TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY NO.1006: EVFTA/EVIPA : ĐỪNG LẠC QUAN TẾU !

CASE STUDY NO.1006: EVFTA/EVIPA : ĐỪNG LẠC QUAN TẾU !

Vào lúc 12 giờ trưa ngày 12 tháng năm 2020, Nghị viện châu Âu đã chính thức thông qua hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.

Tỉ lệ bỏ phiếu cho EVFTA là: 401 ủng hộ, 192 chống, và 40 phiếu trắng.

EVFTA được EU gọi là “thỏa thuận tham vọng, chi tiết, hiện đại nhất mà EU từng ký với một nước đang phát triển”.

Nghị quyết của Nghị viện EU đi kèm EVFTA cũng được thông qua với tỉ lệ 416 ủng hộ, 187 chống, 44 trắng.

Với Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA), Nghị viện châu Âu bỏ phiếu, 407 ủng hộ, 188 chống, 53 trắng.

Nghị quyết đi kèm Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) được thông qua với tỉ lệ 406 ủng hộ, 184 chống, 58 trắng.

Đồng thời với việc thông qua EVFTA, Nghị viện châu Âu tuyên bố rằng thỏa thuận thương mại với Việt Nam “có thể bị tạm ngừng nếu có vi phạm nhân quyền” trong tương lai.

Và đây là một trong những điểm then chốt trong chính sách cây gậy và củ cà rốt của EU với Việt Nam.

1-Tức là khi EVFTA đang có hiệu lực, các loại hàng hóa của Việt Nam đang được xuất khẩu vào các nước EU được miễn thuế. Nhưng nếu phía Việt Nam có những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng thì cơ quan hành pháp EU và cả Nghị viện EU có quyền cho dừng hiệu lực của Hiệp định.

Việc tạm dừng hiệu lực thi hành của EVFTA sẽ làm cho các công ty sản xuất hàng hóa xuất khẩu vào EU phải ngưng hoạt động, hàng triệu công nhân thất nghiệp.

2-Chúng ta có thể thấy thâm ý của EU qua các phát biểu của các quan chức Nghị viện EU sau cuộc bỏ phiếu.

Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện EU, Bernd Lange, tuyên bố:

“Lịch sử chứng minh cô lập không thay đổi một quốc gia. Vì vậy Nghị viện bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận thương mại với Việt Nam.”

“Đây là lý do vì sao Nghị viện EU bỏ phiếu đồng ý với thỏa thuận mậu dịch này, và cùng nó, chúng ta đẩy mạnh vai trò của EU tại Việt Nam và trong vùng, đồng thời đảm bảo rằng tiếng nói của chúng ta có sức mạnh hơn trước.”

Ông Lange nói tiếp:”Đây là điều đặc biệt quan trọng trước những vấn đề chúng ta không đồng ý với nhau, như vai trò của báo chí tự do hay quyền tự do chính trị (free press or political freedom).

Chúng tôi cũng mở rộng phạm vi để xã hội dân sự hoạt động. Công việc của chúng tôi từ nay là là sao thỏa thuận này được đem vào thực hiện.”

Đồng thời Geert Bourgeois hiện là báo cáo viên Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam (EVFTA), phát biểu:

“Bên cạnh tầm quan trọng kinh tế và địa chính trị, tôi tin rằng thỏa thuận này sẽ đẩy nhanh tiến trình cải cách bên trong Việt Nam.

“Việc thông qua sẽ thúc đẩy thêm tiến bộ về tiêu chuẩn lao động, môi trường và tôn trọng nhân quyền.”

3-Theo thông báo của phía EU, “Việt Nam cam kết sẽ phê chuẩn hai luật mà Nghị viện EU yêu cầu, một là luật xóa bỏ lao động cưỡng bức (năm 2020), và hai là về tự do hội họp (freedom of association, 2023).”

Và đây là điểm quan trọng nhất khi công dân Việt Nam có quyền tự do hội họp, lập hội và các tổ chức công đoàn độc lập.

Để được Ủy ban Âu châu ký kết EVFTA thì Việt Nam đã sửa luật Lao động vào cuối năm 2019 cho phép công nhân được thành lập các tổ chức công đoàn cơ sở.

Trong khi chờ đợi tới năm 2023 để  Việt Nam phê chuẩn Công ước số 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, qui định trong luật Lao động cho công nhân được thành lập tổ chức công đoàn độc lập trong các doanh nghiệp;

4-Khó khăn nhất đối với hàng hóa Việt nam khi xuất khẩu vào EU không chỉ là hàng rào thuế quan ,mà là hàng rào kỹ thuật ,công đoàn và tiêu chuẩn môi trường ,trong khi hàng xuất khẩu của ta lại chủ yếu là nông hải thủy sản và “thâm dụng lao động giá rẻ”,vốn rất nhạy cảm.Còn hàng hóa EU bán vào Việt Nam thì ngược lại.

5-Lĩnh vực đầu tư cũng vậy,khả năng Việt Nam đầu tư FDI cũng như FII vào EU gần như bằng không,còn dòng vốn từ EU vào Việt Nam cũng chưa nhiều,chưa kể Việt Nam vừa bị Hoa Kỳ xóa khỏi danh sách “Nước đang phát triển” (Tham khảo Case Study N0.1005 trên my web ) và TT Trump cũng vừa bắt đầu một cuộc thương chiến “thế hệ mới 2.0” với EU bằng việc đánh thuế hãng máy bay Airbus,và chuẩn bị đàm phán FTA thế hệ mới với Anh quốc hậu Brexit và Ấn độ (Mô phỏng USMCA );

6-Cam-pu-chia (CPC) sẽ là một trong nhiều chứng tỏ như thế đối với EU, nơi lợi ích địa chính trị và thương mại yếu hơn so với Việt Nam, nhưng Liên Âu liên tục nhún nhường về vấn đề nhân quyền.

Tuy nhiên mới đây, Liên Âu đã có thái độ mạnh mẽ hơn trước thách thức của chính quyền Hun Sen khi EU đang đắn đo quyết định liệu có nên chấm dứt chế độ ưu đãi thương mại đặc biệt cho Cam-bốt vì các quan ngại về nhân quyền hay không. Cụ thể, Liên Âu quyết định sẽ đình chỉ một phần các ưu đãi thương mại mà Phnôm-pênh được hưởng vì vi phạm quyền con người có hệ thống, Ủy ban Liên Âu cho biết hôm thứ Tư.

“CPC sẽ mất khoảng 20 phần trăm các quyền ưu đãi mà họ được hưởng theo thoả thuận “Tất cả trừ vũ khí” (EBA) mà EU dành cho 48 quốc gia nghèo nhất thế giới.  Tỷ lệ này tương đương với một tỷ euro (1,1 tỷ Mỹ kim) xuất khẩu của Cam-bốt sang EU.”

Và nếu không có gì thay đổi, thì ngày 12-08, quyết định này sẽ có hiệu lực.

Đây là hệ quả mà chính phủ của Thủ tướng Hun Sen gánh chịu sau khi ‘thoải mái’ đàn áp đối lập, các nhóm xã hội dân sự và các phương tiện truyền thông trong ba năm qua.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên Âu Josep Borrell nói trong một tuyên bố.  “Để các ưu đãi thương mại được phục hồi, chính quyền CPC cần thực hiện các biện pháp cần thiết.”

Dù chính quyền Hun Sen vẫn dựa lưng Trung Quốc để tuyên bố cứng rắn sẽ ‘không khuất phục’. Tuy nhiên, thời gian sẽ cho Hun Sen câu trả lời chính xác về ‘tầm nhìn’ này. Điều đáng nói, thái độ thách thức của Hun Sen là hệ quả phát sinh từ câu chuyện trước đó, khi EU nhiều lần ‘đe doạ’ theo hướng giơ cao đánh khẽ.

Trường hợp CPC là một bằng chứng tạo niềm tin cho người hoạt động nhân quyền Việt Nam, về nhân quyền trong EVFTA là có thật, bao gồm chế tài hiệu quả nếu xảy ra vi phạm.

Bên cạnh cam kết mạnh mẽ của EU trong giám sát thi hành EVFTA nói chung và cam kết nhân quyền nói riêng trong Hiệp định. Thì bản thân mỗi tổ chức xã hội dân sự cần tiếp tục nỗ lực hoạt động, trên cơ sở ôn hoà, phản biện và nhân quyền chủ động để cùng Liên Âu, Chính phủ Việt Nam thúc đẩy nhân quyền Việt Nam bước sang một trang mới.

Kết luận: Nhiều người cho rằng việc thông qua EVFTA +EVIPA sẽ là cứu cánh đúng lúc cho dịch coronavirus và Mỹ hủy tư cách “Nước đang phát triển” trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung chưa có hồi kết (ngay cả việc thực hiện các cam kết theo “Thỏa thuận giai đoạn 1” cũng còn đang tù mù !),cùng với vụ Căm-Pu-Chia ,thì quả là quá vội vàng,quá LẠC QUAN TẾU !

CASE STUDY NO.1005 : VIỆT NAM ĐƯỢC VÀ MẤT GÌ KHI BỊ MỸ XÓA TÊN KHỎI DANH SÁCH CÁC “NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN” TẠI WTO

1-Hoa Kỳ đã chính thức loại bỏ các ưu tiên đặc biệt của mình cho một danh sách các nền kinh tế đang phát triển bao gồm: Albania; Argentina; Armenia; Brazil; Bulgaria; Trung Quốc; Colombia; Costa Rica; Georgia; Hồng Kông; Ấn Độ; Indonesia; Kazakhstan; Cộng hòa Kít-sinh-gơ; Malaysia; Moldova; Montenegro; Bắc Macedonia; Rumani; Singapore; Nam Phi; Nam Triều Tiên; Thái Lan; Ukraine; và Việt Nam.

2-Thế nào là “Nước đang phát triển”?

Nước đang phát triển là quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp chưa phát triển và có chỉ số phát triển con người (HDI) không cao. Ở các nước này, thu nhập bình quân đầu người còn trung bình

Mức độ phát triển của một xã hội bao hàm cơ sở hạ tầng hiện đại (cả về mặt vật chất và thể chế) và sự chuyển đổi ra khỏi những lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp và khai thác tài nguyên tự nhiên. Ở các quốc gia phát triển, hệ thống kinh tế dựa trên sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững ở những lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, nghiên cứu phát triển, thông tin, v.v..

Việc áp dụng thuật ngữ nước đang phát triển cho toàn thể các nước chưa đạt trình độ nước phát triển trong nhiều trường hợp là không thích hợp, không ít quốc gia nghèo không hề có những cải thiện tình hình kinh tế thậm chí là suy giảm.

Các quốc gia có sự tiến bộ vượt trội các nước đang phát triển nhưng chưa với tới trình độ các nước phát triển được đưa vào nhóm nước công nghiệp hóa mới;

3-Thế nào là “Nước đã phát triển” (hay còn gọi “Nước công nghiệp ‘):

Nước phát triển, hay nước công nghiệp là một quốc gia có nền kinh tế, trình độ công nghiệp hóa, cơ sở hạ tầng tốt hơn các nước khác, được biểu hiện thông qua các chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP), tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product – GNP), thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income – PCI), mức độ công nghiệp hóa, số lượng cơ sở hạ tầng và mức sống chung, Tuy nhiên, việc xác định cụ thể độ phát triển của một quốc gia vẫn còn là chủ đề đang gây tranh cãi.

Ví dụ về các nước được coi là nước công nghiệp, hay còn gọi là có nền công nghiệp phát triển, là Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Canada.

Ở những nước công nghiệp hiện nay, mức thu nhập bình quân đầu người thường cao so với những nước đang phát triển. Điều này khiến nhiều nước nông nghiệp trên thế giới muốn thực hiện công nghiệp hóa, tức là phát triển công nghiệp có tỉ trọng cao hơn so với các ngành khác. Các nước công nghiệp cũng thường có Chỉ số phát triển con người (HDI) thuộc vào loại cao, và các quốc gia này còn hay được nhắc tới là các nước phát triển, nước tiên tiến, hay các nước thuộc Thế giới thứ nhất.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, vào năm 2006, thế giới có 29 nước thành viên của mình là các nước công nghiệp (IMF gọi họ là các nước tiên tiến). Có 7 nước tiên tiến lớn (hay còn được gọi là G7), đó là: Anh, Canada, Đức, Ý, Mỹ, Nhật Bản và Pháp. 22 quốc gia và vùng lãnh thổ khác còn lại bao gồm: Hàn Quốc, Úc, Síp, Đan Mạch, Hồng Kông, Iceland, Israel, New Zealand, Na Uy, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan, Áo, Bỉ, Phần Lan, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Ngoại trừ Hồng Kông và Đài Loan, các nước này cũng là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Cả 29 nước và lãnh thổ đều được Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập cao.

Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ cho rằng thế giới có 37 nước và lãnh thổ phát triển. Ngoài 29 nước được IMF gọi là nước tiên tiến, trong danh sách của CIA còn có Andorra, Bermuda, Quần đảo Faroe, Liechtenstein, Malta, Monaco, San Marino, Vatican.

4-Thế nào là “Nước công nghiệp mới”):

Nước công nghiệp mới (Newly Industrialized Country – NIC) là từ ngữ kinh tế-xã hội sử dụng bởi các nhà kinh tế, lý luận chính trị để chỉ một quốc gia mới công nghiệp hóa trên thế giới.

Đây là các quốc gia chưa đạt được trình độ tiến bộ kinh tế xã hội như các nước thuộc thế giới thứ nhất nhưng có sự phát triển vượt trội so với các nước đang phát triển thuộc thế giới thứ ba. Một đặc điểm của các nước công nghiệp mới (NIC) là có tốc độ tăng trưởng cao (thường là hướng về xuất khẩu). Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng là một chỉ số quan trọng để trở thành một nước công nghiệp mới. Ở nhiều NIC, đảo lộn xã hội có thể xảy ra đặc biệt là ở khu vực nông thôn; dân cư nông nghiệp di cư ra các thành thị kiếm việc làm, nơi sự đi lên của lĩnh vực chế tạo cần rất nhiều lao động.

Các NIC thường mang đặc điểm chung là:

Quyền dân sự và tự do xã hội được cải thiện

Kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế tạo

Nền kinh tế thị trường ngày càng mở, cho phép tự do thương mại với các nước trên toàn thế giới

Các tập đoàn quốc gia lớn bành trướng hoạt động ra toàn cầu

Hấp thu luồng đầu tư tư bản dồi dào từ nước ngoài

Lãnh đạo chính trị mang lại ảnh hưởng lớn đến sự thúc đẩy kinh tế.

Các nước công nghiệp mới thường nhận được hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như WTO, v.v. Tuy vậy, bởi những lợi ích thu được từ quá trình toàn cầu hóa, nhiều người theo chủ nghĩa bảo hộ (và có thể cả những người ủng hộ thương mại bình đẳng) phản đối hàng hóa nhập khẩu từ các nước công nghiệp mới, đặc biệt là từ Trung Quốc.

5-Thế nào là “Nước kém phát triển nhất “):

Các nước kém phát triển nhất là những quốc gia chậm phát triển nhất (xét cả về mặt kinh tế lẫn xã hội) trong số các quốc gia đang phát triển theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc. Quốc gia kém phát triển nhất còn được gọi là quốc gia nghèo nhất, hoặc thế giới thứ tư.

6- Tại sao Mỹ lại xóa Việt Nam khỏi nhóm “Nước đang phát triển” ?

6.1- Vì Việt Nam đã phát triển ?hay :

6.2-Thâm ý của Trump là “trừng phạt” Việt Nam vì xuất siêu +Thao túng tiền tệ + Theo đuôi Trung cộng + Có ý thức hệ XHCN? (Kể từ khi Tổng thống Trump ám chỉ Việt Nam là ‘kẻ lạm dụng tồi tệ nhất’ trong lĩnh vực thương mại, thì có vẻ ông sẽ là thực thi những lời cảnh báo đó??) ;

6.3-HỆ LỤY :

Nhưng khi đã là quốc gia phát triển thì Việt Nam phải đối mặt với thực tế, các ưu đãi nhận bấy lâu nay sẽ bị thu hồi lại. Dễ nhìn thấy là nguồn vốn ODA sẽ kém ưu đãi, lãi suất tăng lên, kỳ hạn vay giảm xuống, các điều kiện ràng buộc ngày càng nhiều. Hệ quả là nguồn dự trữ ngoại tệ đến từ ODA sẽ giảm – ảnh hưởng khả năng trả nợ của Chính phủ, nợ công gia tăng, các chương trình xây dựng cơ sờ hạ tầng trọng yếu có thể bị đình chỉ lại hoặc chậm hơn, ít hơn so với nhu cầu về quy mô. Điểm nghẽn đó sẽ tác động ngược đến tăng trưởng của nền kinh tế. Hình thành bức tranh còn lớn hơn cả ‘bẫy thu nhập trung bình’, khiến quốc gia có nguy cơ kẹt trong sự đang phát triển, sau bức màn bình phong phát triển, dẫn đến tình trạng trì trệ, lạc hậu.

CASE STUDY N0.1004 : 48 SỰ KIỆN TRONG NHIỆM KỲ ĐẦU CỦA TRUMP VÀ DỰ ĐOÁN TƯƠNG LAI

I-53 SỰ KIỆN ĐÃ DIỂN RA :
1-January 20, 2017 :Inauguration/NHẬM CHỨC;2-January 23, 2017 :TPP Withdrawal /RÚT KHỎI TPP;3-January 27, 2017 :Travel Ban /CẤM CÔNG DÂN 6 NƯỚC HỒI GIÁO ĐẾN MỸ; 4-April 7, 2017 :Striking Syria /TẤN CÔNG SYRIA;5-May 18, 2017 :Revisiting NAFTA /ĐÀM PHÁN LẠI NAFTA;6-May 20 – 27, 2017 :Trump Goes Abroad /CHUYẾN CÔNG DU NƯỚC NGOÀI ĐẦU TIÊN ĐẾN TRUNG ĐÔNG & CHÂU ÂU; 7-June 1, 2017 :Leaving the Paris Agreement /MỸ RÚT KHỎI THỎA THUẬN KHÍ HẬU PARIS;8-June 5, 2017 :Navigating Qatar’s Crisis/XỬ LÝ VỤ KHỦNG HOẢNG QATAR;9-June 16, 2017 :Rolling Back Ties With Cuba /CĂNG THẲNG VỚI CUBA;10-July 5 – 8, 2017 :Trump Meets Putin/LẦN ĐẦU GẶP PUTIN;11-August 8, 2017 :A War of Words With North Korea/VÕ MỒM VỚI BTT;12-August 21, 2017 :A New Afghan Strategy/CHIẾN LƯỢC MỚI TẠI AFGHANISTAN;13-September 5, 2017 :Winding Down DACA/THAY THẾ CHƯƠNG TRÌNH DACA/SINH CON TẠI MỸ SẼ CÓ QUỐC TỊCH;14-September 19, 2017 :A UN Debut/DIỄN VĂN ĐẦU TIÊN TẠI LHQ (VỚI CHỦ ĐỀ BTT );15-October 13, 2017 :Revisiting the Iran Deal /XEM XÉT LẠI THỎA THUẬN HẠT NHÂN 2015 VỚI IRAN;16-November 3 – 14, 2017 :Trump Goes to Asia/CÔNG DU CHÂU Á (MỞ ĐẦU HỌC THUYẾT ẤN ĐỘ-TBD );17- December 6, 2017
: Recognizing Jerusalem/CÔNG NHẬN JERUSALEM LÀ THỦ ĐÔ ISRAEL;18-December 2017 – February 2018 : Releasing Strategic Documents/CÔNG BỐ NHỮNG CHỦ THUYẾT CHIẾN LƯỢC MỚI (COI NGA + TQ LÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC );19-March 1, 2018 – April 3, 2018 : Announcing Tariffs/ĐÁNH THUẾ THÉP VÀ NHÔM (CHỦ YẾU NHẰM VÀO TQ); 20-March 18, 2018 : Accepting Kim Jong-un’s Invitation/NHẬN LỜI MỜI CỦA KIM JONG UN (ĐÀM PHÁN PHI HẠT NHÂN HÓA BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN); 21-April 4, 2018 – December 1, 2018 :U.S.-China Trade War/THƯƠNG CHIẾN VỚI TQ; 22-April 13, 2018
:A Second Round of Syria Strikes/TẤN CÔNG SYRIA LẦN 2; 23-May 2018 – October 2018
:Tightening the Border/SIẾT CHẶT BIÊN GIỚI; 24-May 8, 2018 :Withdrawal From Iran Nuclear Agreement/CHÍNH THỨC RÚT KHỎI THỎA THUẬN HẠT NHÂN 2015 VỚI IRAN;25-May 14, 2018 :U.S. Embassy Moves to Jerusalem/CHUYỂN SỨ QUÁN MỸ VỀ JERUSALEM; 26-une 12, 2018 :Trump Meets Kim/GẶP KIM JONG UN LẦN ĐẦU TẠI SINGAPORE; 27-June 19, 2018 :Withdrawal From UN Human Rights Council/MỸ RÚT KHỎI HĐ NHÂN QUYỀN LHQ; 28-July 16, 2018 :Trump-Putin Summit in Helsinki/THƯỢNG ĐỈNH MỸ-NGA TẠI HELSINKI; 29-September 30, 2018 :A New NAFTA/CHÍNH THỨC ĐÀM PHÁN LẠI NAFTA; 30-October 2018 – December 2018 :Alliance Under Strain/XỬ LÝ VỤ KHỦNG HOẢNG ARAB SAUDI -TNK; 31-December 2018 :U.S. Troops to Leave Syria and Afghanistan/RÚT QUÂN KHỎI SYRIA + AFGHANISTAN; 32-January 23, 2019
:Picking Sides in Venezuela/XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG VENEZUELA; 33-January 25, 2019
:Border Wall Battle/VỤ BỨC TƯỜNG MEXICO; 34-May 2019 :China Trade War Heats Up/THƯƠNG CHIẾN VỚI TQ TĂNG NHIỆT; 35-une 20, 2019 :Trump Walks Back Iran Strike/TẤN CÔNG IRAN; 36-June 30, 2019 : Visiting North Korea/GẶP KIM JONG UN TẠI HÀN QUỐC SAU THẤT BẠI TẠI HÀN NỘI; 37-July 2019 :Changing the Asylum Rules/SỬA LUẬT XIN TỴ NẠN; 38-September 8, 2019 : Taliban Talks Canceled/HỦY ĐÀM PHÁN VỚI TALIBAN; 39-September 24, 2019 :Impeachment Inquiry Over Ukraine Dealings/BỊ HẠ VIỆN ĐIỀU TRA LUẬN TỘI; 40-October 6, 2019 :Withdrawal From Northern Syria/RÚT QUÂN KHỎI BẮC SYRIA;41-October 11, 2019 :Additional Support for Saudi Arabia/TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ VỚI ARAB SAUDI ; 42-October 26, 2019 :Baghdadi Killed/THỦ LĨNH ISIS BỊ GIẾT; 43-January 3, 2020 :Drone Strike on Soleimani/MÁY BAY KHÔNG NGU7O2I LÁI GIẾT CHẾT SOLEIMANI; 44-January 28, 2020 :A New Mideast Peace Plan/CÔNG BỐ KẾ HOẠCH TRUNG ĐÔNG MỚI; 45-KÝ “TTGĐ-1” VỚI TQ; 46-KÝ USMCA THÀNH LUẬT; 47-ĐƯỢC CHỌN LÀM ỨNG VIÊN DUY NHẤT CỦA ĐCH TẠI IOWA,CÒN SANDERS & BUTTIGIEG TRANH NHAU NHẤT NHÌ PHE DÂN CHỦ; 48-ĐƯỢC THƯỢNG VIỆN THA BỔNG;49-TIÊU DIỆT THÊM THỦ LĨNH ALQAEDA TẠI YEMEN;50-THÀNH LẬP “LIÊN MINH TỰ DO TÔN GIÁO QUỐC TẾ”;51-TÁI KHẲNG ĐỊNH TRUNG CỘNG LÀ MỐI ĐE DỌA LỚN NHẤT ĐỐI VỚI HOA KỲ;52-TÁI KHẲNG ĐỊNH CHỐNG TRUNG CỘNG TUYÊN BỐ CHỦ QUYỀN Ở BIỂN ĐÔNG;53-NGÀY 7/2/2020: CÙNG TCB TÁI XÁC NHẬN SẼ THỰC THÌ “THỎA THUẬN GIAI ĐOẠN 1” THƯƠNG CHIẾN;
II-MR.DOOM BÌNH:
TRONG SỐ 53 SỰ KIỆN TRÊN THÌ CÒN NHỮNG VỤ TRUMP SẼ PHẢI XỬ LÝ TIẾP TRONG 2020 VÀ NHIỆM KỲ SAU (NẾU TÁI TRÚNG CỬ !) VÀ TỪ ĐÓ NỔI LÊN CÂU HỎI THỰC DỤNG :NẾU ĐẢNG CON LỪA THẮNG CỬ 2020 THÌ CÓ XẢY RA HÀNG LOẠT THAY ĐỔI CÓ TÍNH CHẤT “THIÊN NGA XÁM” AND/OR ” THIÊN NGA ĐEN” NHƯ :
1- TRUNG ĐÔNG OR BIỂN ĐÔNG?
2- QUAN HỆ VỚI NGA/NATO/EU?
3- QUAN HỆ VỚI CHINA: CHIẾN TRANH LẠNH TOÀN DIỆN HAY CHỈ THƯƠNG CHIẾN?
4- RÚT QUÂN KHỎI AFGHANISTAN + SYRIA + IRAK ?
5- CHỦ ĐỀ NHÂN QUYỀN TẠI TÂN CƯƠNG + TÂY TẠNG + VẤN ĐỀ “1 NHÀ NƯỚC 2 CHẾ ĐỘ TẠI HK & ĐÀI LOAN ?
6- CẢI CÁCH CÁC TỔ CHỨC ĐA BIÊN NHƯ LHQ + WTO + WB + NATO ?

“KẺ KHÔN NGOAN PHẢI BIẾT CÁCH PHÒNG TRÁNH TAI HỌA TRƯỚC KHI NÓ ẬP TỚI VÀ CŨNG PHẢI BIẾT CÁCH TẬN DỤNG NHỮNG CƠ HỘI MÀ TAI HỌA TẠO RA”

ẨN SỸ ĐẠI NGU

Đại Ngu (大虞)

CASE STUDY N0.1003: KHOA HỌC ” ĐỊA-CHÍNH-KINH” & ĐẠI CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA HƯNG THỊNH

Hi All,

Để tiện cho việc theo dõi chủ đề đang trao đổi trên viber group “ Change or Die “ và “Turning Risk Into Opportunity”, Mr.Doom gom tất cả 18 PS (Bình loạn!Hihi…) thành Case Study N0.1003 và lưu trên my website www.4cadvisor.com.vn tại Mục https://www.mr-doom.com/?s=CASE+STUDY

PS N0-1: TẠM TỔNG KẾT LẠI XEM CHINA ĐÃ “ĐẮC TỘI” GÌ MÀ TRUMP PHẢI PHÁT ĐỘNG THƯƠNG CHIẾN:1-BỘI ƯỚC KHI GIA NHẬP WTO (UNFAIR PRACTICES) + TRỤC LỢI TẠI WTO DƯỚI DANH NGHĨA “NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN”;2-ĐÁNH CẮP SỞ HỮU TRÍ TUỆ TỪ HUAWEI ĐẾN V.V….+LÀM HÀNG NHÁI XUẤT VÀO MỸ VỚI GIÁ BÈO (NHỜ “TIẾT KIỆM ” CHI PHÍ R&D !);3-VI PHẠM NHÂN QUYỀN (TỪ PHÁP LUÂN CÔNG + BUÔN NỘI TẠNG +TÂY TẠNG + SỬ DỤNG TÙ KHỔ SAI LÀM HÀNG XUẤT KHẨU + ETC….);4-CHỈ ĐẠO DNNN XUẤT KHẨU NHIỀU HƠN NHẬP KHẨU ĐỂ TẠO XUẤT SIÊU;5-LÀM NGƠ CHO TỤI BUÔN LẬU CHẤT GÂY NGHIỆN FENTANYL;(TẠM GÁC CÁC” TỘI ” LIÊN QUAN ĐẾN THAM VỌNG ĐỊA CHÍNH TRỊ NHƯ CẤU KẾT VỚI PUTIN+ BAO CHE CHO ỦN/ BẮC TT+ BIỂN ĐÔNG + PHÁ RỐI SÂN SAU CỦA MỸ TẠI TRUNG ĐÔNG+TRUNG MỸ+ MỸ LA TINH+ TIỂU LỤC ĐỊA NAM Á (ẤN ĐỘ+ SRI LANKA+ PAKISTAN).

PS N0-2: TẠI SAO TRUMP LẠI CHỌN THƯƠNG CHIẾN/TRADE WAR (RỒI CÓ THỂ SẼ LÀ “CHIẾN TRANH TIỀN TỆ/CURRENCY WAR + CHIẾN TRANH CÔNG NGHỆ/TECH WAR ,VÀ LÂU DÀI SẼ LÀ “CHIẾN TRANH LẠNH /COLD WAR NHƯ THỜI CÒN” KHỐI LIÊN XÔ “ĐỂ “TRỊ TỘI ” CHINA?( CHỨ KHÔNG “CHỌN” NGA LÀM “KẺ THÙ CHÍNH” !?)

PS N0.3 :CÓ MẤY CÁCH LÝ GIẢI: 1-MỸ (CẢ 2 ĐẢNG) ĐÃ NHẬN RA SAI LẦM CỦA “THUYẾT HỘI TỤ”+ TOÀN CẦU HÓA : CỨ ĐỂ CÁC NƯỚC CỘNG SẢN CHUYỂN HÓA DẦN DẦN SAU MỘT VÀI THẬP NIÊN HỌ CŨNG SẼ TRỞ NÊN DÂN CHỦ + KINH TẾ THỊ TRƯỜNG NHƯ MỸ & PHƯƠNG TÂY NÓI CHUNG.CHINA LÀ VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH CỦA VIỆC ” TẬN DỤNG” THỜI CƠ NÀY ĐỂ THỰC HIỆN “GIẤC MỘNG TRUNG HOA” CỦA TCB THEO “TƯ TƯỞNG TCB : XÂY DỰNG CNXH MÀU SẮC TRUNG HOA TRONG THỜI ĐẠI MỚI”,MÀ BẢN CHẤT LÀ CHIẾM QUYỀN THỐNG TRỊ THẾ GIỚI (CÒN PUTIN KHÔNG CÓ THAM VỌNG NHƯ VẬY !),CHO NÊN BUỘC MỸ PHẢI KIỀM CHẾ ĐỂ TRANH “TRUNG QUỐC SẼ LÀ MỘT NƯỚC ĐỨC QUỐC XÃ THỨ 2 ” (CÁCH NÓI CỦA BANON,CỰU CỐ VẤN CỦA TRUMP );2-KỂ TỪ KHI ĐẶNG TIỂU BÌNH ĐƯA RA “CHỦ THUYẾT MÈO TRẮNG,MÈO ĐEN,ẨN MÌNH CHỜ THỜI” CHINA ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC MỘT TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KHÁ MẠNH (KINH TẾ + CÔNG NGHỆ + QUÂN SỰ + UY TÍN QUỐC TẾ ,ĐẶC BIỆT UY TÍN TRONG NƯỚC (” MUỐN CÓ MOMEY THÌ QUÊN TỰ DO,NHÂN QUYỀN” !?) ĐỂ KIỀM CHẾ CHINA MÀ KHÔNG GÂY RA CHIẾN TRANH HẠT NHÂN THÌ CÁCH TỐT NHẤT LÀ “LỘT TRUỒNG” CÁI “CHỦ THUYẾT CỦA ĐTB ” VÀ “TƯ TƯỞNG TCB”:CHỈ CHO DÂN CHÚNG CHINA + CỬ TRI MỸ + DÂN CHÚNG THẾ GIỚI THẤY: CHINA ĐÃ “CƯỠNG HIẾP NƯỚC MỸ ( “TO RAPE OUR COUNTRY”-LỜI CỦA TRUMP ) TRONG MẤY THẬP KỶ ĐỂ LÀM GIÀU NHƯ THẾ NÀO?

PS N0.4 : 2 CÂU HỎI: 1-VỚI NHỮNG ” TỘI” TRÊN THÌ LIỆU THƯƠNG CHIẾN CÓ THỂ NHANH CHÓNG KẾT THÚC,DÙ TRUMP CÓ KHÔNG TÁI TRÚNG CỬ 2020? 2-ĐỂ XÁC ĐỊNH TRUMP CÓ LÀ “BÊN THẮNG CUỘC/WINNER ” (SORRY ANH BẠN HUY ĐỨC/OSHIN) HAY KHÔNG THÌ THEO DÕI XEM CHINA ĐÃ ” TỰ SỬA ” (???) CÁC TỘI MÀ MÌNH ĐÃ VÀ ĐANG GÂY RA CHƯA?VÀ NẾU “CHƯA” THÌ TRUMP SẼ KHÔNG “CHẤM DỨT THƯƠNG CHIẾN ” (CHƯA NÓI TỚI CÁC LOẠI WARS KHÁC !)

PS N0.5 : TRONG BỐI CẢNH NÓI TRÊN THÌ NHỮNG NƯỚC “LIÊN QUAN”,NHẤT LÀ VIỆT NAM (!!!) SẼ “SINH TỒN” BẰNG CÁCH NÀO? ACE CHÚNG TA CÓ TÌM RA “CƠ/MONEY” TRONG “NGUY” KHÔNG? ( “QUÁI NHÂN ĐẠI ẨN” ĐI LÀM CHẦU BUD BEER ĐÂY.SẼ BÌNH LOẠN TIẾP VÀO DỊP KHÁC !HIHI…)

PS N0.6 : NẾU TRUMP KHÔNG NGĂN CHẶN ĐƯỢC CHINA THÌ SẼ CÓ THẾ CHIẾN III VÀ TÂM CHẤN SẼ LÀ VÙNG BAO QUANH CHINA +HK+ĐL +KOREA + JAPAN

PS N0.7: TRONG TẤT CẢ CÁC TỔNG THỐNG MỸ THÌ CHỈ CÓ TRUMP LÀ NGƯỜI “ÍT HỌC NHẤT”,NHƯNG LẠI AM HIỂU CHUYỆN MONEY NHẤT (VÀ GIÀU NHẤT!).FYI: AMERICAN DREAM = LÀM GIÀU NHANH !

PS N0.8: LIỆU CHINA CÓ ĐỦ TIỀM LỰC (CỨNG + MỀM/COI TRÍ THỨC LÀ PHÂN) ĐỂ TRANH GIÀNH BÁ CHỦ CÔNG NGHỆ VỚI MỸ (VÀ PHƯƠNG TÂY )??

PS.N0.9: VN CHỌN PHE NÀO TRONG TECH WAR?VÀ CÓ TƯƠNG LAI GÌ NẾU R& D THUỘC LOẠI THẤP NHẤT ĐÔNG NAM Á + TRÍ THỨC CŨNG CHẲNG HƠN CỤC…….!?

PS.N0.10 : LIỆU 2 HỆ THỐNG DỰA TRÊN 2 Ý THỨC HỆ /2 HỆ GIÁ TRỊ /SYSTEMS OF VALUES / 2 NỀN VĂN MINH/CIVILIZATIONS ĐỐI CHỌI NHAU CÓ THỂ “CHUNG SỐNG HÒA BÌNH”?

PS.N0.11:LIỆU KINH TẾ MỸ CÓ RƠI VÀO SUY THOÁI (ĐIỀU MÀ ĐẢNG DÂN CHỦ + CHINA ĐANG MONG ĐỢI ĐỂ HẠ BỆ TRUMP)?1-NẾU KINH TẾ MỸ RƠI VÀO SUY THOÁI THÌ HÀNG HÓA VN SẼ XUẤT ĐI ĐÂU ?(KHI KINH TẾ CHINA ĐÃ SUY THOÁI LÀM TĂNG NHẬP SIÊU KHI CỘNG HƯỞNG VỚI PHÁ GIÁ NDT) + KIỀU HỐI SẼ RA SAO (KHI GẦN 70% LÀ  FROM USA) + DÒNG VỐN NGOẠI (FDI + FII)?MỸ SẼ CO CỤM LO TRONG NƯỚC THÌ AI …..CỨU BIỂN ĐÔNG +HK + ĐL?ETC….2-PHẢI CHĂNG TCB ĐÃ CHỌN “CHIẾN THUẬT CÂU GIỜ “LÀ CHUẨN ?(CHỜ TRUMP THẤT CỬ + KINH TẾ MỸ RƠI VÀO SUY THOÁI);3- CÓ HAY KHÔNG MỘT THẾ LỰC NÀO ĐÓ ĐANG ÂM MƯU (???) DÙNG Fed ĐỂ CẢN ĐƯỜNG TRUMP TÁI TRÚNG CỬ? (BẤT LUẬN KINH TẾ MỸ & CỬ TRI MỸ PHẢI LÃNH HẬU QUẢ VÌ CHÍNH TRỊ GIA CHỈ CÓ 2 LOẠI: KẺ LỪA ĐẢO OR KẺ TỬ VÌ LÝ TƯỞNG?)

PS n0.12 :TRONG 12 PS CỦA “DR.DOOM QUÁI NHÂN ĐẠI ẨN” CÓ “THUYẾT ÂM MƯU” :I-CHIẾN TRANH THẾ GIỚI III NẾU NỔ RA THÌ TÂM CHẤN CHẮC CHẮN SẼ LÀ CHÂU Á NƠI HỘI TỤ ĐỦ 2 ĐIỀU KIỆN :1-ĐỐI ĐẦU Ý THỨC HỆ  (CÓ TỚI 5/6 NƯỚC CS CÒN ĐANG TỒN TẠI QUANH CHINA) ;2-TRANH CHẤP BÁ QUYỀN MỸ-CHINA VỀ TÀI NGUYÊN +KINH TẾ (NHẤT LÀ HÀNG NGÀN TỶ USD DỰ TRỮ DẦU KHÍ & LƯU THÔNG HÀNG HẢI);II-NƯỚC NÀO SẼ BỊ CHỌN LÀM “VẬT THÍ ĐIỂM”:VN OR ĐÀI LOAN?

PS.N0.13: LÔ-GIC CỦA “CHIẾN TRANH TIỀN TỆ” MÀ BIỂU HIỆN BAN ĐẦU  CỦA NÓ LÀ HÀNG LOẠT NƯỚC DÙNG “NỚI LỎNG ĐỊNH LƯỢNG/QE ” ĐỂ BƠM TIỀN CỨU NỀN KINH TẾ NƯỚC MÌNH BẰNG VIỆC CẮT GIẢM LÃI SUẤT CHO VAY ( “VN GỌI LÀ “LÃI SUẤT ĐIỀU HÀNH ” !).KHI “GIÁ VỐN GIẢM” THÌ SẼ KÍCH THÍCH DOANH NGHIỆP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ +GIẢM GIÁ THÀNH +TĂNG SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG XK VÀ HẠN CHẾ NK + KÍCH THÍCH TIÊU DÙNG (VAY TRƯỚC,TRẢ SAU: TIẾNG ANH GỌI LÀ ” EAT FIRST,PAY LATER”=ĂN TRƯỚC,TRẢ TIỀN SAU !?).CÁI “LÝ THUYẾT TIỀN TỆ HIỆN ĐẠI/MODERM MONEY THEORY” KHÔNG PHẢI KHÔNG CÓ MẶT TRÁI,THẬM TRÍ VÔ CÙNG NGUY HIỂM NHƯ 3 THẬP NIÊN MẤT MÁT CỦA NHẬT BẢN !

PS.N0.14: “VẬN VÀO VIỆT NAM”:VỚI CÁC NƯỚC KHÁC NẾU QE TÁC DỤNG 8,CÒN TÁC HẠI (TÁC DỤNG PHỤ) CHỈ LÀ 1-2,THÌ VỚI NỀN KINH TẾ NHƯ VN THÌ GIẢM SÂU VÀ LÂU DÀI LÃI SUẤT CHO VAY SẼ VÔ CÙNG NGUY HIỂM :1-SẼ GÂY RA TÌNH TRẠNG THIẾU THANH KHOẢN CỦA CÁC TCTD/NGÂN HÀNG,VÌ LÃI SUẤT TIỀN GỬI SẼ GIẢM (NẾU KHÔNG GIẢM THÌ BIÊN LỢI NHUẬN/NIM CỦA CÁC TCTD SẼ GIẢM,KÉO THEO THUA LỖ,PHÁ SẢN CÁC TCTD YẾU KÉM NHƯ MẤY NĂM QUA DƯỚI DẠNG “MUA 0 ĐỒNG !);2-KHI THANH KHOẢN YẾU THÌ BUỘC NHNN PHẢI IN THÊM TIỀN ĐỂ BƠM QUA KÊNH THỊ TRƯỜNG MỞ (“OMO”),LẠM PHÁT SẼ TĂNG ;3-KHI LÃI SUẤT TIỀN GỬI GIẢM THÌ XU HƯỚNG TÌM HẦM TRÚ ẨN SẼ TĂNG NHƯ MUA USD,VÀNG,BĐS ,TIỀN SẼ “CHẾT” TRONG DÂN,KHÔNG ĐƯA VÀO HOẠT ĐỘNG SXKD !

  1. N0.15 : MR.DOOM KẾT LUẬN :TÌNH THẾ CỦA VN VÔ CÙNG HIỂM NGHÈO VÌ MẤY LẼ : 1-CẢI CÁCH KINH TẾ ĐÃ ĐỤNG “TRẦN CHÍNH TRỊ” :KHÔNG THỂ TIẾP TỤC CẢI CÁCH KINH TẾ MÀ VẪN GIỮ NGUYÊN ” CƯƠNG LĨNH/ĐIỀU LỆ ĐẢNG” ! 2-KHÔNG THỂ TIẾP TỤC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG DỰA TRÊN XUẤT KHẨU (VỐN DĨ ĐÃ GIÚP NHIỀU NƯỚC THÀNH CÔNG NHƯ KOREA,ĐÀI LOAN,HK,SINGAPORE,CẢ CHINA !) VÌ CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI BÊN TRONG ĐÃ CẠN LẠI CỘNG HƯỞNG VỚI “THỜI THẾ BÊN NGOÀI ” ĐANG XẤU ĐI TỪNG NGÀY,NHẤT LÀ THƯƠNG CHIẾN + CURRENCY WAR ĐANG LAN NHANH NHƯ “DỊCH HEO CHÂU PHI”!  );3-“NGUY/RISK ” THÌ ĐÃ QUÁ RÕ,VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ HẠN CHẾ NGUY/RISK VÀ NẾU CÓ THỂ THÌ CHUYỂN NGUY /RISK THÀNH CƠ/OPPORTUNITY?

PS:.N0.16:FOR WEEKEND BRAIN STORMING : NẾU SÁNG MAI HOẶC SÁNG THỨ 2 THỨC DẬY BỖNG THẤY MÌNH NAKED SWIMMER OR NẰM TRONG BỤNG CÁ MẬM THÌ SAO NHỈ??(SỐ DƯ TÀI KHOẢN KHẢ DỤNG /QUY ĐỔI QUA USD/GOLD = ÂM??)

PS.N0.17: MR.DOOM “SÁNG LẬP “(!!) THÊM MỘT CHUYÊN NGÀNH MỚI VỚI TÊN GỌI “ĐỊA-KINH-CHÍNH/GEOPOLIECONOMICS” NHẰM DỰ ĐOÁN NHỮNG RỦI RO TỪ “THIÊN NGA XÁM/GREY SWAN” ĐẾN “THIÊN NGA ĐEN/BLACK SWAN” TRONG TƯƠNG QUAN CỘNG HƯỞNG 3 LỰC ” ĐỊA LÝ+CHÍNH TRỊ + KINH TẾ” NHẰM TÌM RA LỜI GIẢI CÓ TÍNH THỰC TẾ & THỰC DỤNG TRONG 3 LĨNH VỰC: 1-BUÔN CHỨNG; 2-BUÔN TIỀN/NGOẠI HỐI; AND 3-BUÔN BĐS;

PS.NO.18: BẮT ĐẦU BẰNG “BUÔN CHỨNG +BUÔN TIỀN”: I-DỮ KIỆN GIẢ ĐỊNH:1.1-RỦI RO SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU NGÀY CÀNG RÕ NÉT SAU KHI HÀNG LOẠT NƯỚC ĐÃ CHÍNH THỨC RƠI VÀO TÌNH CẢNH NÀY NHƯ CHINA+ĐỨC + ẤN ĐỘ + ARGENTINA + THÁI LAN + KOREA + ÚC +ETC….;1.2-THẾ GIỚI BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN “NỚI LỎNG ĐỊNH LƯỢNG/QE ĐẠI TRÀ ;1.3-THƯƠNG CHIẾN MỸ-TRUNG CHƯA BIẾT KHI NÀO MỚI KẾT THÚC & SẼ KẾT THÚC NHƯ THẾ NÀO ;1.4-CĂNG THẲNG TẠI 4 KHU VỰC :BIỂN ĐÔNG +TRUNG ĐÔNG + ĐÔNG BẮC Á (BẮC TT + NHẬT+ KOREA) +TIỂU LỤC ĐỊA NAM Á (ẤN ĐỘ + PAKISTAN+CHINA) ; II-GIẢI PHÁP THỰC TẾ/THỰC DỤNG HAY GỌI BẰNG TÊN GỌI CŨ “CHỌN KÊNH ĐẦU TƯ NÀO ĐỂ AN TOÀN & HIỆU QUẢ” DỰA TRÊN NGUYÊN LÝ PHỒ QUÁT: MỌI NGUỒN LỰC LÀ HỮU HẠN & KHÔNG TỰ NHIÊN SINH RA VÀ CŨNG KHÔNG TỰ NHIÊN MẤT ĐI MÀ LUÔN LUÔN LUÂN CHUYỂN TỪ KHU VỰC ĐỊA LÝ AND/OR LĨNH VỰC/NGÀNH NGHỀ NÀY SANG KHU VỰC ĐỊA LÝ AND/OR LĨNH VỰC/NGÀNH NGHỀ KHÁC THEO SỨC HÚT CỦA “ĐỊNH LUẬT GIẢM CHÍ PHÍ & RỦI RO XUỐNG MỨC TỐI THIỂU ĐỂ ĐẠT LỢI NHUẬN TỐI ĐA” (NHẤT LÀ ĐỊA TÔ ) (FYI: NGUỒN LỰC TRƯỚC HẾT LÀ CÁC “NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH NHƯ MONEY + CỔ PHIẾU + TRÁI PHIẾU +VÀNG+NGOẠI TỆ” RỒI ĐẾN CÁC “NGUỒN LỰC CỨNG VÀ KHÁ TĨNH NHƯ BĐS+NHÂN LỰC/CHẤT XÁM+TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN + HÀNG HÓA HỮU HÌNH ,ETC..”) : 2.1-LÃI SUẤT CHO VAY MÀ GIẢM MẠNH + NHANH + LÂU THÌ SẼ KÍCH HOẠT “CHIẾN TRANH TIỀN TỆ/CURRENCY WAR (VÌ NƯỚC NÀO CŨNG MUỐN CÓ “LỢI THẾ THƯƠNG MẠI” ĐỂ ĐẨY MẠNH XK + HẠN CHẾ NK + TĂNG DỰ TRỮ NGOẠI HỐI+ CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG/THỊ PHẦN),CHO NÊN NGOẠI TỆ MẠNH NHƯ USD SẼ TĂNG GIÁ (“TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI” KHÁC VỚI “GIÁ TRỊ ĐỒNG NỘI TỆ ” NHƯNG LIÊN HỆ NHÂN QUẢ MẬT THIẾT !) & VÀNG (CŨNG NHƯ CÁC KIM LOẠI QUÝ KHÁC) SẼ LÀ HẦM TRÚ ẨN AN TOÀN ,NHƯNG HIỆU QUẢ SINH LỜI THÌ KHÔNG CAO;2.2-TRÁI PHIẾU /BONDS (TPCP + TPDN) SẼ RẤT RỦI RO,NHẤT LÀ LOẠI CÓ THỜI HẠN NGẮN & TRUNG HẠN (DƯỚI 1 NĂM GỌI LÀ NGẮN HAY CÒN CÓ TÊN “MONEY MARKET”,CÒN TRÊN 1 NĂM LÀ TRUNG & DÀI HẠN,CÓ TÊN “CAPITAL MARKET”;2 CÁI MARKETS NÀY HỢP THÀNH CÁI MÀ THẾ GIỚI GỌI LÀ “THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH/FINANCIAL MARKET );2.3-CHỨNG KHOÁN,TỨC NHỮNG CỔ PHIẾU ĐÃ ĐƯỢC PHÁT HÀNH RA CÔNG CHÚNG (IPO) ,NHẤT LÀ ĐÃ ĐƯỢC NIÊM YẾT/LISTED TRÊN 2 LOẠI “CHỢ/SÀN”: QUA QUẦY (VIỆT NAM CÓ 2 CHỢ LOẠI NÀY:SÀN HÀ NỘI/HOSE VÀ SÀN TP.HCM/HNX) & “KHÔNG QUA QUẦY/OTC (VIỆT NAM GỌI LÀ “UPCOM”) SẼ CÓ “THỊ GIÁ /MARKET PRICE TĂNG” VÌ GIÁ CẢ CỦA MỖI CỔ PHIẾU ĐƯỢC TÍNH BẰNG SỐ VNĐ DÙNG ĐỂ “ĐO” NÓ.NHƯNG “GIÁ TRỊ/VALUE THÌ LẠI ĐỨNG YÊN,THẬM CHÍ GIẢM (TỨC NHÀ ĐẦU TƯ SẼ THU VỀ NHIỀU VNĐ HƠN,NHƯNG NẾU QUY ĐỔI QUA “BẢN VỊ USD OR VÀNG OR BĐS” THÌ CÓ KHI LẠI HÓA RA ….LÃI CHÚT XÍU HOẶC CHỈ HÒA ,THẬM CHÍ LỖ !);

PS.N0.19: BUÔN BĐS SẼ BÌNH SAU ,MỘT PHẦN VÌ MUỐN THEO DÕI XEM TRONG 4 TUẦN TỚI  (TỚI NGÀY 15/10 KHI MỸ CHÍNH THỨC ÁP THUẾ  VỪA ĐƯỢC TẠM TRÌ HOÃN NHÂN QUỐC KHÁNH CHINA VÀ 15/12 KHI “GÓI THUẾ KHỦNG SẼ ĐƯỢC ÁP + TÁI ĐÀM PHÁN MỸ TRUNG + KẾT QUẢ BẦU CỬ ISRAEL TRONG TUẦN TỚI + AI SẼ THAY BOLTON VÀ TRUMP SẼ XỬ IRAN KIỂU GÌ ) “QUẺ BÓI ” N0.19 CỦA MR.DOOM CÓ LINH NGHIỆM KHÔNG ĐÃ !HIHI….

CASE STUDY N0.1002 : CHỦ TỊCH FED

Tất nhiên Tổng thống Trump vẫn có những quyền hạn nhất định, nhưng đó là sự phiêu lưu lớn về chính trị và trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang đối mặt với nhiều rủi ro thì có lẽ ông Trump sẽ không mạo hiểm đụng đến ông Powell.

Mấy ngày nay, thị trường Mỹ nhận được nhiều sự quan tâm hơn thường lệ. Các tin tức có tầm ảnh hưởng lớn liên tiếp xuất hiện. Fed quyết định tăng lãi suất, chứng khoán Mỹ giảm thê thảm, chính phủ Mỹ có nguy cơ đóng cửa và mới nhất thì Tổng thống Trump tỏ ý muốn sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell.

 

Có lẽ là ông Trump không đùa, bởi 2/3 nhân vật quan trọng nhất trong nội các là Bộ trưởng Ngoại giao (Rex Tillerson) và Quốc phòng (Jim Mattis) mà ông còn thay được thì đâu có ngại đổi một vị Chủ tịch Fed mới. Tuy nhiên về mặt pháp lý thì ông Trump có quyền làm vậy hay không?

  1. Chủ tịch Fed được bầu ra từ 7 thành viên Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Board of Governors – FRB). 7 vị này, cùng với Chủ tịch Fed New York và 4 vị Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang khác sẽ cấu thành Ủy ban Thị trường mở Liên bang (Federal Open Market Committe – FOMC), cơ quan đưa ra các chính sách điều hành lãi suất.

Trong năm 2018 này, bên cạnh 7 vị thuộc FRB và Chủ tịch Fed New York thì 4 thành viên còn lại của FOMC đến từ Fed Richmond, Atlanta, San Francisco và Cleveland. Các vị Chủ tịch của Fed Chicago, Boston, Kansas City, St.Louis, Dallas, Philadelphia và Minneapolis sẽ đóng vai trò… dự bị và lần lượt được “xoay tua” để tham gia vào FOMC trong các năm sau.

  1. Như vậy, ông Powell vừa là Chủ tịch của FOMC, vừa là thành viên của FRB. Chức vụ thứ nhất cho phép ông tạo ra ảnh hưởng đến thị trường, còn chức vụ thứ hai giúp ông gần như có được “kim bài miễn tử” trước Tổng thống.

Điều 2, Khoản 10, Luật Dự trữ Liên bang 1913 quy định rằng các thành viên của FRB sẽ phục vụ trong vòng 14 năm kể từ ngày kết thúc nhiệm kỳ của người tiền nhiệm, trừ khi bị Tổng thống sa thải “for cause”.

Không có định nghĩa chính thức cho cụm từ “for cause”, nhưng nó có thể được hiểu là các hành vi phạm luật, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc các hành xử không đúng đắn khác. Bất đồng về chính sách với Tổng thống không thể được coi là “for cause”. Nói cách khác, vị thế thành viên FRB của ông Powell gần như là bất khả xâm phạm.

  1. Luật Dự trữ Liên bang 1913, tuy thế, lại không quy định về các điều kiện cần thiết để sa thải một vị Chủ tịch Fed. Về lý thuyết, ông Trump có thể đề cử một thành viên khác của FRB lên nắm giữ cương vị Chủ tịch và “giáng cấp” ông Powell xuống làm một thành viên FRB bình thường (còn nhiệm kỳ đến năm 2028) mà không cần lý do.

Tuy nhiên, căn cứ Luật Dự trữ Liên bang sửa đổi năm 1977, việc đề cử của ông Trump cần phải được Quốc hội thông qua trước khi chính thức có hiệu lực (trước đó, Tổng thống chỉ cần bổ nhiệm một trong các thành viên FRB vào chức vụ Chủ tịch là được).

Vì Luật sửa đổi 1977 đã tước đi quyền trực tiếp bổ nhiệm Chủ tịch Fed, nên Scott Alvarez – cựu Trưởng ban Pháp chế Fed – cho rằng nó cũng đồng thời tước đi quyền sa thải Chủ tịch Fed của Tổng thống. Tức là, nhiều khả năng các nhà làm luật sẽ diễn giải rằng ông Powell chỉ có thể bị buộc rời khỏi ghế Chủ tịch Fed “for cause”. Cách hiểu này cũng nhận được sự tán thành của Larry Kudlow, Cố vấn kinh tế Tổng thống. Cũng có nghĩa là ngay cả khi ông Trump mạo hiểm đề cử người khác vào chức Chủ tịch Fed thì đề xuất này vẫn có thể bị Tòa án Tối cao coi là vi hiến.

  1. Như vậy, về mặt pháp lý thì ông Trump gần như không thể động đến chiếc ghế Chủ tịch của ông Powell. Tuy nhiên cũng không phải là không có tiền lệ về việc Chủ tịch Fed bị buộc rời chức.

Thomas McCabe, Chủ tịch Fed giai đoạn 1948-1951, đã có những bất đồng nghiêm trọng với Tổng thống lúc đó là Harry Truman, tới mức ông Truman triệu tập toàn bộ các thành viên FRB cũng như 12 vị Chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang đến Nhà Trắng (lần đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử) để cáo buộc rằng họ “đang làm đúng như những gì Stalin mong muốn”.

Trước áp lực chính trị quá lớn, McCabe chủ động từ chức với điều kiện được chỉ định người kế nhiệm (William McChesney Martin). Một trường hợp khác là George William Miller.

Sau vỏn vẹn 1 năm giữ cương vị lãnh đạo Fed trong giai đoạn 1978-1979, ông này bị Tổng thống Jimmy Carter đánh giá là “không đủ khả năng”, tuy nhiên thay vì sa thải thì Carter lại… bổ nhiệm Miller vào ghế Bộ trưởng Tài chính để nhường lại ghế Chủ tịch cho Paul Volcker.

Tóm lại, mặc dù vị trí của ông Powell tại Fed là hầu như không thể bị đụng đến, Tổng thống Trump vẫn có thể đề xuất một phương án khác cho ghế Chủ tịch Fed nếu có sự vận động chính trị thích đáng.

Tuy nhiên cũng không có gì đảm bảo rằng việc thay đổi nhân sự trên ghế Chủ tịch sẽ giúp Fed hoạt động theo mong muốn của ông Trump (nên nhớ là mỗi thành viên FOMC đều có một phiếu bầu trong việc quyết định chính sách, và phiếu của Chủ tịch cũng chỉ có trọng lượng tương đương các thành viên khác), ngoài ra đây sẽ là sự phiêu lưu lớn về chính trị vì có thể bị Quốc hội/Tòa án Tối cao phản đối.

Trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt và những rủi ro từ chiến tranh thương mại hoặc từ sự bất ổn của thị trường tài chính còn đang nằm ở phía trước thì có lẽ ông Trump – dù là một người rất táo bạo – cũng sẽ không đưa ra sự lựa chọn phiêu lưu liên quan đến chiếc ghế của ông Powell.