TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY NO.913:RỦI RO LẠM PHÁT VÀ CHỌN KÊNH ĐẦU TƯ

1-TRONG KHI BỘI CHI NGÂN SÁCH KHÔNG NGỪNG TĂNG “CỘNG HƯỞNG” VỚI “HẾT DƯ ĐỊA TĂNG GDP BẰNG CÁCH”:

(I) TĂNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN,NHẤT LÀ DẦU MỎ;

(II) TĂNG KHAI THÁC ĐẤT (TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THUẾ , PHÍ,LỆ PHÍ LIÊN QUAN);

(III) LAO ĐỘNG RẺ (CÁC NHÀ ĐẦU TƯ FDI MỸ ;EU;MỘT PHẦN KOREA SẼ CHUYỂN QUA CÁC LĨNH VỰC CẦN NHIỀU VỐN VÀ CÔNG NGHỆ CAO,CHỨ KHÔNG ĐI VÀO LĨNH VỰC “THÂM DỤNG LAO ĐÔNG VÀ “BÓC LỘT MÔI TRƯỜNG”,NHẤT LÀ SAU TPP);

(IV)TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG;

(V)  “XỬ LÝ” KHỐI DNNN (CỔ PHẦN HÓA;THOÁI VỐN;GIẢM ICOR,KỂ CẢ BẰNG BIỆN PHÁP “HÀNH CHÍNH” LÀ GOM VỀ 1 ĐẦU MỐI NHẰM BỎ “BỘ CHỦ QUẢN”);

2-THÌ CHỈ CÒN 3 OPTIONS ĐỂ TĂNG GDP:

(I)KIỀU HỐI ? (MÀ KHÔNG KÍCH HOẠT LẠM PHÁT VÌ CHÍNH NGUỒN NGOẠI TỆ NÀY ĐÃ ”HẤP THỤ” HẦU HẾT ,CHỨ KHÔNG HẾT 100%, SỐ TIỀN MỚI ĐƯỢC “NHÀ MÁY IN TIỀN” SẢN XUẤT RA THEO CHỈ THỊ!?)

(II)NỚI ROOM CHO KHỐI NGOẠI ,KỂ CẢ TRONG LĨNH VỰC KHÁ NHẠY CẢM LÀ NGÂN HÀNG + BÁN LẺ (NHẰM THU HÚT THÊM ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI FPI/FOREIGN PORFOLIO INVESTMENT);

(III) BƠM TIỀN (“QE” = NỚI LỎNG ĐỊNH LƯỢNG) TỪ  2 NGUỒN :

A/ DỰ TRỮ NGOẠI TỆ /VÀNG (IF ANY) ? AND/OR

B/ TĂNG CÔNG SUẤT NHÀ MÁY IN TIỀN QUỐC GIA?

 

 

3-KL:RỦI RO LẠM PHÁT VÔ CÙNG LỚN,ĐẶC BIỆT TỪ EXTERNALITIES, NẾU :

(I)BƠM TIỀN (“QE”=NỚI LỎNG ĐỊNH LƯỢNG) NHẰM ĐẠT “THÀNH TÍCH CHÍNH TRỊ” (GDP PHẢI ĐẠT 7%/NĂM?!) AND/OR “CỨU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG” (MUA 0 ĐỒNG THAY VÌ CHO NH PHÁ SẢN AND/OR DN CỨU DNNN (TRÌ HOÃN CỔ PHẦN HÓA/THOÁI VỐN (“KINH TẾ NHÀ NƯỚC LÀ CHỦ ĐẠO”!?) AND/OR CỨU CẢ DN DÂN DOANH ,VD: HAG SẼ LÀ TIỀN LỆ XẤU (IF )? ( VÌ ĐANG CHỦ TRƯƠNG LẤY CẢI CÁCH KHU VỰC DÂN DOANH LÀM HẠT NHÂN CHO THỂ CHẾ KINH TẾ MỚI THÌ CHẲNG LẼ THẤY HAG SẮP …CHÌM MÀ KHÔNG CHÌA BÀN TAY “CỨU HỘ/RESCUE ”??) ;ETC…

(II)GIÁ DẦU TĂNG (ĐẨY GIÁ XĂNG + CÁC DẪN PHẨM TỪ DẦU MỎ ( FYI: VIỆT NAM “NHẬP RÒNG” VỚI TỐC ĐỘ TĂNG RẤT CAO: Tiêu thụ dầu của Việt Nam đang tăng nhanh nhất khu vực, vượt cả Trung Quốc/ http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/anz-tieu-thu-dau-cua-viet-nam-dang-tang-nhanh-nhat-khu-vuc-vuot-ca-trung-quoc-20150203161956322.chn; Trong dài hạn, Việt Nam sẽ phải nhập siêu dầu mỏ/ http://fica.vn/dong-chay-von/vi-mo/anz-trong-dai-han-viet-nam-se-phai-nhap-sieu-dau-mo-26420.html
(III)NGUỒN KIỀU HỐI GIẢM DO KINH TẾ TOÀN CẦU SUY THOÁI AND/OR CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT % KHI GỬI USD;(FYI: ÁP LỰC CỰC LỚN BUỘC NHNN PHẢI “ĐIỀU CHỈNH CÓ LỘ TRÌNH”:TRẢ VÀNG + USD VỀ CHO THỊ TRƯỜNG ĐIỀU TIẾT THAY VÌ NHNN TIẾP TỤC “ÁP ĐẶT MỆNH LỆNH HÀNH CHÍNH”!)

CASE STUDY NO.912 : ĐỜI NGẮN LẮM…YÊU NHAU ĐI ! (LẤY CUỘC ĐỜI CỦA DANH HÀO LEV TOLSTOY LÀM VÍ DỤ!

PS: 3 LỜI KHUYÊN : 1-ĐỪNG BAO GIỜ LẤY CHỒNG LÀ …THIÊN TÀI ! 2- CHỚ LẤY VỢ LÀ NGƯỜI ĐÀN BÀ….XINH ĐẸP QUÁ ! 3- NEVER BẬT MÍ MỌI BÍ MẬT ĐỜI TƯ CHO CHỒNG/VỢ ?

1-Một trong những câu văn nổi tiếng nhất mà đại danh hào người Nga Lev Tolstoy từng viết là câu mở đầu trong tiểu thuyết Anna Karenina: “Mọi gia đình đều có những niềm hạnh phúc tương tự như nhau. Nhưng họ lại ẩn giấu những nỗi đau riêng muôn hình vạn trạng mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu”!

 

2-SỰ THỰC:

Cuộc hôn nhân của Tolstoy dường như đã rơi vào bi kịch. Ông và vợ ông, Sophia, đã có với nhau 13 người con. Dưới vẻ bề ngoài của một gia đình hạnh phúc, Sophia luôn là một người trợ lý tận tụy trong việc thu thập và sắp xếp bản thảo văn học của chồng mình. Tuy nhiên, mọi việc lại vốn không êm đềm như vẻ ngoài của nó.

Sophia xuất thân từ tầng lớp quý tộc của nước Nga. Nhưng bà đã bất chấp tất cả để đến với Tolstoy mặc cho áp lực đến từ gia đình và xã hội. Trái tim chân thành và lãng mạn của ông đã khiến cho bà cảm động.

Cuộc hôn nhân giữa hai người bắt đầu vô cùng tốt đẹp. Họ kết hôn vào năm 1862, yêu nhau say đắm, điên cuồng và mãnh liệt.

Tuy nhiên, cuộc sống hôn nhân lại chẳng được như giấc mộng màu hồng. Sophia bắt đầu chán ngán với những ý tưởng điên rồ của Tolstoy về sự cải cách xã hội cùng với việc ông chấp nhận một cuộc sống đơn giản đến mức nghèo nàn.

Ngày 8/10/1862, 2 tuần sau lễ cưới với tiểu thuyết gia 34 tuổi Leo Tolstoy, người phụ nữ có tên thời con gái là Sofia Behrs đã viết trong nhật ký: “Quá khứ của chồng tôi khủng khiếp đến độ tôi nghĩ mình sẽ không chấp nhận nổi”.

Thì ra, Tolstoy đã cho cô dâu 18 tuổi đọc hết toàn bộ nhật ký thời trai trẻ, ghi lại mọi thói tật, từ cờ bạc, rượu chè đến thú vui trụy lạc của ông.

Vài ngày sau nữa, Sofia thú nhận, bà không thể nào làm cho chồng hạnh phúc và sự lạnh lùng của ông khiến bà “sắp hết khả năng chịu đựng”. Ngày 23/11, Sofia từng nói đến chuyện muốn giết chồng. Sau đó, bà liên tục nhắc đến việc tự tử và đã ít nhất hai lần thử kết thúc cuộc đời mình.

Cuộc đời của gia đình quý tộc bên vợ đã cung cấp nhiều ý tưởng cho Tolstoy, giúp ông viết lên những tuyệt tác vĩ đại. Ví dụ như trong tác phẩm “Chiến tranh và Hòa bình”, nữ nhân vật Natasha được phỏng theo người em gái của Sophia là Tanya.

Sophia và Tolstoy chia sẻ với nhau tất cả mọi thứ, bao gồm việc dùng chung cả nhật ký của họ. Họ sử dụng nhật ký chung để nói chuyện với nhau và giãy bày nỗi lòng khi hai người xuất hiện xích mích cãi vả.

Sophia kể lại trong nhật ký của mình: ”Tôi bị bỏ mặc, cô đơn cả sáng, chiều lẫn tối. Tôi sống chỉ để làm vừa lòng ông và nuôi nấng những đứa con. Tôi cũng chỉ như một thứ đồ vật trong nhà”. Mỗi khi Sofia phấn chấn hoặc muốn tỏ ra hữu ích với chồng, Tolstoy lại cảm thấy bà chỉ “ngu ngốc và phiền phức”.

Tuy vậy, gia đình Tolstoy vẫn có những phút giây êm đềm hạnh phúc. Sophia thường đọc các bản thảo của chồng mình và chép tay lại một cách chỉnh chu. Cô thường góp ý với Tolstoy về những điểm chưa hay trong tác phẩm và ông luôn luôn lắng nghe ý kiến của cô.

Nhưng bi kịch vẫn ập đến đều đặn. Kết hôn với Tolstoy, Sofia cũng trở thành người phụ nữ đẻ như cái máy. Bà liên tục cho ra đời 13 đứa trẻ. Cuộc sống chỉ quanh quẩn với sinh nở và chăm sóc con chiếm hết thời gian của bà. Nhưng cũng có lúc, Sofia muốn nhiều thứ hơn là nhịp điệu sống tẻ nhạt đó. “Đôi lúc, tôi tự hỏi liệu mình muốn gì. Và thật đáng sợ, tôi thích hội hè, thích diện váy áo đẹp, thích buôn chuyện. Tôi muốn mọi người ngưỡng mộ mình và khen mình xinh đẹp. Tôi cũng muốn chồng tôi nghe được những lời xưng tụng đó của họ…”.

“Tôi thấy rất mệt. Lưng tôi đau, mũi thì chảy máu, hàm răng trước cũng đau. Tôi rất sợ rụng răng. Thật kinh khủng khi phải dùng răng giả. Tôi lại còn phải chép lại nhật ký của Lyovochka (tên thân mật bà gọi chồng) suốt buổi sáng, rồi đi giặt quần áo cho ông ấy, dọn phòng làm việc của ông cho đến khi nó bóng loáng lên. Tiếp đó, tôi phải mang lại tất cho ông – những cái tất đầy lỗ thủng. Những thứ đó khiến tôi bận túi bụi cho đến lúc ăn cơm tối”.

Nhưng điều kinh khủng nhất là Sophia càng lúc càng nhận ra rằng bà vừa yêu vừa hận Tolstoy đến thấu xương. “Ông ấy không hề có tình yêu dành cho tôi, chỉ là nhu cầu xác thịt và sự cần thiết có một người sống cùng thôi”.

Trong hơn 50 năm chung sống, Sophia và Tolstoy đã cùng nhau trải qua nhiều cung bậc cảm xúc thăng trầm. Họ yêu nhau đam mê, nồng nàn, say đắm, mãnh liệt và có cả căm ghét lẫn thù hận. Tiếc rằng, mối tình đẹp như mơ này đã không thể đi được đến cuối con đường, có được một kết thúc trọn vẹn. Sự thù hận chứ không phải tình yêu đã dành chiến thắng cuối cùng.

Sohia ngày càng bị ám ảnh bởi những bản thảo của Tolstoy và công việc nhà tẻ nhạt. Còn ông thì lại giận điên lên vì vợ cứ xét nét những điều mà mình viết. Năm 1910, Lev Tolstoy lúc này đã 82 tuổi nhưng vẫn bỏ nhà ra đi. Như một sự trả giá, 10 ngày sau, người ta phát hiện ông chết trong cô đơn ở một nhà ga hẻo lánh.

Còn Sophia vẫn sống ở ngôi nhà cũ cùng với những đứa con và những hồi ức đau lòng về người chồng quá cố. Bà yêu Tolstoy nhất nhưng cũng hận ông ấy nhất vì ông đã biến tuổi thanh xuân và cuộc sống hôn nhân của bà trở thành địa ngục.

9 năm sau, Sophia qua đời. Quyển nhật ký đầy nước mắt mà bà để lại đã tạo cảm hứng cho nhiều cuộc đấu tranh đòi quyền công bằng cho phụ nữ và chống lại những bi kịch hôn nhân gia đình.

CASE STUDY N0.911 :DÙNG CÔNG THỨC “3M” CỦA 4C ADVISORS SOI “VẬN HẠN “ CỦA BA ĐẠI GIA PHỐ NÚI : HAG + DLG + QCG

FYI: KẾT THÚC PHIÊN HÔM NAY CẢ 3 CP ĐỀU DƯỚI MỆNH GIÁ : HAG CÒN:7.900 Đ (HNG CÒN 8.200 Đ) ; DLG CÒN 6.900Đ ; QCG CÒN 4.700Đ;

1-Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Đức Long Gia Lai (DLG) và Quốc Cường Gia Lai (QCG) đều là những doanh nghiệp đầu tiên người ta nhắc đến khi nói về đại gia phố núi đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Cùng khởi nghiệp chung ngành nghề, trải qua chặng đường dài đầy thăng trầm, nay mỗi doanh nghiệp đã có một “số phận” rất khác.

 

2-Khởi nghiệp từ gỗ:

+ Cả HAG, DLG và QCG cùng khởi nghiệp từ kinh doanh gỗ từ những năm 90. Trong đó, HAG là đơn vị ra đời sớm nhất, vào năm 1990, là xưởng gỗ nhỏ đóng bàn ghế cho học sinh do ông Đoàn Nguyên Đức (hiện là Chủ tịch HAG) lập ra. Đến năm 1993 thì xí nghiệp tự doanh Hoàng Anh được thành lập và khánh thành nhà máy chế biến gỗ nội – ngoại thất tại Gia Lai. Năm 1995, sản phẩm gỗ của Hoàng Anh được xuất khẩu sang nhiều nước lớn trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc, Đức, Pháp….

+ Sau khi HAG ra đời được 4 năm, vào năm 1994, QCG mới được thành lập với tên gọi là Xí nghiệp Tư doanh Quốc Cường bởi bà Nguyễn Thị Như Loan. Lúc bấy giờ, QCG cung cấp gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ chế biến và các sản phẩm gỗ xuất khẩu, bàn ghế ngoài trời, trang trí nội thất… Hàng năm, Công ty cung cấp hàng trăm ngàn m2 cửa, kệ bếp, tủ âm tường và nội thất ra thị trường và các công trình, căn hộ, biệt thự, nhà phố.

+ Còn ông Bùi Pháp (hiện là Chủ tịch DLG) khởi nghiệp bằng số tiền 1 chỉ vàng và 170,000 đồng. Đến tháng 9/1995, ông lập ra Xí nghiệp Tư doanh Đức Long với số vốn 3.6 tỷ đồng, trên 9,700 m2 đất và một dây chuyền chế biến gỗ thủ công và bán tự động.

+ Sau 15 năm vừa sản xuất và xây dựng, DLG đã mở rộng đến 150,000m2 mặt bằng nhà xưởng và sân bãi, với 4 nhà máy sản xuất cùng 7 dây chuyền chế biến sản phẩm gỗ hiện đại. 3 dòng sản phẩm chính của DLG gồm sản phẩm đồ gỗ nội thất, ván lót sàn, sản phẩm sân vườn và ngoài trời để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đến các nước như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức, Nhật, Singapore, Thái Lan… 

 

3- Cùng dấn thân vào bất động sản, gặp ngay sóng lớn:

+ Cùng với sự trưởng thành trong nghề gỗ, cả HAG, QCG và DLG lần lượt bước chân vào lĩnh vực bất động sản.

+ Và sóng gió của các ông lớn bắt đầu từ đây.

+ Năm 2002, Hoàng Anh Gia Lai thành lập công ty con là CTCP Xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh, đánh dấu cột mốc gia nhập thị trường bất động sản. Và đến năm 2004, HAG đưa vào hoạt động HAGL Resort Quy Nhơn; năm 2005 khai trương hoạt động HAGL Resort Đà Lạt và năm 2006 khai trương hoạt động HAGL Hotel Pleiku, bàn giao Khu căn hộ cao cấp Lê Văn Lương tại TPHCM (HAG chính chính thức chuyển sang hình thức CTCP vào năm này với vốn điều lệ là 296 tỷ đồng).

+ Những năm sau đó, HAG tung ra hàng loạt dự án bất động sản và lĩnh vực này nhanh chóng trở thành mũi nhọn trong chiến lược phát triển của Tập đoàn. Nhờ lợi thế quỹ đất đã mua từ rất lâu với giá rẻ, có công ty xây dựng lớn, có nhà máy chế biến gỗ và đá granite khép kín trong quy trình xây dựng căn hộ nên sản phẩm có giá thành cạnh tranh trên thị trường.

+ Ngành bất động sản là chủ lực của HAG trong suốt 7 năm (2006-2012), luôn dẫn đầu trong “miếng bánh” doanh thu hàng năm. Đỉnh cao nhất là vào năm 2009 với 4 dựa án chính đưa vào khai thác, gồm: New SaiGon, Hoang Anh River View, Phú Hoàng Anh (giai đoạn 1) và Hoàng Anh Golden House; mang về doanh thu hơn 3,300 tỷ đồng, chiếm hơn 77% tổng doanh thu cả năm này.

+ Tuy nhiên, HAG đã không giữ được ngành chủ lực khi thị trường bất động sản đóng băng kéo dài (giá bắt đầu rơi từ năm 2008). Tháng 4/2013, HAG tổ chức ĐHĐCĐ thường niên và một trong những quyết định lớn là tái cấu trúc toàn bộ, đặc biệt là rút lui khỏi thị trường bất động sản trong nước nhằm giải quyết bài toán nan giải nhất lúc này là nợ vay. HAG đã thành lập Công ty An Phú hoạt động tương tự một công ty mua bán tài sản để xử lý các khoản nợ cho HAG. Theo đó, mảng bất động sản tại Việt Nam của HAG, thuộc công ty con là Công ty Phát triển Nhà Hoàng Anh, đã được chuyển toàn bộ tài sản và nghĩa vụ sang cho An Phú. An Phú hoạt động hoàn toàn độc lập với HAG và không có quan hệ sở hữu giữa hai công ty. Cổ phần An Phú được chào bán ra bên ngoài, bao gồm cả cổ đông của HAG.

+ Còn với Quốc Cường Gia Lai, năm 2005 đánh dấu cột mốc bước vào thị trường bất động sản bằng việc hợp tác với XNTD Hoàng Anh thành lập Công Ty TNHH Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh để triển khai khu căn hộ cao cấp Hoàng Anh 1 & 2. Mặc dù vậy, phải đến năm 2009 thì các dự án của QCG mới bắt đầu hạch toán doanh thu, chiếm tỷ trọng 58% tổng doanh thu và nắm vai trò chủ lực trong chiến lược phát triển toàn Công ty.

  Chi phí lãi vay của QCG qua các năm

http://image.vietstock.vn/2016/05/31/QCg-chi-so-tai-chinh.png

*Chi phí tài chính năm 2014: Đã trừ đi chi phí chuyển nhượng cp đầu tư tài chính gần 820 tỷ đồng (mọi năm không phát sinh khoản này)

+ Kết quả kinh doanh của QCG năm 2009 và 2010 theo đó cũng tăng trưởng rất mạnh. QCG tiếp tục tham vọng mở rộng lĩnh vực bất động sản, đi kèm với đó là động thái vay vốn rầm rộ để tài trợ dự án. Nếu như năm 2009, QCG chỉ sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức an toàn (khoản vay của công ty có giá trị 200 tỷ đồng) thì kể từ 2010, QCG đẩy mạnh vay vốn cả ngắn và dài hạn, tăng lên lần lượt 366 tỷ và 583 tỷ đồng. Và cho đến cuối năm 2015 thì nợ vay của QCG xấp xỉ 2,000 tỷ đồng.

+ Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho QCG hụt hơi trong tham vọng của mình trước bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng và lãi suất ngân hàng có thời điểm tăng rất cao. Năm 2011 là một minh chứng khi QCG từ lãi khủng năm trước đó đã trở thành nạn nhân khi lỗ nặng gần 40 tỷ đồng. Năm đó, chi phí lãi vay QCG lên tới 153 tỷ đồng trong khi lãi gộp cả năm chỉ vỏn vẹn 52 tỷ đồng.

+ Bản thân bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ QCG, khi đó thừa nhận vay nợ là “ác mộng” với công ty.

+ Riêng Đức Long Gia Lai, đơn vị này không vội vàng bước chân vào lĩnh vực bất động sản mà tiếp tục mở rộng mảng kinh doanh gỗ. Thậm chí, khi đã trở thành tập đoàn đa ngành với nhiều lĩnh vực được bổ sung thêm như bất động sản, thủy điện, khai thác đá, dịch vụ bến xe… thì doanh thu từ gỗ và sản phẩm gỗ vẫn chiếm 35% trong 5 năm trở lại đây.

+Mặc dù vậy, vận đen đến với DLG vào giai đoạn 2012 và 2013 khi mà lợi nhuận từ con số vài chục tỷ đồng ở những năm trước đó rơi mạnh xuống 1-2 tỷ đồng. Cũng giống như HAG và QCG, việc vay nợ gia tăng khiến chí phí tài chính ăn mòn gần hết lợi nhuận trong những năm này của DLG. Song, không thể không nói đến các nguyên nhân khác khiến DLG sụp hầm đó là việc chuyển nhượng một phần tòa nhà Tower thấp hơn giá vốn vào năm 2013.

+ Cũng trong khoảng thời gian này, DLG còn chịu thêm đòn đau khi đầu tư hơn 130 tỷ đồng để xây dựng Bến xe phía Nam (Đà Nẵng) nhưng đưa vào vận hành vẫn không một bóng người.

+ Nhưng thất bại lớn với DLG trong những năm qua có lẽ là thủy điện. Tập đoàn từng công bố là chủ đầu tư của nhiều dự án lớn như Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, Thủy điện Sông Sen, Thủy điện Mỹ Lý (Nghệ An), Krongpa, Dakspay (Gia Lai)… nhưng tất cả đều bị hủy hoặc đang tạm dừng. Đáng chú ý nhất là dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, dự án thủy điện Dakspay đã bị loại trừ do được cho là ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái vì nằm ngay cạnh vườn quốc gia và khu rừng nguyên sinh.

4- Đại gia phố núi nay ra sao?

+ Sau khi đưa ra chiến lược tái cấu trúc toàn diện vào năm 2013, HAG bước sang trang mới với mũi nhọn là nông nghiệp (chủ yếu tập trung trồng trọt tại Lào và Campuchia). Kết quả được thể hiện ngay trong năm 2013 khi các sản phẩm từ mía đường và cao su xuất hiện, rồi năm 2014 có thêm bắp và khép lại năm 2015 với nguồn thu chủ lực từ bán bò. Lợi nhuận của HAG dần khôi phục, ghi nhận trở lại con số hơn ngàn tỷ trong năm 2014. Song, con đường HAG phải nói chưa bao giờ thôi gập ghềnh. Vừa chuyển qua nông nghiệp, HAG dính ngay “scandal” với cáo buộc của Global Witness về việc phá rừng, hủy hoại sinh kế của người dân địa phương cũng như môi trường trong các khoản đầu tư ào ạt vào cao su tại Lào và Campuchia.

+ Cái ung nhọt đã theo HAG từ lâu là vấn đề nợ đến nay lại chực chờ vỡ, đang đẩy doanh nghiệp này vào tình cảnh hết sức khó khăn nếu không muốn nói là ngàn cân treo sợi tóc. Tại BCTC hợp nhất kiểm toán 2015 của HAG, kiểm toán viên đã lưu ý đến khả năng hoạt động liên tục của HAG khi hàng loạt các khoản vay đang vi phạm cam kết, áp lực nhiều khoản vay sắp đáo hạn. Đến nay, hoạt động, chiến lược kinh doanh cũng như định hướng phát triển trong 3 năm tới của HAG phải chờ đợi vào quyết định tái cơ cấu nợ (10 chủ nợ của HAG đã trình phương án giải cứu lên NHNN). Một vài thông tin gần đây cho thấy bầu Đức có thể sẽ được giải cứu, tuy nhiên sau đó Tập đoàn này có vượt qua được giông bão để tiếp tục phát triển hay không thì rất khó trả lời. Gần đây nhất, kết quả kinh doanh quý 1/2016 của HAG cho thấy sự thụt lùi đáng kể.

+ Bước rẽ ngang qua nông nghiệp của HAG đã không thuận lợi như những gì bầu Đức kỳ vọng. Kết quả kinh doanh mảng nông nghiệp của HAG phát đi tín hiệu đáng lo ngại khi cao su (mảng được bầu Đức rất kỳ vọng) gần đây báo lỗ còn mía đường thì giảm dần biên lãi gộp.

+ Không quá nguy nan như HAG nhưng QCG vẫn chưa vượt qua được khó khăn để quay lại thời kỳ hoàng kim. Kể từ khi bước chân vào bất động sản cho đến nay, QCG vẫn xem đây là ngành mũi nhọn trong chiến lược kinh doanh của mình bên cạnh lĩnh vực đang nhận trái đắng đó là cao su.

+ Như đã đề cập, khi thực hiện tham vọng trong lĩnh vực bất động sản, năm 2008, QCG đã đầu tư vào dự án Phước Kiển tại huyện Nhà Bè – TPHCM. Và cho đến hôm nay, chính QCG đang mắc kẹt tại dự án này với tồn kho hơn 3,800 tỷ đồng (chiếm 70% tổng tồn kho tính đến cuối năm 2015) và đáng chú ý là các khoản nợ vay của QCG cũng đang dồn hết nơi đây (cuối năm 2015 là 1,622 tỷ đồng).

+ Chịu áp lực trả lãi vay lớn, Chủ tịch Nguyễn Thị Như Loan phải dùng toàn bộ số cổ phần nắm giữ tại QCG (tính đến cuối năm 2015 là gần 102 triệu cp) cùng với hơn 1,220 tỷ đồng giá trị dự án Phước Kiển làm tài sản đảm bảo.

+ Còn với DLG, ông lớn này có một quyết định bất ngờ đối với mảng ngành nghề truyền thống là kinh doanh gỗ và các sản phẩm từ gỗ khi chuyển nhượng toàn bộ vốn tại Công ty Chế biến gỗ Đức Long Gia Lai (vốn điều lệ 35 tỷ đồng) cho Bamboo Capital (BCG) từ quý 2/2015 mặc dù cho doanh thu mang lại hàng năm đều chiếm tỷ trọng cao. Theo bản cáo bạch 2015, việc mất dần lợi thế về nguồn nguyên vật liệu do chính sách đóng cửa rừng của Chính phủ đã có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh ngành gỗ của DLG.

+ Trước kết quả kinh doanh nhiều năm không mấy khả quan, DLG đã tái cấu trúc Tập đoàn từ năm 2014, chỉ còn tập trung 3 ngành mũi nhọn là nông nghiệp, năng lượng và hạ tầng. Tuy nhiên, đến năm 2015, DLG lại bổ sung thêm ngành sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử và tại ĐHĐCĐ thường niên 2016 vừa qua, DLG chính thức bổ sung bất động sản vào chiến lược tái cấu trúc.

+ Về nông nghiệp, trồng bắp bắt đầu mang lại nguồn thu từ năm 2014 với doanh thu hơn 60 tỷ và lợi nhuận 42 tỷ đồng. Bên cạnh đó, DLG còn đặt tham vọng lấn sân sang chăn nuôi bò sữa và bò thịt. Dự kiến quy mô của dự án lên đến 80,000 con bò sữa, 45,000 con bò thịt với tổng vốn đầu tư 11,000 tỷ đồng tại 3 tỉnh Tây Nguyên: Đăk Nông, Đăk Lăk và Gia Lai, bắt đầu triển khai nuôi từ quý 1/2015. Tuy nhiên, đến nay thì đàn bò của DLG vẫn chưa thấy về trang trại.

+ Trong lĩnh vực hạ tầng, DLG chủ yếu tham gia theo hình thức BOT hoặc BT. Hiện Công ty tham gia vào các dự án lớn tại khu vực Tây Nguyên, trên các tuyến đường nối các tỉnh này với TPHCM và các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, những phản ánh từ Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Nông mới đây cho thấy Tập đoàn thi công chậm tiến độ và chất lượng chưa đảm bảo nhất trong số các nhà thầu đang làm tại dự án nâng cấp quốc lộ 14 qua Đắk Nông.

+ DLG tiếp tục lấn sân sang linh kiện điện tử. Sau khi phát hành thêm để hoán đổi cổ phiếu, DLG đã sở hữu gần 98% cổ phần tại Mass Noble (công ty của Mỹ chuyên sản xuất, gia công các sản phẩm như các loại đèn LED cao cấp dùng cho nội thất, ôtô, đường phố, màn hình LCD…).

+ Việc phát triển nhiều ngành nghề đã khiến cho nguồn lực DLG bị phân tán. Tập đoàn sử dụng đến 85% nguồn vốn từ ngân hàng cho các dự án hạ tầng và dự kiến phát hành 219 triệu cp cho cổ đông để bổ sung vốn đầu tư. Việc vay vốn nhiều khiến cho chi phí lãi vay mà DLG phải gánh rất lớn. Chỉ tính riêng trong quý đầu tiên của năm 2016, DLG tuy có ghi nhận thêm 199 tỷ đồng doanh thu từ linh kiện điện tử và 81 tỷ đồng thu phí đường BOT thì kết quả lãi ròng cũng chỉ hơn 11 tỷ đồng, giảm 52% so cùng kỳ, nguyên nhân bởi chi phí lãi vay tăng 155%, ở mức 76 tỷ đồng.

 

KL:Các đại gia phố núi nay đều là những ông lớn ngàn tỷ, đang đeo đuổi những giấc mộng riêng với nhiều thử thách phải đương đầu:

 

+  Một HAG đang đau đầu giải quyết câu chuyện nợ;

 

+  QCG ngoài nợ cũng tìm cách giải phóng núi tồn kho (dự án Phước Kiển) và

+ DLG cùng giấc mộng đa ngành./.

CASE STUDY NO.910 : Sửa Thông tư 36 và giải pháp với 3 “tổ kiến lửa”

PS:

1-            TÔI THÊM TỔ KIẾN THỨ 3 CHO BỨC TRANH KHÔNG CÒN LÀ “CACATUM= VẼ BÔI BÁC” ! SORRY TÁC GIẢ!

2-            ĐÚNG LÀ “SÓI THƯƠNG …CỪU”: VỪA  LO CHO DÂN THÌ CÂU SAU LÒI ĐUÔI “CỨU NĐT THỨ CẤP”!? !BOTAY! ( ĐỌC KỸ (3) )!

 

3-            “393.000 TỶ VNĐ DƯ NỢ BĐS + 17,5 TỶ USD LÀ BĐS THẾ CHẤP ĐÃ CHUYỂN VÀO TỔNG KHO NPL “ = ???

4-           CÂU (4) THÌ CÓ KHÁC GÌ MR.NGUYỄN DUY HƯNG …CHỬI MR.LÊ MINH HƯNG (!?) LÀ ….VÔ TRÁCH NHIỆM??HEHE….

   5- CÓ 2 CÂU HỎI : TRONG KHI TỶ LỆ HẤP THỤ CHỈ CÓ 17% TẠI TP.HCM & 34 % TẠI HÀ NỘI (QUÝ 1/2016) !

(I)                     TẠI SAO CÁC CHỦ DỰ ÁN BĐS ĐỀU BÁN HẾT SẠCH  SỐ LƯỢNG CĂN HỘ CHÀO BÁN (THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH LÀ “GIAO DỊCH THÀNH CÔNG” ??)? ( ÍT RA LÀ THEO HỌ …BÁO CÁO  VỚI BXD/VNrea/HOrea,…. OR TRẢ LỜI NGƯỜI TÌM HIỂU ĐỂ MUA  SỬ DỤNG/END-USER ?);

(II)                LƯỢNG HÀNG TỒN KHO GIẢM MẠNH CUỐI 2015 + QUÝ 1/2016 ??

(III)           LƯỢNG BĐS KHỔNG LỒ,NHẤT LÀ CĂN HỘ,CÓ CHÂN  NHƯ….GDP:CHÚNG CHẠY ĐI ĐÂU MẤT TIÊU THẾ???

TẠI VÌ : CÁC CHỦ DỰ ÁN BĐS ĐỀU BÁN HẾT SẠCH (???) SỐ LƯỢNG CĂN HỘ CHÀO BÁN CHO….NĐT THỨ CẤP ( CÁ NHÂN & PHÁP NHÂN DƯỚI TÊN GỌI “SÀN GIAO DỊCH BĐS/MÔI GIỚI ”) SAU KHI VAY VỐN NH ĐỂ XÂY XONG MÓNG + CÒN NĐT THỨ CẤP THÌ CŨNG DÙNG OPM LÀ CHÍNH,CHỦ YẾU CŨNG VAY NH, SAO CHUNG ĐỦ TỐI ĐA 30% (??)  ĐỂ “HỢP TÁC “ VỚI CHỦ DỰ ÁN BĐS TÌM VICTIMS ? VÀ SAU VÀI QUÝ,THẬM CHÍ VÀI YEARS ,MÀ KHÔNG TÌM ĐƯỢC “CON BÒ LẠC” NÀO “NGU +THAM” HƠN MÌNH THÌ CHUYỆN GÌ XẢY RA ??

VỚI:

A/NĐT THỨ CẤP ?

B/NGÂN HÀNG OR CHỦ NỢ KHÁC ?

C/CHỦ DỰ ÁN BĐS?

KL: VẬY NHNN CỨU AI ĐÂY : NH ? CHỦ DỰ ÁN BĐS ? NĐT THỨ CẤP ? DÂN NGHÈO CHƯA CÓ CÁI MÁI…DỪA CHE NẮNG MƯA ? SIẾT TÍN DỤNG ĐỔ VÀO BĐS OR NGỒI CHỜ SỨC MUA TĂNG ? OR CHỜ FOREIGNERS, CẢ KIỀU BÀO & OSHIN ĐI XK LAO ĐỘNG GỬI KIỀU HỐI VỀ MUA AND /OR ĐẦU TƯ ??

TRONG LÚC ĐÓ (SAU VÀI QUÝ,THẬM CHÍ VÀI YEARS!):

+ TÍN DỤNG VẪN Ồ ẠT ĐỔ VÀO THỊ TRƯỜNG ĐỊA ỐC ( DƯ NỢ BĐS TĂNG 26% SO VỚI CUỐI 2014!),TỨC LƯỢNG CUNG VẪN KHÔNG NGƯNG TĂNG CÙNG NHỊP VỚI TÍN DỤNG ;AND

+ SỐ BĐS MÀ CÁC NĐT THỨ CẤP ĐÃ “ÔM VÀO” (CÓ NHỮNG DỰ ÁN HỌ ÔM CẢ TẦNG!?) NHƯNG CHƯA THOÁT ĐƯỢC THÌ CÓ AI BÁO CÁO VỚI BXD,NHẤT LÀ MR.NT NAM/VNREA? OR ĐƯỢC CÁC “BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG” (CẤM VĂNG TỤC!) CỦA CÁC “CÒ …QUỐC TÉ” KIỂU SAVILLS;CBRE;JLL;…. AND GS.TSKH ĐHV;TS.LXN; …ETC…??

FYI: CHỈ CÓ THẰNG NGU MỚI KHAI RA LÀ BĐS EM LỠ ÔM VÀO CẢ NĂM VẪN ….CÒN Ế ! SORRY CÁC LOẠI “CÒ “ NHÉ ! (ẨN SỸ ĐẠI NGU TÔI “LUÔN LUÔN LẮNG NGHE VÀ ĐÔI KHI CŨNG….HIỂU” VÌ CŨNG ĐÃ TỪNG KIẾM CƠM NUÔI VỢ CON TỪ ĐẦU NHỮNG NĂM 90 THẾ KỶ TRƯỚC BẰNG NGHỀ MÔI GIỚI ĐỊA ỐC !?)

+ NÚI BĐS TỒN KHO VẪN BỊ “XÍCH” TRONG CÁC KHO VAMC+DATC+AMC VÀ CHỈ CHỜ MR.LÊ MINH HƯNG BAN HÀNH …TT.06 THAY TT 36 AND/OR QUYẾT ĐỊNH. 618 VÀ …THỰC HIỆN …”QUYẾT LIỆT” !? (NÊN BỎ CHỮ “LIỆT” ĐI VÌ LỠ THÌ….KHÔNG CÓ AI THỜ CÚNG/NỐI DÕI??HEHE….SORRY!)

+CÒN KHẢ NĂNG CHI TRẢ/SỨC MUA CỦA TRONG NƯỚC THÌ ….”AI CŨNG HIỂU,CHỈ ẨN SỸ ĐẠI NGU VẪN CỨ….NGU ,NGƠ,….!? AND

+ FOREIGNERS,TRƯỚC HẾT KIỀU BÀO, CHỈ MỚI …TIN TƯỞNG …MUA CÓ 400 BĐS TRONG CÓ….10 YEARS?

FYR: ACE NÀO MUỐN BIẾT ẨN SỸ ĐẠI NGU ĐÃ “ BÌNH LOẠN” (NHƯNG CHÍNH XÁC 100% !) THẾ NÀO THÌ VÔ ĐÂY: https://www.mr-doom.com/chuyen-muc/nghien-cuu-tinh-huong-kinh-doanh-97.aspx & https://www.mr-doom.com/blogs/canh-bac-no01-ngan-hang-40.aspx

1-Số liệu công bố đầu năm nay cho thấy, đến cuối năm 2015, dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản đạt 393 nghìn tỷ đồng, tăng gần 26% so với cuối năm 2014.

2-Hai tháng trước, khi dự thảo sửa Thông tư 36 công bố, trò chuyện với VnEconomy, lãnh đạo một ngân hàng thương mại từng nêu góc nhìn:

+ Ba năm trước Ngân hàng Nhà nước đã từng đụng vào “tổ kiến lửa” khi quyết liệt lập lại trật tự thị trường vàng,

+Thì nay, với hướng siết tín dụng vào bất động sản, cũng chẳng khác gì động vào một “tổ kiến lửa” khác.

+Và “chỉ được phép gửi USD tiết kiệm với lãi suất….%” cũng chẳng khác gì động vào một “tổ kiến lửa” thứ 3!.

3-Theo góc nhìn của lãnh đạo này:

+ Đa số người dân có nhu cầu mua nhà đều mong giá phù hợp hơn với khả năng họ.

+ Thế nhưng, nếu siết tín dụng, thị trường bất động sản khó khăn, giá có thể giảm sâu và nếu đóng băng như vài năm trước đây, thì một số lượng lớn nhà đầu tư sở hữu nhiều dự án bất động sản sẽ thiệt hại.

4-Về hướng siết lại nói trên, ông Nguyễn Duy Hưng, người từng nhiều năm làm công tác lãnh đạo tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam, cho rằng:

+ “Ngân hàng Nhà nước phải làm việc họ phải làm, vì khi rủi ro xảy ra họ là người phải chịu trách nhiệm chính”.
+ Theo chuyên gia này, nhà điều hành chính sách tiền tệ không cần biết giá bất động sản đang cao hay thấp, sẽ tăng hay sẽ giảm, hay mức độ bong bóng có hay không…, nhưng họ phải nhìn thấy trước nguy cơ đối với hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, và hạn chế rủi ro đối với an toàn hệ thống phải đặt lên hàng đầu.

CASE STUDY NO.909: 4 bài học đắt giá của bà chủ quán bún chả được đón Obama)

1-Thứ nhất, bạn định vị mình thế nào?

+Trong niềm vui, vinh dự được đón Tổng thống Mỹ Obama đến ăn tại quán, bà chủ quán đã chia sẻ: “Vừa vào là ông ấy nói tiếng Anh và người phiên dịch có dịch là Tổng thống nói biết tới quán của tôi là nổi tiếng nhất ở đây nên đã chọn đến ăn”.

+Bạn hãy để ý kỹ cụm từ quán của tôi là nổi tiếng nhất ở đây. Không rõ bà chủ quán đã chuẩn bị kỹ lưỡng ngôn từ hay là sự bột phát tự nhiên khi trả lời truyền thông nhưng việc định vị Quán của tôi là nổi tiếng nhất/ ngon nhất/ sạch nhất… là điều hết sức quan trọng.

 

2-Thứ hai, phải rõ ràng cho người ta biết rõ bạn Bán cái gì

+Ngay từ câu tiếp theo, bà chủ quán kể: “Sau đó, ông và các nhân viên lên tầng 2, Tổng thống tự gọi món cho mình, ở quán tôi là có bún chả và nem. Ông đã gọi 2 suất bún chả cùng nem hải sản và nem cua. Ông uống 2 chai bia và nhân viên quán phải đi mua thêm đá”.

+Không để mọi người phải loanh quanh không hiểu quán bán những gì mà lại được Tổng thống Mỹ lựa chọn, bà chủ quán đã nói rõ luôn quán bán gì.

+ Và, vì không chuyên/ không có gì nên nhân viên quán phải đi mua thêm đá.

 

3-Thứ ba, hãy để khách hàng đánh giá chất lượng sản phẩm của bạn

+“Tổng thống dùng hết cả 2 suất đó và khen ngon, cảm ơn chúng tôi, rồi ông còn mua thêm 4 suất mang về. Tối nay, tôi đã chuẩn bị thêm 50 suất mà cuối cùng vẫn thiếu”, bà Hương chia sẻ.

+ Không biết bà Hương đã qua lớp đào tạo nào về nghệ thuật marketing chưa nhưng bà thực sự khéo léo. Bà không hề tự “PR” chất lượng sản phẩm mà mượn lời khen từ chính khách hàng để nói về chất lượng sản phẩm của mình. Bà chủ quán bún chả cũng đã khéo léo cung cấp thêm các thông tin khác xung quanh sản phẩm khi mối quan tâm về sản phẩm lên cao trào.

+ “Thực phẩm của gia đình được lấy tại các lò mổ có uy tín và được kiểm dịch rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”- Bà Hương cho biết thêm.

 

4-Thứ tư, chia sẻ về tương lai, dẹp nghi ngờ không đáng có

+ Trong kinh doanh, khi cầu vượt cung, việc tăng giá bán không có gì là lạ.

+ Trong trường hợp của bà chủ quán bún chả, người tiêu dùng hoàn toàn có thể dự đoán rằng quán Hương Liên ngày mai chắc sẽ đông nghẹt khách đến ăn thử món ăn mà vị Tổng thống Mỹ đã khen ngon xem ngon đến mức độ nào. + Người tiêu dùng cũng có quyền nghĩ: chắc thể đông khách nên giá sẽ tăng vù vù…

+ Vì khách có quyền nghĩ thế nên bà chủ quán bún chả đã khôn ngoan khi đưa luôn định hướng kinh doanh của mình để dẹp tan những nghi ngờ của khách hàng:

“Dù được Tổng thống Mỹ đến ăn nhưng không bao giờ gia đình tôi tăng giá. Chúng tôi cũng đã mở thêm một cơ sở ở Láng Hạ và sẽ giữ nguyên giá. Chúng tôi cũng mong mọi người ủng hộ và chúng tôi cam kết về chất lượng bún chả bán ra.”

CASE STUDY N0. 908:”CẮT LỖ” – MẤT ÍT CÒN HƠN TRẮNG TAY.

1-Cắt lỗ, cái bẫy của sự nhất quán:

+ Trong quyển Thuyết phục bằng tâm lý, Tiến sĩ tâm lý Robert B. Cialdini đã nhận định cái bẫy của sự nhất quán mà con người thường mắc phải thông qua nghiên cứu của 2 nhà tâm lý học Knox và Inkster tại các cuộc đua ngựa như sau: Tại những cuộc đua ngựa, 30 giây trước khi đặt tiền, 90% người chơi cảm thấy lưỡng lự và không chắc chắn; 30 giây sau khi đặt tiền, 80% những người này lại cảm thấy lạc quan và tin tưởng hơn rất nhiều. Hành động ra quyết định cuối cùng – trong trường hợp này là mua tấm vé đặt cược, theo Cialdini đã trở thành yếu tố quyết định.

Ngay khi một quan điểm hay hành động được đưa ra, nhu cầu về sự nhất quán đòi hỏi người ta phải hành động sao cho những điều họ tin tưởng và cảm nhận nhất quán với những điều mình đã làm. Họ tự thuyết phục rằng mình đã đưa ra lựa chọn đúng đắn và không có gì phải nghi ngờ, họ hoàn
toàn cảm thấy thoải mái về lựa chọn đó.

+Bằng một thí nghiệm khác, nhà kinh tế học hành vi Dan Ariely – tác giả quyển Phi lý trí, đã làm rõ hơn cái bẫy của sự nhất quán:

Tình huống một, những người tình nguyện được Ariely đưa cho một tờ vé số ngẫu nhiên, sau đó Ariely đề nghị đổi tờ vé số đó của họ để lấy một tờ vé số khác, thì chỉ 20% những người tham gia thí nghiệm đồng ý đổi. Tuy nhiên ở tình huống hai, khi những người tình nguyện được quyền chọn tờ vé số của mình, thì có đến 90% trong số họ không đồng ý với lời đề nghị đổi tờ vé số khác của Ariely, thậm chí khi mức đổi là 2:1 (hai tờ vé số khác để đổi lấy một tờ vé số họ đã chọn từ trước).

Rõ ràng, xác suất để những người này chọn được tờ vé số trúng thưởng ở tất cả tình huống trên là như nhau, với tỷ lệ 2:1, họ sẽ có gấp đôi cơ hội có được tờ vé số trúng thưởng, thế nhưng thật bất ngờ, 80% người tham gia nghiên cứu nói “Không” và giữ tờ vé số họ chọn ban đầu.

Robert B. Cialdini giải thích rằng, nhu cầu của sự nhất quán trong mỗi chúng ta được sinh ra từ việc chúng ta luôn có xu hướng đánh giá quá cao những gì mình có và luôn bị áp lực để trở thành một người “trước sau như một”. Mà mẫu người này thường gắn liền với thành công, đáng tin cậy, có trách nhiệm, vững vàng… và họ sẽ thể hiện điều đó xuyên suốt trong mọi hành động.

Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, bạn sẽ dễ đưa ra quyết định cắt lỗ chậm trễ nếu không có các phương pháp nền tảng cho sự nhất quán trong cách đầu tư của mình.

2- Giải pháp:

 

+ Nhất quán trong cách chơi, không phải nhất quán trong quyết định.

+ Phù thủy đầu tư của phố Wall William J. O’neil luôn đưa ra quyết định cắt lỗ cho những cổ phiếu của ông quanh mức 8%.

+ Vì thế, dù bạn có theo trường phái đầu tư tăng trưởng như O’neil hay không, thì bạn vẫn nên chọn lựa giới hạn chịu đựng cho mình. Dựa vào tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thuế, hoa hồng môi giới,… hãy xây dựng một vòng tròn an toàn cá nhân, nơi bạn có thể dùng sự “nhất quán” cho những cổ phiếu có mức sụt giảm vượt quá ngưỡng cho phép của mình.

+ Hãy luôn nhớ rằng, chẳng có nhà đầu tư nào luôn đưa ra được những quyết định đầu tư chính xác. Thất bại là một phần của cuộc chơi và hầu hết những thất bại trong đầu tư chứng khoán xảy ra không phải do lỗi của chúng ta, vì vậy, hãy học cách làm cho những thất bại của mình vừa nhẹ nhàng cho tâm lý, vừa ít tốn kém nhất có thể cho túi tiền.

3- Đó cũng chính là 2 quy tắc mà huyền thoại đầu tư Warren Buffett từng hóm hỉnh chia sẻ:

 (1) đừng bao giờ để mất tiền và

(2) hãy luôn nhớ quy tắc số 1.

KL: Bởi về cơ bản, toàn bộ những bí mật của chuyện thành công trong làm ăn  nói chúng và  trên thị trường chứng khoán nói riêng,chỉ đơn thuần nằm ở chỗ chúng ta thua lỗ ít nhất có thể khi chúng ta rơi vào tình huống xấu;

 

CASE STUDY NO.907 : MỐI LIÊN HỆ GIỮA CASINO & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:LẤY MACAO TRUNG QUỐC + LAS VEGAS HOA KỲ + NGA LÀM VÍ DỤ

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/trung-quoc-triet-tham-nhung-nga-mo-casino-hut-khach-macau-3241100/

1-Ma Cao là một vùng lãnh thổ nhỏ bé với diện tích mặt đất tổng cộng chỉ khoảng 21 km² nằm ở vùng duyên hải phía Đông – Nam Trung Hoa Đạilục.

+ Ma Cao là một điểm dừng chân trong các tua du lịch từ Hồng Kông, hấp dẫn hàng triệu du khách muốn thử vận may trong ngành công nghiệp cờbạc đã hơn 160 năm tuổi.

+ Đến tận bây giờ, Ma Cao vẫn nổi tiếng với những casino sáng đèn quanh năm. Hàng chục sòng bạc cỡ lớn ở vùng lãnh thổ này mỗi năm mang lại khoản thu ít nhất 6 tỷ USD, có khi chiếm tới 90% thu nhập của toàn Ma Cao.

+ Từ năm 2004 khi người Mỹ lần đầu tiên mở sòng bạc ở Macao đến nay, hoạt động kinh doanh của Macao đã tăng trưởng chóng mặt. Doanh thu từ kinh doanh cờ bạc trong 11 tháng đầu năm 2011 tăng hơn 44% so với cùng kỳ năm2010, Macao hiện có quy mô lớn gấp 4 lần so Las Vegas.

+ Đặc khu hành chính Macao,thuộc địa một thời của người Bồ Đào Nha, nay trở thành trung tâm cờ bạc lớn nhất thế giới.

+ Thành công của Macaonhư hiện nay không phải duy nhất có được nhờ việc người Trung Quốc ham đánh cờ bạc.

– Nó còn đến từ rất nhiều nguồn tiền đen chạy trốn khỏi Trung Quốc đại lục.

– Nhìn vào phía sau hậu trường của Macao,người ta có thể thấy rất nhiều điều về tình trạng tham nhũng tại Trung Quốc và việc giới kinh doanh Trung Quốc lo lắng về môi trường chính trị quê nhà đến thế nào.

+ Nhóm người chơi cờ bạc chủ yếu bằng tiền vay trong các phòng riêng được coi như VIP đóng góp khoảng 72% vào doanh thu 23,5 tỷ USD của Macao trong năm 2010.

+Bởi tại Trung Quốc đại lục, cờ bạc bị coi như bất hợp pháp, tất nhiên ai ham mê cờ bạc sẽ tìm đến Macao.

+ Người đóng vai trò trung gian, cho vay tiền, sắp xếp nơi ăn chốn ở được chia khoảng 40% lợi nhuận của các sòng bạc.

 

+ Tuy nhiên, 13,2 triệu người Trung Quốc đại lục tìm đến với Macao trong 10 tháng đầu năm 2011 không phải toàn người yêu cờ bạc.

+ Nhiều ngườiđến đây để né quy định của chính phủ Trung Quốc về việc một cá nhân được mang ra nước ngoài lượng tiền hạn chế. Ví dụ, một quan chức chính phủ Trung Quốc đã biển thủ công quỹ có thể sắp xếp để đi đánh bạc tại Macao. Khi ông ta đến, mọi thứ đã sẵn sàng.Và khi ông lấy tiền ra, tiền thắng bài của ông được trả bằng đôla Hồng Kông và ngay lập tức ông có thể mở tài khoản tại ngân hàng Hồng Kông hoặc mang tiền đi nơi khác.

+ Ông David Fong, giáo sư kinh tế tại đại học University of Macao, chỉ ra: “Có rất nhiều cách để rửa tiền mà chúng ta không thể nghĩ đến.” Một số người có thể mua đồ ở tiệm cầm đồ bằng đồng nhân dân tệ và ngay lập tức bán lại để lấy tiền pataca của Macao hay đôla HồngKông, và tất nhiên boa cho người bán hàng một khoản sộp. Không ai có thể tính toán được bao nhiêu tiền được rửa tại Macao mỗi năm.

2- Tại Las Vegas, các sòng bạc sẽ cho người chơi bạc vay tiền trực tiếp.

3- Ma Cao “thất thu” lớn vì chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng của chính quyền Trung Quốc.

+ Trong khi đó, Nga đã mở sòng bạc ở Primorye để “giành khách”,và

+ Singapore cũng vậy;

CASE STUDY N0.906 :”HOÀNG ANH GIA LAI ”: CỨU NHƯ THẾ NÀO ?

Dear All,

CS No.906 được post nhằm 2 mục đích: 1-Kiểm chứng “quẻ bói “ của tôi cách đây khá lâu khi “Bầu Đức” rút khỏi BĐS Việt Nam (Chuyển qua Myanmar ,là xứ sở tôi có nhiều “kỷ niệm “ khi còn tên gọi “Liên bang XHCN Miến Điện” và tôi công tác tại Cơ quan lãnh sự nước này tại Hà Nội, rồi năm 2011 tôi thực hiện 1 cuộc “Due Diligence / Khảo sát điều tra thị trường”, và Bầu Đức mở rộng quy mô hoạt động sang lĩnh vực nông nghiệp bằng việc thành lập HNG với ngành nghề cốt lõi ban đầu là trong cao su,lĩnh vực mà từ năm 1976-1977 tôi đã dầy công nghiên cứu cùng với các chuyên gia hàng đầu thuộc Viện quan hệ quốc Moscow (MGIMO), thuộc Bộ Ngoại giao Liên Xô cũ, để viết thành Luận văn tốt nghiệp cử nhân loại xuất sắc !Hihi… ) ; and 2-Thử dùng “Công thức 3M” do công ty 4C ADVISORS “sáng chế”(!?) để tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi về HAG/HNG và “Tập đoàn của Bầu Đức”:

(i)“Major” : Ngành nghề cốt lõi của Bầu Đức có “tương lai” trung và dài hạn không: Khai thác khoáng sản? Thủy điện? BĐS ? Cao su ? Mía đường ? Nuôi bò ? etc…trong tương tác với các yếu tố ngoại ứng/externatilies như giá dầu mỏ, cạnh tranh với nông sản nhập khẩu miễn thuế theo các FTA và có thể cả TPP, etc…

 

(ii)“Money”: Vốn ? Nhìn vào BCTC của HAG/HNG,….thì thấy ngay : Bầu Đức dựa quá nhiều vào OPM (Other People Money =Tức vốn huy động dưới dạng vay ngân hàng + Huy động qua phát hành thêm cổ phiếu + Phát hành trái phiếu),cho nên rũi ro chi phí tài chính + cashflow là vô cùng lớn khi các yếu tố ngoại ứng/externatilies “cộng hưởng” với các rủi ro nội địa vừa kinh tế vừa chính trị!

(iii) “Management”:Quản trị/Điều hành ? Mô hình của “Tập đoàn Bầu Đức” có dựa vào “gia đình/bạn hữu/đồng hương trị” hay “outsourcing/thuê ngoài” nhằm tách quyền/lợi của chủ sở hữu” ra khỏi “quyền/lợi của người ĐIỀU HÀNH LÀM THUÊ “ không ? Nhìn vào việc Bầu Đức dùng vốn ,chủ yếu là vốn vay, của HAG cho HNG vay lại cũng như cho các công ty con, cháu ,CBCNV vay theo kiểu …”Trust me!” (Cứ tin tôi đi ! Hay còn gọi là “Tín chấp” ) (FYI: Như báo “An ninh tiền tệ.online “thuộc Hội luật gia Việt Nam đã từng “lộ” ra !?)  cũng có thể “đọc” được các rủi ro tiềm ẩn dẫn đến tình cảnh ngày hôm nay 8 ngân hàng, nhất là BIDV, phải cầu cứu tới NHNN và Chính phủ! Không thể không đặt ra câu hỏi sau:Có thực Bầu Đức và 8 ngân hàng chủ nợ của “Tập đoàn Bầu Đức” KHÔNG Ý THỨC ĐƯỢC các rủi ro nêu trên hay vì Bầu Đức quá tự tin rằng “nếu có chuyện gì thì NHNN + Chính phủ sẽ chìa tay ra …cứu như đã từng xảy ra với các “Ngân hàng mua 0 đồng”?? Hay Bầu Đức lỡ tin lời bác Nguyễn Quang A?? Cho dùng bác NQA từng là “người quen,chứ không lạ” của tôi khi tôi còn làm Cố vấn cho ngành dệt may Việt Nam những năm 80 thế kỷ trước?! (FYR: http://tiepthithegioi.vn/goc-nhin/ca-phe-sang/ts-nguyen-quang-a-hay-de-cho-hoang-anh-gia-lai-yen)

 

1-Theo thông tin trên nhiều tờ báo, NHNN vừa có phương án trình Thủ tướng về nguyên tắc trong trường hợp tái cơ cấu nợ của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG).

2-Hai điểm đáng lưu ý trong văn bản này là :

 

+Xin giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ quan trọng của HAG và;

+Xem xét việc tái cấp vốn của NHNN đối với các ngân hàng thương mại để hỗ trợ những khoản nợ trên.

3-Sẽ có ba trường hợp có thể xảy ra:

 

+ Trường hợp thứ nhất: Nếu Chính phủ đồng 2 điểm trên

        Hẳn HAG sẽ tạm thời được “giải cứu”, các nhóm nợ sẽ được giữ nguyên, NHNN và các NHTM, HAG sẽ ngồi lại và đưa ra lộ trình rõ ràng để cơ cấu các khoản vay của HAG, thời gian và phương thức trả lãi có thể linh hoạt để “dễ thở” hơn cho doanh nghiệp.

        Có thể thấy, nếu xảy ra trường hợp này, NHNN, NHTM và bản thân HAG đều vui.

        NHNN sẽ tránh được một khoản kha khá nợ xấu “ném” vào hệ thống, NHTM cũng sẽ tránh được việc phải trích lập thêm dự phòng với các khoản nợ nói trên (nếu chuyển nhóm nợ, số tiền trích lập dự phòng của NHTM sẽ tăng).

        Và trường hợp được tái cấp vốn đối với các khoản nợ của HAG, NHTM cũng sẽ “không buồn” với lãi suất tái cấp vốn mà NHNN đưa ra.

        Đồng thời, khả năng “tiếp tục hoạt động” của HAG là tạm thời ổ định và khi đó HAG mới có thể tính đến chuyện tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của mình đối với các NHTM.

        Tất nhiên, người vui nhất trong trường hợp này có lẽ là HAG và các chủ nợ + cổ đông/trái chủ : bởi khi đó xếp hạng tín nhiệm của DN được giữ nguyên, HAG sẽ tiếp tục được vay vốn để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời sẽ tránh được một khoản lãi phạt khi không bị chuyển nhóm nợ.

        HAG sẽ có thời gian và nguồn lực để giải quyết các vấn đề nội tại của mình.

+Trường hợp thứ hai: Chính phủ bác hết các đề xuất của NHNN.

        Khi đó, ngoài nỗ lực của chính mình, HAG chỉ còn biết cầu viện vào sự hỗ trợ, đồng thuận và tình thương của các chủ nợ,cổ đông,trái chủ.

        Nhưng :Thực tế là hình thức và bản chất các khoản nợ của HAG tại các chủ nợ không hẳn đã giống nhau.

        Có những ngân hàng phần nào “nắm đằng chuôi” khi vẫn giữ trong tay những tài sản đảm bảo đủ tốt. Họ sẵn sàng xử lý tài sản đảm bảo để dứt điểm thu hồi vốn, thay vì việc phải tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp.

        Nhưng bên cạnh đó, lại có những NH “sa lầy” trong chính khối tài sản đảm bảo mà họ nhận về. Dễ nhận diện nhất là tài sản đảm bảo dưới dạng các cổ phiếu của HAG, HNG và các công ty khác của “bầu” Đức.

        Thời gian qua, khi một số nhà băng khi tiến hành bán giải chấp cổ phiếu của nhóm công ty HAGL, ngay lập tức thị trường phản ứng tiêu cực. Thị giá cổ phiếu liên tục sụt giảm khiến giá trị tài sản đảm bảo tại các nhà băng khác bị hao hụt, và hàng loạt những hệ lụy kéo theo. Chưa kể đến việc khó khăn trong thanh khoản ở nhiều hạng mục tài sản đảm bảo là cổ phiếu của các công ty có liên quan khác, khiến các chủ nợ khóc dở mếu dở.

        Trường hợp này, nếu diễn ra, trước hết sẽ là bi kịch thực sự với HAGL, khi mà câu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của DN này đã được đơn vị kiểm toán nhấn mạnh trong báo cáo tài chính gần đây.

        Đó cũng không chỉ là kịch bản không mong muốn của 8 ngân hàng chủ nợ hiện tại của HAGL. An toàn hệ thống tất nhiên là một biến số quan trọng mà NHNN đã tính đến khi tham gia dàn xếp câu chuyện nợ nần này. Được biết, nợ ngân hàng của HAG hiện khoảng 30 nghìn tỷ đồng.

        Cuối cùng, trong kịch bản này, phương án biến nợ thành vốn chủ sở hữu sẽ là một hướng nên được cân nhắc.

+Trường hợp thứ 3: chấp thuận một nửa, có nghĩa là chỉ đồng ý đề xuất giữ nguyên nhóm nợ mà không đồng ý phương án tái cấp vốn.

Theo quan điểm của người viết, lựa chọn này tỏ ra khả dĩ hơn.

 

KL:

 

1-Với bất kỳ trường hợp nào, nó vẫn tạo ra nguy cơ về một một tiền lệ không hay trong công tác quản lý kinh tế, nhất là đối với doanh nghiệp dân doanh như HAG và các công ty “con,cháu” của HAG!

 

+ Nếu trong tương lai lại có những “Tập đoàn dân doanh” rơi vào tình cảnh như HAG thì Chính phủ có thể ….làm ngơ được không?

+ Một thực tế đáng ngại, rằng HAG vẫn chưa phải là con nợ lớn nhất trong hệ thống tín dụng. Cùng với đó, cũng chưa có gì chứng minh HAG là DN khó khăn nhất hiện nay.

 

+ Mặc dù rằng ông Trần Bắc Hà,Chũ tịch BIDV,chủ nợ lớn nhất của “Bầu Đức” đưa ra 2 lý do để “cứu “ HAG:

 

-Các đồn điền cao su,mía đường,etc….của HAG/HNG dọc biên giới “có ý nghĩa an ninh quốc phòng”; Và

-BIDV cho vay là thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ!

2-Thậm chí, nếu “vế” tái cấp vốn được chấp thuận,thì lấy từ nguồn vốn nào? Nếu lấy từ ngân sách thì không loại trừ việc sẽ nảy sinh một số “dị nghị” liên quan đến hoạt động sử dụng vốn ngân sách?

3-Trước thời điểm trình Quốc hội Khóa XIV phê duyệt TPP vào Tháng 7 tới :

+ Thế giới sẽ “suy diễn” thế nào về cái “thông điệp” :Quyết tâm tái cơ cấu, lành mạnh hóa đến nơi đến chốn hệ thống hệ thống các tổ chức tín dụng?

+ Chính phủ , NHNN cũng phải đảm bảo và tôn trọng các nguyên tắc, chuẩn mực, đồng thời tạo sân chơi bình đẳng, công bằng cho các thành viên thị trường ?