TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

ÁN LỆ ĐIỂN CỨU: MAGNA CARTA & HABEAS CORPUS LÀ GÌ?

1-“Magna Carta” (Đại Hiến Chương) là văn kiện đầu tiên trên thế giới đưa ra nguyên tắc thượng tôn pháp luật (rule of law), qua đó Vua John của Anh Quốc chấp nhận phải cai trị đất nước theo pháp luật, cá nhân nhà vua không được đứng trên pháp luật.

2-“Habeas Corpus” là quyền bảo hộ nhân thân của một công dân, buộc nhà cầm quyền không được giam giữ người một cách vô cớ. Chỉ có toà án mới được quyền phán quyết việc giam giữ người có tội.


3- Cũng như Magna Carta, Habeas Corpus ra đời tại Anh Quốc hơn mấy trăm năm trước.

ÁN LỆ ĐIỂN CỨU: ‘Loại bỏ ngay thẩm phán yếu kém’!

(PL)- Đó là ý kiến của đại biểu Đỗ Văn Đương (Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp) khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM bên hành lang Quốc hội, trong ngày Quốc hội thảo luận về Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi).

Theo đại biểu Đỗ Văn Đương, vấn đề nhức nhối nhất hiện nay trong án dân sự là khâu giám đốc thẩm. Giám đốc thẩm có nguy cơ trở thành một cấp xét xử lại và cũng đang quá tải. Nhiều vụ án kéo dài đến hàng chục năm vẫn chưa đạt được kết quả chuẩn xác, trong khi người dân thì mòn mỏi chờ đợi.

Loại thẩm phán yếu kém

. Phóng viên: Vậy ông mong đợi gì trong đợt sửa đổi luật lần này, thưa ông?

 

+ Ông Đỗ Văn Đương: Tôi mong muốn rằng trong đợt sửa đổi luật lần này phải quy định rõ trách nhiệm của thẩm phán. Trách nhiệm ở đây là gì? Là nếu anh do trình độ năng lực yếu kém mà làm sai thì phải loại bỏ ra khỏi bộ máy tòa án, còn anh cố ý ra quyết định, bản án trái pháp luật thì phải được xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Đặc biệt, những người kháng nghị giám đốc thẩm không có căn cứ, gây hậu quả thì phải bồi thường lại thiệt hại. Và cần phải xem cả trách nhiệm kỷ luật lẫn hình sự đối với thẩm phán (nếu có).

. Thưa ông, thực tế cũng có trường hợp người dân giấu chứng cứ ở cấp sơ thẩm, lên tòa cấp trên mới trình ra khiến vụ án bị kéo dài?

+ Cái này là có, do phía đương sự. Bởi vì người dân cũng căn cứ vào rất nhiều yếu tố và căn cứ cả thực trạng xét xử hiện nay. Cho nên nhiều trường hợp ở phiên tòa sơ thẩm, người ta chưa cung cấp đầy đủ chứng cứ, đến phiên phúc thẩm thì người ta mới xuất trình ra nhằm thay đổi bản chất vụ việc. Hoặc có trường hợp ở cấp phúc thẩm người ta cũng không tin, cũng không xuất trình chứng cứ. Sau khi phúc thẩm xong rồi người ta mới xuất trình chứng cứ kèm theo khiếu nại đề nghị giám đốc thẩm. Lúc đó thì buộc lòng phải giám đốc thẩm nếu có căn cứ.

Vì vậy trong lần sửa đổi này, luật cần phải có quy định rõ trách nhiệm và thời điểm giao nộp chứng cứ cho tòa án. Nếu anh không chấp hành quy định về thời điểm đó thì sau này nếu anh xuất trình chứng cứ không có lý do chính đáng thì tòa án có quyền không chấp nhận, bác bỏ.

Làm rõ vì sao xử sai

. Như vậy các tòa sơ, phúc thẩm phải làm sao để người dân tin mới giao nộp đầy đủ chứng cứ, thưa ông?

+ Phải nâng cao chất lượng xét xử. Thẩm phán phải công minh chính trực, phải bảo đảm là áp dụng đúng pháp luật. Đặc biệt là phải có tâm, đừng tiêu cực, đừng có ra bản án để tới kháng nghị rồi lại xét xử đi xét xử lại. Như vậy vấn đề giao cho người cầm cán cân công lý rất quan trọng. Tôi cho rằng cái “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Pháp luật thì cũng không thiếu đâu, tại sao cũng vụ án dạng như vậy, ở địa phương này người ta xử đúng, địa phương kia lại xử sai. Đấy là do con người.

. Tức là vẫn có những thẩm phán xét xử chưa chuẩn, thưa ông?

+ Một số thẩm phán xét xử chưa chuẩn có thể do trình độ non kém. Tôi lấy ví dụ, có căn nhà 3 m2 nhưng anh lại chia mỗi người 1,5 m2 thì đến khi chết đem áo quan ra cũng không đem được, tức do trình độ non kém rồi. Hoặc là bắt người dân phải làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho người kia là sai rồi, đó là trách nhiệm của UBND chứ. Nhưng buộc người ta làm, người ta không làm được nên dẫn đến không chấp hành bản án là có lý do chính đáng.

. Theo ông, khi xử phúc thẩm mà kết quả khác xa so với cấp sơ thẩm thì phải quy trách nhiệm như thế nào?

+ Hiện cũng đã có quy định rồi. Thẩm phán xử án bị hủy với tỉ lệ bao nhiêu thì không được tái bổ nhiệm làm thẩm phán nữa. Nhưng như thế mới chỉ dừng lại ở mức độ hành chính, kỷ luật. Theo tôi cần phải xem cụ thể nguyên nhân vì sao lại để xảy ra sai sót đó, vì sao việc áp dụng pháp luật không đúng. Tìm hiểu để làm rõ cái ẩn giấu đằng sau đó, xem có tiêu cực hay không. Còn cứ xử sai lại đổ lỗi do trình độ là không được.

. Xin cám ơn ông.

“Có người cả chục năm đi tìm lẽ công bằng”

Ông Đỗ Văn Đương kể ông biết có người phải đội đơn đi tìm lẽ công bằng cả chục năm nhưng không tìm được. “Nhiều vụ giám đốc thẩm rồi lại trở lại y như cấp xét xử ban đầu. Có những vụ đã thi hành án xong rồi, tường đã xây rồi, nhà đã cất rồi thế nhưng lại có kháng nghị, thế là mọi thứ bị xáo trộn, chưa kể kháng nghị sai là trật tự pháp luật, công lý bị thay đổi và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân không được bảo đảm. Mà những hậu quả này gắn liền với trách nhiệm xét xử của các thẩm phán” – ông Đương nói.


Sửa Bộ Luật Hình sự: “Án lệ” bầu Kiên vẫn chưa thể khép?

Đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho rằng Bộ Luật Hình sự sửa đổi vẫn chưa thể kết tội được Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) do quy định vẫn chưa rõ ràng. Tòa án có thể kết tội cũng đúng mà không kết tội cũng không sai.

ÁN LỆ ĐIỂN CỨU: HỢP ĐỒNG KINH TẾ GHI GIÁ BẰNG USD.

Tòa tuyên bác đơn khởi kiện của bà Thanh với Công ty TNHH một thành viên Keangnam – Vina về yêu cầu hủy hợp đồng bán căn hộ.

Sau 5 ngày nghị án, sáng 17/6, TAND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) tuyên bác đơn khởi kiện của bà Thanh với Công ty TNHH một thành viên Keangnam – Vina về yêu cầu hủy hợp đồng bán căn hộ. Theo đơn khởi kiện, khoảng cuối năm 2009, bà Thanh ký hợp đồng mua căn hộ tại tầng 7 của tòa A Keangnam (Mễ Trì) với diện tích gần 119 m2, tổng giá trị 320.000 USD.

Tháng 3/2010, bà Thanh thanh toán cho chủ đầu tư gần 800 triệu đồng. Bà Thanh khởi kiện vì cho rằng, Keangnam không có chức năng được sử dụng ngoại tệ trong việc mua bán, giao dịch căn hộ và các đợt thanh toán bằng USD là vi phạm Pháp lệnh ngoại hối.

Thực tế, hành vi định giá căn hộ bằng ngoại tệ của Keangnam đã bị Ngân hàng Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra, bà Thanh cũng cho rằng, diện tích căn hộ không đúng với nội dung trong hợp đồng. Chủ đầu tư phân chia toàn bộ diện tích thuộc sở hữu chung (tường, cột, khung chịu lực, hộp kỹ thuật) cả tòa nhà vào diện tích căn hộ.

Do đó, diện tích căn hộ khách hàng nhận chỉ còn là hơn 103 m2. Phía nguyên đơn đề nghị Keangnam hoàn trả số tiền 800 triệu đồng đã nộp trước đó. Trình bày trước tòa, đại diện Keangnam cho rằng đơn khởi kiện không có căn cứ. Theo bị đơn, việc ghi giá ngoại tệ trong hợp đồng và sau đó quy đổi là không vi phạm quy định của pháp luật.

Mặt khác, văn bản xử phạt của Ngân hàng Nhà nước không phải văn bản quy phạm pháp luật. Về diện tích căn hộ, phía nguyên đơn trình bày hợp đồng ghi rõ diện tích tính theo Thông tư 01/2009. Tại công văn, cách tính tim tường và tính cả diện tích sở hữu chung.

Luật sư của nguyên đơn đề nghị tuyên hợp đồng vô hiệu vì vi phạm Điều 131, không xác định diện tích riêng và chung. Phản bác lại, Keangnam viện dẫn Thông tư 01 và Công văn 124. Bị đơn cho rằng vào tháng 11/2013, Cục kiểm tra văn bản xác định cách hướng dẫn từ tim tường đến tim tường là không đúng; và Bộ Xây dựng hủy bỏ Thông tư 01, ban thành Thông tư 03.

HĐXX nhận thấy, giá trên hợp đồng bằng USD là vi phạm Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối. Dựa vào Nghị quyết 04 của Hội đồng thẩm phán nhân dân tối cao, do hợp đồng quy đổi giá căn hộ bằng ngoại tệ không phù hợp nên cần xác định lại giá căn hộ sang VND tại thời điểm ký kết là 5,9 tỷ đồng. Tòa cũng tuyên xác định diện tích trên thực tế là 117,129 m2, tức là còn thiếu 0,791 m2. Trước yêu cầu phản tố của bị đơn đòi nguyên đơn phải bồi thường thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng, HĐXX tuyên không chấp nhận.

CASE STUDY N0.02: Chủ đầu tư Gia Phú Land thua kiện 2 khách hàng

 Thời gian qua, khách hàng mua sản phẩm căn hộ Gia Phú của Chủ đầu tư Gia Phú Land đã rất bức xúc vì chủ đầu tư này không những không bàn giao căn hộ đúng cam kết mà còn đem một căn hộ bán cho nhiều người. Nhiều khách hàng đã tập hợp nhau lại để kiện chủ đầu tư Gia Phú Land ra tòa. Đã có 2 khách hàng thắng kiện.