TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

ÁN LỆ ĐIỂN CỨU N0.54 :ĐẠI ÁN VNCB :5 CÂU HỎI

http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Tong-hop-nhung-bat-thuong-cua-Pham-Cong-Danh-trong-vu-xet-xu-dai-an-tai-VNCB-post170037.gd

Sau khi kết thúc phần tranh luận, 36 bị cáo trong vụ án làm thất thoát 9.000 tỉ đồng tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) đã có phần nói lời sau cùng trước HĐXX vào chiều 30.8. Dự kiến ngày 9.9 HĐXX sẽ tuyên án cả ngày. Ông Phạm Lương Toản – Chánh tòa hình sự TAND TP.HCM, thẩm phán chủ tọa phiên tòa, cho biết đã lắng nghe tất cả những kiến nghị của 36 bị cáo trong phần nói lời sau cùng. Do đó, HĐXX sẽ xem xét công tâm, khách quan, thấu tình đạt lý để tuyên mức án hợp tình, hợp lý.

Hãy nhìn lại đại án Phạm Công Danh.

1-Chiếm đoạt tài sản không bị xử lý?

Xuất phát điểm đầu tiên của vụ án là Phạm Công Danh muốn thành lập, kinh doanh ngân hàng (NH). Xin phép thành lập NH mới không được, Phạm Công Danh mua lại gần 85% cổ phần NH Đại Tín (tiền thân NH TMCP Xây dựng VN – VNCB) từ nhóm Phú Mỹ với giá 4.600 tỉ đồng và Danh đã thanh toán 3.600 tỉ đồng. Số tiền 3.600 tỉ đồng này Danh rút ra từ VNCB. Số cổ phần mua từ nhóm Phú Mỹ đã sang tên, thuộc sở hữu của Phạm Công Danh và những cá nhân Danh nhờ đứng tên. Không bỏ ra đồng nào, Phạm Công Danh đã sở hữu và kiểm soát gần như toàn bộ NH Đại Tín.

Không dừng lại ở 3.600 tỉ đồng mua cổ phần cho chính mình. Phạm Công Danh tăng vốn điều lệ NH Đại Tín từ 3.000 tỉ đồng lên 7.500 tỉ đồng. Số tiền 4.500 tỉ đồng tăng thêm cũng là góp vốn cổ phần cho Phạm Công Danh và những người được Danh nhờ đứng tên. Sau khi hoàn tất việc góp vốn thì số cổ phần tăng thêm sẽ thuộc sở hữu của Phạm Công Danh. Tất cả số tiền này lại tiếp tục được Phạm Công Danh dùng thủ đoạn rút từ NH. Như vậy, tổng số tiền Phạm Công Danh góp vào VNCB là 0 đồng (!).

2-4.500 tỉ đồng không biết đi đâu?

Theo kết luận điều tra, trong số hơn 18.000 tỉ đồng rút ra, 9.000 tỉ đồng chưa thu hồi được, thì xấp xỉ 4.500 tỉ đồng không xác định được Phạm Công Danh chi tiêu vào việc gì. Một phần số tiền được khai là dùng chăm sóc khách hàng nhưng không xác định được khách hàng cụ thể là ai, bao nhiêu, chi khi nào, ở đâu…

Phạm Công Danh kiên quyết không khai tại giai đoạn điều tra về 4.500 tỉ đồng đang ở đâu, sử dụng như thế nào, chăm sóc ai.. Điều đáng ngạc nhiên là các nội dung này không được làm rõ tại phiên tòa, không có bất cứ sự truy vấn đến cùng nào về số tiền này. 4.500 tỉ đồng đi đâu, bí mật này chỉ Phạm Công Danh biết.

3-Động cơ phạm tội vì NH?

Sở hữu NH mà không bỏ ra đồng nào, vì mục đích tư lợi cá nhân, Phạm Công Danh cùng các đồng phạm dùng rất nhiều thủ đoạn để rút tiền, tinh vi như lập hồ sơ vay với phương án vay khống, gửi tiền qua NH khác để vay, và ngang nhiên như tự ý lấy tiền của người khác trên tài khoản.

Trong phiên tòa ngày 29.8, đại diện Viện kiểm sát (VKS) đã gây bất ngờ khi nhận định động cơ phạm tội của Phạm Công Danh, Phan Thành Mai… là vì NH, nhằm “đưa NH Xây dựng tốt lên”. Như vậy, Danh không tư lợi cá nhân. VKS đồng tình với quan điểm của luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh là bối cảnh khó khăn của VNCB tạo áp lực cho Danh, khiến Danh phạm tội. Đánh giá về Phan Thành Mai, vị đại diện VKS nêu, vị này cảm nhận được ánh mắt chân thành, ân hận của Phan Thành Mai(?), đây cũng là yếu tố để đề nghị giảm hình phạt cho Mai.

Kết quả điều tra vụ án cho thấy toàn bộ số tiền Danh rút ra đều sử dụng cho mục đích cá nhân, không hề vì NH, chính Danh đã đẩy cho VNCB tiếp tục thua lỗ, trở thành NH “0 đồng”.

4- Thu hồi tiền người khác;

Để thu hồi, khắc phục thiệt hại do các bị cáo gây ra cho VNCB, VKS đã đề nghị thu hồi tiền đã trả cho nhóm Phú Mỹ, trả cho nhóm Trần Ngọc Bích. Dù các giao dịch này đã thực hiện xong. Riêng 2.600 tỉ đồng Danh đã trả cho BIDV có cùng tính chất thì VKS nêu sẽ xử lý trong vụ án khác (?).

Các luật sư bảo vệ quyền lợi cho những người bị thu hồi đã kiên quyết phản đối vì cho rằng VNCB phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do Phạm Công Danh gây ra, VNCB có lỗi thì phải tự chịu, không thể bắt người vô tội chịu trách nhiệm thay. Cho dù chưa thu được tiền, nhưng VKS đã dùng tình tiết này để đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho Phạm Công Danh, Phan Thành Mai và các bị cáo khác.

5-Trả tài sản cho Phạm Công Danh

Trong khi thu hồi tài sản của những người khác để khắc phục hậu quả cho Phạm Công Danh, trong khi 4.500 tỷ đồng đi đâu vẫn được Phạm Công Danh giữ bí mật, thì VKS lại đề nghị tòa trả lại cho vợ Phạm Công Danh 1 căn nhà, 1 đồng hồ và 1 nhẫn kim cương vì “tài sản này không lớn”. Dư luận hy vọng tòa án sẽ có phán quyết nghiêm minh, khách quan, làm rõ bản chất của vụ án.