TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY 947: CHUYỆN GÌ SẼ XẢY RA VỚI CỔ PHIẾU Vietcombank ( MÃ “VCB”)?

Cũng như bao kế hoạch đầu tư khác, thỏa thuận giữa Vietcombank với GIC (quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore) không phải là vô thời hạn. Hay, GIC không ngồi chờ cho đến khi kế hoạch bán vốn của Vietcombank được các cấp sở tại phê duyệt.

Tháng 10 sắp trôi qua, thỏa thuận đó càng đến gần hạn cuối hết hiệu lực. Nếu không được phê duyệt, đến lượt Vietcombank có nguy cơ vỡ kế hoạch tăng vốn năm nay.

Đầu tháng 9 vừa qua, trong khuôn khổ chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Singapore, kế hoạch bán vốn cho GIC của Vietcombank tưởng như đã chốt lại thành công, với bản thỏa thuận được ký kết. Thế nhưng, cho đến nay, thỏa thuận gần hết hiệu lực nhưng chưa có sự phê duyệt của các cấp.

Nguyên do, theo tìm hiểu của VnEconomy, vướng mắc vẫn là về giá bán, gánh nặng trách nhiệm phê duyệt trở nên nặng nề khi Vietcombank là tài sản lớn của Nhà nước. Trong khi đó, thị trường vẫn tiếp tục “trêu ngươi” kế hoạch này.

Chuyện như đùa, giá cổ phiếu tăng cao, doanh nghiệp càng lo. Một năm về trước, lãnh đạo Vietcombank từng trù tính, giá cổ phiếu càng lên cao sẽ càng khó bán, khó tìm được đối tác để bán theo lô lớn; kế hoạch tăng vốn nâng cao năng lực tài chính càng khó thực hiện.

Đến nay, lo xa trên đã rõ. Trước thềm đàm phán với GIC, giá bán ở khoảng 39.000 đồng, thị giá trên sàn chỉ khoảng 41.000 đồng. Nhưng ngay sau đó giá cổ phiếu VCB của Vietcombank liên tục bùng nổ, một phần theo xu hướng chung của thị trường, vọt lên tới trên 57.000 đồng.

Ký thỏa thuận với GIC xong, Vietcombank thực hiện trả cổ tức và chính sách cổ phiếu thưởng, giá cổ phiếu điều chỉnh. Nhưng nó vẫn “không chịu” giảm sâu để về gần với giá thỏa thuận bán cho đối tác (khoảng 37.000 đồng so với khoảng 28.000 đồng).

Khi đã niêm yết, giá cổ phiếu trên sàn (dù chịu tác động từ nhiều yếu tố ngoài nội tại doanh nghiệp, thường xuyên có sóng sánh…) vẫn là một mốc tham khảo. Chênh so với giá bán cho đối tác nước ngoài lớn càng đè nặng lên vấn đề trách nhiệm với giá trị tài sản Nhà nước khi bán.

Vietcombank đang vướng ở gánh nặng trách nhiệm đó, dù nhà tư vấn Credit Suisse đã phân tích mọi nhẽ, mọi khía cạnh so sánh kỹ thuật để thuyết phục rằng giá bán cho GIC là có lợi, được giá.

Thực tế, trong nhiều năm trở lại đây, Vietcombank cũng là ngân hàng Việt nam duy nhất được nhà đầu tư nước ngoài chào mức giá cao như vậy (xét theo hình thức bán lô lớn). Bản thân ngân hàng này cũng đã tìm kiếm, lựa chọn và GIC là khả dĩ nhất.

Nhưng, vướng mắc hiện nay có lẽ vẫn là liệu bán được như vậy thì tài sản Nhà nước tại Vietcombank có bị “bán rẻ” không, có cách nào để bán được lượng lớn như vậy với giá cao hơn không…?

Nhà nước quyết định những câu hỏi đó, duyệt hoặc không duyệt kế hoạch bán cho GIC. Còn đến nay, kế hoạch tăng vốn của Vietcombank vẫn kẹt đó. Đối tác hiện có là Mizuho cũng chưa thể bỏ thêm tiền để tham gia đợt tăng vốn này.

CASE STUDY N0. 946: ĐẤT NỀN “SỐT”: THỰC HAY ẢO:LẤY NHƠN TRẠCH + TP MỚI BÌNH DƯƠNG LÀM VÍ DỤ

1-Cơn sốt trở lại

Chỉ tay về khoảng đất trống ngang 12 m dài gần 100 m bên kia đường, ông chủ quán phở Bắc Hà cho biết cách đây 3 tháng, miếng đất này có giá 2,5 tỉ đồng, giờ gấp 5 lần và đã có người mua. Không chỉ miếng đất trống đó, ông chủ quán cho rằng hầu như những khu đất mặt tiền đường nằm trên trục đường từ bến phà Cát Lái đến gần ngã ba Khu Công nghiệp Nhơn Trạch và xã Phú Thạnh đều đã có người đặt mua. Gia đình ông cũng có người hưởng lợi từ cơn sốt; một người họ hàng mua thửa đất 7mx20m ở đường D2 với giá 400 triệu đồng, gần chợ Đại Phước cách đây 2 năm, thời điểm này đã có giá gấp 3 lần. “Ở đây, đất chỗ nào cũng sốt!”, ông chủ quán phở nói.

D2, khu tái định cư gần chợ Đại Phước, cách phà Cát Lái khoảng 2 km, được quy hoạch đường nội bộ, cáp điện ngầm như các khu vực ở quận trung tâm thành phố. Giá đất ở đây đã tăng từ 4 triệu đồng/m2 lên 10 triệu đồng/m2. Bên phải khu D2 là khu đồng ruộng, nhưng theo anh Tuấn, nhà môi giới đất hoạt động quanh khu vực chợ Đại Phước, đã có doanh nghiệp san đất, chuẩn bị phân lô bán nền. Cũng theo Tuấn, giá nhà mặt tiền trung bình ở khu vực này khoảng 15-17 triệu đồng/m2. Khu tái định cư D2 gần như không còn hàng để bán.

Không chỉ đất nền dự án mà đất thổ cư, đất ruộng, vườn ở khu vực này cũng đang được người dân ở đây rao bán. Từ phà Cát Lái đến ngã ba Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 3 và xã An Phú, cứ vài trăm mét lại thấy một bảng môi giới nhà đất, các quán cà phê kiêm chức năng môi giới nhà đất mọc lên như nấm sau mưa. Đất ruộng, đất vườn nào gần mặt tiền thì càng có giá, dao động từ 700.000 đồng/m2 đến 1 triệu đồng/m2, đi sâu vào trong khoảng 400.000-500.000 đồng/m2. Anh Tuấn cũng không quên giới thiệu lô đất ruộng 43mx23m gần mặt tiền khu Phú Đông giá 2,5 tỉ đồng anh được gửi bán. “Kinh doanh phòng trọ rất phát đạt vì công nhân ở các khu công nghiệp rất nhiều”, anh Tuấn giới thiệu.

Cơn sốt giá đất khu vực Nhơn Trạch – Đồng Nai trỗi dậy khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý cho TP.HCM xây cầu nối thay thế phà Cát Lái (nối quận 2, TP.HCM với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) và phà Bình Khánh (nối huyện Cần Giờ và Nhà Bè) hồi tháng 8 vừa qua. Đây là tuyến đường gần nhất nối từ TP.HCM đến sân bay quốc tế Long Thành. Chính vì thế, sau gần 10 năm đóng băng, giá đất ở khu vực này đã tăng nhiệt một cách nhanh chóng trước thông tin trên. Nhiều dự án “thành phố ma” vì vắng bóng người ở nay lại có dịp nóng trở lại.

Báo cáo của Công ty Savills Việt Nam hồi giữa năm 2015 cho biết, thị trường bất động sản Đồng Nai có khoảng 30.000 căn nhà, đất nền thuộc 51 dự án. Trong đó, đất nền chiếm hơn 90% do phục vụ nhu cầu đầu cơ hữu hiệu nhất. Nhơn Trạch cũng không ngoại lệ. Có thể kể đến các dự án như Sweet Home Nhơn Trạch của chủ đầu tư Samco (7,8 ha), Điền Phước của Công ty Licogi 16 (hơn 50 ha), Khu Đô thị Đông Sài Gòn của Công ty Đầu tư Nhơn Trạch (942 ha), dự án Sunflower City của chủ đầu tư Thang Long Real Corp (150 ha), Đại Phước Lotus của VinaCapital (200 ha), Khu Dân cư Phước An – Long Thọ của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị – HUD (223 ha)… Một điểm chung của các dự án này so với cách đây 10 năm là phần lớn vẫn chưa được xây dựng hoàn thiện, chỉ dừng ở việc phân lô bán nền.

Hiện giá bán phụ thuộc vào vị trí, càng gần bến phà, giá càng cao và ngược lại. Như Khu Đô thị Đại Phước Center City 2 nằm trên đường Lý Thái Tổ, gần chợ Đại Phước có mức giá cao nhất là hơn 14 triệu đồng/m2 và thấp nhất là 8,9 triệu đồng/m2. Khu Điền Phước có giá bán 3 triệu đồng/m2, Khu Đô thị Đông Sài Gòn với giá 5,1 triệu đồng/m2. Gần kề khu công nghiệp có dự án Richland City 360 triệu đồng/nền 100 m2.

2-Bao giờ về nhu cầu thật ?

Một câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm là cơn sốt đất Nhơn Trạch hiện nay xuất phát từ nhu cầu thật hay lại tiếp tục chỉ là cơn sốt ảo từ giới đầu cơ TP.HCM.

 Bởi câu chuyện thành phố Bình Dương vẫn còn nguyên giá trị và Nhơn Trạch 10 năm trước cũng đã để lại quả đắng cho nhiều nhà đầu tư.

Thống kê của ANTT.VN căn cứ trên Báo cáo tài chính tổng hợp năm 2014 của Becamex IDC cho thấy, tại thời điểm kết niên, “cheabol” đất Thủ đang thế chấp, cầm cố tại các ngân hàng “sổ đỏ” của tổng cộng 4,888,030.1 m2 đất tại tỉnh Bình Dương để bảo đảm cho các khoản vay vốn, phát hành trái phiếu cũng như cam kết bảo lãnh phát hành trái phiếu của các công ty con.

Ngay khi Bộ Xây dựng công bố quy hoạch Nhơn Trạch là thành phố mới, đất khu vực này đã tăng thẳng đứng dưới bàn tay của giới đầu cơ, từ vài trăm ngàn đồng/m2tiền đền bù từ đất ruộng đã được thổi lên đến 7-8 triệu đồng/m2, rồi sau đó tuột dốc không phanh. Năm 2014, Quốc hội thông qua dự án sân bay quốc tế Long Thành, bất động sản Đồng Nai, trong đó có Nhơn Trạch lại lên cơn sốt rồi lại trầm lắng. Nguyên nhân 2 lần “chết yểu” của bất động sản ở Nhơn Trạch bắt nguồn từ việc thu hút giới đầu cơ TP.HCM sang tìm kiếm lợi nhuận, mà không xuất phát từ nhu cầu ở thật. Trong khi đó, người dân Nhơn Trạch không theo kịp mức tăng giá của các lần sốt đất nên không mặn mà tham gia. Do đó, khi hạ tầng không kết nối được với các quận của TP.HCM, giá bất động sản ở đây rớt thê thảm.

NCĐT theo chân các chủ đầu tư từ TP.HCM sang Nhơn Trạch “thăm” đất mà họ đã đầu tư cách đây 5, 6 năm. Tại dự án của HUD tại Phước An, Long Thọ, cỏ vẫn cao lút đầu người, nhiều dãy nhà bỏ hoang tàn dù hạ tầng ở đây đã khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vài tháng trở lại đây, đã xuất hiện nhiều nhà đầu tư qua lại, một là để thăm dò tình hình, hai là tìm kiếm thêm cơ hội. “Cách đây nhiều năm, Nhơn Trạch là vùng đất hứa của nhiều nhà đầu tư từ TP.HCM vì tiện ích tương lai kết nối với sân bay Long Thành. Tuy nhiên, cây cầu kết nối với TP.HCM chưa có nên mọi tính toán vẫn chỉ nằm trên giấy. Chúng tôi chôn khá nhiều vốn ở đây, nay thì có nhiều hy vọng hơn”, chị Thu Ngọc (quận 3, TP.HCM) cho biết.

Cần nhắc lại Nhơn Trạch từng là điểm nóng thị trường bất động sản vệ tinh TP.HCM với hàng loạt dự án có quy mô đầu tư hàng trăm triệu đến hàng tỉ USD được đăng ký. Không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng tìm đến đây để tìm kiếm cơ hội. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, tính đến ngày 28.7.2016, có 6 quốc gia ASEAN đầu tư vào Tỉnh với tổng vốn gần 4,24 tỉ USD gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia, Brunei, Indonesia và Philippines. Các dự án có vốn lớn của Singapore và Thái Lan phần lớn đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị, nông nghiệp… Những dự án này tiếp tục đưa Nhơn Trạch – Đồng Nai trở thành điểm nóng của giới đầu tư bất động sản.

 

 

Tuy nhiên, để Nhơn Trạch lấy lại niềm tin, bấy nhiêu thông tin dường như chưa đủ. Bởi một khu vực được đánh giá là phát triển, đòi hỏi phải có các tiện ích đi kèm như trường học, bệnh viện, khu vui chơi… Trong khi đó, để kéo được nhóm tiện ích này, đòi hỏi hạ tầng kết nối giao thông giữa Nhơn Trạch với các khu vực khác phải hoàn thiện. Theo đại diện sàn giao dịch bất động sản Đại Phước, cơn sốt lần này của Nhơn Trạch bắt nguồn từ nhu cầu có thực. Theo đó, cầu Phước Khánh đã xây được gần 50%. Đường vành đai 3 đoạn từ quận 9 (TP.HCM) nối sang Nhơn Trạch cũng chuẩn bị xây vào đầu năm sau.

Trong 2 năm tới, cùng với các dự án cơ sở hạ tầng đang xây dựng như đường Vành Đai 3, quốc lộ 25C sau khi hoàn thiện sẽ tác động tích cực đến bất động sản Nhơn Trạch vì kết nối từ TP.HCM đi Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu… và xa hơn nữa là dự án sân bay quốc tế Long Thành. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, hiện hạ tầng kết nối các khu vực khác đến Nhơn Trạch đều được quy hoạch rõ ràng nhưng tiến độ thi công khá chậm, một số vẫn còn trong diện quy hoạch. Điển hình là đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (đi qua Bến Lức, Bình Chánh, Cần Giuộc, Nhà Bè, Cần Giờ, Nhơn Trạch) đã khởi công từ năm 2014 nhưng tiến độ hiện nay khá chậm.

Bên cạnh đó, để giảm ùn tắc giao thông từ quận 9 hoặc quận 2 sang Nhơn Trạch, cũng cần phải mở rộng một số nơi như nút giao thông Mỹ Thủy (quận 2), đường Nguyễn Duy Trinh (quận 2) phải mở rộng lộ giới 30 m. Mới đây, Ủy ban Nhân dân TP.HCM vừa duyệt chi gần 900 tỉ đồng làm đường song hành cao tốc Long Thành từ đường Mai Chí Thọ qua Khu Dân cư Nam Rạch Chiếc đến đường Vành đai 2 (nút giao An Phú dọc theo tuyến đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây).

Đó là chưa kể tiến độ của các đường cao tốc đi qua Nhơn Trạch. Do đó, ông Châu cho rằng các nhà đầu tư cần thận trọng khi đầu tư vào khu vực này. Hiện nay và trong vài năm tới, muốn qua huyện Nhơn Trạch chỉ có đi phà Cát Lái, nhưng công suất phà và hạ tầng hiện nay không đáp ứng được nhu cầu quá lớn. Mỗi ngày có tới 40.000-45.000 lượt qua xe qua phà này, có khi lên tới 80.000 lượt vào những dịp lễ, Tết. Cầu Cát Lái được đánh giá sẽ giúp tăng kết nối giao thông TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, giúp giãn dân và biến Nhơn Trạch thành vùng ngoại ô của TP.HCM, qua đó, tiềm năng về nhu cầu thật của Nhơn Trạch mới được đánh thức. Còn những hứa hẹn đầy triển vọng về tiềm năng bất động sản khu vực này từ dự án sân bay quốc tế Long Thành phải đợi hơn 10 năm vì đến năm 2025 sân bay này mới được đưa vào khai thác. “Trước mắt, cầu Cát Lái phải xây xong đã. Còn với hạ tầng hiện nay thì chưa nói trước được gì cả”, ông Châu nói.

CASE STUDY N0.943:BÍ MẬT CỦA “CÔNG THỨC 5/95”:TẠI SAO CHỈ CÓ 5% NHÀ ĐẦU TƯ LÀ THÀNH CÔNG KHI MUA BÁN CHỨNG KHOÁN,CÒN 95% LÀ THẤT BẠI!

Quy tắc số 1: Tại sao bạn đầu tư?

Kiếm nhiều tiền hơn, đó là câu trả lời của đa số nhà đầu tư. Nhưng nếu bạn muốn kiếm tiền thì trước hết bạn phải tự trả lời ba câu hỏi này:

+ Chiến lược kiếm tiền của bạn là gì?

+ Chiến lược của bạn có an toàn không?

+ Làm sao để gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro?

Quy tắc số 2: Làm thế nào để trở nên giàu có trên TTCK chỉ với 1.000 USD?

Bạn hãy đầu tư 1.000 đô la vào vài loại cổ phiếu tốt nào đó có giá còn thấp và giao dịch 2 lần mỗi năm. Nếu mỗi lần giá cổ phiếu tăng gấp đôi, thì sau 5 năm bạn có được một triệu đô la. Nếu lúc đầu bạn bỏ ra 20.000 đô la thì chỉ sau 3 năm, bạn cũng sẽ có được 1 triệu đô la.

Nếu bạn đầu tư 1.000 đô la và chuyển đổi 2 lần mỗi năm, và giá cổ phiếu chỉ tăng 50%, bạn cũng sẽ có được một triệu đô la sau 9 năm.

Như vậy bạn có thể khởi đầu bằng số tiền nhỏ, nhưng điều quan trọng nhất là bạn làm sao chọn ra được những cổ phiếu nào giá tăng cao nhưng lại ít rủi ro.

Quy tắc số 3: Tránh bị ám ảnh bởi cổ phiếu

Theo dõi thị trường cả ngày thực ra là điều không tốt bởi nó chỉ tạo nên áp lực tâm lý, khiến bạn dễ mắc phải sai lầm trong việc dự báo và đưa ra quyết định.

Quy tắc số 4: Đừng bao giờ “đánh bạc”

Có đến 95% nhà đầu tư luôn luôn mua cổ phiếu ở mức giá cao nhất. Lý do đơn giản bởi họ không biết chọn thời điểm nào để mua mà chỉ mua dựa trện tin báo hay những tin đồn được “rò rỉ”. Chỉ có 5% nhà đầu tư biết cách chọn lúc mua ở giá thấp. Vì vậy, có đến 95% người bị lỗ và chỉ có 5% người kiếm được lợi nhuận. Đầu tư đúng thì làm giàu, đầu tư kiểu đánh bạc chắc chắn sẽ bị cháy túi!

Quy tắc số 5: Tạm biệt các tin tức từ báo chí

Trước đây tin tức báo chí còn có thể giúp ta dự đoán được xu hướng thị trường, nhưng bây giờ thì điều đó không còn nữa và khó mà cho rằng rằng tin tức báo chí còn có thể ảnh hưởng thực sự đến thị trường.

Quy tắc số 6: Làm chủ phân tích của bạn và hãy quên đi những lời rỉ tai!

Khi được nghe những tin đồn “nội gián”, bạn nên tự hỏi 4 câu hỏi sau trước khi đầu tư:

+ Đã có bao nhiêu người được nghe tin này trước khi đến tai bạn. Nếu nhiều người biết trước bạn thì tin này đã quá trễ và giá đã lên cao rồi.

+ Tin này đã lan truyền bao lâu trước khi đến tai bạn? Mấy ngày rồi?

+ Ai mách tin này cho bạn? Người trong ban quản trị công ty? Hay chỉ là bạn bè?

+ Tin đó liệu có đúng không? Thông thường, tin nội gián thì không được tiết lộ.

Quy tắc số 7: Hãy bán cỏ phiếu ngay cả khi thua lỗ

Đây là điều nói dễ hơn làm. Bán cổ phiếu khi thua lỗ là một quyết định khó khăn. Thâm tâm bạn luôn mang ý nghĩ: “đừng bán, giá cổ phiếu xuống rồi sẽ lên lại thôi”. Tuy nhiên, trên thực tế, càng nắm giữ thì giá càng giảm sâu hơn và cuối cùng gây ra những tổn thất nặng nề.

Quy tắc số 8: Đừng chỉ tập trung vào kiếm lợi nhuận

Làm sao để bảo toàn vốn là điều quan trọng hơn nhiều. Không nên cố gắng đạt 100% lợi nhuận và tốt hơn hết là thu được 60% lợi nhuận dự trù nhưng bảo đảm an toàn vốn.

Quy tắc số 9: Lịch sử không phải lúc nào cũng lặp lại

Đa số đều mong đợi sẽ kiếm tiền từ thị trường chứng khoán vào các dịp: Giáng sinh, Tết dương lịch, báo cáo ngân sách quốc gia hàng năm, đợt bầu cử nhưng thật ra thị trường không phải lúc nào cũng tăng vào các dịp này. Không phải lịch sử sẽ luôn luôn lặp lại. Tốt nhất là hãy để thị trường dẫn dắt chúng ta.

Quy tắc số 10: Lời khuyên của Warren Buffett

Chỉ có hai nguyên tằc để kiếm tiền trong thị trường chứng khoán.

Nguyên tắc thứ nhất là: Đừng bao giờ để thua lỗ. Nguyên tắc thứ hai là: Đừng bao giờ quên nguyên tắc thứ nhất.

Quy tắc số 11: Hãy chuyển đổi cổ phiếu xấu sang cổ phiếu tốt. Đừng giữ mãi cổ phiếu!

Không nên giữ cổ phiếu quá lâu, khi đã được giá tốt nên bán. Cổ phiếu của bạn đã được nắm giữ bao lâu? từ năm 1993? 1997? hay năm 2000? Tại sao bạn không xử lý cổ phiếu khi chiến lươc “nắm giữ lâu dài” không còn thiết thực nữa? Vì ngay cả cổ phiếu thượng hạng cũng trượt dốc khi thị trường suy thoái.

Chiến lược tốt nhất là bán cổ phiếu khi không còn sinh lợi nữa và chọn vài cổ phiếu tốt khác. Mua thấp, bán cao vài lần sẽ thừa sức bù lại những thua lỗ.

Quy tắc số 12: Hãy cảnh tỉnh khi sai lầm.

Hãy tạm ngưng đầu tư nếu bạn không cảm thấy an tâm khi mua, bán. Không có kiến thức đầu tư, chắc chắn bạn sẽ tiếp tục thua lỗ nữa. Trong thời đại thông tin hiên nay, các nhà đầu tư đều đang sử dụng kiến thức, kỹ thuật và chiến lược để kiếm tiền.

Không có kiến thức đầu tư, làm sao bạn có thể bảo toàn vốn anh được? Bước đầu tiên trong đầu tư để làm giàu là việc bảo toàn vốn.

CASE STUDY N0.940: TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC HÀNH:LẤY J.KEYNES LÀM VÍ DỤ

Nhắc đến John Keynes, người ta thường nghĩ đến các học thuyết kinh tế vĩ đại của ông. Tuy nhiên, những thành công trong đầu tư của nhà kinh tế học nổi tiếng này mới là điều thú vị ít người biết được.

Cha đẻ của những học thuyết kinh tế vĩ đại

John Maynard Keynes (sinh năm 1883) là một nhà kinh tế học người Anh. Ông nổi tiếng với học thuyết kinh tế Keynes – một học thuyết kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn tới kinh tế học và chính trị hiện đại.

Ông ủng hộ cho sự can thiệp của chính phủ vào kinh tế, bởi nhờ đó chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để làm giảm đi những ảnh hưởng bất lợi do suy thoái kinh tế hay bùng nổ kinh tế gây ra. Ông là người khai sinh kinh tế học vĩ mô hiện đại và là nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.

Cuộc đại khủng hoảng 1929 -1933 đã ảnh hưởng sâu sắc tới suy nghĩ của Keynes về kinh tế học. Trước đó, các nhà kinh tế cho rằng, mỗi khi có khủng hoảng kinh tế, giá cả và tiền công sẽ giảm đi; các nhà sản xuất sẽ có động lực đẩy mạnh thuê mướn lao động và mở rộng sản xuất, nhờ đó nền kinh tế sẽ phục hồi.

Nhưng Keynes lại quan sát cuộc đại khủng hoảng và nhận ra rằng tiền công không hề giảm, việc làm cũng không tăng, và sản xuất mãi không hồi phục nổi. Từ đó, Keynes cho rằng thị trường không vận hành hoàn hảo như những gì các nhà kinh tế cổ điển vẫn nghĩ.

Keynes có vai trò rất lớn trong việc giảm những ảnh hưởng bất lợi do cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 gây ra. Ông đã từng gửi thư đệ trình lên Tổng thống Franklin Delano Roosevelt về thâm hụt ngân sách.

Các học thuyết kinh tế của ông được coi là ánh sáng soi đường cho chính sách điều hành kinh tế cũng như tạo việc làm của các quốc gia, trong đó phải kể đến chính sách kích thích kinh tế của Tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2009.

Bên cạnh đó, Keynes còn là cha đẻ của những hiệp định thương mại thời hậu chiến Bretton Woods, một nhà bảo trợ nghệ thuật và một nhà triết học.

Nhà buôn tiền lững lẫy thế kỷ 20

Có lẽ ít người biết rằng, bên cạnh những học thuyết kinh tế vĩ đại, John Maynard Keynes còn là một nhà đầu tư lừng lẫy rất thành công trong việc quản lý tài chính cá nhân, quản lý tài chính cho gia đình và bạn bè, vận hành hai công ty bảo hiểm tại Anh và quản lý rất nhiều quỹ đầu tư mà ngày nay chúng ta gọi là các quỹ đầu cơ.

“John Keynes từng vấp ngã và thất bại rất nhiều lần trước khi chạm tới thành công. Ông từng lâm vào cảnh vô sản không dưới 3 lần nhưng lần nào ông cũng vực dậy và quay trở lại cuộc đua với suy nghĩ sẽ xây dựng tài sản lâu dài” – nhà báo John Wasik nói về Keynes trên tờ New York Times.

Sau chiến tranh, Keynes từng đặt cược rất nhiều vào các đồng tiền nhưng ông đã gần như mất toàn bộ tài sản khi nhiều đồng tiền châu Âu mà ông đặt cược trượt giá đều quay đầu hồi phục vào năm 1920. Không nản lòng, ông tiếp tục mở rộng danh mục đầu tư vào các loại hàng hóa và cả cổ phiếu phổ thông – một điều mà hầu hết các nhà đầu tư thời kỳ đó không ai dám làm do ưa thích trái phiếu và bất động sản an toàn hơn.

Keynes đã dũng cảm cưỡi sóng, nhưng ở thời điểm năm 1929, ông đã không thành công và bị mất tất cả. Trước hoàn cảnh đó, Keynes tiếp tục thay đổi chiến lược đầu tư và tập trung vào nhiều công ty khác nhau nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Trong giai đoạn những năm 1930, không giống như những nhà đầu tư khác chạy theo từng biến động nhỏ của thị trường chứng khoán, ông tập trung vào phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp như giá trị sổ sách hoặc giá trị thanh lý tài sản để tìm ra danh mục đầu tư tiềm năng nhất. Theo ông, những chỉ số này mới cho thấy giá trị thực của doanh nghiệp kể cả sau khi tách ra hoặc hợp nhất, mà thường không được phản ánh vào giá cổ phiếu. Do đó, ông thường chọn những công ty có tương lai đầy hứa hẹn nhưng lại không được đánh giá cao ở thời điểm đó.

Trước khi mất vào năm 1946, Keynes là một trong những nhà kinh tế giàu có nhất mọi thời đại. Tính theo tỷ giá đô la Mỹ năm 2013, tổng tài sản của nhà kinh tế học này sở hữu lên đến 30 triệu USD, chưa kể bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật quý hiếm của ông.

Bài học đầu tư lớn nhất mà Keynes để lại chính là điều mà các nhà đầu tư hiện nay vẫn hay “thờ ơ”: Một kế hoạch tỉ mỉ sẽ không bị đe dọa bởi những biến động bất ngờ của thị trường, bạn phải tập trung vào giá trị dài hạn và tổng lợi nhuận.

Có thể nói, bên cạnh những học thuyết kinh tế vĩ đại, John Keynes còn là nhà đầu tư thiên tài và là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà đầu tư hiện đại từ Warren Buffett đến Robert Shiller.

CASE STUDY N0.939: Bí quyết để G.Soros biến 1.000 USD đầu tư năm 1969 thành hơn 4 tỷ USD năm 2016

Không thể phủ nhận rằng những chuyên gia đầu cơ là những người cực kỳ thông minh và nhạy bén trên thị trường, bởi nếu không có gì nổi bật, họ chẳng thể làm giàu qua một đêm nhờ những quyết định chính xác trong bối cảnh biến động tài chính.

Trên thị trường tài chính, giới đầu cơ thường không nhận được sự chào đón của các quan chức và những nhà đầu tư bởi sự thành công của họ thường đi kèm với sự thua lỗ của một ai đó hoặc của một thị trường nào đó.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng những chuyên gia đầu cơ là những người cực kỳ thông minh và nhạy bén trên thị trường, bởi nếu không có gì nổi bật, họ chẳng thể làm giàu qua một đêm nhờ những quyết định chính xác trong bối cảnh biến động tài chính.

Nổi tiếng nhất trong giới đầu cơ hiện nay có lẽ phải kể đến George Soros, ông trùm bán khống người Mỹ gốc Do Thái.

Tỷ phú George Soros thường xuyên đứng trong top 30 người giàu nhất thế giới và quỹ Quantum của ông kiếm được khoảng 39,6 tỷ USD lợi nhuận trong 40 năm qua tính đến năm 2014.

Một số nghiên cứu cho thấy nếu Soros có 1.000 USD đầu tư năm 1969 thì số tiền này hiện nay sẽ là hơn 4 tỷ USD.

Bất chấp những lời chỉ trích hay phê phán của các quan chức hay những nhà đầu tư khác, chúng ta không thể phủ nhận rằng George Soros làm giàu hoàn toàn hợp pháp và những đồng tiền ông kiếm được cũng không hề dễ dàng.

 

Câu chuyện của cậu sinh viên Do Thái bị các ngân hàng coi thường

George Soros sinh năm 1930 tại Hungary trong một gia đình Do Thái. Đến năm 13 tuổi, do phát xít Đức công chiếm Hungary nên những đứa trẻ Do Thái như ông không được đến trường. Dẫu vậy, cha mẹ ông vẫn dạy ông học chữ và văn hóa phổ cập.

Đây là thời kỳ khá khó khăn của Soros giống như nhiều người Do Thái khác trước nguy cơ diệt chủng bởi phát xít Đức.

Năm 1947, gia đình Soros di cư sang Anh và để có tiền ăn học tại đại học London, ông đã phải làm nhiều nghề, từ bồi bàn, khuân vác hành lý, bán hàng rong trên phố.

Thậm chí sau khi tốt nghiệp vào năm 1951, Soros vẫn gặp khó khăn khi tìm việc bởi nguồn gốc Do thái của mình. Ông buộc phải làm nghề bán hàng cho một công ty bán buôn dù có mong muốn được làm trong ngành tài chính. Hàng loạt những hồ sơ xin việc của ông không được đáp lời, trong khi nhiều cuộc phỏng vấn xin việc kết thúc trong tủi hổ bởi sự coi thường từ các ngân hàng.

Cuối cùng, nhờ một người đồng hương Hungary mà chàng trai Soros xin được việc trong ngân hàng Singer & Friedlander.

Kể từ đây, George Soros bắt đầu sự nghiệp của mình trong ngành tài chính và dần tỏa sáng với tài năng của mình.

Thương vụ nổi tiếng nhất của ông là việc bán khống 10tỷ USD đồng bảng Anh khiến ngân hàng trung ương Anh phải lao đao.

Vào năm 1992, George Soros dùng toàn bộ gia sản của mình, thậm chí còn vay nợ để mua khống Bảng Anh và quy đổi ra đồng Mác Đức. Sau đó đúng 1 tuần, do đồng Bảng Anh không đủ tiêu chuẩn để tham gia quy đổi sang đồng Euro tại Châu Âu theo cơ chế tiền tệ mới khiến đồng tiền này rớt giá thảm hại.

Ngay lập tức, George Soros quy đổi ngược trở lại đồng Mác Đức sang Bảng Anh để trả nợ và lãi thêm khoảng 2 tỷ USD.

Không dừng lại ở đó, ông còn bị cho là đã thu lợi lớn từ cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997 nhờ bán khống đồng Bath Thái Lan.

Năm 2013, nhiều chuyên gia nhận định Soros đã thu lời khoảng 1,2 tỷ USD khi bán khống đồng Yên Nhật nhờ chính sách kích thích kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe, khiến đồng nội tệ giảm giá.

Mặc dù thu được nhiều thành công to lớn như vậy, nhưng chính Soros cũng có lúc phải ngậm đắng nuốt cay do tham gia đầu cơ.

Trong cuộc khủng hoảng chứng khoán năm 1987, quỹ đầu cơ của Soros mất khoảng 300 triệu USD do quyết định sai lầm rằng thị trường sẽ còn tăng điểm. Ông Soros cũng mất khoảng 2 tỷ USD trong cuộc khủng hoảng kinh tế Nga năm 1998 và 700 triệu USD trong đợt đổ vỡ chứng khoán bong bóng dotcom năm 1999.

Dẫu vậy, nhà đầu cơ huyền thoại này không hề nản chí và những thành công khác của ông thừa sức bù đắp cho những thất bại trên. Theo Soros, quyết định đúng hay sai không quan trọng mà cái chính là bạn làm ra được bao nhiêu từ quyết định đó và có thể mất bao nhiêu nếu bạn đoán sai.

Bí quyết đầu cơ

Ngay từ thời kỳ 1959-1963, George Soros đã phát triển thuyết phản hồi (Reflexivity) cho rằng thị trường không cân bằng mà chịu ảnh hưởng bởi tâm lý nhà đầu tư tham gia thị trường.

Theo đó, thị trường không chỉ bị ảnh hưởng bởi cá yếu tố cơ bản như cung cầu mà còn chịu tác động của tâm lý nhà đầu tư, qua đó khiến thị trường trở nên méo mó và tạo nên các đợt tăng giá bong bóng và xì hơi. Nhờ đó, những nhà đầu cơ như Soros mới có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường.

Dưới đây là 8 yếu tố cơ bản mà nhiều chuyên gia đồng ý về phong cách kiếm tiền của George Soros:

  1. Bán khống

Không thể phủ nhận George Soros là thiên tài bán khống. Quỹ đầu cơ của ông thường tham gia bán khống với lượng vốn lớn, thậm chí bao gồm nhiều khoản vay, và hoạt động trên mọi lĩnh vực, từ tiền tệ, chứng khoán, hàng hóa cho đến bất động sản.

Nếu Warren Buffet thường thu lợi bằng cách mua rẻ một tài sản nào đó để đầu tư dài hạn thì Soros sẵn sàng chấp nhận mua tài sản đó với giá cao hơn bởi ông biết giá trị của chúng sẽ còn tăng hơn nhiều so với số tiền bỏ ra.

George Soros cũng không hay đi theo đám đông khi thị trường đi lên. Ông thường bán khống nhờ những dự đoán về thị trường đi xuống. Những thương vụ nổi tiếng của ông như vụ đồng Bảng Anh năm 1992, vụ Bath Thái năm 1998 hay đồng Yên Nhật năm 2013 đều cho thấy George Soros hưởng lợi khi dự đoán thị trường đi xuống.

Trong thập niên 70, khi thị trường chứng khoán toàn cầu gặp khó thì quỹ đầu cơ của Soros vẫn có tỷ suất lợi nhuận là 4.000%, một con số không tưởng. Năm 2007, tỷ suất lợi nhuận của Soros là 32% bất chấp tình trạng khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn thế giới.

  1. Đi ngược lại xu thế

George Soros thường cá cược ngược lại xu hướng thị trường và ông thạm chí còn tuyên bố mình tìm thấy niềm vui khi chống lại đám đông.

Tuy nhiên, Soros cũng thừa nhận phong cách đầu tư này vô cùng nguy hiểm và nhà đầu cơ cần thận trọng khi áp dụng. Theo đó, ông Soros cho rằng những nhà đầu tư theo bầy đàn chỉ gặp nguy hiểm khi thị trường quay đầu, trong khi những nhà đầu cơ mạo hiểm luôn phải chịu áp lực lớn để tìm kiếm thời cơ.

  1. Mua “bong bóng”

Mặc dù đi ngược lại xu hướng bầy đàn có thể đem lại lợi nhuận lớn, nhưng Soros cho rằng đôi khi tham gia vào cuộc đua bong bóng thị trường cũng có thể đem lại tiền lãi cho nhà đầu cơ.

“Khi tôi thấy bong bóng thị trường bắt đầu hình thành, tôi cũng sẽ nhanh chóng nhày vào mua và góp phần thổi phồng bong bóng giá”, ông Soros nói.

Ví dụ điển hình của việc này là khi Soros mua vào vàng năm 2010 khi giá kim loại này đã tăng 40% trong năm đó và nhiều chuyên gia nhận định thị trường sẽ “đỏ” trong thời gian tới. Ông Soros mua vàng với giá 1.200 USD/ounce và cho biết vẫn có thể thu lời nếu biết cách bán ra đúng lúc.

Năm 2011, Soros kịp thời bán ra vàng ngay trước khi thị trường này lao dốc ở mức đỉnh 1.900 USD/ounce.

  1. Tâm lý bầy đàn

George Soros không tin vào lý thuyết kinh tế truyền thống với luận điểm thị trường luôn được điều chỉnh hiệu quả bởi các yếu tố cơ bản.

Theo ông, chính những người tham gia thị trường có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô và ngược lại. Ví dụ như tâm lý tích cực của người tiêu dùng sẽ đẩy giá sản phẩm tăng, qua đó thúc đẩy thương mại và khiến tăng thu nhập, nhờ đó tác động tích cực ngược trở lại tiêu dùng.

Trên thị trường tài chính, điều tương tự cũng diễn ra khi tâm lý nhà đầu tư có vai trò vô cùng quan trọng và một nhà đầu cơ giỏi cần nhạy bén phán đoán được tâm lý thị trường chứ không thể đơn thuần dựa vào các bảng phân tích, số liệu hay những lý thuyết khô khan.

  1. Bản năng dã thú

Theo con trai của George Soros, ông Robert Soros, nhà đầu cơ huyền thoại này đôi khi ra quyết định dựa trên bản năng nhạy bén của mình.

Nói cách khác, chính kinh nghiệm đầu cơ lâu năm của Soros đã giúp ông có một trực giác nhạy bén khi có điều gì đó không ổn trong danh sách đầu cơ của mình.

“Cha tôi thường ngồi giảng giải những nguyên nhân khiến ông làm thế này thế kia khi tôi còn nhỏ, nhưng tôi nhớ rằng hầu như một nửa những lý do đó thật kỳ cục. Ví dụ như việc ông thay đổi quyết định mua bán một cổ phiếu là do cái lưng của ông bị đau và đây là dấu hiệu của điều gì đó không đúng đang diễn ra”, ông Robert Soros nói.

  1. Cược lớn

Ông Stanley Druckenmiller, người quản lý tiền cho Soros trong thập niên 90 đã từng có đề nghị chuyên gia đầu cơ này mua từ từ Bảng Anh năm 1992 để đề phòng trường hợp thua lỗ. Tuy nhiên, Soros không đồng ý và cho rằng nếu xác định dự đoán là đúng thì nhà đầu cơ nên cược lớn.

Đối với Soros, nếu dự đoán của mình là chính xác thì bất kể phải vay mượn hay bị mọi người chế giễu, ông cũng quyết thực hiện mục tiêu mà mình đề ra bởi kẻ chiến thắng thì không sợ điều gì cả.

  1. Học hỏi từ thất bại

“Tôi giàu có bởi vì tôi biết khi nào mình sai”, ông Soros nói.

Rõ ràng, George Soros không sợ thất bại cũng như sự nhục nhã hay chế giễu của mọi người khi một số thương vụ khiến ông mất hàng tỷ USD. Đối với Soros, mỗi thất bại là một bài học và ông có thể dễ dàng bước qua chúng để đi tiếp đến thành công.

“Con người không thể biết mọi thứ và chả có gì là xấu hổ khi mắc phải sai lầm. Chúng ta chỉ thật sự thất bại khi không thể học hỏi và sửa chữa từ những sai lầm đó”, ông Soros nói.

  1. Khó bắt chước

Nhiều nhà đầu tư hiện nay hô hào học tập theo Warren Buffett bởi phong cách đầu tư của ông khá dễ học. Trong khi đó, nhiều nhà đầu cơ bắt chước Soros phải chịu cảnh nghèo khổ và nợ nần.

Việc nhảy vào thị trường khi bong bóng phồng lên, thoát ra trước mức đỉnh, bán khống hay đi ngược lại xu thế là những điều vô cùng khó thực hiện. Không phải ai cũng có thể làm được như những gì Soros đã làm, dù người đó có kinh nghiệm và sự nhạy bén đến đâu đi chăng nữa.

Một lần, Soros đã hỏi chuyên gia đầu tư Byron Wien, đồng thời cũng là một người bạn của ông rằng tại sao anh này không đi làm có lựa chọn vào những lúc có cơ hội kiếm lời thay vì phải theo dõi thị trường hàng ngày? Anh trả lời:

“George, một trong những điều khác biệt nhất giữa ông và tôi là ông biết khi nào cơ hội kiếm lời đến còn tôi thì không.”

CASE STUDY N0.938 :ĐIỀU CHỈNH LÃI SUẤT USD:TẠI SAO Fed PHẢI CÂN NHẮC RẤT KỸ!

Có 2 vấn đề lớn buộc  Fed phải cân nhắc và rất nhiều con mắt đổ dồn vào Fed mỗi khi họ nhóm họp:

1-Mặc dù kinh tế Mỹ hiện đang tương đối mạnh nên chuyện nâng lãi suất ở quốc gia này đã được nhắc tới nhắc lui nhiều trong những năm vừa qua:Tại sao?

+Trong một thế giới mà các ngân hàng trung ương ở Nhật Bản và châu Âu đang hạ lãi suất (thậm chí là giữ ở mức âm) thì Fed hiện đang phải đối mặt với một loạt “sự đánh đổi”. Chẳng hạn, nếu Mỹ là nền kinh tế lớn duy nhất nâng lãi suất thì quốc gia này có thể hút được tiền từ nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm lợi nhuận. Nghe có vẻ hấp dẫn nhỉ? Tuy nhiên, mặt trái là khi điều này xảy ra, đồng USD sẽ tăng giá và khi điều này xảy ra, người tiêu dùng nước ngoài sẽ phải trả nhiều hơn khi mua hàng hóa của Mỹ. Điều đó khiến các nhà xuất khẩu của Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề và cuối cùng sẽ khiến nền kinh tế suy yếu.

+ Với việc các nền kinh tế lớn như Đức và Nhật Bản đang áp dụng lãi suất âm cho trái phiếu kỳ hạn 10 năm, thì Fed phải thận trọng. Các quốc gia khác đang giữ lãi suất thấp nhằm kích thích nền kinh tế đang tăng trưởng chậm của họ. Và dù có thể kinh tế Mỹ trông có vẻ vẫn còn yếu trong mắt của hàng triệu người đang phải vật lộn với vấn đề tài chính, nhưng đây là một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Vì thế Fed đang đối mặt áp lực phải nâng lãi suất thật sự để “hãm” nền kinh tế lại, giảm bớt nguy cơ lạm phát trong tương lai và lập lại cấu trúc lãi suất có kỳ hạn bình thường hơn.

2- Vậy tại sao điều này lại quan trọng đối với người dân Mỹ?

+ Về cơ bản, nếu đó là một người đi vay thì họ thích lãi suất thấp hơn. Trừ nợ thẻ tín dụng (vốn dường như miễn nhiễm trước các tác động từ thị trường khiến lãi suất thấp hơn) ra, thì chi phí của hầu hết nợ tiêu dùng hiện đang đứng sát các mức thấp kỷ lục. Điều này được minh chứng ở những món vay với lãi suất 0% ở các cửa hiệu cung cấp dịch vụ sửa chữa nhà lớn hay những doanh nghiệp bán xe hơi muốn “tống” hàng đi. Và những người sở hữu nhà cũng đang được hưởng lợi từ mức lãi suất thế chấp cực thấp.

+ Nhưng nếu đó là một người gửi tiết kiệm, đặc biệt là người về hưu (hoặc sắp về hưu), lại là một nhà đầu tư bảo thủ, thì hành động của Fed đang tước mất khả năng kiếm được nhiều hơn so với mức lạm phát của họ. Kết quả không mong muốn của việc giữ lãi suất thấp của Fed là người tiết kiệm Mỹ sẽ bị “trừng phạt” và bị lợi nhuận âm (nghĩa là kiếm được ít hơn lạm phát và dẫn đến sức mua bị mất đi). Trong trường hợp này, nhằm kiếm được lợi nhuận thực dương, nhiều người gửi tiết kiệm sẽ chuyển sang các tài sản rủi ro hơn.

+ Đến thời điểm hiện tại, nhà đầu tư vẫn chưa cảm nhận được tác động tiêu cực có thể có của các khoản đầu tư rủi ro hơn vì dân Mỹ vẫn đang tiếp tục “thưởng thức” một trong những thị trường giá lên dài nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ.

+ Tuy nhiên, khi tiệc tan, và các cổ phiếu cũng như trái phiếu cho lợi tức cao ấy giảm, thì nhà đầu tư có thể bị thất vọng khi phát hiện ra những gì mà họ đang sở hữu trong các “quỹ thu nhập” ấy.

Trong môi trường lãi suất thấp này, nhà đầu tư có thể cảm thấy do dự và rõ ràng là họ có lý. Nếu Fed phát đi tín hiệu rằng họ đang nghiêm túc về chuyện tăng lãi suất, thì điều đó có thể khiến cho TTCK sợ rằng bữa tiệc sẽ kết thúc. Và bạn có thể đã nghe câu “tiệc càng lớn thì hôm sau càng bị nặng đầu”.

+Cho đến lúc này, không ai biết được tại sao – hay khi nào – bữa tiệc trên TTCK sẽ kết thúc.

CASE STUDY N0.937: GIÁ TRỊ DOANH DOANH NGHIỆP :LẤY 3 NGÂN HÀNG Vietcombank, VietinBank và BIDV LÀM VÌ DỤ

1-Rủi ro kinh doanh thấp vs cơ cấu kinh doanh :

Thống kê về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) năm 2015 cho thấy, cả 3 ngân hàng Vietcombank, VietinBank và BIDV đều khá tương đồng về hiệu quả sinh lời từ hoạt động tín dụng và thu lãi từ chứng khoán nợ (phần lớn là trái phiếu) khi tỷ lệ này ở 3 ngân hàng trên lần lượt là 2,81%, 2,80% và 2,78%.

Tuy nhiên, khi xét sang tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) mới thấy sự vượt trội của Vietcombank. Tỷ lệ NNIM năm 2015 của Vietcombank, VietinBank và BIDV lần lượt là 0,69%, 0,25% và 0,37%.

Nguyên nhân là do Vietcombank tỏ ra vượt trội trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng khi lãi thuần trong hoạt động này của Vietcombank đạt mức 1.572 tỷ đồng trong năm 2015. Con số này ở VietinBank và BIDV chỉ là 19,7 tỷ đồng và 293,9 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh doanh của Vietcombank cân đối hơn nhiều VietinBank và BIDV

Thực ra thì không cần đến những chỉ số tài chính như NIM hay NNIM mà chỉ cần nhìn vào hoạt động kinh doanh của “tam trụ” ngành ngân hàng cũng có thể dễ dàng nhận thấy, cơ cấu sinh lời của Vietcombank là cân đối nhất khi ngoài thu nhập lãi từ tín dụng, chứng khoán nợ và tiền gửi (thu nhập lãi thuần) thì các hoạt động kinh doanh khác như dịch vụ, ngoại hối vàng, mua bán chứng khoán kinh doanh hay mua bán chứng khoán đầu tư cũng đều tạo ra lợi nhuận đáng kể. Nhờ vậy mà rủi ro kinh doanh đối với Vietcombank cũng giảm bớt đi nhiều so với VietinBank và BIDV.

2-Nợ xấu vs tính minh bạch:

Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank không phải là thấp. Tại thời điểm kết thúc 6 tháng đầu năm 2016, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank ở mức 1,75%. Con số này thấp hơn một chút con số 2% của BIDV nhưng lại cao hơn đáng kể con số 0,91% của VietinBank.

Tuy nhiên, xem xét về nợ xấu mà chỉ sử dụng đến chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu thì chưa đủ. Tình trạng “giấu” nợ xấu hoặc báo lãi ảo để tăng trích lập dự phòng nhằm làm giảm nợ xấu là nỗi nhức nhối đối với ngành ngân hàng. Nơi lý tưởng nhất để “giấu” nợ xấu và tiếp tay cho lãi ảo chính là các khoản phải thucác khoản lãi, phí phải thu của các ngân hàng.

Nhưng không một nhà đầu tư nào phải lo lắng đến tính minh bạch trong nợ xấu của Vietcombank khi các khoản phải thu và các khoản lãi, phí phải thu của Vietcombank luôn duy trì ở mức thấp nhất cả về giá trị tương đối lẫn giá trị tuyệt đối. Đây là điều đáng kinh ngạc vì với một ngân hàng thuộc hàng lớn nhất Việt Nam như Vietcombank thì thường giá trị tuyệt đối của bất kỳ khoản mục nào cũng sẽ lớn hơn các ngân hàng tầm trung khác.

Cụ thể, tính đến hết nửa đầu năm 2016, tổng các khoản phải thu và các khoản lãi phí phải thu của Vietcombank chỉ ở mức 8.150 tỷ đồng, thấp hơn nhiều con số 16.433 tỷ đồng của BIDV và con số 25.494 tỷ đồng của VietinBank. Con số này thậm chí còn thấp hơn cả MBBank, Techcombank, SHB và đương nhiên thấp hơn SCB và Sacombank bởi 2 ngân hàng này có giá trị các khoản phải thu và lãi, phí phải thu quá lớn.

Tỷ lệ các khoản phải thu và các khoản lãi, phí phải thu trên tổng tài sản của Vietcombank tính đến hết ngày 30/06/2016 thấp nhất ngành ngân hàng, chỉ ở mức 1,2%.

3-Đòn bẩy tài chính:

Vietcombank là một trong những ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức thấp nhất. Tính đến hết ngày 30/06/2016, nợ phải trả của Vietcombank gấp khoảng 12,9 lần vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, nợ phải trả của VietinBank gấp khoảng 13,3 lần vốn chủ sở hữu. Con số này ở BIDV lên tới 19,9 lần.

Vì đặc thù ngành ngân hàng là đi vay và cho vay nên một trong những chỉ số khác thường dùng hơn và cũng hàm ý mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, đó là tỷ lệ LDR. Tạm tính tỷ lệ LDR bằng cách lấy cho vay khách hàng chia cho tiền gửi khách hàng thì tỷ lệ này ở Vietcombank thời điểm kết thúc nửa đầu năm 2016 chỉ khoảng 80%, một tỷ lệ rất hợp lý. Trong khi tỷ lệ này ở VietinBank và BIDV lần lượt là 103% và 95%.

Đương nhiên việc sử dụng ít đòn bẩy tài chính hơn sẽ làm giảm đáng kể rủi ro tài chính cho Vietcombank.

4-Trả cổ tức:

Hiện nay, đa số các ngân hàng không chia cổ tức, hoặc là để dành tiền tái đầu tư vào chính ngân hàng, hoặc là để xử lý các vấn đề tồn tại, đặc biệt là nợ xấu, hoặc cả hai.

Tuy nhiên, Vietcombank lại tỏ ra rất khác biệt khi đều đặn trả cổ tức bằng tiền mặt hàng năm với tỷ lệ từ 10% trở lên. Thậm chí năm 2016, ngoài việc trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, ngân hàng này còn trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ lên tới 35%.

Điều này cho thấy Vietcombank rất minh bạch và sòng phẳng trong vấn đề phân chia lợi nhuận với các cổ đông. Nếu không chia cổ tức, hẳn Vietcombank sẽ phải đối mặt với sự nghi ngờ, chỉ trích từ phía cổ đông và nhà đầu tư như nhiều ngân hàng đang phải chịu.

Đó là một số lý do quan trọng cho thấy Vietcombank là một ngân hàng rất “sạch” và minh bạch. Và đó cũng là lý do mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước chọn Vietcombank làm điểm đến đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng.

Không phải ngẫu nhiên mà cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s đánh giá rằng: “các chỉ số về chất lượng tài sản của Vietcombank là vượt trội hơn hầu hết các ngân hàng còn lại trong ngành”. Vietcombank cũng là ngân hàng Việt duy nhất được Moody’s xếp hạng tín nhiệm cơ sở ở mức b2, trong khi VietinBank ở hạng b3; BIDV, MBBank và Sacombank cùng xếp hạng caa1. Sắp tới, Moody’s dự tính sẽ nâng hạng tín nhiệm cơ sở cho một loạt các ngân hàng, trong đó có Vietcombank và VietinBank nhưng không có BIDV.

5-Cảm nhận của thị trường :

Không phải ngẫu nhiên mà cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s đánh giá rằng các chỉ số về chất lượng tài sản của Vietcombank là vượt trội hơn hầu hết các ngân hàng còn lại trong ngành.

Mới đây, Vietcombank ký thỏa thuận hợp tác với GIC, – quỹ đầu tư quốc gia của Singapore ký thỏa thuận ghi nhớ mua 7,73% cổ phần của Vietcombank trong đợt tăng vốn thứ 2 trong năm 2016 của ngân hàng này.

Cách đây gần 5 năm, một trong những sự kiện đáng nhớ của ngành ngân hàng cũng đã xảy ra khi Vietcombank chính thức bán 15% cổ phần cho tập đoàn tài chính Mizuho của Nhật Bản, qua đó khép lại quá trình thí điểm cổ phần hóa ngân hàng với nguồn lực từ đối tác ngoại và mở ra hàng loạt thương vụ hợp tác, đầu tư vào ngân hàng Việt của các nhà đầu tư nước ngoài sau này.

Nhưng không chỉ có các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư trong nước cũng cực kỳ ưa thích lựa chọn đầu tư vào Vietcombank hơn bất cứ ngân hàng nào khác. Bằng chứng là mặc dù vốn chủ sở hữu tương đương, lợi nhuận sau thuế tương đương, thậm chí thua kém đáng kể về tổng tài sản nhưng giá trị vốn hóa của Vietcombank lại lớn hơn cả của VietinBank và BIDV cộng lại

Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT Hoa Sen Group: Chỉ mới có mỗi vụ Formosa mà đã lớn chuyện!

FYI: HSG GIẢM CÒN 43.9 Đ!

“Hàng trăm tổ hợp thép trên thế giới đến nay vẫn nằm ngay giữa lòng các thành phố lớn, mặc dù các nước châu Âu có tiêu chuẩn môi trường khắt khe như thế nào. Chúng ta chỉ mới có mỗi vụ Formosa mà đã lớn chuyện! Tại sao chúng ta lại quá sợ sệt như thế? Đó là quan điểm của ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Hoa Sen Group tại ĐHCĐ bất thường ngày 6.9 về vấn đề triển khai dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận với tổng vốn đăng ký 10,6 tỷ USD của Cty CP Tập đoàn Hoa Sen đang được dư luận quan tâm khá nhiều.