TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

ÁN LỆ ĐIỂN CỨU N0.28: Diễn biến mới vụ kết luận thanh tra Cty cổ phần Đại Nam: Bộ Tài chính bác kết luận của Thanh tra tỉnh

Bộ Tài chính cho rằng Cty không sai:

1-Ngày 20.8.2015, ông Phi Vân Tuấn – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế – thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký công văn số 11427/BTC-TCT, giải đáp các thắc mắc xung quanh việc “phân bổ chi phí chung đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản” tại Cty Đại Nam”.

+ Bất ngờ, tại công văn số 11427, Bộ Tài chính khẳng định lại một lần nữa các quy định tại 2 Thông tư 130 (26.12.2008) và 123 (27.7.2012) của Bộ Tài chính. Theo đó, Bộ Tài chính cho rằng: “Trường hợp Cty cổ phần Đại Nam không hạch toán riêng được chi phí của từng hoạt động (trong đó có hoạt động chuyển nhượng bất động sản) thì chi phí chung được phân bổ theo tỉ lệ giữa doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản so với tổng doanh thu của doanh nghiệp”.

+ Mặt khác, Bộ Tài chính cũng cho rằng, theo Luật Thanh tra, nguyên tắc thanh tra là “không trùng lặp phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thanh tra”.

 Như vậy có thể thấy, việc đoàn thanh tra tỉnh BD tổ chức thanh tra Cty Đại Nam, chồng chéo các nội dung mà 3 đoàn thanh tra trước đã thực hiện và kết luận, là chưa đúng quy định của Luật Thanh tra (?).

2-Với kết luận trên của Bộ Tài chính, đồng nghĩa việc phân bổ chi phí để tính thuế của Cty Đại Nam lâu nay là không sai.

+Như vậy, đoàn thanh tra tỉnh BD kết luận Cty Đại Nam sai phạm và truy thu thuế 99 tỉ đồng từ Cty này là chưa đúng.

+Nguy cơ tỉnh BD phải hoàn trả lại Cty Đại Nam khoản tiền hàng chục tỉ đồng là rất có thể. Và,

+không biết hệ quả trong câu chuyện này sẽ ra sao, sau kết luận thanh tra đầy tréo ngoe này.

ÁN LỆ ĐIỂN CỨU N0.27: Vụ án oan của ông Chấn tiêu biểu cho kiểu “suy đoán buộc tội”

“Có thông tin ông Chấn có mặt ở nhà bà Hoan lúc 9h tối, nếu là suy đoán vô tội, đáng ra phải nghĩ người này đến đấy vì có việc chính đáng chứ đừng nghĩ ông ấy đến với ý định hiếp, giết nạn nhân rồi sau đó cứ củng cố hồ sơ theo hướng suy đoán có sẵn đó”…
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý phân tích như vậy trong phiên thảo luận về dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) tại UB Thường vụ Quốc hội chiều 13/8. Sau lần đầu cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội giữa năm nay, dự thảo bộ luật đã có nhiều tiếp thu, chỉnh sửa

ÁN LỆ ĐIỂN CỨU N0.26: Pháp kê biên một tòa nhà của Nga tại Paris

Trước đây, Nga đã chấp nhận nguyên tắc hòa giải và đồng ý để Tòa án trọng tài thường trực ở La Haye giải quyết.

Thế nhưng, Moscow đã ngạc nhiên trước phán quyết rất nghiêm khắc của tòa án – như việc tịch thu tài sản của Yukos mang tính chính trị và sách nhiễu rõ ràng.

Nga đã từ chối chi trả 50 tỷ USD tiền đền bù thiệt hại cho Yukos theo phán quyết của tòa.

Do vậy, thủ tục kê biên tài sản và phong tỏa tài khoản ngân hàng Nga đã được tiến hành tại nhiều quốc gia, như Pháp, Bỉ, Anh và Hoa Kỳ.

ÁN LỆ ĐIỂN CỨU N0.24: Nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng rút 18 ngàn tỷ sử dụng cá nhân

Việc khởi tố và bắt tạm giam hai ông Tạ Bá Long, Đoàn Văn An, nguyên Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GP Bank), đã hé lộ những thông tin mới liên quan đến Ngân hàng Xây dựng.

Thông báo của Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đăng tải trên trang web của bộ ngày 17-7-2015 về việc khởi tố và bắt tạm giam hai ông Tạ Bá Long, Đoàn Văn An nguyên Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GP Bank), với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, đã hé lộ những thông tin mới liên quan đến Ngân hàng Xây dựng. Theo đó ông Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xây dựng, nguyên Tổng giám đốc tập đoàn Thiên Thanh, “đã chỉ đạo cấp dưới rút 18.414 tỉ đồng của ngân hàng để sử dụng cá nhân”.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi xảy ra vụ án ở Ngân hàng Xây dựng, số tiền vi phạm lớn như vậy được công khai để dư luận biết. Số tiền đó gấp hơn sáu lần vốn điều lệ của ngân hàng này. Ông Danh và nhóm cổ đông mới bắt đầu tiếp quản Ngân hàng TMCP Đại Tín (tên cũ của Ngân hàng Xây dựng) từ tháng 2-2013 và chỉ chưa đầy 16 tháng sau, ông Danh đã kịp rút ra số tiền trên để sử dụng cá nhân.

ÁN LỆ ĐIỂN CỨU NO.22: Vụ xử cựu Tổng giám đốc Intimex tắc do đâu?

Theo cáo buộc, Intimex Hà Nội có vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Theo quy định tại Điều 104, Điều 108 Luật Doanh nghiệp 2005, việc đầu tư tài sản có giá trị hơn 50% giá trị tổng tài sản phải được HĐQT, ĐHCĐ quyết định. Tuy nhiên, việc đầu tư của Long không được thông qua HĐQT, ĐHCĐ.

Phiên tòa xét xử cựu Tổng giám đốc Intimex lạm quyền gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng vừa được TAND TP. Hà Nội đưa ra xét xử đã bị hoãn do vắng mặt nhiều đương sự. Trước đó, phiên tòa xét xử vào tháng 1/2015 cũng đã bị HĐXX trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung.

Bị cáo chính của vụ án là cựu Tổng giám đốc của Intimex Hà Nội Nguyễn Thăng Long (SN 1960, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) và đồng phạm là cấp phó Nguyên Trọng Hải (SN 1964, trú tại Đống Đa, Hà Nội), bị cáo buộc có hành vi phạm vào hai tội: Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ở hành vi cố ý làm trái quy định, Nguyễn Thăng Long bị quy kết đã ký kết hợp đồng vượt thẩm quyền. Cụ thể, năm 2008, Long đã thỏa thuận hợp tác đầu tư có giá trị hơn 10 tỷ đồng với Công ty Phú Mỹ, nội dung Intimex Hà Nội đầu tư vốn, Công ty Phú Mỹ mua củ sắn về sản xuất tinh bột sắn, sản phẩm thu được hai bên cùng tìm đối tác xuất khẩu, lợi nhuận chia đôi…

ÁN LỆ ĐIỂN CỨU N0.21: “Dây mơ rễ má” Nguyễn Xuân Sơn – OceanBank

1-Mặc dù chi tiết vụ việc vẫn chưa được tiết lộ, song xâu chuỗi các sự việc có thể nhận định quyết định bắt giữ nguyên Chủ tịch PVN Nguyễn Xuân Sơn nhiều khả năng nằm trong việc mở rộng điều tra vụ án “Hà Văn Thắm”.

2-Đặc biệt là sau sự kiện mất trắng 800 tỷ đồng vốn đầu tư tại OceanBank của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khi NHNN tuyên bố mua lại bắt buộc nhà băng này với giá… 0 đồng.

3-Đó là chưa kể tới việc 4.680 tỷ đồng giá trị sổ sách vốn đầu tư của PVN tại PVcomBank (tiền thân là PVFC) mới đây cũng đã được Bộ Công thương thực hiện các thủ tục cần thiết để chuyển giao toàn bộ cho NHNN;

4-Và GPBank;

ÁN LỆ ĐIỂN CỨU N0.20: Nguy cơ “mất trắng” 1.000 tỷ đồng trong vụ án tại Vinashin

Tổng cục Thi hành án dân sự cho biết đến hết tháng 6/2015, các công ty thuộc Tập đoàn Vinashin đã làm đơn yêu cầu thi hành án số tiền trên 1.049 tỷ đồng, trong đó riêng Phạm Thanh Bình – nguyên Chủ tịch Vinashin – phải thi hành án số tiền khoảng 500 tỷ đồng.

-Tuy nhiên qua xác minh tài sản chỉ phát hiện ông Phạm Thanh Bình có 2 tài sản, gồm: căn nhà tại địa chỉ số 10 Ngô Văn Sở, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn  Kiếm, Hà Nội và căn hộ số 1601, nhà 17T6 khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

-Tuy nhiên năm 2007, vợ chồng ông Bình đã bán nhà số 10 Ngô Văn Sở. Đối với căn hộ số 1601 nhà 17T6 khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, cơ quan thi hành án đã kê biên 1/2 căn hộ trị giá trên 2,35 tỷ đồng để thi hành khoản án phí gần 597 triệu đồng (!).