TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY NO.1001 :CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI : TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CÓ PHẢI LÀ VŨ KHÍ LỢI HẠI CỦA POKER XI ?

1-Nếu Poker Xi bán TPCP Mỹ ?

Nếu Bắc Kinh và Washington tiếp tục đối đầu thương mại, liệu Trung Quốc có bán sạch trái phiếu của Mỹ khiến Washington tổn thương? Theo ông Zhang Lin, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Unirule tại Bắc Kinh, câu trả lời sẽ là không.

Về lý thuyết, việc Bắc Kinh nắm giữ nợ chính phủ của Mỹ là vũ khí quyền lực trong chiến tranh thương mại. Nhưng thực tế, trong lĩnh vực này, “chủ nợ” lại ở vị thế yếu hơn “con nợ”. Trung Quốc (đang nắm giữ gần 1,2 nghìn tỉ USD, chiếm 20% tổng trái phiếu chính phủ Mỹ mà các nước ngoài nắm giữ) sẽ không thể gây áp lực lên Washington bằng cách đe doạ bán sạch trái phiếu Mỹ. Bởi họ đã đầu tư khoảng 60% dự trữ ngoại hối quốc gia chủ yếu là đồng USD vào trái phiếu Mỹ.

Điều quan trọng nhất với Bắc Kinh là đảm bảo giá trị của đồng đô-la vì đồng tiền xanh này là công cụ ngoại giao quan trọng để Trung Quốc mua ảnh hưởng tại Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La-tinh qua chính sách cho vay lãi suất thấp và trợ cấp.

Tài sản này cũng giúp Trung Quốc có thể thúc đẩy “Sáng kiến Vành đai, Con đường” – một hệ thống hạ tầng và thương mại lớn trải dài khắp Châu Á, Châu Phi và Châu Âu – thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chưa kể, để tìm được người mua số lượng lớn trái phiếu, kỳ phiếu và tín phiếu của Mỹ, Trung Quốc phải bán kèm chính sách hạ giá thấp. Nhưng động thái đó sẽ làm giảm đáng kể tài sản của ngân hàng trung ương Trung Quốc, suy yếu đòn bẩy tài chính của Bắc Kinh cũng như tầm ảnh hưởng của họ trên trường quốc tế.

Đồng thời, những nước khác cũng nắm giữ trái phiếu Mỹ như Nhật bản và Anh cũng chẳng hài lòng khi Bắc Kinh bán sạch trái phiếu chính phủ. Với những lý do trên, việc Trung Quốc bán tháo trái phiếu Mỹ, chưa chắc có thể gây ảnh hưởng tới Mỹ hay không nhưng chắc chắn sẽ làm tổn thương chính Bắc Kinh.

2-Tại sao Poker Xi không làm như Tsar Putin ?

Mỹ, Nhật Bản đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho Trung Quốc phát triển hùng mạnh…và bây giờ chính họ hoảng hốt, lo sợ Trung Quốc nên đang tìm cách chống lại…hay chính họ, như câu châm ngôn của phương Tây rằng, “đã tạo ra một con quái vật mà không đánh bại được nó”?

Có phải vì chiến thuật của Trung Quốc thời ông Đặng là “giấu mình chờ thời…” quá tinh vi khiến cho Mỹ bị bịt mắt mà không hề nghĩ suy khi Trung Quốc từ năm 2005 đến nay tốc độ tăng trưởng trung bình 10% GDP và chỉ đến năm 2010 là vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới sau Mỹ…

Phải chăng, từ năm 2005, dư luận Trung Quốc đã nói lên giấc mơ “truất quyền bá chủ của Mỹ”, Trung Quốc đòi chia các đại Dương với Mỹ nhưng Mỹ vẫn tảng lờ không nghe thấy, không nhận thấy ý đồ của Trung Quốc?

Thật đáng tiếc là không phải như vậy. Trong 2 kẻ thù, hay 2 đối tượng với Mỹ sau chiến tranh lạnh là Trung Quốc và Nga thì người Mỹ đã lập kế hoạch đối phó từng bước diệt ai trước, diệt ai sau rất bài bản…

Có thể nói, Nga đã kế thừa toàn bộ sức mạnh quân sự của Liên Xô nên nếu để Nga dần hồi phục kinh tế, chính trị, xã hội thì muôn đời Mỹ-Phương Tây không thể làm tan rã được. Vì thế, mục tiêu cấp bách đầu tiên cũng là thời cơ thuận lợi nhất là triển khai kế hoạch nhằm vào nước Nga.

Đó là Mỹ-Phương Tây phá hoại nước Nga, làm tan rã nước Nga bằng sức ép quân sự và kinh tế, và thực tế là trước năm 2000 khi Putin chưa đắc cử Tổng thống, ngày tàn của nước Nga đã được đã được đánh số…

May mắn cho nước Nga đã xuất hiện kịp thời Vladimir Putin, dưới sự lãnh đạo của ông, đến bây giờ Mỹ và Phương Tây đã không gì ngăn cản được nước Nga đã đang trở thành một cường quốc mà thế giới không thể thiếu nước Nga. Trật tự thế giới đã phải thay đổi…

Còn Trung Quốc thì sao? Là nước xếp thứ hai sau Liên Xô vậy khi Liên Xô tan rã tại sao Mỹ không “làm gỏi” luôn? Chẳng lẽ 3 thập kỷ giấu mình chờ thời để trổi dậy mà Mỹ bỏ qua, không biết ư?

Đơn giản là qua cuộc chiến tranh Việt Nam không ai hiểu ý đồ, ý chí, nội lực của Trung Quốc hơn Mỹ. Vì thế Mỹ rất tự tin, Trung Quốc chưa đến lúc cạnh tranh, thách thức địa vị thống trị của Mỹ. Và do đó, Mỹ bắt đầu chơi con bài Trung Quốc sau khi đã đặt những “quả bom” trong nền kinh tế Trung Quốc…chờ kích nổ

Về kinh tế. Đối với Mỹ, Trung Quốc là một thị trường béo bở, rộng lớn. Mỹ tha hồ khai thác, bóc lột biến Trung Quốc thành “đại công trường thế giới”. Là nơi cho Mỹ vay tiền để làm giàu và quỵt nợ bất cứ lúc nào Mỹ muốn.

Hãy xem cách hành xử của nước Nga với Mỹ trong trái phiếu kho bạc Mỹ thì sẽ rõ sự phụ thuộc của Trung Quốc vào Mỹ như thế nào…

Nga đã bán hết, chỉ còn hơn 14 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ, trong khi Trung Quốc còn hơn 1.200 tỷ USD trái phiếu Kho bạc Mỹ nhưng bán ra không đáng kể, chỉ gần 12 tỷ. (Mỹ là con nợ của thế giới chừng hơn 20 ngàn tỷ USD)

Lưu ý là, Mỹ phát hành trái phiếu kho bạc không phải là để lấy tiều lưu hành trong nội địa mà chủ yếu là đầu tư (hơn 60% ra nước ngoài). Do đó thực chất 1.200 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ của Trung Quốc là tiền Mỹ vay Trung Quốc để đầu tư tại Trung Quốc.

Trung Quốc cho Mỹ vay (tức mua trái phiếu) vừa có lãi (rất không đáng kể), vừa thu thuế, nhưng đặc biệt chủ yếu là tăng trưởng và đáp ứng công ăn việc làm cho dân. Trong khi Mỹ chỉ có công nghệ cao, đi vay tiền Trung Quốc, tận dụng nguồn dân công giá rẻ, nên lời kếch sù, lợi đơn lợi kép…

Mặt khác, chính Mỹ hay đúng ra là Kho bạc Mỹ FED là người in ra đồng tiền cho vay đó, cho nên, FED chỉ cần bằng vài thao tác nhỏ để làm yếu đồng dollar hay tăng lãi suất thì giá trị trái phiếu bị giảm. Đây là cách ăn giảm nợ rất nhanh của Mỹ.

Trung Quốc biết Mỹ sẽ giảm nợ như từng làm với Nhật, nhưng vì mục tiêu tăng trưởng nên vẫn phải “cố đấm ăn xôi”, chưa thể buông Mỹ ra được, và bất luận thế nào thì vẫn phải buộc mua trái phiếu Mỹ tức là vẫn cho Mỹ vay tiền.

Trong cuộc chiến thương mại vừa mới nổ ra giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ việc áp thuế của Mỹ với các mặt hàng Trung Quốc mà đã có dấu hiệu Trump làm yếu đồng dollar và tăng lãi suất – là nguy cơ đe dọa đến trái phiếu của Trung Quốc sẽ không cánh mà bay…

Vậy tại sao, Trung Quốc không mạnh tay bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ như Nga để sử dụng đầu tư vào quốc gia khác, lĩnh vực khác, đồng tiền khác?

Thị trường tài chính toàn cầu gần đây nóng lên trước thông tin Trung Quốc có thể giảm dần việc mua trái phiếu Mỹ. Hệ quả là lãi suất đồng USD có thể tăng nhanh hơn và tác động tiêu cực lên các thị trường tài sản.

 

Thặng dư thương mại khổng lồ trong những năm qua đã giúp Trung Quốc có cơ hội tích trữ lượng ngoại tệ khổng lồ, từ đó ngày càng tăng đầu tư nắm giữ trái phiếu của Mỹ, do đồng USD được đánh giá là an toàn nhất.

Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản – hai chủ nợ lớn nhất của Mỹ – dù đã cắt giảm lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ trong thời gian gần đây nhưng hiện vẫn lần lượt nắm hơn 1,2 nghìn tỷ USD và 1,1 nghìn tỷ USD. Bên cạnh đó, Hồng Kông nắm 192 tỷ USD, Đài Loan là 182 tỷ USD còn Singapore là 130 tỷ USD.

Trung Quốc “trả đũa” Mỹ

Song, gần đây, các quan chức cao cấp thuộc chính phủ Bắc Kinh đang xem xét kế hoạch làm chậm lại hoặc ngừng mua trái phiếu Kho bạc Mỹ. Những động thái này đang gây rúng động thị trường tài chính toàn cầu.

Giới tài chính lo lắng lạm phát ở Mỹ đang tăng trở lại có thể đẩy lãi suất thị trường đi lên khiến giá của những khoản đầu tư trong giai đoạn lãi suất thấp trước đây sụt giảm. Thống kê cho thấy lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã lên mức cao kỷ lục trong 11 tháng qua, trong khi giới phân tích cho rằng xu hướng đi lên của thị trường trái phiếu trong suốt 35 năm dường như sắp kết thúc.

Trong khi đó, ngay tại nước Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang nước này cũng đang giảm số lượng trái phiếu đang nắm giữ qua chương trình thu hẹp bảng cân đối kế toán vốn đã được mở rộng suốt thời gian qua, dù chính phủ Mỹ chuẩn bị tăng lượng phát hành để bù đắp cho lỗ hổng ngân sách tạo ra bởi các khoản cắt giảm thuế hồi tháng 12/2017.

Có khả năng Trung Quốc cũng đang muốn trả đũa Mỹ sau những phát ngôn về tranh chấp thương mại với Trung Quốc của ông Trump thời gian qua, cũng như những lệnh trừng phạt thương mại từ phía Mỹ. Mới đây, nhà đầu tư trái phiếu nổi tiếng Bill Gross cho biết ông đã bán trái phiếu chính phủ Mỹ bởi lo ngại về những rủi ro từ phía Trung Quốc.

Không chỉ Trung Quốc, mà nhiều ngân hàng trung ương (NHTƯ) khác những năm gần đây cũng tích cực đa dạng dự trữ ngoại hối khi sự biến động của đồng USD ngày càng khó lường hơn.

Trong khi đó, giá vàng hiện đang ở mức tương đối thấp và triển vọng tăng giá là khá cao trong thời gian tới, nên không lạ gì nếu các NHTƯ cũng như các quỹ đầu tư muốn tăng đầu tư vàng cũng như những đồng ngoại tệ khác đang được định giá thấp, đồng thời giảm bớt đồng USD trong kho dự trữ ngoại hối và danh mục đầu tư của mình.

Một báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phát hành vào tháng 12/2017 cũng cho thấy các NHTƯ ngày càng thêm nhiều đồng tiền khác ngoài USD vào dự trữ ngoại hối. NHTƯ Pháp gần đây cũng cho biết đã chuyển một số dự trữ sang đồng CNY, trong khi NHTƯ Đức cũng cho biết họ đang chuyển một số dự trữ của mình sang đồng tiền Trung Quốc.

Việc không dễ dàng

Nếu Trung Quốc ngừng đầu tư vào trái phiếu Mỹ thì như đã nói lợi suất trái phiếu tăng lên, khi đó những thị trường có tính đầu cơ như chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng mạnh và các bong bóng tài sản cũng sẽ sớm vỡ. Khi chi phí vay tăng lên thì giới đầu tư sẽ hạn chế đi vay và do đó khó có thể bơm thêm vốn vào các thị trường tài sản.

Dù vậy, trước mắt Trung Quốc cũng sẽ không dễ dàng gì sớm thoát khỏi các khoản đầu tư vào Mỹ. Nếu bán ra trái phiếu Mỹ hoặc chỉ đơn giản là ngừng mua vào, thì giá triếu phiếu Mỹ sẽ giảm, đồng USD chịu áp lực suy yếu cũng đồng nghĩa với kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc sẽ sụt giảm giá trị, khi mà phần lớn tài sản trong dự trữ ngoại hối của nước này vẫn phụ thuộc vào các khoản đầu tư theo đồng bạc xanh.

Ngoài ra, bởi vì Trung Quốc vẫn phải quản lý tỷ giá đồng CNY, họ không thể nhanh chóng thay đổi một thành phần lớn trong dự trữ ngoại hối của mình. Cụ thể nếu như Trung Quốc giảm lượng USD nắm giữ, đồng USD có thể tiếp tục suy yếu, đồng nghĩa với việc đồng nhân dân tệ có thể tăng giá, nhất là khi thời gian qua nhiều NHTƯ và các quỹ đầu tư đã tăng nắm giữ đồng nhân dân tệ. Đồng nhân dân tệ đã tăng giá đến 1,5% chỉ trong tháng đầu năm nay, sau khi đã tăng hơn 7% trong năm 2017.

Nếu đồng CNY tăng giá, hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc dĩ nhiên sẽ suy yếu và ảnh hưởng đến cán cân thương mại của nước này. Những năm gần đây nước này đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu và kích thích tiêu dùng nội địa với lợi thế dân số gần 1,4 tỷ, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của nước này hiện vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động xuất khẩu. Do đó, bất kỳ sự suy yếu nào trong cán cân thương mại cũng sẽ tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế của nước này.

Đối với những quốc gia khác, đặc biệt là các thị trường đang phát triển hoặc mới nổi, nếu lãi suất đồng USD tăng lên thì dòng vốn rẻ đang rót vào các thị trường này có thể bị rút ra nhanh chóng và tác động tiêu cực lên các thị trường tài sản của các nước này, cũng như làm gia tăng áp lực lên tỷ giá.

3-Tại sao Madman không sợ Poker Xi & Tsar Putin bán thao TPCP ?

Donald Trump: Mình in được tiền mà, làm sao vỡ nợ được?

Trong một cuộc phỏng vấn, Bộ trưởng Tài chính Mnuchin khẳng định: “Nếu Trung Quốc quyết định không muốn giữ chúng, sẽ có những người khác mua. Và rõ ràng rằng, điều đó sẽ rất tốn kém để họ làm như vậy”. Ông Mnuchin cũng cho biết thêm Trung Quốc đang xem xét kinh tế theo cách mà Mỹ đang làm và chính vì vậy không có gì khiến ông phải lo lắng. 

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh có nhiều đồn rằng thay vì trả đũa Mỹ bằng biện pháp thuế quan tương tự cho gói thuế quan trị giá 200 triệu USD của Mỹ, Trung Quốc có thể tấn công Mỹ theo cách khác, đó là bán lượng trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá 1.170 tỷ USD mà nước này đang nắm giữ.

Tuy nhiên, với một đại gia giàu kinh nghiệm trong việc tạo ra các DN khống và bất động sản, Trump có cách riêng của mình. Chỉ có điều nếu làm theo cách này, nền kinh tế sẽ chìm sâu vào khủng hoảng, và danh tiếng hùng cường của nước Mỹ cũng trở thành… tai tiếng.

“Tôi sẽ tiếp tục vay tiền, đến khi nền kinh tế sụp đổ, chúng ta sẽ bắt tay vào thương lượng”, Trump trả lời CNBC.

Có thể Trump đang nói đùa, có thể ông thật sự nghĩ vậy. Nhưng dù thế nào, đây là kế hoạch bất khả thi. Trái phiếu Mỹ được xem là một trong những nơi cất tài sản an toàn nhất thế giới (nếu không muốn nói là nó có mức độ an toàn số 1). Nếu làm theo cách của ông Trump, không thể hiểu nền kinh tế Mỹ sẽ bị tổn hại đến mức nào.

“Ông Trump chẳng hiểu mình đang nói gì”, Michael Strain, một chuyên gia kinh tế người Mỹ nhận định. “Những điều ông ta nói cũng giống như việc nước Mỹ có thể xây một bức tường và bắt Mexico trả tiền”.

Dưới đây là những gì Trump phát biểu để làm rõ ý tưởng ‘ngớ ngẩn’ của mình.

Đó là nước Mỹ sẽ trả cho các chủ nợ bất cứ thứ gì ít hơn toàn bộ số tiền mình đang nợ. Hiểu đơn giản, nước Mỹ sẽ mua lại các khoản nợ trái phiếu từ các chủ nợ như Trung Quốc hay Nhật Bản với giá rẻ hơn.

Đây rõ ràng là ý tưởng ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin vào tín dụng và tài chính của nước Mỹ.

“Tất cả sẽ hiểu rằng nước Mỹ đã vỡ nợ”, Maya MacGuineas, chủ tịch Ủy ban Ngân sách Liên bang nói.

Rõ ràng là một tư tưởng “bậy bạ” với một cường quốc như Hoa Kỳ. Thế là vào thứ hai vừa qua, ông Trump đã phải trả lời CNN rằng, ông đã bị hiểu nhầm. Nhưng cách ông trả lời cũng thật khôi hài.

“Nước Mỹ không bao giờ lo vỡ nợ, bởi vì chúng ta có thể in được tiền”, ông trả lời CNN.

Trump cho biết, điều ông thực sự muốn đó là Chính phủ sẽ tìm cách mua lại trái phiếu của mình với giá rẻ hơn. Đây là cách làm rât phổ biến với các công ty phát hành “trái phiếu rác”.

Tuy nhiên, với nước Mỹ, đây đúng là một chiến lược thảm họa.

Đầu tiên, các doanh nghiệp thường mua lại nợ của mình khi họ đang gặp rắc rối. Nó được xem như tín hiệu “báo động đỏ”. Các nhà đầu tư sẽ phải chấp nhận thu về ít tiền hơn hoặc là mất tất cả. Nếu nước Mỹ cũng phải làm như vậy, nó đồng nghĩa với tình trạng kinh tế đất nước đang trong cơn khủng hoảng.

Thứ hai, đây sẽ là tín hiệu cảnh báo nhà đầu tư Mỹ và toàn thế giới về rủi ro kinh tế. Kho bạc lại chơi chiêu trên thị trường trái phiếu. Điều này sẽ gây mất uy tín trầm trọng, và đẩy lãi vay tại Mỹ lên cao trong nhiều năm vì nhà đầu tư sẽ đòi lãi suất cao hơn nhằm phòng tránh rủi ro. Một số cường quốc thậm chí có thể trả đũa thông qua cấm vận thương mại hoặc các chiến lược kinh tế nguy hiểm khác.

Thứ ba, nếu ông Trump mua lại trái phiếu với giá rẻ hơn, nó không chỉ tổn hại đến các chủ nợ lớn của Mỹ như Trung Quốc hay Nhật Bản. Hành động này cũng sẽ làm tổn hại đến hàng triệu người Mỹ đang nắm giữ trái phiếu nước này thông qua các khoản hưu trí và tiết kiệm.

Thứ tư, quan trọng hơn, đó là Chính phủ liên bang làm gì có tiền để mua lại nợ. Chính phủ hiện đã nợ tới 19 nghìn tỉ USD. Như vậy, kế hoạch của Trump đó là Kho bạc sẽ phải vay các khoản nợ mới để mua lại nợ cũ.

Khả dĩ hơn, Cục dự trữ Liên bang FED (ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ) sẽ phải mua lại khỏa nợ. Điều này sẽ gây ra lạm phát (hoặc siêu lạm phát), giá cả các loại thực phẩm và hàng hóa sẽ tăng phi mã.

Và tại nước Mỹ, chính phủ không kiểm soát FED, vì vậy chúng ta không thể chắc chắn rằng ông Trump có thể thuyết phục được FED làm theo kế hoạch này.

“Sự liều lĩnh của ông Trump không hề có giới hạn”, Greg Valliere, 1 chuyên gia tài chính nhận định.

Khỏi phải nói, phố Wall không thể đồng tình với kế hoạch ngớ ngẩn và đầy mạo hiểm này. Các chuyên gia cho rằng, nếu kế hoạch của ông Trump được thực thi, thảm họa cho nền kinh tế Mỹ còn lớn hơn cả cuộc Đại Suy Thoái mang lại.

CASE STUDY NO.1000 :CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU LIỆU CÓ XẢY RA ?(PHẦN KẾT )

Trò chơi chiến tranh
Tất cả những điều này tệ như thế nào? Ông Douglas Irwin, chuyên gia về thương mại tại Đại học Dartmouth, nói rằng đôi khi người ta nhìn lịch sử của hệ thống thương mại hậu chiến tranh với lăng kính màu hồng. Khi Nguyên Tổng thống Mỹ Ronald Reagan sử dụng sức mạnh của Mỹ để chèn ép các đối tác thương mại của mình thành những quốc gia tự nguyện hạn chế xuất khẩu, khai thác những lỗ hổng trong các quy định của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), nhiều quốc gia đã lo ngại thế giới chuyển sang một hệ thống thương mại gắn liền với quyền lực tàn bạo, chứ không phải các quy tắc đa phương.
Đây là lý do tại sao, vào những năm 90, các quốc gia đã ký kết những quy tắc mạnh mẽ hơn trong khuôn khổ WTO. Tuy nhiên, ông Trump không phải là không tin vào những quy tắc này.
Để có một sự so sánh toàn diện hơn, hãy quay lại những năm 1920 và 1930, hời điểm Hạ viện thông qua bộ luật đầu tiên được biết đến là Đạo luật thuế quan Smoot – Hawley vào năm 1929, khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Vào thời điểm Tổng thống Herbert Hoover thông qua Đạo luật này vào năm 1930, thế giới đã rơi vào một cuộc suy thoái. Cuộc chiến tranh thương mại tiếp theo khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, sự so sánh toàn diện cũng chưa chắc đã hoàn hảo. Thế giới không quay trở lại những năm 1930, nhưng vẫn còn rất nhiều chỗ trống cho rủi ro trong ngành công nghiệp thép và hơn thế nữa.
Nhập khẩu thép của Mỹ chiếm khoảng 1/3 lượng thép sử dụng của quốc gia này, và khoảng 7% tổng kim ngạch thương mại kim loại của thế giới. Theo Bộ Thương mại Mỹ, suất thuế 24%, mức thuế mà bộ đề xuất, đã đủ để giảm 1/3 hàng nhập khẩu vào năm 2017, tương đương khoảng 10% nhu cầu.

Vậy điều đó có ý nghĩa gì đối với việc làm? Theo phân tích của công ty tư vấn Trade Partnership, dự đoán giá thép và nhôm tăng theo quy định thuế này sẽ tạo ra 33.000 việc làm về kim loại và hủy khoảng 179.000 công việc phụ thuộc trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn bộ nền kinh tế, con số đó không phải là quá lớn. Mỹ đã thêm hơn 2 triệu việc làm trong năm qua.
Trong quy mô của nền kinh tế quốc dân, các chi phí trực tiếp của thuế quan được cho là khá nhỏ; chúng không có tác động lớn đến sự tăng trưởng, vì chúng sẽ ảnh hưởng tới người tiêu dùng cá nhân. Một nghiên cứu chính thức về các biện pháp bảo vệ nhỏ hơn của Tổng thống Bush ước tính tác động tiêu cực của chúng đối với GDP chỉ là 30 triệu USD (tương đương 0,0003%).
Nguy cơ thực sự đối với nước Mỹ đi kèm với hiệu ứng thứ hai và thậm chí là thứ ba. Ông Peter Navarro, cố vấn thương mại của ông Trump cho biết hôm 2/3 rằng các nước xuất khẩu sẽ không làm gì để đe dọa đến Mỹ, vì lo ngại sẽ mất quyền tiếp cận với các thị trường khác của Mỹ. Điều đó có thể đúng với một số quốc gia, thậm chí có cả Trung Quốc. Nhưng trong những trường hợp khác, ông Navarro có vẻ đã quá ngây thơ.
Câu hỏi lớn nhất nằm ở Canada và Mexico, hai thành viên khác của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Năm 2016 Canada xuất khẩu 88% lượng thép sang Mỹ, và Mexico là 73%; một chuỗi cung cấp toàn cầu liên kết cả ba nền kinh tế. Với những biện pháp bảo vệ ngành thép của ông Bush, cả hai nước láng giềng đều được miễn chịu thuế. Vì vậy, lần này một số công ty thép và nhôm cũng chiến đấu để Canada không phải chịu thuế. Nhà Trắng có vẻ hứa hẹn sẽ miễn cho Canada và Mexico, và các đồng minh khác. Tuy nhiên, ông Trump đã đăng tải trên Twitter rằng sự miễn trừ này sẽ phụ thuộc, có lẽ về lâu dài, vào những nhượng bộ mà ông có thể đạt được trong các cuộc đàm phán lại hiệp định NAFTA. Cả hai chính phủ Canada và Mexico đều cho biết, nếu họ bị ảnh hưởng bởi quy định thuế quan, họ sẽ đáp trả nhanh chóng và quyết liệt.

Liên minh châu Âu (EU), bán thép cho Mỹ nhiều hơn theo giá trị, chứ không theo khối lượng, cũng đã nói rằng họ sẽ tiến hành trả đũa nếu bị ảnh hưởng bới thuế quan, và đã chi tiết về những việc họ sẽ làm. EU hứa sẽ tiến hành một vụ tranh chấp chính thức theo quy tắc của WTO và sẵn sàng áp dụng các biện pháp tự vệ đối với ngành thép của mình, nếu phải đối mặt với sự gia tăng từ hàng nhập khẩu quay lưng lại với Mỹ.
“Nếu EU không hành động, ngành công nghiệp thép của chúng ta sẽ phải trả giá vì sự bảo hộ tại Mỹ”, người đứng đầu nhóm thương mại thép của Đức cho biết.
EU cũng đã đưa ra một danh mục các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ có thể phải chịu mức thuế 25% với tổng trị giá 2,8 tỷ euro (tương đương 3,5 tỷ USD) bao gồm quả việt quất, 400 triệu euro rượu bourbon và xe máy Harley-Davidson. Rượu bourbon được sản xuất ở Kentucky, quê nhà của ông Mitch McConnell, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện. Trong khi, xe Harley được sản xuất tại Wisconsin, quê hương của ông Paul Ryan, Chủ tịch Hạ viện Mỹ. Wisconsin cũng như là bang sản xuất việt quất hàng đầu của Mỹ. Theo như ông Jean-Claude Juncker, chủ tịch Ủy ban Châu Âu, nhận định thì: “Chúng ta cũng có thể làm điều ngốc nghếch”.
Tuy nhiên, trên thực tế, chiến lược của EU thông minh hơn những gì ông Juncker nói. Các quan chức của họ đã tính toán rằng, nếu Mỹ gọi thuế thép là một biện pháp bảo hộ, theo các quy tắc của WTO, EU có thể trả đũa trong vòng 90 ngày với mức 2,8 tỷ euro, vì lượng thép xuất khẩu của họ sang Mỹ vẫn không tăng lên. Nếu tòa án của WTO bỏ qua lý do an ninh quốc gia của Mỹ, và có thể vẫn chưa có tiền lệ pháp lý nào khi tổ chức bất đồng với quy định thuế mới của một quốc gia thành viên, họ có thể sử dụng đề xuất trả đũa của EU một cách tương ứng và hợp pháp.

Mức thuế trung bình đối với hàng hóa nhập khẩu, %.
Bà Jennifer Hillman của Đại học Georgetown cho rằng cách tiếp cận này rất thông minh, vì thuế quan của ông Trump sẽ hoạt động giống như một biện pháp tự vệ hơn bất cứ điều gì khác. Bằng cách tuân thủ tinh thần của luật pháp, EU có thể khẳng định mình là người bảo vệ hệ thống, trong khi tấn công một trong hai điểm yếu của ông Trump, gồm sự lãnh đạo của đảng Cộng hòa, vốn quan tâm nhiều hơn đến thương mại tự do hơn. Điểm yếu thứ hai là thị trường chứng khoán, đã biến động mạnh và có thể tệ hơn nếu các dấu hiệu về một cuộc chiến thương mại trở nên mạnh mẽ hơn.
Không có sự bảo vệ
Lý tưởng nhất là kế hoạch thông minh của EU sẽ cứu được rủi ro chiến tranh bùng nổ trước khi tòa án ở Geneva phải đưa ra bất kỳ quyết định nào về Điều XXI. Tuy nhiên, chiến lược này chưa được kiểm chứng. Và dường như ông Trump còn có ý định trả đũa tương tự khi nói rằng sẽ áp thuế quan đối với ô tô. Với việc Mỹ nhập khẩu 38 tỷ euro giá trị ô tô từ EU trong năm 2016, đây có thể là một sự leo thang lớn.
Ông có quyền kiểm soát khá tự do trong những vấn đề như thế này. Hiến pháp trao các quyền hạn về thương mại cho Quốc hội. Tuy nhiên một số đã được thay đổi, một phần vì không ai nghĩ rằng tổng thống sẽ ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ nhiều hơn Quốc hội. Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974 cho phép quốc hội trả đũa nếu một đối tác thương mại phân biệt đối xử với Mỹ. Ông Trump có thể sử dụng nó để chống lại ô tô nhập khẩu từ châu Âu.
Nếu điều tồi tệ nhất đã xảy ra và Mỹ rút lui khỏi WTO, thì 163 thành viên khác sẽ không muốn theo đuổi hệ thống quy tắc này, ngay cả khi bị khiêu khích. Sự thất vọng với các quy tắc của tổ chức có thể thấy rõ trong việc phổ biến những hiệp định thương mại riêng biệt và khi áp lực ngày càng tăng đối vai trò tư pháp của WTO khi đàm phán bị phá vỡ.
Tuy nhiên, sự tiếp cận thị trường an toàn, tự do khỏi sự phân biệt đối xử về thương mại, và các giới hạn về sự leo thang mà WTO mang lại cho các thành viên phần lớn đã được nhận ra, khi sự củng cố trong thương mại toàn cầu trong nửa thế kỷ vừa qua đã nói lên tất cả. Tất cả các thành viên, gồm cả Ấn Độ, Nam Phi và Trung Quốc đều bị cuốn vào những quy tắc này, nhưng hiện chỉ một người duy nhất muốn thoát ra.

CASE STUDY NO.999 :CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU LIỆU CÓ XẢY RA ?

Liệu một cuộc chiến thương mại có nổ ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định áp thuế đối với thép, nhôm nhập khẩu?

Tổng thống Mỹ Donald Trump không hành động theo mọi điều ông nói hoặc đăng tải trên trang Twitter của mình. Đôi khi ông vô tình bỏ qua các tuyên bố trong quá khứ, hoặc tự đảo ngược lại mọi chuyện. Tuy nhiên, tuyên bố áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép, và 10% đối với nhôm đã không đi theo nguyên tắc đó.

Câu chuyện bắt đầu vào ngày 6/3 khi ông Gary Cohn đã từ chức từ vị trí trưởng ban cố vấn kinh tế chính của ông Trump. Trong nhiều tháng, ông Cohn đã thảo luận gay gắt với ông Peter Navarro, cố vấn thương mại của ông Trump, và ông Wilbur Ross, Bộ trưởng thương mại Mỹ, về đề xuất áp thuế nhập khẩu đổi với thép, nhôm. Sự ra đi của ông Cohn chỉ chứng minh rằng ông đã thua và tuyên bố về thuế quan chính thức được đưa ra vào ngày 8/3. Các biện pháp có vẻ không quá khủng khiếp như gợi ý ban đầu; đặc biệt khi Canada và Mexico có thể được miễn chịu thuế. Tuy nhiên nó đủ gay ra lo ngại cho nền kinh tế toàn cầu.

Như ông Trump đã mô tả ban đầu, thuế quan sẽ áp dụng cho khoảng 46 tỷ USD giá trị thương mại, khoảng 2% hàng hoá nhập khẩu của Mỹ. Điều đó sẽ biến quyt định này trở thành hành động bảo hộ lớn nhất của ông Trump từ trước đến nay. Mặc dù vậy, tầm cỡ của sự khiêu khích không phải là điều đáng lo ngại nhất, mà cách nó đã được hoàn thiện, và niềm tin tạo ra quy định này là hai đều quan trọng hơn cả.

 

Những hạn chế thương mại trước đó của ông Trump, như thuế quan đối với các tấm pin mặt trời và máy giặt được công bố hồi tháng 1, đã có tiền lệ. Đó là một phần của một quá trình được công nhận, một loại hình Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thường xuyên phải giải quyết. Tuy nhiên, động thái mới nhất này với lý do là vì an ninh quốc gia khiến cho các quốc giá khác khó có thể phản ứng lại mà không định ra quy tắc riêng cho mình.

Và cũng khiến mọi việc rõ ràng hơn bao giờ hết rằng thương mại là một lĩnh vực được ông Trump đặc biệt quan tâm. Có vẻ như ông thực sự tin rằng việc phá vỡ các quy tắc về thương mại quốc tế sẽ biến nước “Mỹ vĩ đại một lần nữa”, và có thể dễ dàng giành chiến thắng cuộc chiến thương mại có thể từ đó nổ ra trong tiến trình này.

Sự bảo hộ

Trở thành thành viên của WTO nghĩa là bỏ qua việc loại bỏ các đối thủ nước ngoài bằng những hạn chế thương mại. Đổi lại tổ chức cung cấp sự tiếp cân an toàn vào các thị trường quốc tế cùng với nhiều biện pháp khắc phục cụ thể nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những hoạt động thương mại không trung thực.

Trong số đó có biện pháp tùy chọn áp mức thuế mới nếu một quốc gia phải đối mặt với hàng nhập khẩu gia tăng, được trợ cấp hoặc bán dưới mức giá thành. Ngành công nghiệp thép của Mỹ có một lịch sử lâu dài nhận được sự bảo vệ như vậy. Ví dụ, tháng 3/2002, Nguyên Tổng thống Mỹ George Bush đã áp mức thuế bảo hộ, một loại thuế được sử dụng để chống lại sự gia tăng trong nhập khẩu, lên đến 30% đối với thép. Ông thừa nhận đã sai khi đưa ra quyết định đó, nhưng thuế quan bảo hộ vẫn áp dụng cho 3/5 lượng thép nhập khẩu vào Mỹ.

 

Một điều chưa từng có về luật thuế mới không phải là mục đích hay tác động có thể của nó, mà là lý do hợp pháp được sử dụng để biện minh cho quy định này. Ông Trump đang sử dụng Mục 232 của Dự luật Khuếch trương Thương mại năm 1962, cho phép hành động dựa trên mối đe dọa đến an ninh quốc gia. Điều này trước đây chỉ được sử dụng trong một số ít trường hợp, chủ yếu liên quan đến dầu. Ông Douglas Irwin, một chuyên gia về thương mại tại Đại học Dartmouth, nhận định các chính sách bảo hộ của Nguyên Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, nhiệm kỳ 1981 – 1989, đã bóp méo nền kinh tế thế giới nhiều hơn những hành động gần đây nhất của ông Trump.

Các báo cáo từ phòng thương mại của ông Trump công bố ngày 16/2 cho thấy rằng mục 232 có thể được sử dụng để hạn chế nhập khẩu thép và nhôm, vì lực lượng vũ trang Mỹ và các ngành công nghiệp quan trọng cần nguồn cung thép nội địa đang có nguy cơ bị đe dọa bởi hàng nhập khẩu. Đây là thực sự là một điều vô lý. Ông Gary Hufbauer thuộc Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson, lưu ý rằng mục tiêu để các nhà sản xuất thép trong nước hoạt động với công suất từ 80% trở lên của chính quyền Washington không liên quan đến việc bộ quốc phỏng sử dụng bao nhiêu thép.

 

Còn ông Jennifer Hillman của Đại học Georgetown, từng là ủy viên Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ và thẩm phán tại một cơ quan phúc thẩm của WTO, nhận thấy sự biện hộ về an ninh quốc gia đặc biệt đáng ngờ vì hầu hết lượng thép nhập khẩu đến từ Canada, Liên minh châu Âu (EU), Mexico và Hàn Quốc. Các mức thuế áp dụng đối với thép nhập khẩu sẽ hầu như không ảnh hưởng tới Trung Quốc, đối thủ thương mại lớn nhất của chính quyền ông Trump. Cùng với quan điểm cho rằng việc lập luận về an ninh quốc gia là một điều không phù hợp là thực tế thuế nhập khẩu áp lên nhôm, chủ yếu đến từ Trung Quốc và Nga, lại ít hơn một nửa so với thép từ các nước đồng minh.

Vì vậy, các đối tác thương mại của Mỹ cho rằng những mức thuế này đang phá vỡ quy tắc của WTO. Trong trường hợp thông thường, WTO sẽ bày cho họ một cách để khiếu nại, nhưng yêu cầu cần thiết là các thẩm phán tại Geneva nhận định thuế quan này có vi phạm các cam kết WTO. Nếu họ phát hiện ra có vi phạm, các quốc gia bị ảnh hưởng bởi thuế quan có thể trả đũa theo cách riêng của họ với sự bảo trợ từ WTO, với một giới hạn nhất định. Trong trường hợp thuế thép của ông Bush, EU đã nhắm tới những mặt hàng xuất khẩu từ các bang nổi bật về chính trị, như nước cam từ Florida.

Tuy nhiên, có một chướng ngại vật. Điều XXI của Hiệp ước WTO cho phép một nước thành viên tăng bất kỳ mức thuế được cho là cần thiết để bảo vệ các lợi ích an ninh quan trọng, ngay cả khi không có bằng chứng cho thấy hàng nhập khẩu đang tăng, được trợ cấp hoặc bán dưới giá thành.

Viện dẫn Điều XXI cho phép một quốc làm bất cứ điều gì họ muốn, và do đó gây nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống – đó là lý do tại sao, nó rất hiếm khi được sử dụng.

Sức mạnh của Điều XXI đặt ra các quốc gia thách thức quy định áp thuế của ông Trump vào ngõ cụt. Nếu các quốc gia đó không đâm đơn kiện lên WTO mà tiến hành trả đũa bằng mọi cách, nghĩa là họ sẽ từ bỏ một nền tảng vững chắc và mọi thứ có thể sẽ leo thang. Nếu họ không thách thức cũng không trả đũa, các quốc gia này vẫn giữ được nền tảng đạo đức cao nhưng ông Trump sẽ tuyên bố chiến thắng, điều này sẽ làm xáo trộn nền kinh tế toàn cầu, và có thể sẽ tiếp tục được khuyến khích. Đây cũng sẽ là trường hợp rất có thể xảy ra nếu các quốc gia khiếu nại lên WTO và tòa án đứng về phía Mỹ vì Điều XXI. Và trường hợp cuối cùng, nếu họ thách thức và giành chiến thắng, thì không khác gì nói với một quốc gia rằng tòa án tại Geneva biết rõ các lợi ích an ninh của quốc gia đó nằm ở đâu tốt hơn so với tổng thống của họ. Điều này cũng sẽ chẳng đi về đâu.

Tất cả những điều này giúp giải thích tại sao, trong chục năm qua khi điều XXI được đưa ra, toàn án chưa bao giờ có thể đưa ra phán quyết cuối cùng. Bằng cách dựa vào an ninh quốc gia, thay vì đưa ra một vụ án theo kiểu mà tòa án thường quy định, ông Trump đang ngăn cản cơ chế hạn chế trừng phạt bằng hành động trả đũa và do đó ngăn chặn các vụ tranh chấp thương mại có thể xảy ra.

Điều này có thể là tinh khôn về mặt chiến thuật nhưng cũng đặt ra một tiền lệ đáng ngại. Nếu Mỹ dễ dàng sử dụng việc bảo vệ cơ sở an ninh quốc gia cho hành động bảo hộ của mình, thì điều gì có thể khiến những thành viên khác như Ấn Độ hoặc Trung Quốc không hành động tương tự?

Hành vi xấu đã lan rộng trong quá khứ. Vào năm 1956, ngành nông nghiệp Mỹ được miễn trừ các quy tắc hạn chế sự hỗ trợ của nhà nước, để một vài năm sau đó EU đã sử dụng cùng một ngoại lệ tương tự để tạo ra chính sách nông nghiệp chung, một hệ thống trợ cấp méo mó mà các nhà thương thuyết người Mỹ phải mất nhiều năm để ngăn chặn.

Khả năng thuế quan

Tất cả điều này xảy ra khi hệ thống thương mại dựa trên quy định đã bị đình trệ và do đó dễ bị tổn thương. WTO, và trước đó là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), thường xuyên cập nhật thông qua các vòng đàm phán được thiết kế để mở rộng lợi ích của thương mại theo những phương thức mà tất cả quốc gia có thể đồng ý. Quá trình này nghĩa là một số vấn đề đã được giải quyết, và những vấn đề không thể được hoãn lại trong vòng tiếp theo. Tuy nhiên, những điều thực sự cần phải được giải quyết như việc đối xử giữa nước giàu và ngheo không được giải quyết tại các vòng đàm phán mới và tiếp tục gia tăng.

Năm 2001, Trung Quốc chính thức tham gia WTP đã mang đến một mô thương mại nằm ngoài bất cứ quy luật hiện hành nào.

Sự cần thiết của các nguyên tắc mới nhưng không được thiết lập khiến nhiều thành viên thất vọng về WTO, có lẽ không hơn gì so với Mỹ. Tổ chức đã không thể làm gì để ngăn chặn các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc xuất khẩu lượng thặng dư từ năng suất dư thừa của quốc gia này, do đó áp đảo các nhà sản xuất tại quốc gia khác.

Mặc dù vậy, rất khó để kết nối những thiếu sót của WTO với quy định thuế quan của ông Trump. Với công suất dư thừa khổng lồ (hiện đã có chiều hướng giảm) Trung Quốc thực sự là một vấn đề, tuy nhiên, thuế chống bán phá giá đã cấm cửa hầu hết thép Trung Quốc trên thị trường Mỹ.

CASE STUDY NO.998: 10 ĐIỀU CĂN BẢN VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ-TRUNG

Trong khi báo chí Trung Quốc gọi chính quyền Tổng thống Trump là “băng đảng du côn” thì Donald Trump cũng không vừa khi mạnh miệng tuyên bố có thể áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến 550 tỷ USD – cao hơn cả mức nhập khẩu từ Trung Quốc năm ngoái (506 tỷ USD).

Để hiểu rõ hơn về cuộc chiến này, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn Chiến tranh thương mại là gì? Chủ nghĩa bảo hộ hoạt động ra sao? Và cuộc chiến này có ảnh hưởng đến bạn như thế nào?

1. Chiến tranh thương mại là gì?

Chiến tranh thương mại (tiếng Anh: Trade war) hay còn gọi là chiến tranh mậu dịch là cuộc chiến giữa hai hay nhiều nước trong đó các nước cố gắng tấn công thương mại của nhau bằng các rào cản thương mại như thuế quan, hạn ngạch…

Điều này có thể làm tổn thương nền kinh tế của các quốc gia khác đồng thời dẫn đến căng thẳng chính trị leo thang giữa các nước đối lập.

2. Nhưng thuế nhập khẩu là gì?

Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào một sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài, được nhập khẩu vào trong nước.

Đánh thuế nhập khẩu nhằm kích thích người dân mua các sản phẩm nội địa, vì hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn từ đó thúc đẩy nền kinh tế trong nước.

3. Tại sao Trump áp thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc?

Tổng thống đã áp thuế đối với hàng hóa trị giá 34 tỷ USD do Mỹ cáo buộc Bắc Kinh ăn cắp sở hữu trí tuệ về thiết kế và ý tưởng sản phẩm.

Đồng thời, Trump muốn cắt giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Ông cáo buộc nước này đã có hành vi thương mại không công bằng kể từ khi ông trở thành tổng thống.

4. Thâm hụt thương mại là gì?

Thuật ngữ này chỉ sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu. Thâm hụt thương mại xảy ra khi chênh lệch này nhỏ hơn 0.

Hay hiểu một cách đơn giản, giá trị xuất khẩu đang không bằng giá trị nhập khẩu.

Mỹ bị thâm hụt thương mại với Trung Quốc ở mức 375 tỷ USD khiến Trump không hài lòng.

Ông muốn cắt giảm thâm hụt thương mại bằng việc sử dụng thuế áp vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

 

Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Ảnh: BBC

5. Thâm hụt thương mại có phải lí do thực sự?

Nhưng thâm hụt thương mại chưa hẳn là xấu. Nhiều nước có nền kinh tế mạnh đang chuyển từ nền kinh tế sản xuất sang nền kinh tế dịch vụ.

Dịch vụ đang chiếm tới 90% nền kinh tế Mỹ. Ngược lại, Trung Quốc chủ yếu là xuất khẩu hàng hóa sản xuất.

Vì vậy, các nhà phân tích cho rằng, động thái này của chính phủ đang đi theo chủ nghĩa bảo hộ.

6. Chủ nghĩa bảo hộ là gì?

Bảo hộ mậu dịch là việc áp đặt một số tiêu chuẩn hay áp đặt thuế cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất trong nước, giảm cạnh tranh.

Ví dụ điển hình là ngành nhôm thép. Vào đầu tháng 3, Trump đã công bố mức thuế 25% cho tất cả các mặt hàng thép nhập khẩu và 10% trên nhôm.

Chính quyền Trump tuyên bố Mỹ dựa quá nhiều vào các quốc gia khác về kim lọai, và rằng Mỹ không thể tự sản xuất đủ vũ khí hoặc xe cộ nếu một chiến tranh nổ ra.

 

Giá trị thép Mỹ nhập khẩu từ các quốc gia. Ảnh: BBC

7. Những gì Trump làm có thực sự hiệu quả?

Ngành sản xuất thép của Mỹ được thúc đẩy hơn khi nhu cầu tăng lên từ đó tăng lợi nhuận.

Nhưng các công ty Mỹ cần vật liệu thô. Đối với các nhà sản xuất ôtô và máy bay thì chi phí của họ lại tăng lên.
Điều đó có nghĩa là họ có thể phải tăng giá sản phẩm gây bất lợi cho người tiêu dùng.

 

Số người làm việc trong ngành công nghiệp thép của Mỹ giảm gần 50.000 trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2016. Ảnh: Getty Images

8. Mức thuế có thể ảnh hưởng đến chính bạn như thế nào?

Chúng có thể ảnh hưởng khắp cả thế giới – đặc biệt là kể khi Trung Quốc trả đũa.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã đánh thuế các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp của Mỹ, từ đậu nành, thịt lợn tới máy bay, ôtô và ống thép.

Về lý thuyết, Trung Quốc cũng có thể đánh thuế các công ty công nghệ của Mỹ như Apple. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến gã khổng lồ công nghệ, và nó có thể buộc phải tăng giá.

Một cuộc chiến thương mại toàn cầu có thể làm tổn thương người tiêu dùng trên toàn thế giới bằng cách làm cho mọi công ty khó khăn hơn trong việc vận hành, buộc họ phải đẩy giá cao hơn.

 

Thậm chí chi phí sản xuất 1 lon bia cũng tăng lên. Ảnh: Reuters

9. Sao không tự do hóa thương mại?

Tự do hóa thương mại ngược lại với chủ nghĩa bảo hộ – giảm thuế quan nhiều nhất có thể, tạo điều kiện tự do mua các sản phẩm rẻ hơn hoặc tốt hơn từ bất cứ nơi nào trên thế giới.

Điều này là rất tốt cho các công ty cố gắng cắt giảm chi phí, từ đó đẩy giá xuống và thúc đẩy nền kinh tế thế giới.

Nhưng đồng thời, điều đó có nghĩa là các công ty trong nước lại bị cạnh tranh nhiều hơn. Tại sao người dân phải mua hàng nội địa khi hàng nhập khẩu lại chất lượng và rẻ hơn?

Đồng nghĩa với mất việc làm ở các nước giàu, tăng trưởng không đồng đều – thương mại tự do khiến một số người giàu hơn nhưng cũng làm cho người khác nghèo hơn.

 

Tự do hóa thương mại giúp thông thương, đẩy nhanh quá trình vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới. Ảnh: Reuters

10. Tất cả sẽ kết thúc như thế nào?

Không có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này.

Quyết định của ông Trump áp thuế lên hàng nhập khẩu Trung Quốc có thể dẫn đến những tác động bất lợi cho người tiêu dùng cả ở Mỹ và Trung Quốc và trên toàn thế giới.

Một cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ không có lợi cho bất kỳ ai hết.

 

4 principles for better decision-making

“Optimism is the engine of capitalism,” Dr Kahneman said. “Overconfidence is a curse. It’s a curse and a blessing. The people who make great things, if you look back, they were overconfident and optimistic – overconfident optimists. They take big risks because they underestimate how big the risks are.”

But by studying only the success stories, people are learning the wrong lesson.

Chiến tranh thương mại toàn cầu liệu có xảy ra?

http://nghiencuuquocte.org/2017/02/15/chien-tranh-thuong-mai-my-trung/

 

CASE STUDY NO.997: Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ như thế nào?

Donald Trump phỉ báng chính phủ Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử, cáo buộc quốc gia này đã thao túng tiền tệ, ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và “lấy đi công việc của chúng ta”. Sự thù địch này không chỉ là chiến lược cho mùa bầu cử. Năm 2012, Trump đã vu cáo Trung Quốc là đã tạo ra khái niệm về sự ấm lên toàn cầu để làm cho sản xuất của Mỹ trở nên kém cạnh tranh. Căng thẳng dâng cao: Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc, đã nhắc nhở giới tinh hoa toàn cầu khi tụ họp tại Davos rằng “sẽ không có quốc gia nào nổi lên như người chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại”. Nếu Mỹ nhắm vào thương mại của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ đánh trả lại. Vậy, một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế sẽ có thể diễn ra như thế nào?

Có hai cách thức mà luận điệu có thể chuyển thành hành động. Ông Trump có thể chỉ đơn thuần là nỗ lực thực thi các quy tắc thương mại toàn cầu trong phòng xử án của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vì Mỹ không có thỏa thuận thương mại song phương với Trung Quốc, các quy tắc của WTO sẽ xác định những gì được phép và không được phép. Ông Trump có thể, với một số lý lẽ biện minh, cáo buộc Trung Quốc đã thúc đẩy kinh tế thông qua trợ cấp và làm tràn ngập một số thị trường Mỹ với các hàng nhập khẩu giá rẻ. Ông cũng sẽ thấy rằng chính quyền Obama đã khởi xướng một số vụ kiện chống lại Trung Quốc tại WTO.

Cấp dưới của ông đã gợi ý rằng chính quyền Trump có thể nên đi xa hơn, chẳng hạn bằng cách tiến hành các vụ kiện chống lại những công ty bị nghi ngờ bán phá giá của Trung Quốc, hơn là để cho các công ty Mỹ tự đi kiện. Dù nhiều khả năng Trung Quốc sẽ trả đũa, ví dụ như bằng một phát hiện bất ngờ rằng thực phẩm xuất khẩu của Mỹ gây ra những vấn đề sức khỏe và an toàn; nhưng chuỗi sự kiện này không nhất thiết phải biến thành một cuộc chiến tranh thương mại. Các quy tắc của WTO được thiết kế đặc biệt để xử lý loại tranh chấp này. Nếu nó phát hiện ra rằng Trung Quốc thực sự không chơi theo luật, thì sẽ có những giới hạn rõ ràng về cách Mỹ có thể trả đũa. Nếu hệ thống hoạt động như vậy, việc leo thang các lời buộc tội lẫn nhau sẽ được ngăn chặn.

Nhưng một loạt biện pháp trả đũa dựa trên các quy tắc trong khuôn khổ WTO không phải là điều mà các nhà kinh tế nghĩ tới khi nói về kịch bản tồi tệ nhất đối với thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Nỗi sợ hãi lớn nhất đó là ông Trump sẽ quyết định bỏ qua các quy tắc của WTO, hoặc mặc kệ chúng hoàn toàn sau khi một phán quyết được đưa ra không theo cách mà ông ta mong muốn.

Mức thuế suất 45% đối với nhập khẩu từ Trung Quốc có thể được áp dụng thực tế với hàng điện tử và quần áo sản xuất tại Trung Quốc. Nếu giá cả trong nước tăng lên, người mua hàng Mỹ sẽ cảm thấy sự tác động – đặc biệt là người nghèo. Các công ty Mỹ dựa vào đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc cũng sẽ phải chịu tác động (một số công ty không ngại khi đầu vào của họ được trợ cấp bởi chính phủ Trung Quốc). Mức thuế suất chung 45% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc rõ ràng sẽ vi phạm quy tắc của WTO, và Trung Quốc sẽ không chờ đợi một phán quyết chính thức để trả đũa. Một động thái chiến lược có thể là kiềm chế nhập khẩu đậu tương Hoa Kỳ của Trung Quốc – điều sẽ chọc giận đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, một người đến từ Iowa, một bang nông nghiệp.

Sẽ có một số người thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại: trong ngắn hạn chính phủ Mỹ có thể thấy doanh thu thuế nhiều hơn, và một số công ty Mỹ sẽ được hưởng sự che chở khỏi cạnh tranh từ nước ngoài.

Nạn nhân lớn nhất thậm chí có thể không phải là người tiêu dùng Mỹ. Sau Thế chiến II, các nước giàu phối hợp để tránh một cuộc đua hướng tới mức thuế cao hơn, điều này đã tạo ra Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT), sau đó vào năm 1995 đã phát triển thành WTO. Bằng cách tập trung lại cùng nhau, họ đã nhận ra sự tàn phá của những năm 1930, khi các quốc gia dựng lên các rào cản thương mại để bảo vệ nền kinh tế trong nước của mình nhưng cuối cùng lại làm tổn hại đến bản thân. Một cuộc chiến tranh thương mại sẽ có nghĩa là từ bỏ một thể chế vốn công nhận rằng các quốc gia sẽ mạnh hơn khi họ hợp tác cùng nhau.