TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

Dự án thép 10 tỷ USD: Tập đoàn Hoa Sen có 1 vay 2, bây giờ đòi vay 4

Trong nửa đầu năm 2016, Hoa Sen đã phải chi trả hơn 144 tỷ đồng tiền lãi vay, bằng 13,7% lợi nhuận sau thuế. Tỷ lệ này cùng kỳ năm 2015 thậm chí còn lớn hơn khi đạt gần 30%.

Không chỉ có khoản nợ khủng, chi phí lãi vay cao, Hoa Sen còn đối mặt với nợ đến hạn trả. Chỉ tiêu này không quá căng thẳng như ở Quốc Cường Gia Lai của gia đình Cường đô la nhưng 298 tỷ đồng tiền nợ phải trả gấp trong khi tiền mặt của công ty cuối kỳ chỉ là 210 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Hoa Sen còn có một vấn đề. Đó là doanh thu sụt giảm. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 2/2016 của Tập đoàn đạt 4.611 tỷ đồng, giảm 228 tỷ đồng, tương ứng 4,71% so với quý 2/2015, lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 12.968 tỷ đồng, giảm 579 tỷ đồng, tương ứng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

CASE STUDY N0.936: TRỌC PHÚ vs BỆNH VỸ CUỒNG: ĐIỂM VÀI KHUÔN MẶT ĐIỂN HÌNH NHẤT

1-“Ngu gì không làm thép”: Chủ tịch HĐQT Công ty CP tập đoàn Hoa Sen (HSG) Lê Phước Vũ đã tuyên bố như vậy tại đại hội cổ đông bất thường của công ty sáng 6-9 tại TP.HCM, với khán phòng không còn một chỗ trống.

+ Tính đến ngày 30/06/2016, tổng nợ phải trả của Tập đoàn Hoa Sen là 5.834 tỷ đồng, trong đó tính riêng các khoản vay nợ tài chính lên tới 4.638 tỷ đồng – chiếm tới 80% tổng nợ vay.

+ Trong danh mục các nhà băng cấp vốn tín dụng cho Tập đoàn Hoa Sen, không thể không kể đến sự góp mặt của những ông lớn trong ngành. Đứng đầu danh sách tài trợ vốn nghìn tỷ cho sản nghiệp của ông Lê Phước Vũ là Vietcombank, BIDV, ACB, Eximbank, MBBank, ANZ, Standard Chartered Bank…

+ Hầu hết các khoản vay đều có tài sản bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị hay hàng tồn kho, thậm chí Vietcombank, Agribank hay VPBank… còn cho Tập đoàn vay tín chấp hàng trăm tỷ đồng trong ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động.

2-Bầu Đức: ‘Đối thoại với Alan Phan là chuyện vớ vẩn’

+ Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai – ví von: “Chẳng khác nào một cậu sinh viên lại ‘lên mặt’ dạy toán cho GS.Ngô Bảo Châu”;

+ Khối tài sản ăn 5 đời không hết của Bầu Đức;

+ Cổ phiếu HAG xuống đáy, bầu Đức mất trắng hơn 4.000 tỷ đồng ( FYI: NHƯNG PHIÊN HÔM QUA 06/9/2016 HAG CHỈ CÒN 5.8000Đ/CP!)

Đầu năm 2016, phiên giao dịch 20/1 đánh dấu điểm đáy mới của cổ phiếu HAG khi giá chỉ còn 9.000 đồng/cổ phiếu. Đây là mức thấp nhất kể từ khi Hoàng Anh Gia Lai niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2008. Cổ phiếu xuống thấp kỷ lục khiến tài sản chứng khoán của đại gia Đoàn Nguyên Đức mất thêm 487 tỷ, xuống còn 3.129 tỷ đồng sau 12 phiên giao dịch. So với khối tài sản đầu năm 2015 là 7.575 tỷ đồng, tài sản của Bầu Đức đã “bốc hơi” khoảng 4.446 tỷ đồng.

3-FLC và “vấn nạn tập đoàn kinh tế tư nhân”;

Chủ tịch FLC: Năm 2016, cổ phiếu còn dưới mệnh giá, tôi sẽ cầm cố tài sản để mua lại: FYI: PHIÊN HÔM QUA (06/9/2016) FLC CÓ GIÁ 5.300 Đ/CP!

4-Đại gia Đặng Thành Tâm: “Lắm lúc tôi muốn uống thuốc sâu tự tử”;

CASE STUDY NO.935: BCTC :TỒN KHO + CÁC KHOẢN PHẢI THU (LẤY TTF+ OGC + JVC + NTACO LÀM VÍ DỤ)

Thời gian gần đây, việc một số doanh nghiệp bất ngờ báo lỗ lớn hàng trăm tỷ đồng, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng đã gây sốc cho không ít nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam. Điểm đáng chú ý, nguyên nhân lỗ của những khoản lỗ khổng lồ này hầu hết đến từ việc “bốc hơi” hàng tồn kho hoặc do trích lập dự phòng phải thu quá lớn.

Hầu hết những cổ phiếu của các doanh nghiệp này đều thuộc hàng “hot” trên TTCK với khối lượng khớp lệnh hàng triệu cổ phiếu mỗi phiên. Khi những con số lỗ “nghìn tỷ” bất ngờ công bố đã khiến nhà đầu tư chịu thiệt hại không nhỏ.

Ẩn số mang tên hàng tồn kho

Vụ việc gây chấn động TTCK Việt Nam trong hơn 1 tháng qua là việc CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) đột ngột báo lỗ hơn 1.100 tỷ trong quý 2. Theo báo cáo được kiểm toán bởi EY, khoản mục “Hàng tồn kho phát hiện thiếu khi kiểm kê” của TTF lên tới 980 tỷ đồng, điều này có nghĩa gần 1.000 tỷ đồng hàng tồn kho của TTF bỗng chốc “bay hơi”.

Việc hàng tồn kho biến mất đã khiến chi phí giá vốn hàng bán tăng vọt lên 1.167 tỷ đồng trong quý 2, kéo theo khoản lỗ khổng lồ của TTF.

Không những vậy, số liệu tài chính tại thời điểm cuối năm 2015 của TTF cũng bị điều chỉnh hồi tố 1 số khoản mục, trong đó điều chỉnh lớn nhất là các khoản phải thu ngắn hạn với mức giảm 218 tỷ đồng.

Những thông tin trên thực sự là cú sốc lớn với nhà đầu tư khi TTF đang là cổ phiếu “nóng” trên thị trường với triển vọng kinh doanh được đánh giá tích cực cùng sự hỗ trợ đắc lực của Tân Liên Phát – một thành viên thuộc VinGroup. Vụ việc này đã khiến cổ phiếu TTF rơi một mạch từ mức giá trên 40.000 đồng về dưới 10.000 đồng chỉ trong vòng 1 tháng.

Cũng giống như TTF, CTCP NTACO (ATA) cũng vừa tạo ra một cú sốc lớn cho nhà đầu tư khi dự thảo BCTC kiểm toán năm 2015 của doanh nghiệp này được công bố với khoản lỗ 426 tỷ đồng dù rằng báo cáo tự lập trước đó công ty báo lãi hơn 30 tỷ đồng.

Nguyên nhân khoản lỗ bất thường này do số dư hàng tồn kho 365 tỷ đồng trong năm 2015 của công ty đã “bay hơi” hoàn toàn. Bên cạnh đó, công ty cũng trích lập dự phòng công nợ gần 100 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối năm 2015, lỗ lũy kế của ATA đã lên tới 420,87 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến 30/6/2016 là 421,29 tỷ đồng, vượt xa vốn điều lệ công ty (gần 120 tỷ đồng). Nếu không có gì thay đổi ở báo cáo kiểm toán chính thức, ATA sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc.

ATA, TTF không phải là những trường hợp đầu tiên ghi nhận sự biến mất của hàng tồn kho. Trước đó, TTCK từng chứng kiến một vụ việc khá tiêu biểu là CTCP Việt An (AVF) khi hơn 500 tỷ đồng hàng tồn kho của doanh nghiệp này bỗng dưng biến mất trong năm 2014. Theo giải trình của AVF, việc thực hiện kiểm kê, đánh giá lại giá trị thành phẩm tồn kho và chi phí dở dang vùng nuôi đã khiến hàng tồn kho sụt giảm.

Tuy vậy, hơn 500 tỷ đồng hàng tồn “bay hơi” của AVF lại không được hạch toán đầy đủ vào chi phí giá vốn mà được hạch toán vào chi phí khác. Kết quả, AVF ghi nhận khoản lỗ lên tới 893 tỷ đồng trong năm 2014 và câu chuyện về số dư hàng tồn kho của doanh nghiệp này vẫn là dấu hỏi chưa có lời giải đáp.

“Ôm hận” với khoản phải thu

Bên cạnh nỗi đau mang tên hàng tồn kho thì các khoản phải thu cũng khiến không ít cổ đông “ôm hận” khi đầu tư vào những doanh nghiệp có quá nhiều các khoản phải thu lớn, tiêu biểu là trường hợp Ocean Group (OGC).

Phần lớn lỗ của Ocean Group đến từ trích lập các khoản phải thu

Với nhiều biến cố xảy ra, Ocean Group đã lỗ trên 2.000 tỷ trong năm 2014. Bên cạnh tác động từ việc Ocean Bank bị mua lại với giá 0 đồng thì một nguyên nhân quan trọng nữa khiến Ocean Group lỗ lớn là do đánh giá lại khả năng thu hồi các khoản phải thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp này.

Trong nửa đầu năm 2016, Ocean Group lại lỗ gần 500 tỷ đồng và chi phí trích lập dự phòng phải thu khó đòi tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh công ty.

Tính đến 30/6/2016, Ocean Group có tới 4.785 tỷ đồng phải thu ngắn hạn cùng với 1.732 tỷ đồng phải thu dài hạn và doanh nghiệp đã phải trích lập dự phòng lên tới 3.341 tỷ đồng. Trong đó, ông Hà Trọng Nam – chủ tịch Ocean Group và công ty VNT (do ông Nam làm chủ tịch) cũng nằm trong danh sách “con nợ” khó đòi của Ocean Group với số tiền lần lượt là 628 tỷ đồng và 1.041 tỷ đồng.

Ocean Group là trường hợp tiêu biểu về sự ảnh hưởng của các khoản phải thu tới kết quả kinh doanh và trên TTCK Việt Nam còn rất nhiều trường hợp doanh nghiệp cũng rơi vào tình trạng “khốn đốn” với các khoản phải thu.

Hay trong vụ việc của Gỗ Trường Thành, Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) và Thủy sản NTACO mới đây, việc đánh giá lại các khoản phải thu cũng khiến các doanh nghiệp này lỗ thêm cả trăm tỷ đồng.

Từ những sự việc kể trên, có thể thấy hàng tồn kho và khoản phải thu thực sự là những vấn đề lớn với doanh nghiệp và kết quả kinh doanh hoàn toàn có thể “lật ngược” chỉ bởi 2 khoản mục này. Do đó, với nhà đầu tư trên thị trường thì rủi ro là điều khó khỏi và khi có vấn đề xảy ra, họ cũng là những đối tượng bị tổn thương nặng nề nhất.

CASE STUDY NO.933:NGÂN HÀNG “CHƠI CHỨNG”: LẤY BIDV+ VCB + VIETINBANK LÀM VÍ DỤ

Chi ra trăm nghìn tỷ đầu tư chứng khoán

Theo báo cáo tài chính năm 2015, cả 3 ông lớn ngành ngân hàng là Vietinbank, BIDV và Vietcombank đều ghi nhận khoản đầu tư vào chứng khoán tăng vọt.

Cụ thể, tính đến hết năm 2015 khoản chứng khoán đầu tư của BIDV đạt 121.565 tỷ đồng, tăng tới 33% so với năm 2014. Trong số 121.565 tỷ đồng chứng khoán đầu tư bao gồm chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn thì có tới 68.084 tỷ đồng là chứng khoán Chính phủ, chiếm hơn 56% tổng chứng khoán đầu tư của BIDV; 24.773 tỷ đồng là chứng khoán sở hữu từ các TCKT phát hành; 10.576 tỷ đồng là chứng khoán từ các TCTD trong nước và khoảng 18.836 tỷ đồng là trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Ngoài ra, cũng ghi nhận khoản đầu tư chứng khoán kinh doanh của BIDV vào khoảng 8.873 tỷ đồng.

Tại Vietinbank trong năm 2015, số lượng chứng khoán đầu tư cũng ghi nhận sự tăng vọt lên tới 120.024 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2014. Trong khi chứng khoán kinh doanh chỉ ghi nhận 3.346 tỷ đồng giảm nhẹ so với năm 2014. Trong số hơn 120 nghìn tỷ đồng chứng khoán đầu tư có khoảng 41.668 tỷ đồng là chứng khoán Chính phủ, chiếm khoảng 35% tổng lượng chứng khoán đầu tư tại Vietinbank; 63.646 tỷ đồng là chứng khoán do các TCKT trong nước phát hành, chiếm 53%, còn lại 16.554 tỷ đồng là chứng khoán từ các TCTD phát hành. Mặc dù là ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước thế nhưng số lượng chứng khoán đầu tư mà Vietinbank nắm giữ phần nhiều lại là ở các TCKT và TCTD chứ không phải từ Chính phủ.

Đối với Vietcombank trong năm 2015, con số ghi nhận tổng lượng chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn là 108.055 tỷ đồng , tăng rất mạnh lên tới 61% so với năm 2014. Trong đó có tới 83.951 tỷ đồng là trái phiếu chính phủ, chiếm tới hơn 77% tổng khối lượng chứng khoán đầu tư của ngân hàng trong năm 2015; 10.934 tỷ đồng là chứng khoán do các TCKT phát hành; còn lại 10.309 tỷ đồng là chứng khoán từ các TCTD phát hành. Ngoài ra còn có 2.969 tỷ đồng là trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành.

Có thể thấy, tại Vietcombank khối lượng lớn chứng khoán đầu tư đến từ trái phiếu Chính phủ, chiếm tới 77% tổng lượng chứng khoán đầu tư. Rõ ràng Vietcombank khá rè chừng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán khi lựa chọn một kênh đầu tư khá an toàn đó là trái phiếu Chính phủ. Trong năm 2015, khoản chứng khoán kinh doanh của Vietcombank cũng chỉ đạt 9.467 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2014.

Lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán “nay lãi mai lỗ”.

6 tháng đầu năm 2016, “tam trụ” ngành ngân hàng ngành vẫn duy trì được khoản đầu tư vào chứng khoán tương đối cao.

Tại BIDV con số này tiếp tục tăng lên 137.448 tỷ đồng, tăng 13% so với cuối năm 2015, chứng khoán kinh doanh BIDV cũng ghi nhận tăng lên 11.182 tỷ đồng, tăng 26% so với cuối năm ngoái.

Tại Vietinbank 6 tháng đầu năm 2016, khoản chứng khoán đầu tư đạt con số 113.222 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cuối năm 2015; chứng khoán kinh doanh giảm còn 1.711 tỷ đồng, giảm gần 1 nửa so với cuối năm 2015 . Trong số 113.222 tỷ đồng tiền chứng khoán đầu tư, bao gồm chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn thì có tới hơn 45.354 tỷ đồng là chứng khoán Chính phủ, và 54.713 tỷ đồng là chứng khoán các TCKT phát hành, còn lại 16.340 tỷ đồng là chứng khoán do các TCTD phát hành.

Tại Vietcombank ghi nhận con số 105.702 tỷ đồng chứng khoán đầu tư, giảm nhẹ so với cuối năm 2015. Chứng khoán kinh doanh cũng giảm nhẹ chỉ còn 8.796 tỷ đồng so với 9.925 tỷ đồng ở  cuối năm 2015. Trong cơ cấu chứng khoán đầu tư tại Vietcombank chiếm phần lớn vẫn là trái phiếu Chính phủ đạt tới 77.805 tỷ đồng, còn lại là các khoản như tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN là 3.006 tỷ đồng, chứng khoán từ các TCTD là 10.003 tỷ đồng, chứng khoán từ các TCKT vào khoảng 13.623 tỷ đồng và hơn 3.513 tỷ đồng là trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành.

Mặc dù khoản đầu tư chứng khoán rất lớn thế nhưng lợi nhuận nó mang lại cho ngân hàng lại rất thất thường.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2016, lợi nhuận từ 2 khoản chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh mang lại cho BIDV chỉ là gần 137 tỷ đồng, trong khi chứng khoán kinh doanh lãi 222 tỷ thì chứng khoán đầu tư lại báo lỗ 85 tỷ đồng. Trước đó năm 2014 BIDV ghi nhận, chứng khoán kinh doanh lãi 210 tỷ đồng, thế nhưng sang năm 2015, lại âm 63 tỷ đồng; tương tự ở khoản chứng khoán đầu tư, năm 2014 lãi 819 tỷ đồng, thì đến năm 2015 chỉ lãi hơn 11 tỷ đồng.

Kết quả từ đầu tư chứng khoán của Vietinbank cũng rất bấp bênh, 6 tháng đầu năm 2016, Vietinbank ghi nhận lãi từ hoạt động chứng khoán kinh doanh là 59 tỷ đồng, giảm 1 nửa so với cùng kỳ 2015. Chứng khoán đầu tư lãi 26 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2015 khoản này báo lỗ 108 tỷ đồng.

Tương tư tại Vietcombank, 6 tháng đầu năm lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh đạt 182 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ. Trong khi chứng khoán đầu tư của Vietcombank lại báo lỗ 482 triệu, trong khi cùng kỳ năm ngoái ở khoản này Vietcombank vẫn lãi tới 95 tỷ đồng.

CASE STUDY N0.933: Người Việt Nam đóng bao nhiêu thuế?

Một công nhân,với mức lương 6 triệu thì phải đóng bao nhiêu thuế? Nếu bạn cho rằng bạn không đóng thuế gì thì bạn quá sai lầm. Chính phủ, tất cả chính phủ chứ không riêng gì Việt Nam, đều ban hành và áp dụng hàng trăm loại thuế khác nhau để đánh lừa người dân. Thay vì an phận và chấp nhận tư duy “mình nên làm gì để sống với lương 6 triệu,”có bao giờ bạn tự hỏi hay suy nghĩ khác như:

  • Vì sao lương bình quân của người Việt Nam chỉ 6 triệu?
  • Vì sao hầu hết hàng hóa ở Việt Nam đều đắt hơn ở những nước khác? Nghĩa là sức mua của người lao động Việt Nam thấp hơn lao động nước khác?
  • Sống với 6 triệu thì làm sao mà sống được?
  • Sao không phải 10 triệu hay 20 triệu?

Nguyên nhân chính sẽ làm bạn bất ngờ, không hề ngẫu nhiên đâu. Nguyên nhân chính, từ góc nhìn vi mô và vĩ mô, suy cho cùng cũng chỉ vì 3 nguyên nhân:

  1. Thuế
  2. Tham nhũng
  3. Lạm phát (sự mất giá của đồng tiền)

MỘT CÔNG NHÂN LƯƠNG 6 TRIỆU/THÁNG ĐÓNG BAO NHIÊU THUẾ?

 

Một công nhân lương 6 triệu 1 tháng đóng bao nhiêu thuế trong một năm? Anh ta tiêu cứ cho là hết 6 triệu đi thì anh ta đã đóng bao nhiêu tiền thuế?

 

Chi tiêu của anh ta như sau:

 

Nhà cửa 1.5tr/tháng

Đồ ăn 1.5tr/tháng

Tiền gửi gia đình 2tr/tháng

Xăng 500,000 VND/tháng

 

Sau đây là những khoản thuế anh ta phải đóng mỗi tháng:

  1. Thuế BHXH 26% (doanh nghiệp đóng 18%, người lao động 8%), nhưng thực chất tiền đó đến từ lương của người lao động. 26% x 6tr = 1,560,000 VND
  2. Bảo Hiểm Y Tế 4.5% (Doanh nghiệp đóng 3%, người lao động đóng 1.5%). 4.5% x 6 tr = 270,000 VND
  3. Bảo Hiểm Tai Nạn 2% (Doanh nghiệp 1%, người lao động 1%). 2% x 6 tr = 120,000 VND
  4. Phí công đoàn 2% (doanh nghiệp đóng, nhưng thực chất là người lao động đóng). 2% x 6tr = 120,000 VND.
  5. Thuế VAT. 10% x 1.5tr đồ ăn x 1.5tr tiền nhà trọ = 300,000 VND.
  6. Thuế VAT của tiền gửi gia đình (gia đình lấy tiền đó mua đồ) = 2tr x 10% = 200,000 VND
  7. Thuế xăng dầu: 500,000 VND x 40% = 200,000 VND
  8. Thuế lạm phát 10%/năm. 6tr x 10% / 12 tháng = 50,000 VND
  9. Thuế đút lót hành chính: ước tính tầm 200,000 VND/tháng.
  10. Thuế lót CSGT nếu bị kêu vô, ước tính mỗi tháng 100,000 VND.

Tổng cộng = 1,560,000 + 270,000 + 120,000 + 120,000 + 300,000 + 200,000 + 200,000 + 50,000 + 200,000 + 100,000 = 3,120,000 VND/tháng

 

Mỗi năm đóng = 3,120,000 x 12 tháng = 37,440,000 VND = 37.4 triệu.

 

Tính % của thu nhập = 37.4/(6×12) =51.94%.

 

Trung bình, một người công nhân với mức lương 6 triệu/tháng mỗi năm phải đóng 37.4 triệu tiền thuế, chiếm 51.94% thu nhập của anh ta.

 

Nếu tính luôn phí hải quan 10%, phí bảo kê, tầm 5%, vốn làm cho giá cả mắc hơn bình thường, thì mỗi năm anh ta phải đóng tầm 66.9%.

 

BẠN ĐÓNG BAO NHIÊU THUẾ BẢO HIỂM XÃ HỘI?

 

Thuế Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) hiện tại là 26%. Người lao động đóng 8% của lương và doanh nghiệp đóng 18%. Câu hỏi “Người lao động đóng bao nhiêu phần thuế BHXH?”

 

Nếu bạn đọc ở trên thì câu trả lời quá đơn giản, 8%. Còn 18% kia là doanh nghiệp trả, người lao động đâu có trả. Nhưng hãy suy ngẫm kỹ lại.

 

Từ phía cạnh doanh nghiệp, thuế BHXH là một trong những chi phí họ phải trả để thuê người lao động. Ngoài thuế BHXH thì họ phải trả lương, bảo hiểm y tế (BHYT), bải hiểm tai nạn, kinh phí công đoàn và vô số những phúc lợi khác cho người lao động.

 

Để đơn giản hóa vấn đề. Giả sử lương của người lao động là 100đ thì chi phí để doanh nghiệp phải trả để thuê người lao động là:

 

18% thuế BHXH: 18đ

3% thuế BHYT: 2đ

1% thuế bảo hiểm tai nạn: 1đ

2% phí công đoàn: 2đ

 

Tổng cộng: 100đ lương + 18đ BHYT + 3đ BHYT + 1đ BHTN + 2đ phí công đoàn = 124đ. Nghĩa là ngoài tiền lương 100đ thì doanh nghiệp phải trả thêm 24đ để thuê người lao động.

 

Đọc tới đây thì có thể bạn sẽ nói: “Rồi sao? Liên quan gì? Người lao động chỉ phải trả 8% thuế BHXH thôi.” Hãy suy nghĩ kỹ lại. Cái tiền 18% BHXH mà doanh nghiệp đóng là một chi phí, cũng như phúc lợi của họ để thuê người lao động cùng với vô số các chi phí khác. Nghĩa là tiền đó là một phần trong gói lương của người lao động.

 

Nếu doanh nghiệp không phải đóng 18% đó, thì nó sẽ thuộc về người lao động. Nghĩa là thay vì được trả 100đ thì họ sẽ được trả 118đ. Cái 18% BHXH đó thuộc về người lao động.

 

Bây giờ có thể bạn không tin tôi hoặc bối rối và vẫn chưa hiểu. Nhưng bạn có thể hỏi bất cứ một người nào đã từng khởi nghiệp, đã từng kinh doanh hay đã từng trả lương cho người khác. Doanh nghiệp không hề trả 18% thuế BHXH. Người trả là người lao động. Vì 18% đó là một phần trong lương của họ được trích ra để trả.

 

Nhưng vì sao chính phủ lại chia ra làm 2 mục: doanh nghiệp 18% và người lao động 8%? Sao họ không nói rằng “bạn phải đóng 26% thuế BHXH?” Dễ hiểu thôi. Giả sử như bây giờ nếu chính phủ giữ nguyên mức thuế 26%, thay vì chia thành 2 mục, họ đổi tên và chính sách thành: “người lao động phải nộp 26% lương của mình vào quỹ BHXH”.

 

Lúc đó phản ứng của bạn sẽ ra sao? Nguy cơ rất cao là bạn sẽ phản đối. Nhưng nếu họ dùng thuật ngữ để đẩy hướng dư luận sang “bạn chỉ cần đóng 8% thôi còn 18% còn lại doanh nghiệp sẽ trả” thì phần đông chúng ta sẽ ủng hộ.

 

Vì chúng ta tập trung vào thuật ngữ và phần đóng của doanh nghiệp mà nghĩ rằng phần đó là doanh nghiệp đóng. Nhưng thực tế thì chính bạn là người đóng 18% đó. Đó là cách chính phủ dùng thuật ngữ để đánh thuế bạn gián tiếp.

 

Giờ thì bạn đã suy nghĩ khác chưa? Tôi sẽ hỏi lại:

 

Thuế Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) hiện tại là 26%. Người lao động đóng 8% của lương và doanh nghiệp đóng 18%. Câu hỏi “Người lao động đóng bao nhiêu phần thuế BHXH?”

 

AI ĐÓNG THUẾ DOANH NGHIỆP?

 

Tôi bắt đầu bài viết này với một câu hỏi mà gần như mọi người sẽ cho rằng nhảm nhí: “ai đóng thuế doanh nghiệp?”

 

Các chính trị gia, các nhà hoạt động xã hội và các tổ chức dân sự luôn nói rằng doanh nghiệp bốc lột, doanh nghiệp phải đóng thuế nhiều hơn, doanh nghiệp phải làm cái này cái kia. Họ cho rằng các công ty, các tập đoàn kinh tế lợi dụng sức lao động để thu lợi nhuận về cho riêng mình, nên việc gia tăng thuế doanh nghiệp là điều phải làm để bảo vệ xã hội và công dân. Nhưng “ai đóng thuế doanh nghiệp?”

 

Nếu tôi phải đoán thì bạn sẽ nói: “hỏi gì mà ngu vậy? Thuế doanh nghiệp thì doanh nghiệp đóng. Doanh nghiệp không đóng thì ai? Thằng này đúng xàm.”

 

Nhưng sự thật thì không phải vậy. Chúng ta hãy suy ngẫm và phân tích nhé.

 

Chính phủ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt lên xe ô tô, vậy nghĩa là xe ô tô sẽ đóng thuế? Chính phủ áp dụng thuế xăng dầu, vậy là xăng dầu sẽ đóng thuế? Chính phủ áp dụng thuế VAT lên hàng hóa, hàng hóa sẽ đóng thuế? Chính phủ áp dụng thuế môi trường, môi trường sẽ đóng thuế? Chính phủ áp dụng thuế mua bán bất động sản, căn nhà bạn mới bán sẽ đóng thuế? Không hề.

 

Chiếc ô tô, xăng dầu, hàng hóa ở siêu thị, môi trường hay bất động sản dù bị áp đặt thuế nhưng họ không hề đóng thuế. Chỉ có con người mới đóng thuế.

 

Vậy ai là người đóng thuế cho những thứ nói trên? Chính bạn. Bạn đóng thuế xăng dầu khi bạn đổ xăng. Bạn đóng thuế VAT khi bạn mua hàng ở siêu thị. Bạn đóng thuế ô tô khi bạn mua chiếc xe mới. Bạn đóng thuế bất động sản khi bạn mua cái chung cư kia.

 

Để trở lại câu hỏi ban đầu “Ai đóng thuế doanh nghiệp?”, chúng ta hãy định nghĩa doanh nghiệp là gì. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh, một thực thể pháp lý. Nó được thành lập bởi con người và điều hành bởi con người. Doanh nghiệp là một tập thể bao gồm nhiều con người. Doanh nghiệp chính là con người.

 

Khi chính phủ áp đặt một loại thuế nào đó lên doanh nghiệp, việc họ làm là áp đặt thuế lên những con người làm việc cho doanh nghiệp và những con người tiêu thụ những sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ đóng vai trò là người thu tiền thuế thay cho những người nói trên. Người đóng thuế doanh nghiệp là ông giám đốc, anh trưởng phòng, chị kế toán, các anh chị nhân viên và công nhân, và những khách hàng trả tiền để mua hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp.

 

Doanh nghiệp không hề đóng thuế doanh nghiệp, người đóng thuế là những người làm cho doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp. Không hề có cái thứ gọi là ‘thuế doanh nghiệp’ vì doanh nghiệp không hề trả thuế. Nó chỉ là một ngộ nhận. Không hề có ‘thuế doanh nghiệp’ vì khi doanh nghiệp bị áp đặt thuế, chỉ con người mới đóng thuế.

 

CASE STUDY N0.931: ĐỌC BCTC NHƯ THẾ NÀO

Như ngạn ngữ cổ đã nói: “Những con số không biết nói dối”. Những con số có thể biểu thị cho sự thịnh vượng hay nghèo đói nhưng nó cũng có thể cho chúng ta thấy tín hiệu về những vấn đề bất thường trong công ty. Trong bài này, chúng ta sẽ khám phá 8 dấu hiệu khả nghi chỉ ra vấn đề bất thường của một công ty dựa trên việc phân tích báo cáo tài chính.

Làm thế nào để đọc một báo cáo tài chính

Trước khi bạn có thể khoanh vùng khả nghi trên Báo cáo Tài chính, bạn cần biết đọc báo cáo tài chính. Rất nhiều người đơn giản chỉ mở ra và tìm kiếm đánh giá trên các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận hay dòng tiền.

Tuy nhiên Báo cáo tài chính còn có những phần khác mà bạn nên biết. Về cơ bản, Báo cáo tài chính gồm 4 thành phần:

Báo cáo Kiểm toán: Đây là báo cáo được lập bởi kiểm toán viên đưa ra ý kiến của họ về báo cáo tài chính dựa trên những gì kiểm toán viên thu thập được. Báo cáo tài chính: Bản thân Báo cáo tài chính đã là một tập hợp các báo cáo nhỏ hơn cung cấp một bức tranh toàn cảnh về dòng tiền trong công ty và vị thế tài chính của công ty đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Các báo cáo nhỏ hơn có trong báo cáo tài chính là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh báo cáo tài chính: Tài liệu quan trọng để hỗ trợ bạn đọc báo cáo tài chính. Thuyết minh báo cáo tài chính sẽ giải thích rõ các giao dịch quan trọng ở công ty hoặc chi tiết hơn về các tài khoản kế toán.

Ý kiến và phân tích từ ban quản trị: Tương tự như một bản tóm tắt, đây là một lưu ý từ ban quản trị gồm các thông tin hoặc chủ đề mà ban quản trị muốn thông báo tới các cổ đông hoặc người đọc báo cáo. Những lưu ý này của ban quản trị thường là kết luận từ một phần của báo cáo, và xếp ở phần riêng này, vì nó có thể không nhất thiết phải dễ hiểu đối với người đọc.

Ở phần này sẽ cung cấp những thông tin vô cùng giá trị để giúp bạn xác định lợi nhuận, thanh khoản và dòng tiềng trong công ty; mọi dấu hiệu đều quan trọng để bạn thấy được sức khỏe công ty.

Tìm kiếm dấu hiệu

Bây giờ bạn đã có ý tưởng để đọc báo cáo tài chính, dưới đây là 8 dấu hiệu mà có thể là những “điểm đen” trên báo cáo tài chính của công ty. 1. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (debt-to-equity ratio) đang tăng lên: Điều này cho thấy công ty đang sử dụng nợ nhiều hơn cả những gì công ty có.

Một dấu hiệu báo động nếu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 100%. Ngoài ra bạn cũng có thể theo dõi Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Lãi Vay (Interest coverage ratio) được tính bằng cách lấy lợi nhuận hoạt động chia cho lãi vay. Nếu hệ số này nhỏ hơn 5 thì đây cũng là điểm cần chú ý.

8redflags_1
 

Hình 1.1: Cơ cấu sử dụng nợ của công ty tăng dần qua các năm. Đến năm 2015 công ty có chỉ số nợ/vốn chủ sở hữu là 208%

2. Doanh thu liên tục giảm qua các năm: Nếu công ty có ba hoặc nhiều năm doanh thu sụt giảm, chứng tỏ công ty đã không kinh doanh tốt. Trong khi các biện pháp cắt giảm chi phí, như bỏ các khoản chi tiêu lãng phí và cắt giảm nhân viên, có thể bù đắp cho việc suy giảm doanh thu, nhưng công ty cần phải có sự thay đổi trong kinh doanh trong vòng 3 năm nếu không việc cắt giảm sẽ không mang lại giá trị dài hạn.

8redflags_2
 

Hình 2.2: Doanh thu bán hàng công ty giảm 3 năm liên tiếp

3. Khoản mục “Chi phí khác” trên bảng cân đối kế toán lớn bất thường: Các công ty thường có khoản mục “chi phí khác” hay biến động hoặc quá nhỏ để định lượng, đây là điều bình thường trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Nếu khoản mục “chi phí khác” có giá trị cao bất thường, bạn nên tìm xem điều gì tạo nên khoản mục “chi phí khác” cao đến như vậy. Và bạn có thể dự đoán khoản mục này còn xuất hiện trong tương lai hay không.

8redflags_3
 

Hình 3.1: Doanh nghiệp có chi phí khác cao bất thường khi tăng gấp 4 lần so với năm trước đó nhưng lại không có giải thích nào trong thuyết minh BCTC

4. Dòng tiền thiếu ổn định: Dòng tiền là tín hiệu tốt cho biết sức khỏe của công ty, dòng tiền giống như một dòng chạy, lên và xuống. Các khoản mục trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy các giao dịch đang được xử lý nhưng chúng không cho ta biết về các giao dịch xảy ra trong tương lai. Ngược lại, tình trạng thiếu tiền có thể là dấu hiệu việc chưa ghi nhận đúng thực tế (Under-billing/Over-billing) về tình hình kinh doanh của công ty

8redflags_4
 

Hình 4.1: Một công ty có dòng tiền âm và thiếu ổn định

5. Sự tăng lên của các khoản phải thu và hàng tồn kho có liên quan tới doanh thu: Tiền ở các khoản phải thu hoặc trong hàng tồn kho là các khoản tiền không tạo ra lợi nhuận. Trong khi điều quan trọng là phải có đủ hàng tồn kho để đáp ứng các đơn đặt hàng, tuy nhiên một công ty lại không muốn các khoản phải thu chiếm phần nhiều trong doanh thu hoặc trữ nhiều hàng tồn kho không bán được.

8redflags_5
 
8redflags_6
 

Hình 5.1: Một doanh nghiệp ngành mía đường bị chôn vốn trong hàng tồn kho khi nguồn cung mía đường dư thừa khiến thành phẩm sản xuất không bán được

6. Liên tục phát hành cổ phiếu: Nhiều cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán, tức là sẽ có nhiều cổ phần bị pha loãng hơn. Nếu số lượng cổ phần của một công ty liên tục tăng hai hoặc ba phần trăm mỗi năm cho thấy công ty đang phát hành nhiều cổ phần và làm loãng giá trị của công ty.

8redflags_7
 

Hình 6.1: Công ty liên tục tăng vốn chủ sở hữu bằng hình thức phát hành cổ phiếu bổ sung gây thiệt hại nhiều đến cổ đông thiểu số

7. Nợ vay luôn cao hơn tài sản bảo đảm: Kinh nghiệm cho thấy một số công ty duy trì ổn định tài sản và nợ vay khi ngành kinh doanh của công ty không phụ thuộc vào yếu tố theo mùa hoặc ít bị ảnh hưởng bởi áp lực thị trường. Kể các các công ty trong ngành có tính mùa vụ (Ví dụ: các công ty xây dựng không hoạt động trong những tháng mùa đông), cũng có thể để nợ nhiều hơn so với tài sản bảo đảm. Về mặt kỹ thuật, nợ vay cao hơn tài sản bảo đảm nằm trong kế hoạch được lập. Nếu công ty để nợ phải trả tăng cao mà không có tài sản bảo đảm cũng có thể là dấu hiệu việc sử dụng đòn bẩy quá nhiều.

8. Giảm biên lợi nhuận gộp: Đây là thước đo về tính sinh lời của công ty được tính bằng cách lấy lợi nhuận thu được trên doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ suất lợi nhuận biên giảm là điểm nên lưu ý. Biên lợi nhuận thể hiện chi phí sản xuất trực tiếp ra hàng hóa hoặc dịch vụ và biên lợi nhuận cần phải đủ để trang trải chi phí hoạt động như chi phí nợ.

8redflags_8
 

Hình 8.1: Biên lợi nhuận gộp công ty giảm qua các năm từ 34% về 6% rồi -7%

Phân tích báo cáo tài chính của một công ty dù cho bạn là cổ đông hoặc nhà đầu tư đều là kỹ năng giá trị. Hãy dành thời gian để tìm hiểu sâu báo cáo tài chính và xem xét những dấu hiệu khả nghi để có những nhận định đúng đắn về tình hình tài chính của công ty.

Với góc nhìn của một nhà phân tích thì “đọc hiểu” các con số để mổ xẻ được ý nghĩa đằng sau nó là điều kiện cần để trở thành một nhà phân tích thành công. Nhưng đừng xem xét các con số này một cách riêng lẻ mà hãy đặt chung với việc phân tích ngành , phân tích mô hình kinh doanh để tự xây dựng cách phân tích sâu hơn.

CASE STUDY N0.930:GIAN LẬN TRONG BCTC:LẤY TTF LÀM VÍ DỤ

BCTC quý II-2016 của Gỗ Trường Thành (TTF) do Ernst & Young (E&Y) kiểm toán đã gây sốc cho rất nhiều người khi phát hiện hàng tồn kho bị thiếu khi kiểm kê lên đến 980 tỷ đồng.

Con voi chui lọt lỗ kim

Trước hết, cần khẳng định 980 tỷ đồng là một con số rất lớn dựa trên bất cứ tương quan gì. Chẳng hạn, số tiền này lớn gấp 3,6 lần tổng lợi nhuận của TTF trong 5 năm 2011-2015 (272 tỷ đồng); tương đương hơn 1/4 giá trị tổng tài sản của TTF (gần 3.600 tỷ đồng) tại thời điểm giữa năm 2016; tương đương 1/3 giá trị vốn hóa và 2/3 vốn điều lệ (1.446 tỷ đồng) của TTF tính đến thời điểm 3-8-2016 (xấp xỉ 2.700 tỷ đồng).  

Sai lệch về sổ sách dù bất kỳ lý do gì cũng sẽ gây ra những tác động về niềm tin, không chỉ dừng lại ở câu chuyện của NĐT, cổ đông của TTF. Liệu sẽ còn bao nhiêu TTF? Trước khi công bố việc hàng tồn kho bốc hơi, lỗ khủng, TTF cũng được xem là hình mẫu của các công ty vượt khó, tái cấu trúc thành công, nhưng nay xem chừng khó vẫn hoàn khó, thậm chí còn khó hơn.

Quý II-2016, doanh thu thuần của TTF chỉ đạt 222 tỷ đồng, giảm 2/3 so với cùng kỳ năm trước (gần 620 tỷ đồng); trong khi giá vốn hàng bán của quý II-2016 lại tăng lên 1.166 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước (545 tỷ đồng). Và cũng phải nói thêm rằng, nguyên nhân chủ yếu làm đội giá vốn hàng bán của TTF do đã hạch toán 980 tỷ đồng hàng tồn kho bị thiếu vào khoản mục này. Hệ quả là TTF bị thua lỗ nặng với 1.125 tỷ đồng. Đến đây, sẽ có một loạt câu hỏi liên quan đến hàng tồn kho được đặt ra như: Hàng tồn kho gồm những gì? Vì sao lại bị thiếu? Phát hiện thiếu như thế nào?

 Trên BCTC của TTF liệt kê hàng tồn kho gồm: Hàng mua đang đi trên đường; nguyên vật liệu, phụ liệu; công cụ, dụng cụ; chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang; thành  phẩm; hàng hóa; hàng gửi bán. Trong mỗi loại hàng tồn kho tất nhiên là còn có nhiều chủng loại khác nhau và dễ thấy là số lượng hàng tồn kho thường rất nhiều, nhất là đối với một DN có quy mô lớn như TTF. Khi kiểm toán viên xác định giá trị hàng tồn kho, ngoài những nghiệp vụ cơ bản thì… đếm là điều bắt buộc. Nói đến đây hẳn sẽ có thắc mắc rằng với khối lượng hàng tồn kho lớn làm sao đếm xuể? Trong thực tế, kiểm toán viên sẽ tiến hành đếm mẫu thay vì đếm tất cả, tuy nhiên việc kiểm đếm sẽ thực hiện một cách kỹ lưỡng đối với loại hàng tồn kho có giá trị lớn, cho dù giá trị có như thế nào kiểm toán viên cũng phải thu thập được những bằng chứng có tính xác thực cao nhất. Chẳng hạn, đối với nguyên vật liệu, có thể xem xét các hóa đơn đầu vào, còn đối với giá trị của thành phẩm, ngoài việc xem xét số lượng cũng cần đối chiếu cả về giá thành, giá bán như thế nào.

 
 

Còn bao nhiêu TTF?

Một vấn đề cũng cần lưu ý đó là giá trị sẽ được xác định bằng công thức: Giá trị = Đơn giá (hoặc giá thành) x Số lượng (hoặc khối lượng). Như đã nói ban đầu, 980 tỷ đồng là một con số rất lớn, tương ứng đơn giá và số lượng cũng rất lớn. Với giá trị, khối lượng lớn như vậy, có lẽ không quá khó đối với dân kiểm toán có nghề để phát hiện nếu xảy ra sự thiếu sót. Nhưng tại sao một khối lượng lớn như vậy lại có thể dễ dàng biến mất, đúng là một câu hỏi không dễ trả lời. Một mất mười ngờ, và tất nhiên có nhiều giả thiết, suy đoán, võ đoán liên quan đến 980 tỷ đồng hàng tồn kho bị thiếu, chẳng hạn: Công tác quản lý lỏng lẻo, dẫn đến hàng hóa bị thất thoát hoặc giá trị hàng tồn kho bị thổi phồng và đến lúc làm rõ thì “xì hơi”… Muốn có câu trả lời đúng nhất có lẽ phải đợi TTF giải trình, hoặc cơ quan quản lý lên tiếng. Nhưng với nguyên nhân nào cũng chứng tỏ rằng hoạt động quản trị của TTF có vấn đề và thiếu tính bền vững. Một hệ thống quản trị, kiểm soát chặt chẽ sẽ giảm thiểu đáng kể các rủi ro bị thất thoát, chứ chưa nói đến chuyện thất thoát với quy mô lớn như vậy.

Trước khi BCTC quý II-2016 được E&Y kiểm toán công bố, nhiều người vẫn còn đoán già đoán non về việc đáy của TTF sẽ là bao nhiêu. Nhưng nay với việc hàng tồn kho bốc hơi như vậy, có lẽ niềm tin của NĐT đối với TTF cũng bốc hơi theo. Niềm tin không còn hẳn chẳng mấy ai muốn mua CP, và như vậy hàng triệu CP bị chất bán với giá sàn theo từng phiên sẽ rất khó để thoát ra ngoài và thiệt hại là điều không thể đong đếm. Tính đến ngày 3-8, TTF đã có 12 phiên giảm sàn liên tiếp và chỉ còn 18.600 đồng/CP, mức giá này thấp hơn mức giá đỉnh của TTF lập hôm 18-7 (43.600 đồng/CP) đến 57%. Cũng trong khoảng thời gian này, giá trị vốn hóa của TTF đã bốc hơi gần 3.600 tỷ đồng, tức trung bình 300 tỷ đồng/phiên. Điều đáng nói hơn nữa, thanh khoản của TTF cũng giảm luôn khi phiên 3-8 chỉ có đúng 10 CP được giao dịch. Cuối tuần trước còn xuất hiện thông tin một thành viên HĐQT của TTF đăng ký mua 3 triệu CP trong khoảng thời gian từ 2-8 đến 31-8, nhưng không rõ sẽ mua kiểu gì với giá nào, khối lượng ra sao. Khi nào TTF sẽ xử lý được 980 tỷ đồng hàng tồn kho bị thiếu xem chừng là một câu hỏi khó. Nhưng khi nào TTF có thể vãn hồi niềm tin của NĐT xem ra còn khó hơn.