TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.06: CHUYỂN GIÁ

Cuộc chiến chống chuyển giá và gian lận thuế không thể chỉ bằng một vài quyết định truy thu mà phải là từ sự minh bạch…

Mạng lưới hệ thống Metro gồm một trụ sở chính, 15 chi nhánh với 19 trung tâm (siêu thị) và hai kho trung chuyển thuộc 16 tỉnh, thành phố.

“Mười mấy năm trước, một tay chơi có hạng ở trời Âu bỗng tìm về một xóm nghèo ven biển châu Á, nơi luật lệ còn lộn xộn. Anh ta ở lại nhiều năm, chơi những canh bạc lớn, kiếm rất nhiều tiền. Một ngày đẹp trời, anh định ôm túi tiền bỏ đi…
Nhưng trước khi đi, bỗng dưng nhà cái gọi anh lại và nói: “Này quý ông, bởi vì quý ông gian lận, vui lòng để lại một phần tiền bạc. 25 triệu USD nhé”. Tay chơi sẽ làm gì trước lời đề nghị ấy? Chắc chắn là không đơn giản, và từ đây, một cuộc chiến bắt đầu…”.
Đoạn trên đây chỉ là sự ví von của người viết về một kịch bản phim, dựa trên câu chuyện có thực mà công ty Metro Cash&Carry (sau đây viết tắt là Metro), nhà đầu tư đang sở hữu hệ thống 19 siêu thị tại Việt Nam, đang phải đối mặt.

CASE STUDY N0.05: NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM

Thực tế nợ công đáng quan ngại hơn nhiều!

PS:CHẲNG THẤY GIẢI PHÁP ĐÂU?!

 

Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu, tính đến tháng 1/2015, nợ công của Việt Nam ở mức 87.063 tỷ USD, chiếm 46.9% GDP, tăng 10.2% so với năm 2013; bình quân nợ công đầu người 960 USD.

 

Tuy nhiên, Ts. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân khai mạc sáng ngày 21/4, đã đưa ra quan ngại về nợ công. Đó là nếu chỉ nhìn vào các con số thống kê kể trên, có thể đưa ra nhận xét rằng khả năng Việt Nam rơi vào một cuộc khủng hoảng nợ công là không cao. Mức độ nợ công luôn được báo cáo ở dưới ngưỡng an toàn, các điều chỉnh về mặt pháp luật là tương đối hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh cũng như điều kiện hiện tại.

“Song vấn đề không nằm ở con số nợ công là bao nhiêu, mà là ở xu hướng tăng trưởng của nợ công và khả năng trả nợ. Nghĩa là cần cân nhắc trong tương lai ngắn hạn rất có khả năng nợ công của Việt Nam sẽ tăng vượt ngưỡng 65% và khả năng trả nợ của chúng ta là rất khó khăn và hạn chế, xét trên những rủi ro về nợ công, quản lý nợ công và vấn về thâm hụt ngân sách”, Ts. Trần Đình Thiện nhận định.

Đồng thời, theo Ts. Thiên, mức nợ công của Việt Nam hiện vẫn đang được đánh giá là trong phạm vi kiểm soát, nhưng nếu xét trên cấu trúc nợ của Việt Nam, thực tế có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, các tính toán về nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam có những sai lệch ở các nguồn khác nhau và tại các thời điểm khác nhau.

Vì vậy, việc đánh giá rủi ro đối với nợ công Việt Nam không thể dựa trên các khoản nợ ghi nhận trên sổ sách. Những khoản nợ xấu của khu vực DNNN dù không được Chính phủ bảo lãnh, nhưng khi gặp vấn đề về khả năng thanh toán, có thể vẫn phải dùng đến ngân sách nhà nước để trả nợ.

CASE STUDY N0.04: BĐS & THI HÀNH ÁN.

Khổ vì mua đất từ đấu giá tài sản thi hành án

Mua lại đất có nguồn gốc từ đấu giá tài sản thi hành án, giờ đây hàng chục hộ dân không được đăng bộ, sang tên, hoàn công vì bản án trước đây bị hủy. 

CASE STUDY N0.03: NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM

Nợ xấu: “Xích được thì phải thịt được, để sổng thì gay”

1-Cơ chế hoạt động của một tổ chức như VAMC ở các quốc gia khác thực chất là Nhà nước bỏ tiền ra mua nợ, ôm khoản nợ đó một thời gian, sau đó khi kinh tế phục hồi, thị trường tài chính, bất động sản ấm lên sẽ bán ra thị trường. 

2-Nhưng VAMC của Việt Nam không như vậy. VAMC mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt, được mang giao dịch với Ngân hàng Nhà nước để vay tiền. Bán nợ, cầm giấy, ngân hàng vẫn phải tiếp tục đòi nợ và mỗi năm, trích dự phòng rủi ro bằng 20% tổng giá trị tờ giấy cầm ấy. Hiện VAMC đang gặp khó khăn trong việc phát mãi tài sản đảm bảo thông qua đấu giá, đã tổ chức ba lần đấu giá nhưng đều thất bại.

3-Nhưng đó dường như chỉ là biểu hiện bề ngoài, còn ẩn sâu trong tổ chức quản trị, giám sát trên toàn hệ thống vẫn tồn tại nhiều điểm yếu, rõ ràng nhất là xu hướng gia tăng nợ xấu, xử lý nợ xấu mang tính cơ học, phi thị trường”;
4-Theo đó, ông Thiên dự báo, việc giải quyết nợ xấu, cấu trúc lại hệ thống ngân hàng phải mất hàng chục năm với điều kiện làm nghiêm
túc. 

CASE STUDY N0.01:M&A TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Cổ đông hỏi: Ngân hàng Phương Nam có tỷ lệ nợ xấu 5%. Sacombank có cách xử lý gì với nợ xấu ở đây?

Cổ đông hỏi: Tôi sở hữu hơn 400 ngàn cổ phiếu. Ngân hàng liên tục chia thưởng cổ phiếu mà không chia tiền mặt.

Cổ đông hỏi: Kết quả kinh doanh tốt. Vì sao chia cổ tức chậm như vậy? Nên chia cố tức bằng tiền cho cổ đông.

Cổ đông hỏi: Tỷ lệ 0,75: 1 có đúng không? Kế hoạch tăng vốn lên 14.000 nghìn tỷ đã tính đến sáp nhập Southernbank? Thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ như thế nào? Tại sao lại thành lập công ty kinh doanh không phải thế mạnh thì có bền vững không?

Cổ đông hỏi: Kết quả kinh doanh 2014 nếu không bán cho VAMC thì LNTT tăng? Cụ thể là như thế nào. 2015 dự kiến bán bao nhiêu tỷ đồng? Dự kiến trích dự phòng 2015 là bao nhiêu?

Cổ đông hỏi: Thù lao trích 2% có nhiều không?

Cổ đông hỏi: Ngân hàng Phương Nam giá OTC chỉ hơn 5.000 đồng/cổ phiếu. Không chia cổ tức nhiều năm do nợ xấu. Nếu sáp nhập thì cổ đông Sacombank bị thua thiệt do cổ phiếu Southernbank khi lên sàn niêm yết chắc chắn sẽ bán ra