TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.891: CÔNG THỨC “3M”: LẤY HAG + HNG LÀM VÍ DỤ MINH HỌA

1-“Major : Ngành nghề cót lõi”:

+ Cao su;

+ Nuôi bò;

+ Mía đường;

+ BĐS;

2-“Money :Vốn /Đòn bẩy tài chính”:

 

Theo báo cáo tài chính hợp nhất cuối quí 4- 2015:

 

+ HAG nợ khoảng trên 31.000 tỉ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn và dài hạn là 27.000 tỉ đồng.

 

+ Nợ của công ty con HNG chiếm hơn 50% tổng nợ của HAG.

 

+ Đó là chưa kể những khoản vay được cho vay với danh nghĩa cho các cá nhân ở HAG vay.

 

+ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cũng là chủ nợ lớn nhất của HAG;

 

+Lãi suất với nhiều khoản vay trong các năm trước của HAG là trên 11%/năm;

 

+ Vấn đề nợ của HAL khó xử lý bởi với quan hệ tín dụng lâu năm của HAG với các ngân hàng, không phải ngân hàng nào cũng “nỡ” bán tài sản HAG đã thế chấp để lấy tiền về trong tình hình HAG khó khăn. Thứ hai, việc giải chấp các tài sản này theo quy định của luật pháp khá rắc rối và đặc biệt, sẽ có sự chồng chéo bởi vì mô hình của HAG hiện đã tương tự mô hình tập đoàn.

 

3-“Management-Quản trị doanh nghiệp”:

 

+Cần những người quản lý chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và cập nhật các kỹ năng quản trị hiện đại, đặc biệt có tầm nhìn về quản lý tài chính, có kỹ năng xử lý truyền thông;

+Chứ không thể tiếp tục là nơi tập trung nhiều thành viên thân thiết và trong quản trị điều hành xen lẫn cảm tính như hiện nay;

CASE STUDY N0. 890: LÃI SUẤT vs TỶ GIÁ

1-Cuộc khảo sát của chúng tôi vào đầu tuần này cho thấy :

+ Có ngân hàng đã trả lãi suất 6%/năm kỳ hạn một tháng cho những khoản tiền gửi từ 500 triệu đồng trở lên.

+ Mức phổ biến cho kỳ hạn một tháng ở nhiều ngân hàng là 5,3-5,4%/năm;

+ Kỳ hạn ba tháng 5,5%-5,6% và sáu tháng khoảng 6,5%/năm.

 

+ Các ngân hàng quốc doanh và nửa quốc doanh cũng đã nâng lãi suất huy động lên ngang bằng các ngân hàng cổ phần. So với cách đây 12-18 tháng, lãi suất tiết kiệm một tháng của Agribank hay BIDV khi ấy ở mức 4%/năm, mới thấy tốc độ đi lên của lãi suất đầu vào mạnh mẽ như thế nào, “nhảy” hơn 30% so với chính nó.

2- Theo lý thuyết :

-Lãi suất huy động tăng, đương nhiên lãi suất cho vay phải tăng theo.

-Không có chuyện ngân hàng giữ nguyên lãi suất đầu ra, chịu thiệt về phần mình.

-Chi phí lãi vay, chi phí tài chính leo thang, doanh nghiệp làm sao hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa, chưa nói xuất khẩu?

-Trong khi các nước khu vực và cả thế giới giảm lãi suất, phá giá đồng tiền;

3-Vì sao lãi suất đồng Việt Nam tăng?

+ Có phải vì tín dụng “nóng”, sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp cũng đang tăng (trừ lĩnh vực BĐS)?

-Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến ngày 20-2-2016 tín dụng toàn hệ thống chỉ nhích có 0,39% so với cuối năm ngoái và thấp hơn hẳn cùng kỳ (cùng kỳ là 0,65%).

– Điều kỳ lạ là mặc dù mặt bằng lãi suất tăng, nhưng lãi suất trúng thầu trái phiếu chính phủ lại giảm hoặc giữ ổn định. Trong phiên đấu thầu gần nhất ngày 18-3-2016, lãi suất trái phiếu kỳ hạn năm năm còn 6,33%/năm so với 6,5%/năm của những phiên tháng 2-2016.

+ Tuần trước, khối ngoại đã mua ròng 1.426 tỉ đồng trái phiếu, theo Hnx. Nước ngoài đang bán đô la Mỹ và đầu tư trái phiếu.

– Không những thế, các ngân hàng nước ngoài không tăng lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay. Họ đang tranh thủ thu hút những khách hàng doanh nghiệp lớn và tốt.

KL: Lãi suất chỉ tăng ở các ngân hàng nội địa.

+ Tiền, dưới hình thức này hình thức khác, vẫn ở trong ngân hàng:

 

– Từ đầu năm đến nay NHNN đã mua vào 3-3,5 tỉ đô la Mỹ, bơm ra thị trường đâu đó ước 70.000 tỉ đồng.

 

– Thanh khoản toàn thị trường nhìn chung tương đối dồi dào.

 

KL: Các ngân hàng không có lý do gì xác đáng để nâng lãi suất cả.

 

+ Có phải vì TT 36 sắp sửa đổi?

 

-Với dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư 36 về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, các ngân hàng phải chuẩn bị giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 60% về 40%.

 

– NHNN cho biết tỷ lệ này không giảm mà đang tăng lên.

 

– Đến ngày 16-1-2016, tỷ lệ này là 31,39% so với 31% của tháng 12-2015.

 

– Cho đến cuối quí 1-2016, rất có thể tỷ lệ trên không dừng lại ở đó.

 

KL: Đây không phải là lý do chính.

+ Theo báo cáo tài chính công khai, chỉ một ngân hàng cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán, có trụ sở ở TPHCM, tổng các khoản phải thu + các khoản lãi, phí phải thu đã lên tới hơn 40.000 tỉ đồng.

 

KL: Phải chăng các TCTD trong nước tăng lãi suất huy động chỉ nhằm “bù” các khoản “phải thu”?

 

+ Có phải vì vấn đề nợ xấu?

– Công cuộc tái cơ cấu ngân hàng tới đây sẽ vào giai đoạn quyết liệt.

Việc xử lý các ngân hàng âm vốn chủ sở hữu, NHNN mua lại với giá 0 đồng, sẽ được tiến hành công khai, minh bạch.

-Ngày 18-3-2016 cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Phạm Quyết Thắng, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GPBank), cùng đồng phạm gây thiệt hại cho GPBank 5.500 tỉ đồng.

– Còn nhớ ngày 4-12 năm ngoái, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng đã chính thức công bố kết quả điều tra vụ án Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng và đồng phạm, theo đó riêng cá nhân ông Danh làm thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng hơn 9.000 tỉ đồng.

-Và cũng đừng quên các khoản nợ xấu bán cho VAMC về bản chất vẫn là nợ xấu và các ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20%/năm cho những khoản đã bán cho VAMC.

– Một ngân hàng nếu không có nợ xấu, huy động được 100 đồng, có thể cho vay 80 đồng (phần còn lại dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh khoản, khả năng chi trả…). Khi đã thu hồi được 80 đồng cho vay cả gốc và lãi, lại cho vay tiếp, huy động được nhiều cho vay nhiều, huy động được ít cho vay ít.

– Chỉ cần mất 10 đồng (nợ xấu) trong số 80 đồng gốc cho vay kia, ngân hàng bắt buộc phải huy động thêm vốn để có tiền trả cho người gửi.

Một khi tổng các khoản thiệt hại của các ngân hàng càng lớn, số vốn phải huy động thêm càng lớn theo, cầu tăng, việc lãi suất tiền gửi tăng là chuyện phải đến, như nó đang diễn ra trên thị trường hiện nay.

 

KL CUỐI CÙNG:

 

+ Tiền đang chảy đi đâu?

 

+ Tiền đang ở ngân hàng và đang tiếp tục chảy về ngân hàng trong trường hợp lãi suất huy động chưa dừng lại.

 

+ Nếu tiền ấy qua ngân hàng như một định chế trung gian, đến với doanh nghiệp, người làm ăn, tạo nên tăng trưởng kinh tế, thì quả lý tưởng cho đất nước.

 

+ Còn một khi tiền vào ngân hàng để nằm bất động ở đấy như tiền “chết” nhằm kéo dài sự sống cho những khoản vay đã xấu đến mức có khả năng mất vốn (nhóm 5), thì thiệt hại này cả quốc gia gánh chịu và người dân gánh chịu!

 

CÂU HỎI CUỐI CÙNG :

Lãi suất huy động VNĐ tăng có phải là xu hướng khách quan và lâu dài hay đây chỉ là sự “đối phó” với những thay đổi của chính sách và chỉ là giải pháp “ tình huống”?

CASE STUDY N0.888: DÙNG CÔNG THỨC “3M” SOI “ĐỘ HẤP DẪN” CỦA BĐS KCN :LẤY KẾT QUẢ CÁC IPO LÀM VÍ DỤ MINH HỌA.

1-Kết quả IPO :

+ Gần đây nhất, hơn 16 triệu cổ phiếu của Khu công nghiệp Sài Gòn (SAIGONIPD) được IPO và tỷ lệ thành công chỉ có 0.07%.

+ Trước đó không lâu, “ông lớn” ngàn tỷ Phát triển Khu Công nghiệp SONADEZI cũng chỉ bán thành công 1% lượng cp trong đợt IPO.

+Tháng 12/2015, IPO của Phát triển Hạ tầng Khu Công nghiệp Thái Nguyên (PTHTKCNThaiNguyen) cũng chỉ đạt tỷ lệ thành công 0.5%.

+ IPO Xây dựng Hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ (XDHTCanTho) khá hơn một chút nhưng tỷ lệ thành công chỉ hơn 2%.

Kết quả IPO của các doanh nghiệp bất động sản KCN trong khoảng 1 năm trở lại

http://image.vietstock.vn/2016/03/24/1-KCN-CCcosauIPO.png

2-“MAJOR” của các DN :

+ Kết quả IPO thảm nhất là SAIGONIPD, mặc dù ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản KCN thế nhưng những năm qua Công ty sống nhờ hoạt động tài chính, chiếm bình quân 95% tổng doanh thu mỗi năm.

-Hơn 97% lợi nhuận giai đoạn 2012-2014 của SAIGONIPD xuất phát từ hoạt động tài chính (cổ tức, lợi nhuận được chia). Chính điều này làm “phô trương” các chỉ số khả năng sinh lời của SAIGONNIPD, lãi sau thuế trên doanh thu thuần qua các năm lên đến hàng chục phần trăm, thậm chí 9 tháng đầu năm 2015 con số này là 1,528%, ROE và ROA đạt lần lượt 12% và 8%.

Lợi nhuận của SAIGONIPD giai đoạn 2012-2014

http://image.vietstock.vn/2016/03/24/2-KCNSG-LN-2.png

Trong khi đó, khoản doanh thu chưa thực hiện dài hạn liên tục tăng qua các năm và chiếm gần như toàn bộ nợ dài hạn của Công ty.Tính đến 30/09/2015, khoản này đã lên hơn 132 tỷ, gần như chiếm trọn trong số này là phải thu khách hàng khu dân cư Thạnh Lợi.

+ Là một trong những doanh nghiệp có tiếng về bất động sản KCN, SONADEZI :

Có tổng tài sản trên 12,200 tỷ;

– Vốn trên 3,000 tỷ đồng;

– Quản lý 735 ha đất tại Đồng Nai và tỉnh thành khác;

-Với tỷ lệ lấp đầy đạt 50%.

– Thế nhưng ông lớn này không khẳng định được tầm vóc của mình qua kết quả IPO quá thấp. Khó khăn dai dẳng của Công ty là tiền thuê đất được Chính phủ phê duyệt tại KCN Biên Hòa 1 (chiếm gần 50% tổng quỹ đất Công ty quản lý) từ năm 2000 đã không đủ bù đắp chi phí. Cùng với đó là 150 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện dài hạn.

+Kế hoạch sau cổ phần hóa, Nhà nước giảm nắm giữ còn 65% tại SONADEZI, cổ đông sẽ đa dạng từ công nhân viên đến nhà đầu tư đại chúng bên ngoài (thông qua IPO). Tuy nhiên, ĐHĐCĐ lần thứ nhất của SONADEZI vào cuối tháng 1/2016 cho hay, riêng cổ đông Nhà nước đã nắm đến 99.54% vốn điều lệ.

+ Trong 203 cổ đông còn lại thì thì 149 cổ đông là “người nhà” và chỉ có 44 cổ đông bên ngoài sở hữu 0.26% vốn.

 

+ Đại hội này cũng thông qua kế hoạch cho 11 tháng năm 2016  (niên độ tài chính kể từ khi công ty tổ chức ĐHĐCĐ lần đầu) với doanh thu 332 tỷ và lợi nhuận 91 tỷ đồng.

+ Con số này có khoảng cách rất xa so với kế hoạch dự kiến 3,623 tỷ doanh thu và 437 tỷ lợi nhuận sau thuế cho cả năm 2016 mà SONADEZI công bố trước IPO.

+ Đối với Khu Công nghiệp Cần Thơ cũng tương tự, IPO 48.49% vốn vào tháng 5/2015 nhưng tỷ lệ thành công chỉ hơn 2% nên hiện nay Nhà nước vẫn sở hữu 99.94%.

Hiện tại, Công ty quản lý và sử dụng gần 2.9 triệu m2 đất khu công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ. Hoạt động kinh doanh với 65% doanh thu hằng năm được đến từ cho thuê đất, biên lãi gộp bình quân 50%. Thế nhưng khó khăn lớn là giá thuê đất KCN tại Cần Thơ bị đánh giá là cao gấp 3-4 lần các tỉnh lân cận (từ 100-150 USD/m2 trong 50 năm), khiến nhiều năm qua không thu hút được nhà đầu tư triển khai dự án. Bên cạnh đó, thủ tục giải quyết chuyển đổi giấy phép đầu tư của địa phương còn chồng chéo, cơ sở hạ tầng KCN xuống cấp, các nguyên phụ liệu phải nhập từ TP.HCM dẫn đến chi phí vận chuyển cao.

Công ty còn có khoản doanh thu chưa thực hiện qua các năm chiếm bình quân 50% tổng tài sản, tính đến cuối năm 2014 là 235 tỷ đồng từ hơn 50 doanh nghiệp với những tên tuổi như DHG, Bia Sài Gòn Miền Tây, Pepsico Việt Nam… hay một số doanh nghiệp hoạt động thua lỗ kéo dài, chưa nghiêm túc thực hiện ký hợp đồng thuê đất…

Doanh thu của Khu công nghiệp Cần Thơ giai đoạn 2012-2014 (Đvt: Tỷ đồng)

http://image.vietstock.vn/2016/03/24/3-KCN-CT-DT2.png

Được biết, sau IPO là lúc Công ty đưa vào hoạt động nhà máy nước thải, dự kiến đóng góp thêm 13 tỷ đồng/năm vào tổng doanh thu giai đoạn 2015-2017. Lãi sau thuế từ 6-7 tỷ đồng/năm, cổ tức khoảng 6-7%/năm.

Câu chuyện IPO của Công ty TNHH MTV Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thái Nguyên chỉ có tỷ lệ thành công 0.5%. Dự định sau CPH, vốn điều lệ sẽ là 300 tỷ đồng, Nhà nước nắm dưới 51%.

Đơn vị được giao quản lý hơn 89 ha đất nằm trong KCN Sông Công 1 tỉnh Thái Nguyên, trong đó 80% đất đã cho thuê. Trong khi năm 2014 tổng doanh thu chỉ khoảng 12 tỷ đồng, 6 tháng 2015 là 7 tỷ đồng thì sau cổ phần hóa, Công ty đặt mục tiêu kinh doanh “lột xác” với doanh thu nhảy vọt lên 77-99 tỷ đồng/năm vào giai đoạn 2016-2019, trong đó hơn 60 tỷ đồng được đến từ xây lắp. Lãi sau thuế không còn vài trăm triệu nữa mà nhảy lên trên 10 tỷ đồng/năm. Đồng thời, phấn đấu quy mô quản lý đất đạt 197 ha.

Qua những bản công bố kế hoạch kinh doanh sau IPO, có thể thấy, các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp được tiếp sức thêm rất nhiều từ những mảng kinh doanh mới, nhưng mọi kế hoạch đều được đưa ra trong điều kiện “màu hồng” là IPO thành công 100%!./.

 

CASE STUDY N0.887 : DÙNG CÔNG THỨC “3M” THỬ TÌM HIỂU CÁC DN CỦA ĐẶNG THÀNH TÂM

1-Thua lỗ + Nợ nần vì đầu tư dàn trải:

+ CTCP Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (SQC) ỗ năm thứ ba liên tiếp và đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc;

        Đây là một tin buồn đối với ông Tâm với tư cách là cổ đông lớn nhất tại DN này. Chưa kể, các DN khác của ông cũng nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu của SQC, như TCT Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) nắm giữ 7,07%; CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT) nắm giữ 5,84%.

        Điều đáng buồn là SQC ghi nhận doanh thu cực thấp, chỉ 1,6 tỷ đồng trong quý IV/2015 và 5,4 tỷ đồng cho cả năm. Lỗ có giảm xuống dưới 100 tỷ đồng, thấp hơn mức 125 tỷ đồng trong năm trước đó, nhưng cho thấy sự phục hồi ngày càng xa vời. Trước đó, hồi cuối 2013, SQC đã phải tạm hoạt động sản xuất tại Nhà Máy xỉ Titan Mỹ Thành do nguồn quặng nguyên liệu thiếu hụt.

+Gần đây, ông Đặng Thành Tâm còn liên quan đến một vụ scandal giáo dục. Đó là ngày 14/3, Trường Đại học Hùng Vương – nơi ông Tâm từng Chủ tịch HĐQT;

-Ông Tâm là người lập lên Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SIG). Đây cũng chính là DN góp vốn thay thế cho ngân hàng Việt Hoa 1,5 tỷ đồng (trong tổng vốn điều lệ 2,5 tỷ đồng) hồi năm 2004.

+ CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT) gần đây cũng liên tục gặp khó khăn.

-Hồi cuối 2015, SGT bị phạt 85 triệu đồng vì chậm công bố nhiều báo cáo theo quy định.

– Công ty này cũng nhiều năm thua lỗ hoặc lãi thấp, bị đưa vào diện cảnh báo và kiểm soát đặc biệt.

– Ông Tâm hiện là cổ đông lớn, nắm giữ gần 24% vốn của SGT. Tập đoàn KBC của ông Tâm cũng nắm giữ gần 22%.

+Những món đầu tư và khoản nợ tại hai ngân hàng Navibank và WesternBank;

+ Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC), do ông làm Chủ tịch HĐQT, đã có nhiều chuyển biến.

– Tuy nhiên, phần lớn các khoản nợ được tái cơ cấu theo kiểu đổi nợ thành cổ phần.

– Ngay cả như vậy, KBC của ông Đặng Thành Tâm vẫn còn những khoản nợ phải trả lớn, lên tới nhiều ngàn tỷ đồng, vượt quy mô vốn điều lệ của DN.

2-Giải pháp :

+Trở về với chữ “M” thứ nhất “Ngành nghề cốt lõi” ;

+ Từ bỏ mô hình “Gia đình trị” (Chữ “M” thứ 3);

CASE STUDY N0.886:GIÁ CẢ HÀNG HÓA LAO DỐC: LÝ DO & DỰ BÁO

1-Không có điều gì bàn cãi về việc đà tăng trưởng giảm tốc của TQ đã lan tỏa những tác động tiêu cực ra rộng khắp nền kinh tế toàn cầu.

 

+Tuy nhiên, vai trò của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đối với cú sụp đổ của giá cả hàng hóa xuất hiện từ năm 2014, đã và đang tàn phá nhiều nước xuất khẩu thương phẩm, là nhỏ hơn nhiều so với cách nhìn nhận phổ biến hiện nay.Thực tế, đà suy giảm tăng trưởng của TQ chỉ là một phần trong câu chuyện giá cả hàng hóa.

+Vào đầu thập niên 2000, khi tăng trưởng của TQ tăng tốc, giá hàng hóa tăng vọt. Khi nền kinh tế TQ bắt đầu chững lại vào năm 2011, giá dầu đã quay đầu giảm 70%, giá kim loại giảm 50% và giá cả các mặt hàng nông nghiệp cũng giảm 35%.

+ Tuy nhiên, quan điểm cho rằng tình trạng giảm tốc của kinh tế TQ là “thủ phạm chính” gây ra cú sụp đổ của giá cả hàng hóa là một cách nhìn phiến diện.

+ TQ chủ yếu tiêu thụ mạnh kim loại, than và thịt heo với khoảng 50% thị phần tiêu thụ toàn cầu nhưng lại không đóng vai trò thống lĩnh thị trường hàng hóa nói chung như nhiều người vẫn nghĩ bấy lâu nay.

+TQ tiêu thụ chưa đến 20% sản lượng đường, bột mì và thịt bò của thế giới. TQ cũng chỉ lần lượt chiếm 12% và 5% tổng tiêu thụ dầu thô và khí tự nhiên trên toàn cầu.

+ Thực tế, một số hàng hóa giảm giá mạnh nhất, đáng chú ý là dầu thô (giảm 73% từ mức đỉnh của năm 2014), khí tự nhiên (giảm 55%) nhưng đây là những hàng hóa mà TQ chỉ đóng vai trò một “đấu thủ nhỏ” trên thị trường toàn cầu.

+ Một ví dụ khác là giá đồng: từ năm 2001-2006, giá đồng biến động mạnh, có khi giảm 30% trong một số năm và có khi tăng 150% trong các năm khác.

+ Trong thời gian đó, tăng trưởng sản xuất công nghiệp và nhu cầu đồng ở TQ tăng khá ổn định ở các mức tương ứng 15% và 20%

2- Rõ ràng, các nhân tố khác từ nguồn cung, nhu cầu toàn cầu cho đến nhu cầu tích trữ và mức biến động hàng tồn kho cũng đóng vai trò lớn trong việc tác động đến giá cả trên các thị trường hàng hóa.

+ Các triển vọng giá cả hàng hóa sẽ được củng cố hơn khi nhu cầu ở các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ và Indonesia tăng tốc trong những năm tới.

+ Nếu tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi khác ở châu Á tiếp tục vững chắc trong 15 năm tới, nhu cầu hàng hóa sẽ tăng ít nhất tương đương như mức tăng trưởng trong những năm nền kinh tế TQ bùng nổ.

+ Tình trạng đình trệ của giá cả hàng hóa do tăng trưởng của TQ chậm là một sự thật, song không thể quy toàn bộ trách nhiệm cho TQ trong câu chuyện giá cả hàng hóa giảm mạnh trên quy mô rộng.

CASE STUDY N0. 885: NGÂN HÀNG vs CHỦ DỰ ÁN BĐS : AI LÀ CON TIN ?

1-Nổi danh trên thị trường BĐS bằng việc triển khai rầm rộ hàng loạt những dự án với quy mô vốn đầu tư “khủng” lên tới cả chục nghìn tỷ đồng, tuy nhiên:

+ Đó chưa hẳn là sự khẳng định chắc chắn cho tiềm lực tài chính vững mạnh của doanh nghiệp.

+ Bởi hiện nay không ít các đại gia địa ốc đang dùng tiền ngân hàng để nuôi các dự án BĐS của mình.

+ Và đáng lo ngại hơn là không ít vị đại gia trong số đó đang phải hứng chịu những hậu quả nặng nề do đầu tư thất bại;

2-Vài ví dụ:

+ Novaland và hàng loạt dự án nghìn tỷ:

Tính đến cuối năm 2014, giá trị các dự án của Novaland ước tính khoảng 753,4 triệu USD (tương đương hơn 16.000 tỷ đồng);

-Novaland cho biết đang có quan hệ đối tác với 8 ngân hàng lớn như: Agribank, Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, Seabank, NCB, MB, VPBank.

+Tân Hoàng Minh & SHB:

         Nếu tính từ mốc thời gian năm 2006, tức là năm Tân Hoàng Minh bắt đầu thâu tóm những mảnh đất “vàng tại Hà Nội để đầu tư xây dựng những dự án của mình thì doanh nghiệp này đã có khoảng thời gian 8 năm hoạt động trong lĩnh vực này, (nếu tính từ năm 2003, khi Tân Hoàng Minh chính thức có dự án đầu tư đầu tiên thì con số này là 11 năm). Tuy nhiên đến nay, đã rất nhiều năm trôi qua nhưng thị trường bất động sản Hà Nội vẫn chưa đón nhận bất cứ một sản phẩm nào của tập đoàn này được hoàn thiện để ra mắt thị trường. 

        SHB đồng ý tài trợ tới 1.000 tỷ đồng cho Tân Hoàng Minh triển khai dự án căn hộ cao cấp D.’ Le Pont D’or – Hoàng Cầu, đồng thời, cho người mua căn hộ tại dự án này vay tới 70% giá trị với thời hạn lên tới 25 năm.

+Sông Đà Thăng Long :

KL: Trở về với câu chuyện các đại gia địa ốc vay vốn khủng từ ngân hàng để triển khai rầm rộ các dự án trong thời gian vừa qua, đang khiến dư luận không khỏi lo ngại về việc các công ty này sẽ đi theo vết xe đổ của Sông Đà Thăng Long do đầu tư dàn trải?

CASE STUDY N0. 884: ĐẦU TƯ BĐS HAY “ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH”: LẤY PHÁT ĐẠT (PDR) LÀM VÍ DỤ

1-Ngày 6-3 vừa qua, PDR đã ký hợp tác ba bên với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia và Quỹ đầu tư Creed Group để đầu tư dự án River City tại quận 7, TP HCM với số tiền hợp tác lên đến 500 triệu USD.

 + Dự án River City, tiền thân là The EverRich 2 có tổng diện tích 11,25 ha, với khoảng 8.000 căn hộ, tổng vốn đầu tư khoảng 12.000 tỉ đồng.

+ Đây là bước đi đầy tham vọng của PDR, sau khi đã mạnh tay tăng vốn điều lệ từ 1.300 tỷ đồng lên hơn 2.000 tỷ đồng hồi tháng 9/2015.

+ Hợp tác kinh doanh đôi bên cùng có lợi là lẽ thường tình, tuy nhiên không ít người sẽ đặt câu hỏi tại sao một quỹ đầu tư nổi tiếng khôn ngoan như Creed Group lại đổ số tiền không nhỏ vào một công ty vốn có biệt danh ‘chúa chổm’?!

2-Theo BCTC 2015 hợp nhất của PDR, tính tới thời điểm 31/12/2015:

+ Nợ phải trả của công ty tăng nhanh lên mức 5,27 nghìn tỷ đồng, so với 4,58 nghìn tỷ cùng kỳ năm 2014, trong đó nợ ngắn hạn là 1,53 nghìn tỷ đồng, nợ dài hạn 3,74 nghìn tỷ đồng.

+ ‘Chủ nợ’ lớn nhất của đại gia BĐS này vẫn là Ngân hàng thương mại Cổ phần Đông Á (Đang thuộc diện kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước) với dư nợ tính tới thời điểm cuối năm 2015 là 444,7 tỷ đồng, trong đó nợ đến hạn phải trả là 408,4 tỷ đồng.

+ Tiếp đến là các pháp nhân ‘ôm’ trái phiếu của PDR, với dư nợ tính tới 31/12/2015 là 2,05 nghìn tỷ đồng, gồm:

-Cty CP Đầu tư Trọng Tín với 580 tỷ đồng;

– Cty CP Đầu tư Bách Chiến với 540 tỷ đồng.

– Công ty CP Trường Phát Lộc với gần 320 tỷ đồng ;

– Cty TNHH MTV Dịch vụ Quản lý Toàn Tâm với 260 tỷ đồng.

+ Phần lớn hơn 2 nghìn tỷ trái phiếu trên đều được ký trong năm 2011, đều có ngày đáo hạn là 31/12/2020 và đều chịu lãi suất 15%/ năm để phục vụ cho các dự án The Everrich 2 và The Everrich 3.

+Đáng chú ý, Thành Tâm năm 2011 cũng đã ký thêm 1 HĐ HTKD có thời hạn 3 năm giá trị 300 tỷ VNĐ với PDR, nhằm giành quyền phát triển 484 căn hộ ở khối nhà E và L thuộc dự án The Everrich 2, tuy nhiên không lâu sau đó đã phải gia hạn hợp đồng trên đến năm 2020.

+ Hệ quả của chính sách quá phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính đã khiến lãi phải trả ngắn hạn lũy kế của PDR tăng hơn gấp 3 lần so với thời điểm chốt sổ năm 2014, từ 105 tỷ lên 335 tỷ đồng. Lãi vay dài hạn tăng từ 1.029 tỷ lên 1.214 tỷ đồng ;

3-Thế nhưng, tỷ lệ hàng tồn kho luôn chiếm hơn 80% tổng tài sản trong khoảng thời gian dài như PDR lại là việc “xưa nay hiếm”, khiến dư luận phải đặt ra câu hỏi về năng lực quản trị của công ty này.

Hệ quả là chỉ tiêu hàng tồn kho của PDR tăng mạnh từ 4 nghìn tỷ đồng năm 2011 lên 5,4 nghìn tỷ cuối năm 2014, và chạm đỉnh hơn 6 nghìn tỷ cùng kỳ năm 2015. Trong đó riêng dự án The Everrich 2 đã chiếm 2/3 con số trên.

4-Trở về với ‘cái bắt tay’ 3 bên giữa PDR, An Gia Investment và Creed Group, thành lập một công ty liên doanh để phát triển dự án River City (Thực chất là The Everrich 2).

+Mục đích thật sự của các bên trong thương vụ này là gì thì hãy còn phải xem xét, tuy nhiên PDR có lẽ là bên được lợi nhất, bởi họ sẽ xóa được con số gần 4 nghìn tỷ hàng tồn kho dự án The Everrich 2 ra khỏi bảng cân đối kế toán mà không thay đổi tổng tài sản (Tăng danh mục đầu tư tài chính), giúp tình hình tài chính của công ty nhìn qua sẽ ‘sạch sẽ, ngăn nắp hơn’.

+Về phần mình, một số ý kiến khẳng định cái mà liên minh An Gia – Creed Group ‘thèm khát’ nhất là các khu đất vàng trong tay PDR. Với khả năng tài chính hùng mạnh (hơn 5 tỷ USD), đây có thể là cách giải thích hợp lý nhất tại sao quỹ đầu tư Nhật Bản lại mạnh dạn đổ tiền vào một doanh nghiệp với rất nhiều dấu ‘chấm hỏi’ vây quanh như PDR.