TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.64: TOO BIG TO FALL :McDonald’s bị “sờ gáy” vì trốn thuế

“Gã khổng lồ” đồ ăn nhanh McDonald’s của Mỹ đang phải đối mặt với một cuộc điều tra của Ủy ban Châu Âu (EC) về cáo buộc trốn hơn 1 tỷ euro tiền thuế.

Dù chưa có kết luận cuối cùng nhưng cáo buộc trên đang ảnh huởng phần nào đến uy tín mà tập đoàn lừng lẫy thế giới này, nhất là trong bối cảnh doanh số bán ra sụt giảm trên toàn thế giới sau những vụ bê bối gần đây.

CASE STUDY N0.62: HỢP ĐỒNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

 Trong hoạt động giao dịch với đối tác quốc tế, hợp đồng mua bán đóng vai trò rất quan trọng và luôn tiềm ẩn rủi ro xảy ra các tranh chấp. Thế nhưng, các DN nhỏ và vừa (NVV) ở nước ta đối với vấn đề này vẫn chưa có sự quan tâm đúng đắn.

Chủ quan

Thực tế cho thấy, nhiều DN NVV Việt Nam vẫn tỏ ra khá thờ ơ và chủ quan khi cho rằng, DN đều đang làm việc với khách hàng quen thuộc, lâu năm nên có thể tin tưởng lẫn nhau và không e ngại những rủi ro có thể phát sinh. Một ví dụ cụ thể, mới đây nhất, báo chí trong nước đã đưa tin về khả năng thua kiện và phải bồi thường hợp đồng của Công ty dệt 19-5 Hà Nội (Hatexco) trong vụ tranh chấp với Ecom Agroindustrial Corp. Ltd (Thụy Sỹ) do Hatexco đơn phương hủy hợp đồng mua bán.

Nói về hoạt động pháp lý của DN, theo ông Chu Văn Trọng, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản Hà Nam, khách hàng của Công ty đã thiết lập được mối quan hệ thân thiết, có văn phòng đại diện tại Việt Nam nên chưa gặp phải rủi ro gì. Hơn nữa, các hợp đồng của Công ty được soạn theo những điều khoản có sẵn của Luật Thương mại quốc tế, dù có thêm những điều khoản riêng nhưng cũng không gây nhiều ảnh hưởng.

Còn theo ông Phạm Xuân Pha, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất XNK Phương Thanh (DN chuyên XK hàng thủ công mỹ nghệ), chi phí để thuê luật sư theo sát các hợp đồng của DN là rất lớn. Vì thế, Công ty chỉ thuê kiểm soát và hướng dẫn trong thời gian đầu hoạt động, sau đó Công ty sẽ tự trau dồi kiến thức để giao dịch với DN nước ngoài. Điều quan trọng là DN phải làm ăn chân chính, thực hiện từng bước theo đúng hợp đồng và quy định pháp luật, không vì lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến cả quá trình hoạt động sau này.

Nhận xét về mức độ quan tâm và khả năng nhận thức của DN Việt Nam trong việc soạn thảo hợp đồng, bà Hoàng Nguyễn Hạ Quyên, Luật sư tại Công ty TNHH LNT & Thành viên cho biết, các DN vẫn rất thờ ơ và gần như không biết gì về Luật Thương mại quốc tế hay dựa vào luật sư để soạn thảo hợp đồng. Hơn nữa, khi ký kết hợp đồng với đối tác, đặc biệt là DN nước ngoài, nhiều DN còn không đọc kỹ hợp đồng hoặc không hiểu thuật ngữ quốc tế mà họ sử dụng đã đặt bút ký kết. Chính những kẽ hở như vậy đã khiến tranh chấp về hợp đồng trong thương mại quốc tế xảy ra và DN Việt Nam là người dễ bị thua kiện.

“Phòng cháy hơn chữa cháy”

DN nước ngoài thường coi trọng và am hiểu về luật pháp không chỉ trong nước mà còn là quốc tế. Còn các DN Việt Nam, theo luật sư Hoàng Nguyễn Hạ Quyên, DN lo ngại chi phí cho các vấn đề pháp lý như đào tạo kiến thức pháp luật, thuê riêng luật sư… sẽ rất tốn kém, nhưng khi để xảy ra tranh chấp thì việc chạy theo vụ kiện, thuê luật sư còn chịu nhiều thiệt hại hơn nữa, chưa kể đến tổn thất nặng nề nếu DN bị thua kiện. Vì thế, DN phải “phòng cháy hơn chữa cháy, không được chủ quan trong bất kỳ tình huống nào.

Chia sẻ về kinh nghiệm của DN mình, bà Đinh Thị Thức, Giám đốc Công ty Cổ phần chè Tân Phong cho hay, bên cạnh việc nâng cao ý thức về pháp luật cho nhân viên, DN còn thuê riêng luật sư để tư vấn, hỗ trợ đến từng hợp đồng mua bán của DN. Có luật sư đứng ra đảm bảo, cộng thêm hệ thống khách hàng thân thiết lâu năm nên DN cũng yên tâm phần nào trước sự phức tạp của vấn đề tranh chấp thương mại quốc tế.

Còn theo ông Chu Văn Trọng, tuy Công ty không thuê luật sư, nhưng việc quản lý hợp đồng, Công ty phải tìm nhân viên am hiểu về pháp luật. Bên cạnh đó, để đảm bảo hợp đồng không bị phá vỡ theo thỏa thuận, Công ty sẵn sàng chịu lỗ khi giá cả có sự biến động hoặc chấp nhận chịu phạt nếu giao hàng không đúng thời hạn.

Để giúp DN “an toàn” hơn khi ký kết hợp đồng với đối tác quốc tế, luật sư Hoàng Nguyễn Hạ Quyên cho rằng, các DN nên đầu tư thuê riêng luật sư của nước sở tại để giúp tìm hiểu, đọc kỹ hợp đồng, tránh được những sai sót. Bên cạnh đó, khi soạn thảo hợp đồng, 2 điều quan trọng nhất để tránh được những tranh chấp thương mại là lựa chọn nguồn luật hợp lý và cơ quan giải quyết tranh chấp.

“Theo pháp luật quy định, hàng hay tài sản về đâu thì phải dựa theo luật pháp nước đó. Nên DN phải tìm được luật sư sở tại để nhờ tư vấn hoặc phải hiểu luật nước đó. Tuy nhiên, cũng có trường hợp DN thỏa thuận được với đối tác theo luật của Việt Nam. Đây là cách làm thuận lợi nhất nhưng rất khó thuyết phục được đối tác thực hiện theo. Vì thế, cách tốt nhất là 2 bên lựa chọn một bộ luật của nước thứ 3 (chọn quốc gia có trình độ tiên tiến) để trung hòa lợi ích. Điều này cũng tương tự khi DN lựa chọn cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp”, Luật sư Quyên nói.

Có thể thấy, các DN cần có biện pháp phòng ngừa và nhận thức đúng tầm quan trọng của những điểu khoản trong hợp đồng để đưa ra ký kết. Bên cạnh đó, điều quan trọng là DN phải tìm được đối tác uy tín, thiết lập mối quan hệ thân thiết, tin tưởng lẫn nhau để giảm thiểu những rủi ro có thể gặp phải. 

CASE STUDY N0.61: Mổ xẻ bí mật nằm trong các chaebol “Big Four” – là Hyundai Motor Company, SK Group và hai đối thủ sát sườn nhau Samsung, LG của Hàn Quốc

 1-Triết lý kinh doanh:

Nhân viên của các tập đoàn lớn của Hàn Quốc – còn gọi là các chaebol – sẽ làm gì nếu họ bỗng nhiên đối mặt với một con gấu to lớn, đáng sợ khi đang đi dạo trong rừng?

-Nhân viên của Hyundai sẽ chiến đấu với con gấu cho đến chết mà không chút do dự. Nhân viên Hyundai nổi tiếng với phương châm “bắn trước, nghĩ sau”; khẩu hiệu của họ là nếu cái gì đó không hoạt động, hãy bắt nó phải hoạt động.

– Nhân viên Daewoo sẽ gọi cho Chủ tịch Kim Woo-jung của họ và đợi lệnh của ông.

– Còn nhân viên Samsung sẽ tổ chức một cuộc họp – trong khi con gấu vẫn ở trước  mặt họ – để thảo luận về cách đối phó. Trong khi Samsung nổi tiếng phát triển một phương châm luôn xem xét kỹ lương mọi lựa chọn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

– Nhân viên LG thì đợi phản ứng của Samsung, sau đó làm theo.

2-Lịch sử đánh giá:

Các chaebol Hàn Quốc hiện vẫn nhận được sự ủng hộ của nhiều người. Họ tin rằng chính các chaebol đã dẫn dắt nền kinh tế Hàn Quốc ra khỏi các cuộc khủng hoảng tài chính.

CASE STUDY N0.59: Tỷ giá tăng và những hệ lụy

Tỷ giá tăng kích thích dòng vốn ngoại trở lại thị trường do giá cổ phiếu giảm, chuyển đổi từ USD sang VND nhiều hơn. Tuy nhiên, những doanh nghiệp có vay nợ bằng USD sẽ bị thiệt hại với mức độ tùy vào giá trị khoản nợ, cũng như công cụ nợ

CASE STUDY N0.58: KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP vs DNNN: Vinaplast: Kiểm toán lại, lỗ tăng thêm gấp… 6 lần

Sau khi Công ty TNHH Kiểm toán VACO tiến hành kiểm toán lại BCTC năm 2013 của Vinaplast do ACC thực hiện, hàng loạt số liệu được điều chỉnh thay đổi hàng chục và hàng trăm tỷ trên Bảng cân đối kế toán hay Báo cáo kết quả kinh doanh.

Cụ thể, so với BCTC kiểm toán lần đầu do ACC thực hiện:

+Tổng tài sản của Vinaplast giảm 92,1 tỷ đồng;

+Tài sản ngắn hạn giảm 79,97 tỷ đồng;

+Tài sản dài hạn giảm 12,13 tỷ đồng;

+Nợ phải trả tăng 22,75 tỷ đồng;

+Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 115,04 tỷ đồng;

+Tổng lợi nhuận trước thuế giảm 81,24 tỷ đồng.

+Lỗ trước thuế riêng năm 2013 ở báo cáo do ACC thực hiện là 15,25 tỷ chuyển thành lỗ 96,48 tỷ.

CASE STUDY N0.57: VỐN NHÀ NƯỚC TRONG DNNN: HIỆU QUẢ: TRƯỜNG HỢP VINAPLAST

1-“Tử huyệt chết người” trong cơ cấu vốn:

Theo đó, trong khi tổng giá trị Nguồn vốn dài hạn chỉ là 186 tỷ đồng (VCSH: 26 tỷ đồng; Nợ dài hạn: 160 tỷ đồng) thì giá trị Tài sản dài hạn đã lên tới 336 tỷ đồng. Như vậy, giá trị Vốn lưu động ròng ở Vinaplast (VLĐ ròng = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn) đã bị -150 tỷ đồng; hay có nghĩa non nửa tài sản dài hạn của công ty đã được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn (nợ ngắn hạn) – một điều đại kỵ trong công tác điều hành.

sự sống còn của doanh nghiệp sẽ thực sự bị đe dọa. Thậm chí tính hoạt động liên tục của Vinaplast cũng đang bị đặt một dấu hỏi rất lớn khi mà Nợ phải trả (551 tỷ đồng) đã gấp đế 22 lần Vốn chủ sở hữu (25 tỷ đồng), mà đặc thù của Nhựa Việt Nam thì lại là một doanh nghiệp sản xuất, vốn luôn yêu cầu một tỷ lệ vốn tự có ở mức cao.

2-“Sống dở chết dở” với ODA Trung Quc

Với xuất phát điểm là một công ty quốc doanh, trực thuộc Bộ Công thương nên so sánh với nhiều doanh nghiệp cùng ngành khác, Vinaplast nhận được khá nhiều lợi thế, đặc biệt là nguồn vốn vay ODA.

3-Vậy, câu hỏi đặt ra: Đối với những kết quả kinh doanh bê bết tại Vinaplast, trước thực trạng nguồn vốn Nhà nước bị thất thoát trầm trọng, trách nhiệm thuộc về ai?

 

CASE STUDY N0.54: NGÂN HÀNG vs DOANH NGHIỆP: Epco – Minh Phụng vs Kiên – Huyền Như vs Oceanbank?

 PS: BÀI NÀY ĐƯỢC ĐĂNG NGÀY  08/5/2015!

Có một sự trùng lặp khá lạ của mỗi chu kỳ phát triển ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Sự khởi đầu thường là sự kết thúc của các “đại án”.

– Một môi trường kinh doanh ngân hàng mà yếu tố lách luật, vượt giới hạn pháp lý trở nên quá phổ biến, những chuẩn mực quản trị rủi ro bị xáo trộn dễ dàng, thì cơ hội cho tội phạm chiếm đoạt tiền không hề thiếu.

– Những thủ đoạn lừa đảo trong vụ án Huyền Như không đại diện cho sự tinh vi, cao siêu về thủ thuật. Chúng chỉ là dấu hiệu cho thấy hành lang pháp lý, môi trường quản trị nội bộ của ngành ngân hàng đầy thiếu sót, bất cẩn.

– Với môi trường kinh doanh nhiều cơ hội, thường khó mà phân biệt giao dịch kinh doanh này mang tính đầu tư hay đánh bạc. Nhưng kết quả sau cùng sẽ do chính thị trường quyết định.

-Một môi trường kinh doanh ngân hàng mà yếu tố lách luật, vượt giới hạn pháp lý trở nên quá phổ biến, những chuẩn mực quản trị rủi ro bị xáo trộn dễ dàng, thì cơ hội cho tội phạm chiếm đoạt tiền không hề thiếu. Những thủ đoạn lừa đảo trong vụ án Huyền Như không đại diện cho sự tinh vi, cao siêu về thủ thuật. Chúng chỉ là dấu hiệu cho thấy hành lang pháp lý, môi trường quản trị nội bộ của ngành ngân hàng đầy thiếu sót, bất cẩn.

Cũng giống như vụ án Epco Minh Phụng trước đây, hai vụ án này đều gây nên sự chú ý lớn đối với dư luận. Do các vụ án đều liên quan trực tiếp đến lĩnh vực ngân hàng, huyết mạch nhạy cảm của nền kinh tế.