TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Không phải Panama, đây mới là thiên đường trốn thuế

Khi nói về thiên đường trốn thuế:

 

 

1-    Người ta thường nghĩ đến Panama, đảo Cayman ,BVI hay Luxembourg, nhưng

2-         Trên thực tế tiểu bang Delaware tại Mỹ mới là nơi được nhiều cá nhân và tổ chức lựa chọn che giấu các tài sản của mình.

Cơn bão Hồ sơ Panama tiếp tục càn quét Trung Quốc

Cơn bão Hồ sơ Panama lại vừa quét qua Hồng Kông và Trung Quốc đại lục một lần nữa. Thông tin mới tiết lộ nhiều tên tuổi lớn, trong đó lãnh đạo cấp cao Trương Cao Lệ của Trung Quốc và ngôi sao điện ảnh quốc tế Thành Long (Jackie Chan).

Offshore: con ngựa thành Troy trong nền kinh tế Nga?

PS: POST BÀI NÀY NHẰM GIÚP ACE KHÔNG NHẦM LẪN GIỮA “SHELL COMPANY”  (“CÔNG TY ẢO/VỎ”) VỚI LOẠI DOANH NGHIỆP CẢNH NGOẠI (“OFFSHORE COMPANY”)

1-95% doanh nghiệp lớn và cực lớn của Nga được điều hành từ các offshore.

+ Con số cụ thể là: 295 xí nghiệp thuộc diện “chỗ dựa cho chế độ” (системообразующиeроссийскиeпредприятия), hoạt động trên lĩnh vực khai thác khoáng sản, năng lượng, hạ tầng cơ sở, hiện được đăng ký trong phạm vi thuộc quyền tài phán của vùng offshore.

+ Trong 50 xí nghiệp Nga cực lớn có tổng doanh thu 16 ngàn tỉ rúp (khoảng 250 tỉ USD), có 23 công ty đăng ký pháp nhân ở nước ngoài, chủ yếu là ở đảo Síp (Ciprus), ở Hà Lan, ở quần đảo Virgin thuộc Anh.

+Các trung tâm ra quyết định quản lý (của các doanh nghiệp Nga được quản trị từ offshore) nằm ở đó.

 

2-Ngay cả người biện hộ cho Putin là S. Mironov (cựu Chủ tịch Hội Đồng Liên Bang Nga, hay Thượng viện) buộc phải đặc tả nền doanh thương Nga như sau:

+ “… Nước Nga không có nền kinh tế của mình. Với các xí nghiệp đăng ký pháp nhân ngoài lãnh thổ thuế của Nga, tương lai của đất nước là một âm thanh trống rỗng. Ở các vùng offshore, tiền mặt được tập hợp để mua quan chức. Ở đó cũng tọa lạc của cái của các quan chức – tài sản được mua bằng những đồng tiền tham nhũng được”.

+Cuối tháng 11/2011 Vladimir Putin (lúc đó là Thủ tướng) thừa nhận vấn đế cảnh ngoại hóa (offshorization) là mối hiếm họa nghiêm trọng đối với chủ quyền quốc gia.

+ Nhưng không có việc làm nào đi xa hơn lời cảnh báo này. Những lời kêu gọi vang vọng của chính quyền từ thời đó, là phải đánh đổ cơ cấu (kinh doanh) cảnh ngoại nay không hề được biến thành thực tế. Điều này gây sự quan ngại, liệu chính quyền có khả năng điều hành được cái gì đó, hay không?

3-Cũng không cần phải săn các ví dụ. Tháng 1/2011 tại sân bay Domodedovo (Moskva) xảy ra vụ đánh bom khủng bổ. + Lúc đó, tổng thống Nga đương nhiệm là Dmitry Medvedev đã tới thực địa.

+ Đã không có ai có thể kiến giải cho tổng thống, sân bay này thuộc về ông chủ nào: Domododevo hóa ra là một “chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh cảnh ngoại”.

+ Và đứng trước nguyên thủ Nga vào ngày hôm ấy chỉ toàn những “bóng ma”.