi tháng, tôi phải cần cả tỉ đồng để chăm sóc 200 ha mắc ca nhưng đến nay, vốn đã cạn. Tôi dự tính sẽ bán toàn bộ diện tích mắc ca hoặc nhà đầu tư nào hợp tác thì lợi nhuận chia theo tỉ lệ góp vốn. Nhưng xem ra rất khó”.

Chạy khắp nơi tìm vốn

Ông Vinh kể lại sau khi nghe thông tin Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank – LPB) có kế hoạch dành khoảng 20.000 tỉ đồng để phát triển cây mắc ca tại 5 tỉnh Tây Nguyên, thông qua hình thức cho vay tín chấp từ 7-10 năm, lãi suất dưới 10%/năm, ông nghĩ “rừng” mắc ca của mình sẽ được cứu. Tuy nhiên, theo ông, kế hoạch đó vẫn còn trên giấy.

Để cứu vườn mắc ca, ông Vinh phải chạy khắp nơi tìm nguồn vốn và đối tác hỗ trợ. Tuy nhiên, khi nhìn thấy vườn mắc ca xơ xác, ai cũng từ chối, vì cho rằng đầu tư vào đây là quá mạo hiểm. Họ phân tích, dù cây mắc ca của ông phát triển tương đối tốt (ở những diện tích được chăm sóc đầy đủ) nhưng chưa ra trái.

Trong khi đó, do diện tích trồng quá lớn nên vốn bỏ ra sẽ rất nhiều nên không ai dám liều. Bên cạnh đó, vùng đất này chưa có tiền lệ trồng mắc ca nên nhiều nhà đầu tư chờ đến khi loại cây trồng này thu hoạch, hiệu quả ra sao, họ mới tính chuyện hợp tác. “Nếu chờ đến khi cây ra trái thì tôi đâu cần kêu gọi đầu tư” – ông Vinh nói.

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Lâm Đồng, cho biết trên thị trường rất khan hiếm sản phẩm mắc ca. Quả mắc ca khô giá 150.000 – 200.000 đồng/kg, còn mắc ca nhân cả triệu đồng/kg.

Hiện nay, nhiều nơi ồ ạt trồng cây mắc ca. Tuy nhiên, diện tích trồng còn thấp hơn nhiều so với kỳ vọng sẽ đứng đầu thế giới về cây trồng này trong 10 năm tới như một số đơn vị mong muốn. Theo kỳ vọng này, tiềm năng phát triển cây mắc ca ở Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, khi trồng cần nghiên cứu kỹ, không nên mạo hiểm, nhất là những người có ý định trồng trên diện tích lớn.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh có khoảng 950 ha mắc ca; trong đó khoảng 94 ha trồng theo dự án khuyến nông quốc gia, 200 ha của ông Vinh, phần còn lại do nông dân tự trồng bằng giống không rõ nguồn gốc…

Tỉnh Lâm Đồng vừa đồng ý quy hoạch vùng trồng cây mắc ca, phối hợp với Tập đoàn Him Lam chuẩn hóa các giống mắc ca trồng tại đây theo xu hướng thế giới, đồng thời kiểm soát hoạt động của các vườn ươm giống mắc ca tự phát. Tuy nhiên, tỉnh cũng bác dự án trồng ồ ạt 200.000 ha cây mắc ca trong toàn tỉnh, vì đây là loại cây quá mới và thị trường cũng chưa rõ.

Đắk Lắk: Mắc ca cho trái rất ít

Theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có 110 ha trồng cây mắc ca. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên thì diện tích trồng loại cây này ở đây cao hơn nhiều. Hiện nay, nhiều vườn mắc ca 4-10 năm tuổi nhưng cho trái rất ít, trung bình chỉ 5-7 kg/cây.

Theo ông Trần Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, qua kiểm tra, cây mắc ca trồng ở đây sinh trưởng tốt, ra hoa nhiều nhưng đậu quả không đạt yêu cầu. Do đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN-PTNT khuyến cáo người dân không nên trồng, mở rộng diện tích ồ ạt để tránh thiệt hại về sau.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trang Quang Thành, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, cho rằng Úc đã trồng cây mắc ca 80 năm rồi, đất đai và khí hậu ở nước này cũng phù hợp với cây mắc ca. Thế nhưng, đến nay họ chỉ có 25.000 ha. Nếu hiệu quả kinh tế cao sao họ không mở rộng diện tích. Cả thế giới hiện cũng có khoảng 80.000 ha và không phát triển nữa. “Tôi đã trực tiếp khảo sát nhiều vườn, cây mắc ca ra hoa nhiều nhưng trái không được bao nhiêu”- ông Thành nói.

Theo ông Thành, ở Đắk Lắk, nhiệt độ cao, chênh lệch giữa ngày và đêm khá lớn nên không phù hợp cho cây mắc ca. Bên cạnh đó, cây mắc ca thường ra hoa vào mùa gió nhiều nên khó đậu trái.

C. Nguyên