TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.36: M&A NGÂN HÀNG:ẨN SỐ “1 đổi 1”

Công thức 1 đổi 1 đang trở nên phổ biến trong các thương vụ sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam. Tại sao lại có hiện tượng này ?

Trong phiên họp Đại hội đồng cổ đông năm 2015 của BIDV, một cổ đông đã bày tỏ nguyện vọng muốn mua thêm cổ phiếu vì kết quả kinh doanh khả quan mà ngân hàng này đạt được trong năm qua (BIDV đạt gần 6.300 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế). Để mua được 1 cổ phiếu BIDV sau phiên đại hội, cổ đông này phải bỏ ra khoảng 19.000 đồng;

Một câu hỏi đặt ra là tại sao cổ đông này không đi “đường vòng”? Cụ thể là thay vì mua cổ phiếu BIDV, cổ đông này có thể mua cổ phiếu của MHB – ngân hàng dự kiến sẽ hoàn thành việc sáp nhập vào BIDV trong tháng 5 tới với tỉ lệ hoán đổi 1:1 – với mức giá sẽ rẻ hơn rất nhiều (cổ phiếu MHB hiện quanh mốc 11.000 đồng).

CASE STUDY N0.35: Nợ xấu có xu hướng giảm khá nhanh kể từ 2011 đến giờ do những nguyên nhân sau

1-NHTM phải trích lập DPRR lớn nhất như thời gian qua ( Vì thế, tỷ lệ ROE toàn ngành ngân hàng còn 7%, thấp nhất khoảng 4,7%, có ngân hàng chấp nhận chia cổ tức 3-4%, nhiều ngân hàng không chia cổ tức cũng là để tập trung xử lý nợ xấu”);

2-VAMC đã mua vào gần 150.000 tỉ đồng( Mặc dù xử lý chưa được bao nhiêu nhưng đã có một khoản lớn được tách ra, khiến bảng cân đối của các ngân hàng sạch hơn);

3-NHTM phối hợp với doanh nghiệp để tái cấu trúc lại nợ theo Quyết định 780 ( Cách làm này đã giúp tai cấu trúc được khoảng 258.000 tỷ đồng tức là gần 13 tỉ USD là con số cực lớn);

4-Theo phương pháp tính quốc tế, một dự án với 5 khoản vay, nếu khoản vay đầu tiên quá hạn thì cả 4 khoản vay còn lại dù chưa đến kỳ cũng tính quá hạn. Trong khi đó, theo phương pháp của chúng ta thì chỉ tính quá hạn khoản nợ đó thôi, chưa tính các khoản vay khác”.

CASE STUDY N0.34: Cần đưa cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vào vòng giám sát của luật

 “DNNN là nguồn lực rất lớn của Nhà nước với tài sản sản đáng giá hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ đồng. Trong khi đó, hầu như nguồn lực này chưa được kiểm soát chặt chẽ bằng công cụ pháp lý đủ mạnh. Hiện nay, mới chỉ có nghị quyết của Chính phủ, còn Quốc hội hầu như chưa có nghị quyết và cũng không có luật nào về cổ phần hóa. Tôi đề nghị cần ban hành sớm luật về cổ phần hóa, hoặc nghị quyết của Quốc hội, có như vậy mới giải quyết được vấn đề và hy vọng cổ phần hóa đi đúng mục tiêu, chất lượng, tiến độ”;

“Hiện nay, các nhóm lợi ích hoạt động quá mạnh, lăm le chiếm nguồn lợi họ kiếm được, đó là thách thức lớn. Vậy nên, Quốc hội cần phải có luật về cổ phần hóa DNNN để kiểm soát vấn đề này. Từ năm 2014 đến nay, có hơn 140 DNNN được cổ phần hóa, song chủ yếu Nhà nước vẫn nắm tỷ lệ sở hữu chi phối, số DN có tỷ lệ Nhà nước nắm giữ dưới 50% khá ít. Luật về cổ phần hóa cũng sẽ giải quyết tình trạng này”;

CASE STUDY N0.30: Bài học Ngân hàng Đại Dương

1-Khác với NH Xây dựng, cơ cấu cổ đông của OceanBank trước khi được NHNN mua đa dạng hơn, bao gồm cả cổ đông trong nước, nước ngoài, pháp nhân tư nhân, pháp nhân quốc doanh:

. Do nắm giữ dưới 5% cổ phần, không phải cổ đông lớn, nên cổ đông nước ngoài không phải công khai danh tính.

-Hai cổ đông tổ chức sở hữu tỷ lệ lớn nhất cổ phần OceanBank là tập đoàn Đại Dương (OGC-Hose) 20% và tập đoàn Dầu khí PetroVietnam 20%;

2-Là một trong những tổ chức tín dụng có tốc độ tăng vốn điều lệ nhanh nhất hệ thống trong thời gian ngắn từ 300 triệu đồng ban đầu, được chấp thuận lên 5.350 tỉ đồng năm 2013 (nhưng chưa kịp tăng trong thực tế);

3-Ngày 25-4-2015 tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên, chỉ có 33% cổ đông biểu quyết nộp thêm tiền để tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỉ đồng theo quy định của pháp luật.Theo điều lệ của OceanBank, mọi vấn đề của ngân hàng được thông qua khi có ít nhất 51% cổ đông biểu quyết đồng ý, nên tỷ lệ 33% kia không có tác dụng. Rõ ràng hoặc OGC hoặc PetroVietnam đã không tham gia biểu quyết, vì nếu cả hai cùng biểu quyết, tỷ lệ có thể đã đạt 40%.

4-Theo báo cáo tài chính hợp nhất quí 3-2014 của OGC, đến ngày 30-9-2014, OGC đã đầu tư 986,5 tỉ đồng vào OceanBank và đây là số tiền lớn nhất trong danh mục đầu tư vào các công ty liên kết của OGC;OGC là doanh nghiệp tư nhân, lỗ hay lãi cổ đông đều phải gánh chịu.

-Ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank bị khởi tố, bắt tạm giam ngày 24-10-2014 và đúng sáu tháng sau các cổ đông OceanBank mất toàn bộ tiền góp mua cổ phần ngân hàng. Nói đúng hơn cái sổ chứng nhận quyền sở hữu cổ phần của họ vẫn còn đó, nhưng giá trị của nó đã về con số không.

-Trước đó, theo báo cáo tài chính hợp nhất quí 2-2014 và quí 3-2014 (báo cáo quí 3-2014 đã biến mất khỏi trang web của OceanBank, hiện tại chỉ còn báo cáo tài chính quí 2-2014)OceanBank vẫn có lãiNgay cả những cổ đông, nhà đầu tư kinh nghiệm cũng khó có thể hình dung giá trị cổ phiếu OceanBank mà họ có trong tay lại “bốc hơi” với tốc độ khủng khiếp đến vậy.

5-Tuy nhiên, PetroVietnam – một doanh nghiệp quốc doanh – sẽ hạch toán khoản mất vốn này ra sao, không ai biết vì nó chưa có tiền lệ. Liệu tập đoàn có phải giảm lợi nhuận do mất vốn ở OceanBank? Tiền góp vốn vào OceanBank là tài sản nhà nước và việc mất vốn này có phải là thất thoát tài sản nhà nước không? Nếu có, thì ai chịu trách nhiệm?

6-Giả sử PetroVietnam sớm cắt lỗ ở OceanBank, biết đâu còn vớt vát thu hồi được một khoản tiền nhất định. Nay thì cơ hội cắt lỗ đã vuột khỏi tầm tay và không bao giờ tìm lại được nữa!

-PetroVietnam là một trong những doanh nghiệp quy mô hàng đầu quốc gia, việc mất 800 tỉ đồng trên thực tế không thấm tháp gì so với vốn chủ sở hữu, với doanh thu, lợi nhuận và số nộp ngân sách hàng năm của tập đoàn. Song vấn đề không nằm ở con số tuyệt đối nhiều ít, vấn đề nằm ở quản trị doanh nghiệp.

-Vì sao một “ông lớn” có tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế, đến tăng trưởng GDP của cả nước như PetroVietnam lại đem tiền mua cổ phần ngân hàng? Hơn nữa lại là một ngân hàng quản trị kém đến mức nguyên chủ tịch hội đồng quản trị bị khởi tố, bắt tạm giam, đến mức bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt?  

CASE STUDY N0.28 : Cổ phần hóa: nếu và nếu không

Một nguyên tắc quan trọng khi ra quyết định đầu tư mà giới chuyên môn ai cũng thuộc nằm lòng là so sánh dòng tiền của nếu và nếu không đầu tư vào một dự án nào đó, trong trường hợp này là cổ phần hóa.

Cho đến giờ những phân tích trên chỉ đúng với giả thuyết các DNNN sau cổ phần hóa phải đem lại thành quả tốt hơn trước đó nếu do những ông chủ mới thật sự có khả năng điều hành.

Còn ngược lại, nếu sau cổ phần hóa mà toàn bộ doanh nghiệp rơi vào sân sau của ai đó và các nhóm lợi ích thì thất bại là cầm chắc. Tất cả mọi điều cần phải minh bạch mới hi vọng cổ phần hóa thành công.

Nhưng có một điều chắc chắn: với hoạt động của các DNNN hiện nay, càng chậm cổ phần hóa, thiệt hại cho cả nền kinh tế sẽ càng lớn.

CASE STUDY N0.27 :Tại sao giá gạo xuất khẩu VN thấp nhất thế giới?

Giá chào bán gạo của VN hiện đang ở mức thấp nhất trong số các quốc gia xuất khẩu gạo, tại sao? Làm cách nào để có đầu ra?

Trái với dự đoán, trong suốt thời gian triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo (2 triệu tấn lúa) diễn ra từ ngày 1-3 đến 15-4 vừa qua, giá gạo xuất khẩu của VN vẫn liên tục giảm.

Thấp kỷ lục

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại ĐBSCL, giá chào bán gạo xuất khẩu của VN hiện chỉ còn 355-365 USD/tấn với loại gạo 5% tấm, thấp hơn 10 – 50 USD/tấn so với các nước xuất khẩu khác như Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan…

Tuy nhiên, vẫn rất ít giao dịch được thực hiện trong thời gian qua dù các doanh nghiệp đã tồn kho khá lớn do mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa) theo chủ trương của Chính phủ, ngoài ra còn lượng gạo mà các doanh nghiệp tự mua để kinh doanh.

Với mức giá chào bán như trên, giá gạo xuất khẩu của VN đang ở mức thấp nhất trong số các quốc gia xuất khẩu gạo chính.

Mức giá này thấp hơn 15 USD/tấn so với gạo Ấn Độ, 25 USD/tấn so với gạo Pakistan và 40 USD/tấn so với gạo của Thái Lan. Đây cũng là mức giá bán thấp nhất trong vòng năm năm qua của gạo VN.

CASE STUDY N0.26: Vì đâu nhà thầu Trung Quốc trúng thầu nhiều đến thế

Giải thích vấn đề này PGS.TS Nguyễn Quang Toản, nguyên chủ nhiệm Bộ môn cầu đường, Trường ĐH GTVT Hà Nội cho Báo Đất Việt biết: “Một là , bởi vì họ tích cực tham gia dự thầu. Hồ sơ dự thầu của họ đáp ứng những tiêu chuẩn mình đưa ra ví dụ, tiêu chuẩn kỹ thuật, tài chính người ta đều đạt, giá thầu thì có cái thấp, cái cao nhưng nói chung họ luôn đưa ra giá thầu thấp so với giá chung. Theo luật đấu thầu thì người ta trúng.

Đối với các dự án đầu tư lớn, yêu cầu năng lực tài chính lớn, thêm nữa là đã phải thực hiện vài ba công trình có quy mô lớn tương đương, cho nên các nhà thầu trong nước đến đó thì gặp khó khăn”.

“Nguyên do thứ hai là , vấn đề năng lực kỹ thuật, các nhà thầu trong nước cũng rất khó khăn. Trong quá trình phát triển, các nhà thầu VN mới chủ yếu làm trong nước, trong khi, các nhà thầu TQ, hay các nhà thầu quốc tế khác đã làm các công trình lớn ở nước họ hay ở nước ngoài hàng chục năm nay, họ có tiềm lực kỹ thuật, tài chính hơn hẳn các nhà thầu trong nước.

Như vậy, thì họ sẽ trúng thầu những công trình mà chúng ta yêu cầu cao về kỹ thuật, về tài chính là dễ hiểu. Trong thực tế cũng chỉ có cách chứng minh năng lực thật của các nhà thầu bằng cách nhìn vào các công trình DN đã thực hiện, đã hoàn thành phải là những công trình lớn, chất lượng tốt, làm đúng tiến độ, có quy trình quản lý chất lượng tiên tiến…

Nghĩa là Việt Nam đã đề ra những tiêu chuẩn cần thiết, nhưng các nhà thầu trong nước không đáp ứng được. Vì thế, các nhà thầu nước ngoài đặc biệt Trung Quốc trúng thầu“.