TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.897: BỨC TRANH THỰC VỀ SỨC KHỎE DNNN

PS: 185 TỶ USD : DƯ ĐỂ TRÃ HẾT 70% TỔNG NỢ XẤU  + CÒN ĐỦ ĐỂ TRẢ “DƯỠNG LIÊM + “VỀ HƯU 1 CỤC” CHO CÁC CỔ ĐÔNG TƯƠNG LAI!

1-DNNN nắm tới 130 tỷ USD, gồm:

+Tổng vốn Nhà nước ở trong các doanh nghiệp nhà nước có giá trị khoảng 55 tỷ USD

+Tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ là khoảng 130 tỷ USD.

2-Nợ phải thu khó đòi tăng…

+ Tính đến đầu năm 2015, cả nước còn tổng cộng 781 DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn.

+ Trong đó, có 8 tập đoàn kinh tế, 85 tổng công ty, 26 công ty TNHH MTV hoạt động theo mô hình mẹ – con,;

+ 277 công ty TNHH MTV hoạt động độc lập cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích và

+ 385 công ty TNHH MTV độc lập hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại đang nắm giữ tổng tài sản trị giá 3.105.453 tỷ đồng, tăng 10% so với thời điểm đầu năm 2014; tài sản cố định chiếm 43% tổng tài sản.

+ Các DN này hiện có vốn chủ sở hữu là 1.233.723 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm 2014, nhưng tổng doanh thu chỉ đạt 1.709.780 tỷ đồng, tức là chỉ tăng 1% so với cách đó 1 năm.

+ Đáng lưu ý là 26 công ty hoạt động theo mô hình mẹ – con có doanh thu giảm tới 21% và khối DN hoạt động độc lập có doanh thu giảm 1%.

+ Hai khối DN này chiếm tới 11% tổng doanh thu của khu vực DNNN.

+Theo số liệu giám sát của Bộ Tài chính, lợi nhuận trước thuế của 781 DNNN năm 2014 chỉ đạt 187.699 tỷ đồng, giảm 1% so với năm trước. Trong đó, 8 tập đoàn kinh tế đạt lợi nhuận trước thuế chỉ có 130.671 tỷ đồng, chiếm tới 70% tổng mức lợi nhuận của toàn bộ khu vực DNNN, nhưng lại bị giảm 2%.

+ Mặc dù đang nắm giữ số vốn lên tới hàng triệu tỷ đồng, nhưng số liệu của Bộ Tài chính cho biết, toàn bộ 781 DNNN năm 2014 chỉ đóng góp vào ngân sách nhà nước 278.212 tỷ đồng, giảm 1% so với năm trước.

+ Số liệu giám sát tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của riêng khu vực tập đoàn, tổng công ty và công ty mẹ – con vừa được Bộ Tài chính công bố cho biết:

– nợ phải thu của của tập đoàn, tổng công ty năm 2014 là 293.617 tỷ đồng, tăng 11%, trong đó nợ phải thu khó đòi là 13.570 tỷ đồng, tăng 18,6% và chiếm 4,6% tổng số nợ phải thu.

+ Trong đó, riêng PVN có số nợ lên tới 3.113 tỷ đồng, VNPT có số nợ là 1.807 tỷ đồng. Viettel, Vicem, Vincomin, Vinafood 2, Vinafood 1, Vietnam Airlines và Mobifone có số nợ lần lượt là 616 tỷ đồng, 613 tỷ đồng, 608 tỷ đồng, 544 tỷ đồng, 544 tỷ đồng, 391 tỷ đồng và 344 tỷ đồng.

Tình trạng nợ nần của công ty mẹ của các tập đoàn, tổng công ty cũng không đỡ “bết bát” hơn khi mà kết thúc năm 2014 khu vực DN này có số nợ phải thu lên tới 293.617 tỷ đồng, tăng 2%. Trong đó, công ty mẹ – con có số nợ phải thu lên tới 293.617 tỷ đồng, tăng tới 19,4%. Những “gương mặt” điển hình về nợ nần khó đòi của công ty mẹ được Bộ Tài chính “điểm mặt, chỉ tên” gồm: VNPT (2.249 tỷ đồng), Vinafood 2 (702 tỷ đồng), Vicem (487 tỷ đồng), PVN (459 tỷ đồng), Mobifone (345 tỷ đồng), Vinafood 1 (304 tỷ đồng)…

Do nợ nần tăng nên các “quả đấm thép của nền kinh tế” đã phải trích 12.032 tỷ đồng để dự phòng nợ phải thu khó đòi nhằm xử lý các khoản nợ. 

3-Nợ phải trả cũng “đồng hành”

+ Theo Bộ Tài chính, một số DNNN mặc dù có số nợ phải thu khó đòi không lớn, nhưng tỷ lệ nợ phải thu khó đòi/tổng nợ phải thu cao “ngất ngưởng” đã cho thấy tình hình tài chính vô cùng khó khăn như Công ty mẹ của Tổng công ty Vật tư nông nghiệp có tỷ lệ nợ phải thu khó đòi/tổng nợ là gần 39%; Công ty mẹ của Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam có tỷ lệ nợ phải thu khó đòi/tổng nợ là trên 33%…

+ Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng cho biết, nợ phải thu khó đòi và tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản của DNNN năm 2014 tăng tập trung chủ yếu ở ngành xây dựng, nông nghiệp cho thấy sự phục hồi của thị trường bất động sản chưa rõ nét, khả năng tiêu thụ bất động sản còn chậm. Còn đối với sản phẩm nông nghiệp, nguyên nhân là khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp thấp, sản xuất mang tính thời vụ. Đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thời gian thanh toán khi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của DN bị kéo dài, làm tăng nợ phải thu và rủi ro nợ khó đòi.

+ Trong khi nợ phải thu tăng thì nợ phải trả cũng “đồng hành”. Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, riêng khu vực tập đoàn, tổng công ty năm 2014 có tổng số nợ phải trả là 1.567.063 tỷ đồng, tăng 8% so với 1 năm trước đó. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân của toàn bộ tập đoàn, tổng công ty là 1,41 lần (thấp hơn quy định là 1,5 lần), nhưng có tới 28 đơn vị có hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, trong đó có 23 công ty mẹ.

+ Bức tranh toàn cảnh của DNNN như nêu trên rõ ràng là không sáng sủa. Tuy nhiên, trong bức tranh này, cũng có một vài điểm sáng nhờ quá trình tái cơ cấu. Bộ Tài chính cho biết, nhiều đơn vị những năm trước đây “lỗ đầm đìa”, thì nhờ hoạt động tái cơ cấu, năm 2014 đã hoạt động có hiệu quả và bù đắp được lỗ lũy kế của các năm trước như Tổng công ty Cà phê đạt lợi nhuận 80 tỷ đồng, VTC đạt 77 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn đạt 70 tỷ đồng, Tổng công ty Chè đạt 1,5 tỷ đồng.

+ Mặc dù vậy, số tiền lãi của một vài DN kể trên còn quá nhỏ nhoi so với số lỗ của các DNNN trong năm 2014. Cụ thể:

 

Chỉ tính riêng lỗ phát sinh của 10 tập đoàn, tổng công ty trong năm 2014 đã là 4.901 tỷ đồng;

– Còn lỗ lũy kế của 19 tập đoàn, tổng công ty tính đến đầu năm 2015 lên tới con số 24.451 tỷ đồng.

CASE STUDY N0.896 : BRITISH VIRGIN ISLANDS : THIÊN ĐƯỜNG THUẾ

1-Tổ chức Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) cho biết khoảng 40% tổng số các công ty offshore trên thế giới tập trung ở quần đảo Virgin thuộc Vương quốc Anh (British Virgin Islans-BVI).

+Quần đảo Virgin (British Virgin Islands – BVI) là lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh nằm ở khu vực Caribe giữa Puerto Rico và Anguila.

+Đơn vị tiền tệ được sử dụng tại đây từ những năm 1960 là USD trong khi đơn vị tiền tệ chính thức tại Anh là đồng bảng (GBP). Chính phủ Anh không tiến hành kiểm soát hay thao túng nguồn cung tiền của quần đảo này.

+Là một vùng lãnh thổ tự trị và ổn định về tài chính của Vương quốc Anh, BVI có nghị viện riêng với quyền tự quyết về lập pháp và là trung tâm quan trọng của các hoạt động doanh nghiệp offshore. Hệ thống luật pháp của BVI dựa trên hệ thống pháp luật của Anh.

+Người dân BVI được công nhận là công dân Anh kể từ năm 2002 và cũng là công dân EU, dù lãnh thổ này không phải là một phần của EU và không chịu sự điều chỉnh của luật pháp EU.

+ BVI có nền kinh tế mở và được đánh giá là thịnh vượng nhất ở khu vực Caribe. Tổng sản phẩm quốc nội của BVI cao. Hệ thống pháp luật và tài chính mạnh là yếu tố thuận lợi cho việc thành lập một công ty offshore ở đây. Ngoài ra, BVI còn có uy tín quốc tế vì là thành viên của Tổ chức các Hội đồng Chứng khoán Quốc tế (IOSCO), Cơ quan Đặc nhiệm Tài chính Caribe (CTATF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD). Thuộc địa của Anh này có luật và điều lệ về công ty được xây dựng và luôn cập nhật theo hướng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Luật về công ty offshore ở BVI mang tính tiên phong và được nhiều lãnh thổ khác noi theo.

2-Vậy điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn của quần đảo này?

+Miễn thuế

Nếu quần đảo Virgin thuộc Mỹ miễn thuế 90% cho các công ty được thành lập tại đây, thì tỉ lệ này là 100% ở phía quần đảo Virgin thuộc Anh. Các công ty được thành lập ở BVI tiến hành các hoạt động kinh doanh ngoài lãnh thổ BVI được miễn toàn bộ thuế địa phương và thuế trước bạ. Khi bán hay chuyển giao các cổ phiếu cho một bên thứ ba, các công ty offshore được thành lập tại BVI không phải nộp thuế thặng dư vốn. Các công ty này không phải trình báo về các khoản hoàn thuế hay thông tin cho chính phủ BVI về thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài.

+Tính bảo mật cao

Tất cả các thông tin về chủ sở hữu, giám đốc, cổ đông không phải báo cáo chính phủ BVI và không phải công khai đại chúng. Các loại tài liệu của công ty được bảo quản dưới chế độ bảo mật và có thể cất giữ tại bất cứ địa điểm nào, tùy thuộc vào quyền quyết định của chủ sở hữu công ty. Tài liệu duy nhất phải công khai đại chúng chính là Điều lệ Công ty song tài liệu này không bao hàm những thông tin về cổ đông, giám đốc, người hưởng lợi thật sự của công ty.

+Cơ chế đơn giản, nhanh và linh hoạt

Những yêu cầu về vốn điều lệ, cổ đông, văn phòng, ban trị sự… được giảm thiểu ở mức tối đa. Ví dụ, không có quy định về mức vốn tối thiểu. Kể từ năm 2005, trong Điều lệ công ty BVI không phải ghi rõ mục đích hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty offshore tại BVI chỉ cần tối thiểu một người quản lý và một cổ đông là thế nhân hay pháp nhân thuộc bất kỳ quốc tịch nào. Hai nhân sự này không bắt buộc phải cư trú ở BVI.

Việc thành lập một doanh nghiệp ở BVI diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng hai ngày và có khi chỉ trong một ngày trừ trường hợp các ngân hàng, các tổ chức tín thác hay các công ty bảo hiểm.

Cơ chế quản lý của một công ty tại BVI là linh hoạt và phù hợp với các yêu cầu đa dạng khác nhau. Cuộc họp cổ đông và giám đốc được phép tiến hành qua điện thoại hay các phương tiện điện tử. Không có yêu cầu về biên bản họp Hội đồng thành viên.

+Không cần báo cáo tài chính

Công ty thành lập tại BVI không có nghĩa vụ phải lập, nộp các báo cáo tài chính – kế toán hay chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan tài chính có thẩm quyền của BVI.

+Loại hình thành lập đa dạng

Công ty được thành lập tại BVI có thể dưới nhiều hình thức khác nhau như công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn, công ty trách nhiệm hữu hạn theo hình thức bảo lãnh, công ty trách nhiệm vô hạn, công ty với danh mục đầu tư riêng biệt, công ty với mục đích hoạt động hạn chế và các tổ chức hỗn hợp.

+Dịch vụ tài chính phát triển

Theo wikipedia, BVI được đánh giá là trung tâm tài chính toàn cầu đứng thứ 34 trên thế giới trong năm 2015. Quần đảo này đã thu hút được một số lượng lớn các quỹ đầu tư và các công ty bảo hiểm. Trên 3000 quỹ đầu tư có mặt tại BVI và quản lý trên 100 tỉ đô la Mỹ. Ngoài ra, các ngân hàng tên tuổi trên thế giới cũng hiện diện tại đây như Barclays Bank PLC, HSBC, Barrington Bank, First Bank Virgin Islands, First Caribbean International Bank, VP Bank (BVI) Limited. Quy định không hạn chế về ngoại hối cũng là lực hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng ở đây được mô tả là ‘không minh bạch’.

Điểm đáng chú ý trong Hồ sơ Panama là một nửa trong tổng cộng 200000 khách hàng đã tìm kiếm nơi ẩn náu cho nguồn tiền của mình ở BVI. Sức hấp dẫn nằm ở chính thực tế là các nơi này thường tự trị trong chính trị tài chính song vẫn ổn định về chính trị và quân sự vì chúng được đặt dưới sự bảo vệ của Anh.

Vào năm 1988, khi Mỹ khởi xướng cuộc điều tra Panama, một số lượng lớn càng công ty offshore từ Panama đổ về BVI. Các khách hàng từ Hồng Kông và Nam Mỹ cũng chiếm một phần quan trọng của ngành công nghiệp offshore của BVI.

Trước sức ép quốc tế, chính quyền BVI đã từng bước chấm dứt hình thức phát hành cổ phiếu vô danh. Các doanh nghiệp được thành lập trước năm 2005 có thời hạn đến cuối năm 2010 đăng ký các cổ phiếu vô danh. Các quy định này được đưa ra nhằm chống rửa tiền.

Trong công nghiệp offshore, BVI là địa điểm dẫn đầu về mối tương quan giữa giá cả và chất lượng hợp lý nhất. Các dịch vụ được đưa ra chuyên nghiệp giống như Bahama song lại có phần rẻ hơn và độ tin cậy có thể chắc chắn hơn. Tuy nhiên, cơ chế giữ bí mật ở BVI trong những năm trở lại đây được áp dụng linh hoạt hơn. Với mối quan tâm giữ gìn danh tiếng quốc tế của mình, xu hướng ‘mềm dẻo’ về việc giữ bí mật thông tin có thể được quần đảo tiếp tục theo đuổi. Do vậy, BVI vẫn thú vị đối với các nhà đầu tư muốn quản lý nguồn tài chính của mình chân chính có được một cách có chuyên môn và ở phạm vi tự do có thể song cũng sẽ khiến những ai muốn đầu tư vào đây để trốn thuế phải chùn bước.

VAFI: BIẾN DNNN THÀNH CTY CP TRONG VÒNG 1 THÁNG

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) Đề xuất với Bộ Tài chính giải pháp chuyển nhanh toàn bộ DNNN thuộc đối tượng chưa cổ phần hóa trong trung hạn thành công ty cổ phần.

1-Theo đó, chuyển DNNN thành công ty cổ phần với 3 cổ đông pháp nhân ban đầu:

+Giao cho đại diện công đoàn nắm giữ 1 cổ phần mệnh giá 10.000 đ/cp.

+ Giao cho tổ chức Đảng ở cơ sở nắm giữ 1 cổ phần.

+ Nhà nước mà đại diện là các Bộ ngành, UBND tỉnh, các Tập đoàn, TCT nhà nước nắm giữ 99,99999999…vốn.

2-Đây không phải là hình thức cổ phần hóa mà chỉ đơn thuần là dùng biện pháp kỹ thuật để chuyển nhanh toàn bộ DNNN 1 thành viên thành công ty cổ phần với 3 cổ đông, tuy nhiên sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn đối với ngân sách nhà nuớc & công tác quản trị DN.

3-Theo VAFI, khi triển khai thực hiện giải pháp này:

+ Không cần phải thành lập Ban cổ phần hóa tại DN, không cần phải kiểm kê định giá doanh nghiệp, không cần phải IPO…mà chỉ đơn thuần bằng 1 quyết định chuyển đổi với các dữ liệu theo sổ sách kế toán.

+ Theo cơ chế hiện hành, toàn bộ phần lợi nhuận sau thuế của DNNN được để lại doanh nghiệp, DNNN không có nghĩa vụ nộp tiền cổ tức cho nhà nước như tại các công ty cổ phần có cổ phần nhà nước ;

+Nếu thực hiện theo sáng kiến của VAFI thì sẽ điều tiết lợi nhuận sau thuế để đóng góp cho ngân sách nhà nước.

CASE STUDY N0.895: “HÔ BIẾN” TẤT CẢ DNNN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN TRONG VÒNG…..1 THÁNG !

PS:ẨN SỸ ĐẠI NGU LẠI CÓ IDEA THẾ NÀY:

BÁN CHO TẤT CẢ CÔNG DÂN VIỆT NAM 1 CỔ PHIẾU/NGƯỜI/ VỚI IPO THÀNH CÔNG,NHƯNG GIÁ ÍT NHẤT BẰNG MỆNH GIÁ 10.000VNĐ,SAU ĐÓ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG TỪNG DNNN (GIỜ LÀ “CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG) SẼ BẦU HĐQT VÀ CEO (KỂ CẢ THUÊ NGOÀI) ,VÀ NGAY LẬP TỨC LÊN SÀN UPCOM ĐỂ CÁC CỔ ĐÔNG /CÔNG DÂN VIỆT NAM TỰ DO ĐỊNH ĐOẠT CỔ PHIẾU CỦA MÌNH.NHƯ VẬY CÓ MẤY CÁI LỢI CỰC LỚN:

1-NHÀ NƯỚC SẼ CÓ NGAY 1 LƯỢNG LỚN  MONEY ĐỂ THANH TOÁN GẦN 70% NỢ XẤU + ĐỂ BÙ VÀO “BỘI CHI NGÂN SÁCH + TRẢ NỢ” (NẾU CÒN);

2-GIẢM CHI PHÍ NUÔI SỐ CÔNG CHỨC “SÁNG VÁC Ô ĐI ,TỐI VÁC VỀ” + THAM NHỮNG LIÊN QUAN,NHẤT CÁC THỨ “BAN BỆ” LIÊN QUAN ĐẾN DNNN:NHỜ ĐÓ MÀ GIẢM MẠNH “CHI THƯỜNG XUYÊN/GIẢM BIÊN CHẾ”);

3-SỐ QUAN CHỨC DÔI DƯ CHO 1 NGƯỜI 1 CỤC “DƯỠNG LIÊM” ĐỦ SỐNG ĐẾN ….CHẾT (CÒN HƠN ĐỂ HỌ SỐNG BẰNG THAM NHŨNG!);

4-SỐ CBCNV CŨNG VẬY (TỨC “VỀ HƯU MỘT CỤC”) VÀ SAU ĐÓ HỌ SỐNG BẰNG CỔ TỨC ĐƯỢC CHIA IF…..;

5-XÓA BỎ TÌNH TRẠNG CÁC BỘ (CƠ QUAN NGANG BỘ) ĐỀU CÓ DNNN “TRỰC THUỘC” NHƯ MỘT THỨ “SÂN SAU” NUỐI BÉO QUAN CHỨC VÀ GÂY RA TÌNH TRẠNG “ VỪA ĐÁ BÓNG,VỪA THỎI CÒI” (VỪA “QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH,VỪA ….KIẾM TIỀN” (SAU KHI CHUYỂN CÁC DNNN THUỘC DIỆN ĐẶC BIỆT CHO SCIC QUẢN LÝ);

6-DẸP NGAY CÁC DNNN THUỘC QUÂN ĐỘI,CÔNG AN,ĐẢNG CŨNG BẰNG CƠ CHẾ NÓI TRÊN;

7-CÔNG DÂN /CỔ ĐÔNG CŨNG SẼ THU VỀ 1 KHOẢN MONEY NHẤT ĐỊNH LO CHO CUỘC SỐNG ĐANG NGÀY CÀNG KHỐN KHÓ ,VÀ GIẢI THOÁT HỌ KHỎ TÂM THẾ “BỊ TỤI QUAN CHỨC ĂN TRÊN ,NGỒI CHỐC”!

8-HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẼ ĐƯỢC CẢI THIỆN;

9-SAU VÀI NĂM KHI KHỐI DN LOCAL ĐÃ ĐỦ MẠNH THÌ MỚI NỚI ROOM TỐI ĐA ĐỄ THU HÚT ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP (FPI);

KL:

1-ĐỂ THỰC HIỆN “CUỘC CÁCH MẠNG “NÀY CHỈ CẦN 02 ĐIỀU KIỆN ( KHÔNG CẦN MONEY):

(I)                        MỘT NGHỊ QUYẾT CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VÀ SAU ĐÓ ĐƯỢC “HỢP THỨC HÓA” THÀNH LUẬT DO QUỐC HỘI THÔNG QUA;

(II)                   MỘT CHÍNH PHỦ ĐỦ MẠNH VỀ HÀNH ĐỘNG KIỂU ĐINH LA THĂNG : AI CHỐNG LỆNH THÌ ĐUỔI,KHÔNG NÓI NHIỀU!

2-NẾU LÀM ĐƯỢC NHƯ TRÊN THÌ BẮT ĐẦU TỪ 2018 KHI TPP & EVFTA CÓ HIỆU LỰC (?) VIỆT NAM SẼ THAM GIA CUỘC CHƠI “THẾ GIỚI PHẲNG” CHỨ KHÔNG CÒN “THẾ GIỚI NGƯỢC” NHƯ HIỆN NAY:TỪ TW ĐẢNG ĐẾN CHÍNH PHỦ,ĐẾN CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP,KỂ CẢ FDI, SẼ PHẢI “CHƠI ĐÚNG VỊ TRÍ” CỦA MÌNH (KHÔNG ” ĐÁ LỘN VỊ TRÍ “ NHƯ HIỆN NAY !)

CASE STUDY N0.894:TTCK vs TIN ĐỒN:LẤY MSR LÀM VÍ DỤ

PS:LÚC 10:18 MSR TĂNG TRẦN LÊN 22.5!

1-Giao dịch trên Upcom từ tháng 9/2015, CTCP Tài nguyên Masan- Masan Resources (MSR) đã thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư :

 

+Khi sở hữu mỏ Núi Pháo với trữ lượng Vonfram được đánh giá lớn nhất thế giới bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

+Mức giá khởi điểm khi lên sàn Upcom của MSR là 15.500đ/cp, tương ứng vốn hóa thị trường 10.905 tỷ đồng và đây cũng là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất giao dịch trên Upcom.

+ Tuy vậy, giao dịch của “bom tấn” MSR lại không như kỳ vọng khi cổ phiếu liên tục lao dốc và có thời điểm thị giá chỉ còn 8.800đ/cp.

+Báo cáo tài chính năm 2015 cho biết Masan Resources đạt 152 tỷ đồng LNST, tăng hơn 3 lần năm trước đó nhưng so với quy mô tài sản gần 27.000 tỷ đồng thì đó vẫn là con số khá khiêm tốn.

+Việc giá Vonfram trên thế giới liên tục giảm sâu đã ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận Masan Resources và điều này đã phản ánh vào giá cổ phiếu MSR.

2-Tăng 4 lần trong 1 tháng

+ Sau chuỗi ngày giao dịch ảm đạm, MSR bất ngờ bứt tốc kể từ đầu tháng 3 và chỉ 1 tháng sau đó, cổ phiếu này đã tăng gấp 4 lần và chạm ngưỡng 36.100đ/cp.

+ Tốc độ tăng giá chóng mặt của MSR khiến không ít nhà đầu tư cảm thấy hụt hẫng vì đã không mua vào trước đó.

+Tại mức giá này, vốn hóa thị trường của Masan Resources lên tới 25.400 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD.

+ Việc MSR “dậy sóng” có nguyên nhân từ sự phục hồi của Vonfram cùng những dự báo tích cực về giá kim loại này trong năm nay. Edison Investment research cho biết, giá APT (ammonium paratungstate – một sản phẩm tinh chế từ quặng Vonfram) sẽ đạt 250 USD/mtu, cao gấp rưỡi so với mức giá hiện nay.

3-Bay hơi nửa tỷ USD trong 5 phiên giao dịch

+ Sau chuỗi tăng ngày “thăng hoa”, MSR đã có liên tiếp những phiên giảm khá mạnh.

+ Kết thúc phiên giao dịch 5/4, thị giá MSR chỉ còn 21.700đ/cp, tương ứng giảm 40% so với mức đỉnh được thiết lập trong phiên 30/3.

+ Tại mức giá này, vốn hóa của Masan Resources chỉ còn 15.300 tỷ đồng, giảm tới 11.700 tỷ đồng so với 4 phiên giao dịch trước đó khi vốn hóa công ty đạt ngưỡng “tỷ đô”.

+ Chỉ tính riêng mức bay hơi vốn hóa của Masan Resources trong những phiên giao dịch vừa qua đã bằng tổng vốn hóa hiện tại của HAGL và HAGL Agrico cộng lại.

KL: Mức giảm nhanh, mạnh của MSR sau chuỗi tăng sốc hẳn khiến không ít nhà đầu tư “kẹp hàng” nếu lỡ đua lệnh trong giai đoạn trước đó. Lúc này, quyết định cắt lỗ hay nắm giữ chờ hồi phục hẳn khiến không ít nhà đầu tư cảm thấy đau đầu.

CASE STUDY N0.893: TTCK VN: NHỮNG PHIÊN KHỐI NGOẠI BÁN RÒNG ĐÁNG CHÚ Ý TỪ 2012

1-Trong phiên giao dịch hôm nay (05/04/2016), khối ngoại lại gây bất ngờ khi bán ròng gần 11 triệu cp trên HOSE, đạt giá trị hơn 611 tỷ đồng, vượt qua mức bán ròng gần 607 tỷ đồng trong ngày 25/03/2014.

2-Kể từ năm 2012:

+ Khối ngoại đã có 419 phiên giao dịch theo trạng thái bán ròng.

+ Trong đó, phiên giao dịch ngày 09/01/2012, khối ngoại thực hiện bán ròng gần 104 triệu cổ phần, tương ứng giá trị 1,657 tỷ đồng, đây là mức bán lớn nhất cho đến hiện nay.

FYI: Top 20 phiên giao dịch mà khối ngoại bán ròng mạnh nhất từ năm 2012

op 20 phiên giao dịch mà khối ngoại bán ròng mạnh nhất từ năm 2012

http://image.vietstock.vn/2016/04/05/top-20-khoi-ngoai.png

Nguồn: VietstockFinance

3-Đáng chú ý, một điểm chung xuất hiện trong các phiên bán ròng mạnh của khối ngoại đều mang đậm dấu ấn các “ông lớn”.

+ Chẳng hạn phiên giao dịch ngày 09/01/2012, cổ phiếu STB chính là nguyên nhân khi bị khối ngoại bán ròng gần 1.7 triệu cổ phần, chiếm giá trị 1,658 tỷ đồng. Như vậy nếu loại trừ phần bán ròng của mã này thì khối ngoại vẫn mua ròng phiên này.

+ Phiên giao dịch ngày 25/03/2014 thì tập trung ở 3 mã lớn khi đó là MSN (bán ròng 460 tỷ), DPR (bán ròng 110 tỷ) và HAG (bán ròng hơn 32 tỷ đồng).

+ Còn trong phiên giao dịch ngày 05/04/2016 thì mang đậm dấu ấn của VIC với giá trị hơn 631 tỷ đồng. Và cũng giống như trên, nếu không tính VIC thì khối ngoại vẫn có trạng thái mua ròng chứ không phải bán ròng.

+  Cũng phải nói thêm rằng trong phiên giao dịch này, dù VN-Index hồi phục mạnh để tái chiếm mốc 560 điểm nhưng khối ngoại vẫn bán ròng nhiều mã bluechip như VCB, CTD, HSG, MSN, DPM

CASE STUDY N0.892: KHỦNG HOẢNG “3 IN 1”: THỊ THƯỜNG HÀNG HÓA CƠ BẢN

1-Cách Phố Wall 30 dặm về hướng Tây, trong một khu văn phòng ít ai để ý nằm giữa những ngọn đồi New Jersey là trụ sở làm việc của Willem Kooyker, một trong những nhà giao dịch quyền lực nhất nhưng cũng là bí ẩn nhất trên thị trường hàng hóa toàn cầu.

+Trong nửa thế kỷ, Kooyker đã âm thầm vượt qua bao phen trồi sụt giá dầu, giá đồng, ca cao và những hàng hóa khác, đầu tiên là tại quê hương Hà Lan của ông, rồi tại Commodities Corp., sau đó tại công ty do ông sáng lập: Blenheim Capital Management. Giờ đây, ở tuổi 73, ông đang tìm cách xoay xở để hạn chế thiệt hại gây ra bởi cuộc sụp đổ giá cả hàng hóa mà chính ông cũng không nghĩ rằng sẽ diễn ra.

+ Giá dầu đã giảm từ mức hơn 90 USD/thùng vào năm 2014 xuống còn 37 USD/thùng trong tháng 3.2016. Trước khi điều tồi tệ nhất xảy đến vào năm ngoái, thì công ty của Kooyker đã bị “chảy máu” tới hàng tỷ USD giá trị tài sản. Ở thời kỳ đỉnh điểm năm 2011, Blenheim là nhà quản lý quỹ đầu cơ hàng hóa lớn nhất thế giới với 9,1 tỷ USD giá trị tài sản. Nhưng tài sản của Blenheim đã giảm gần 85% xuống chỉ còn 1,5 tỷ USD, theo những người biết rõ về hoạt động của ông. Với việc quỹ chính của Blenheim thua lỗ 4 trong suốt 5 năm qua, một số nhà đầu tư đã rút vốn.

2- Vì đâu nên nỗi?

+ Đó là vì Kooyker không nghĩ rằng mọi thứ có thể trở nên tồi tệ như vậy.

+ Ông và các đồng nghiệp đã đánh giá quá thấp những vấn đề của nền kinh tế Trung Quốc và chưa bao giờ nghĩ giá cả hàng hóa có thể giảm đến tận thời điểm này và giảm quá nhanh, theo các nguồn tin trên.

+ Tình thế đã thay đổi theo chiều hướng cực kỳ tồi tệ cho Kooyker, người mà thời kỳ lãnh đạo ở Commodities Corp. vào những năm 1980 đã đặt nền móng cho 2 thập niên tăng trưởng thần tốc tại Blenheim.

+ Vào năm 1999, khi giá dầu giảm mạnh về dưới mức 10 USD/thùng, Kooyker đã đặt cược rằng giá cả sẽ tăng trở lại và mức sinh lời tại quỹ đầu cơ của ông đã tăng mạnh gần 109%.

KL: Không chỉ Blenheim, mà nhiều tay chơi sừng sỏ trên thị trường hàng hóa cũng đang đau khổ vì giá cả giảm sâu.

3- Tập đoàn nông nghiệp Cargill đã phải đóng cửa một trong những quỹ của mình.

+ Trafigura Group, tập đoàn kinh doanh dầu và kim loại, đã đóng cửa quỹ chính Galena Metals Fund.

+ Trafigura ước tính tốp 10 quỹ đầu cơ hàng hóa của thế giới giờ tổng cộng quản lý 10 tỷ USD giá trị tài sản, chỉ bằng 1/5 mức tài sản mà họ quản lý vào năm 2008.

CASE STUDY N0.891: BCTC CỦA DN NIÊM YẾT TRUNG THỰC ĐẾN ĐÂU:LẤY HQC LÀM VÍ DỤ

1-“Soi” kỹ báo cáo tài chính cho thấy có khá nhiều con số “kỳ lạ” và phải chăng đây là lý do khiến cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp này tiếp tục thấp ở mức bất thường.

+ Năm 2015, Hoàng Quân đã tăng vốn điều lệ từ 1.700 tỷ đồng lên 3.950 tỷ đồng qua 3 đợt phát hành cổ phiếu. Đợt thứ nhất, Hoàng Quân đã bán 30 triệu cổ phiếu cho một nhà đầu tư do không thể bán được cho cổ đông hiện hữu. Số lượng cổ phiếu này được phát hành ngày 30/12/2014 và niêm yết ngày 20/01/2015. Lần tiếp theo Công ty đã phát hành 63 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Tuy nhiên, số cổ phiếu bán được cho cổ đông hiện hữu chỉ có 1,6%, còn lại 98,4% được bán cho cổ đông khác. Thông qua đợt phát hành này Hoàng Quân đã thu về số tiền 630 tỷ đồng.

+ Việc Hoàng Quân không bán được cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu cũng là một điều dễ hiểu vì tại thời điểm đó giá cổ phiếu HQC đang giao dịch trên thị trường chỉ bằng 1/2 mệnh giá. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là có nhà đầu tư lại đứng ra mua cổ phiếu này với mức giá gấp đôi so với giá trị thị trường của HQC.

+ Cho đến nay thông tin về việc ai đã mùa gần 63 triệu cổ phiếu HQC vào thời điểm đó vẫn không được công bố rộng rãi. Được biết số lượng cổ phiếu này chính thức được niêm yết và giao dịch kể từ ngày 24/09/2015.

+ Sau đợt tăng vốn khủng này, Hoàng Quân tiếp tục một đợt tăng vốn khá ngoạn mục là phát hành 137 triệu cổ phiếu để hoán đổi cổ phần một số công ty. Theo đó 137 triệu cổ phiếu đã được hoán đổi cho các Công ty “anh em” là Địa ốc Hoàng Quân Bình Thuận (29,79 triệu CP), Địa ốc Hoàng Quân Cần Thơ (36,21 triệu CP), Bất động sản Đông Dương (38 triệu cổ phiếu) và Cổ đông của Công ty CP Cảng Bình Minh (33 triệu cổ phiếu).

+ Điều đáng nói là dù tỷ lệ hoán đổi là 1:1 nhưng mức giá phát hành hoán đổi cho những cổ đông này chỉ có 5.100 đồng/cổ phiếu. Do vậy, qua đợt phát hành này Hoàng Quân đã bị âm thặng dư vốn cổ phần lên tới 646 tỷ đồng. Thực chất đây là một đợt phát hành bán cổ phiếu chỉ bằng 51% so với mệnh giá được ghi nhận trên giá trị sổ sách.

+ Việc Hoàng Quân bán cổ phiếu với giá cực thấp như vậy khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên bởi cách đó không lâu Công ty này đã phát hành thành công gần 63 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngoài điều khó hiểu này thì giao dịch cổ đông nội bộ của Hoàng Quân cũng tương đối “bất thường” như việc ông Trường Anh Tuấn Chủ tịchHĐQT và Địa ốc Hoàng Quân Mê Kong mua vào bán ra khá dày đặc.

+ Như vậy, sau 2 đợt tăng vốn “không bình thường” vốn điều lệ của Hoàng Quân đã thêm 2.300 tỷ đồng. Tuy vậy thực chất vốn chủ sở hữu của công ty chỉ tăng thêm gần 1.400 tỷ đồng. Việc HQC tăng vốn điều lệ khủng đã làm cho tình hình tài chính của Công ty trở nên lành mạnh hơn. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên nợ vay hiện nay của HQC đang ở mức khá thấp với con số chưa đến 0,5 lần. Đặc biệt nợ vay dài hạn và ngắn hạn hiện nay của Công ty cũng chỉ hơn 800 tỷ đồng. Một con số khá nhỏ so với số vốn chủ sở hữu hơn 4.000 tỷ đồng trên sổ sách.

2-Tiềm ẩn rủi ro:

+ Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của HQC năm 2015 lên tới 2.631 đồng/cổ phiếu. Như vậy, dù tăng vốn điều lệ lên hơn gấp đôi nhưng EPS vẫn cao hơn gấp 10 lần năm trước. Với mức EPS này thì giá cổ phiếu trên lợi nhuận (PE) của HQC chỉ có 2 lần. Đây là một mức quá thấp so với một Công ty bất động sản đang đi lên như HQC. Phải chăng thị trường đã có những đánh giá không đúng về tiềm năng của Cổ phiếu này hay còn lý do nào khác?

+ Ắt hẳn là hàng trăm nghìn nhà đầu tư cá nhân, hàng nghìn tổ chức không thể nào bỏ qua nếu HQC có một tiềm năng thực sự. Như vậy có thể có lý do nào đó họ chưa đặt niềm tin vào HQC. Điều này có thể lý giải phần nào xung quanh những con số “kỳ lạ” trên báo cáo tài chính của Hoàng Quân. Con số đầu tiên đáng nói là hiện Công ty có 187 tỷ đồng “Vay nợ quá hạn chưa thanh toán”. Điều này cho thấy dòng tiền của Công ty không đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh.

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty cũng cho thấy tình trạng tài chính khá rủi ro. Năm 2015 lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh âm 808 tỷ đồng, trước đó năm 2014 âm 754 tỷ đồng, năm 2013 và 2012 dòng tiền này cũng âm. Trong khi đó hoạt động đầu tư thì dòng tiền dương không đáng kể. Như vậy, HQC phải liên tục vay vốn hoặc tăng vốn chủ sở hữu để duy trì, mở rộng hoạt động. Hiện nay, HQC có hàng chục công ty con và hàng trăm dự án. Điều này đặt ra những thách thức lớn trong vấn đề quản trị Công ty.

+ Những lo ngại này phần nào thể hiện trên báo cáo tài chính. Theo báo cáo tài chính 2015 khoản phải thu ngắn hạn của Công ty lên tới 3.300 tỷ đồng, tăng gần 1.500 tỷ đồng so với đầu năm. Số khoản phải thu ngắn hạn chiếm gần 50% tài sản và bằng hơn 80% vốn chủ sở hữu. Đáng nói là trong đó có đến 872 tỷ đồng là phải thu từ khách hàng mua bất động sản. Như vậy, việc ghi nhận doanh thu hơn 1.400 tỷ đồng của năm 2015 có thể phần lớn là chưa thu được tiền thực sự mà ghi nhận trước trên báo cáo tài chính.

+ Đặc biệt Hoàng Quân còn “hào phóng” trả trước cho các bên có liên quan đến gần 1.500 tỷ đồng. Trong đó lớn nhất là trả trước Công ty Phát triển nhà Bảo Linh tới 814 tỷ đồng, Kinh doanh nhà Bình Thuận 432 tỷ đồng. Rất có thể đây là những giao dịch giữa HQC và những công ty này chưa được hạch toán. Tuy nhiên, cũng có thể đây chỉ là những giao dịch trên “sổ sách”. Dù trường hợp nào thì khoản phải thu cao đến mức bất thường này cho thấy tình trạng tài chính của HQC không thực sự lành mạnh.

3-Kế hoạch “siêu khủng”:

+ Tại Đại hội cổ đông năm 2016 Hoàng Quân tiếp tục đưa ra những kế hoạch “siêu khủng”. Năm 2016, HQC đặt kế hoạch phát hành 205 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ 3.950 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng của công ty bao gồm: Phát hành 31,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 8%; Bán 98,75 triệu cổ phiếu cho cổ đông với giá 10.000 đồng/cổ phiếu; Phát hành 74,65 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

+ Dự kiến nếu đợt phát hành này thành công, Hoàng Quân sẽ thu về 1.734 tỷ đồng để đầu tư vào dự án HQC Tân Hương (350 tỷ đồng), HQC Tây Ninh (350 tỷ đồng), HQC Bình Thuận (300 tỷ đồng), HQC Bình Minh (150 tỷ đồng), HOF – HQC Hồ Học Lãm (200 tỷ đồng), Xây dựng Hạ tầng Nhà ở công nhân, Nhà ở xã hội (NOXH) Khu công nghiệp Hàm Kiệm (300 tỷ đồng) và Vốn lưu động 84 tỷ đồng.

+ Ít ai tin rằng trong điều kiện bình thường Hoàng Quân có thể thành công trong việc huy động số vốn này vì hiện nay giá cổ phiếu HQC chỉ có 5.100 đồng/cổ phiếu. Năm trước doanh nghiệp này đã không thành công trong việc phát hành cho cổ đông hiện hữu và chấp nhận bán 51% mệnh giá để hoán đổi cổ phiếu. Năm 2015, dù kết quả kinh doanh cao một cách bất thường nhưng lại không được thị trường đón nhận một cách tích cực.

+ Chưa dừng lại ở kế hoạch phát hành lớn đó nhìn vào kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trong những năm tới khiến không ít người phải ngạc nhiên. Theo đó doanh thu năm 2016 lên đến 7.416 tỷ đồng và lợi nhuận 500 tỷ đồng.

KL: Như vậy, doanh thu năm 2016 gấp gần 6 lần năm 2015 và năm 2017 doanh thu tiếp tục tăng lên 12.244 tỷ đồng và lợi nhuận 655 tỷ đồng. Nếu thực hiện được kế hoạch siêu khủng này thì HQC trở thành 1 trong những doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Việt Nam hiện nay. Nếu thật sự nhà đầu tư tin điều này thì chắc hẳn giá cổ phiếu của HQC có thể cao gấp 10 lần hiện nay.