TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.883:HẠNH PHÚC vs CHỈ SỐ HẠNH PHÚC

1-Chỉ số hành tinh hạnh phúc (tiếng Anh: Happy Planet Index, viết tắt HPI, có tài liệu dịch là Chỉ số hạnh phúc hành tinh) là chỉ số do NEF (New Economics Foundation – một tổ chức nghiên cứu kinh tế-xã hội có trụ sở chính tại Vương quốc Anh) công bố.

 2-Kết quả dựa vào các số liệu chọn lọc từ các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các số liệu do chính NEF điều tra[1].

3-Chỉ số này nói lên mối quan hệ giữa tuổi thọ, cảm giác thoải mái và các hành vi tác động đến môi trường,

+Do vậy đây không phải là chỉ số thuần túy đo hạnh phúc của quốc gia, điều này có nghĩa là một nước có chỉ số HPI cao chưa chắc đã là nước hạnh phúc thực sự mà có thể chỉ vì họ không khai thác quá nhiều tài nguyên[1].

+ Do đó, dễ dàng nhận thấy là những quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển nhất tại châu Á, Nam Mỹ lại được xếp đầu bảng, trong khi những quốc gia công nghiệp giàu mạnh tại Bắc Mỹ, châu Âu lại thường nằm cuối bảng vì họ đã tận dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên[2].

4-Theo bảng xếp hạng năm 2006, Việt Nam đứng ở vị trí số 12 trên thế giới và cao nhất Châu Á[3].

+ Trong 30 nước dẫn đầu phần lớn là các nước đang phát triển;

+ 2 quốc gia thuộc Đông Nam Á khác là PhilippinIndonesia lần lượt nắm các vị trí 17 và 25;

+ Cuba còn xếp đến thứ 6.

5- Những con số trên cho thấy tính độc lập rất lớn của các tiêu chí do NEF đưa ra với các chỉ số khác như HDI (chỉ số phát triển con người) và GDP (tổng sản phẩm quốc nội), vì :

+Các nước có chỉ số HPI cao lại thường có HDI và GDP thấp và ngược lại.

+ Bằng chứng là Vanuatu, nước có chỉ số phát triển con người đứng thứ 120 thế giới[4] lại là nước có HPI cao nhất;

+ Còn Hoa Kỳ nước giàu có nhất thế giới, thu nhập theo đầu người xếp ở vị trí thứ 4 (tính theo sức mua tương đương) và thứ 9 (tính theo danh nghĩa)[5] lại chỉ xếp hạng 150 trên tổng số 178 nước được khảo sát.

CASE STDUY N0.882: LÃI SUẤT ÂM :LỢI OR HẠI ?

PS: ACE THAM KHẢO THÊM TẠI ĐÂY: http://cafef.vn/lai-suat-am.html

1-Trong một phát biểu mới đây trên Bloomberg TV, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định chính sách lãi suất âm được các ngân hàng trung ương (trong đó có ngân hàng trung ương Nhật Bản và châu Âu) áp dụng để đối phó với tình trạng giảm phát là có lợi cho nền kinh tế toàn cầu.

+ Theo bà Lagarde, nếu không có chính sách này, môi trường kinh tế có lẽ đã tồi hơn nhiều, với lạm phát và tốc độ tăng trưởng chắc chắn thấp hơn mức hiện nay.

+ Bà Lagarde khẳng định lãi suất âm là chính sách đúng đắn trong các điều kiện kinh tế hiện nay.

+ Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng trung ương Nhật Bản và các ngân hàng trung ương của Thụy Điển, Đan Mạch, Thụy Sĩ trong năm qua đã đồng loạt áp dụng chính sách lãi suất âm trong nỗ lực hối thúc các ngân hàng thương mại bơm thêm tiền vào nền kinh tế nhằm kích thích chi tiêu và đầu tư.

2-Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm này, giới chuyên gia kinh tế lại quan ngại rằng lãi suất âm có thể khiến giới doanh nghiệp và người tiêu dùng thận trọng hơn trong chi tiêu.

3-Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen mới đây cho biết ngân hàng này đang theo dõi tác động của chính sách lãi suất âm tại các nền kinh tế và dự báo rằng các tác động có thể là trái chiều./.

 

CASE STUDY N0.881:ETF LÀ GÌ ?

1-Nếu một quỹ chỉ số (index fund) và một mã chứng khoán (stock) kết hôn và lập gia đình, con của chúng sẽ là ETF.

+ ETF thừa hưởng giao dịch từ cả “cha” và “mẹ”.

+ Cũng giống quỹ chỉ số, hầu hết ETF được quản lý một cách gián tiếp, đa dạng hóa với chi phí thấp. Và cũng giống chứng khoán, ETF được mua bán qua tài khoản môi giới và được giao dịch trên sàn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

+ Sự kết hợp hai loại giao dịch tiện lợi này đã biến ETF trở thành một công cụ đầu tư ngày càng phổ biến.

2-Trên đây là phim ngắn thuyết minh về hoạt động của quỹ ETF do Bloomberg dựng;

CASE STUDY N0. 880: CTCK LẤY TIỀN TỪ NGÂN HÀNG ĐỂ MARGIN?

1-Thông tư 36/2014 của NHNN đã siết khá mạnh nguồn vốn từ các NH đổ vào thị trường chứng khoán. Nhưng đây có thể là cách Ngân hàng và công ty chứng khoán cùng phối hợp, đi 1 đường vòng để bơm tiền vào chứng khoán mà không bị “thổi còi”.

2- Họ làm thế nào?

+ Nghị quyết HĐQT thông qua phương án phát hành trái phiếu Đợt 1 năm 2016 của Công ty chứng khoán S.

+Công ty chứng khoán này sẽ phát hành tối đa 300 trái phiếu mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu để huy động tối đa 300 tỷ đồng.

 

+ Trái phiếu có kỳ hạn 2 năm theo hình thức phát hành riêng lẻ thông qua đại lý phát hành, trái phiếu không có tài sản đảm bảo.

+ Mục đích phát hành là để bổ sung nguồn vốn cho vay ký quỹ chứng khoán.

 

+ Người mua, theo điều khoản phát hành trái phiếu của công ty Chứng khoán S, có thể dùng trái phiếu làm tài sản đảm bảo để vay vốn tại ngân hàng S.

+ Mấu chốt ở chỗ này: Công ty chứng khoán S với ngân hàng S là cùng 1 chủ. Ngân hàng “đứng sau” với tỷ lệ sở hữu gần 5%. Chủ tịch HĐQT của công ty chứng khoán S. cũng là của ngân hàng S.

+ Nếu người mua trái phiếu “cùng một nhà” với ngân hàng, thì điều đó có nghĩa tiền ngân hàng đã thông qua người mua trái phiếu để đổ vào công ty chứng khoán thực hiện việc cho vay ký quỹ chứng khoán dưới hình thức mua trái phiếu.

3-Đây không phải lần đầu tiên Chứng khoán S. phát hành trái phiếu.

+ Trong năm 2015, Chứng khoán S. đã 2 lần huy động vốn trái phiếu.

+ Tại thời điểm cuối năm 2015, Chứng khoán S. vẫn đang theo dõi khoản vay nợ dài hạn là Trái phiếu S…-BOND với số tiền 580 tỷ đồng.

4-Huy động vốn trái phiếu không phải chỉ Công ty Chứng khoán S. làm.

+ Cuối năm 2015, dư nợ trái phiếu tại 1 công ty Chứng khoán V là 472 tỷ đồng;

+ Tại công ty chứng khoán hàng đầu khác là 687,5 tỷ đồng…

CASE STUDY N0. 879: BĐS NGHỈ DƯỠNG CÓ THẬT LÀ “THIÊN ĐƯỜNG” ĐỂ ĐẦU TƯ:LẤY PHÚ QUỐC LÀM VÍ DỤ

1-Từ trước năm 2015, đã có không ít nhà đầu tư BĐS tìm đến Phú Quốc vì đây là :

+Nơi có lợi thế địa hình đồi núi bao quanh là biển cả xanh mát.

+ Bên cạnh đó, giao thông bằng đường hàng không từ Tp.HCM đến Phú Quốc cũng khá thuận tiện, chưa đến 1 giờ bay.

2-Thực tế, đất đai ở đảo ngọc chỉ bất chợt nóng lên sau thông tin đây đảo sẽ là đặc khu kinh tế đầu tiên của Việt Nam với nhiều chính sách ưu đãi sẽ được ban hành trong tương lai.

+ Nhiều nhà đầu tư là doanh nghiệp, cá nhân lập tức đổ xô đến Phú Quốc mua đất.

+ Theo con số thông kê chưa chính thức, có đến 80% nhà đầu tư đến từ Hà Nội mua đất ở Phú Quốc, khiến giá đất ven biển ở xã đảo Hòn Thơm với giá chỉ vài chục triệu đồng/ha trong năm 2015 đã tăng lên đến hàng trăm triệu đồng/ha.

+ Ngoài ra do hạ tầng trên đảo được đầu tư ngày một bài bản nên du khách đến với “thiên đường nghỉ dưỡng” này kỳ vọng sẽ tăng;

3- Đó là những nguyên nhân khiến vài năm trở lại đây nhiều doanh nghiệp, trong đó có các tên tuổi lớn, đã không tiếc tiền đổ vốn đầu tư vào BĐS Phú Quốc.

+ Ban Quản lý đầu tư và phát triển đảo Phú Quốc cho biết, tính đến hết năm ngoái, huyện đảo đã có trên 220 dự án đăng ký với số vốn khoảng 168.000 tỉ đồng;

+ Tập trung chủ yếu vào các dự án resort, khách sạn, biệt thự nhằm phục vụ cho khách du lịch và nghỉ dưỡng.

+Chủ yếu là do nhà đầu tư lướt sóng đón đầu những chính sách có lợi sẽ được ban hành trong tương lai;

+Tâm lý của không ít nhà đầu tư BĐS tại Việt Nam là khi nghe một chính sách nào đó liên quan đến ngành hay liên quan đến một vùng đất nào đó được phác thảo, cho dù mới chỉ là ý tưởng hay đề xuất lập tức cũng đã tác động đến giá nhà, đất tại khu vực đó.

+ Vì thế BĐS Phú Quốc tăng giá chóng mặt ngay khi có thông tin nơi đây sẽ trở thành đặc khu kinh tế (dù chưa biết bao giờ) cũng là điều dễ hiểu.

 

 

KL:

1- Nhưng chuyện đời đâu có đơn giản như …..kỳ vọng: Năm 2015, thị trường BĐS Phú Quốc ngày càng chậm lại, tính thanh khoản thấp, rớt giá…

2-Lý do thì rất nhiều ,từ những thay đổi vĩ mô của Việt Nam ,đến những  sự kiện “Thiên nga đen” trên thế giới : Khủng hoảng giá dầu làm giảm khách quốc;Kinh tế Trung Quốc suy trầm; Kinh tế Nga ,nguồn khách quốc tế “nhiều kỳ vọng” nhất, giảm sút nghiêm trọng; Nguồn tín dụng cho BĐS có nguy cơ bị siết nếu TT 36 sửa đổi; etc….

CASE STUDY N0. 878: BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH:LẤY VIỆT NAM LÀM VÍ DỤ

1-Lý thuyết về bẫy thu nhập trung bình (middle income trap) của nhà kinh tế người Nhật Bản Kenichi Ohno;

2-Tiêu chí định lượng của “Thu nhập trung bình”:

+Theo phân chia của World Bank

+Lấy  thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người  làm thước đo (Chứ không phải GDP/đầu người );

+Nước thu nhập thấp là có thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người dưới 1.025 đô la Mỹ/người/năm;

+ Nước thu nhập trung bình thấp có GNI giữa khoảng 1.025 đến 4.035 đô la Mỹ;

+Nước thu nhập trung bình có GNI giữa khoảng 4.035 đến 12.475 đô la Mỹ;

+Nước thu nhập cao là có GNI trên 12.475 đô la Mỹ. Năm 2008;

+ Việt Nam mới gia nhập nhóm thứ 2: thu nhập trung bình thấp. Theo số liệu World Bank, GNI của Việt Nam năm 2014 là 1.890 USD.

3-Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, thâm dụng lao động, phụ thuộc quá nhiều vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), năng suất lao động thấp, hiệu quả đầu tư không cao nghĩa là chất lượng tăng trưởng thấp… là những điều dễ nhận thấy của nền kinh tế Việt Nam.

4-Việt Nam đã “mắc bẫy thu nhập thấp chưa”?

+ Chưa (vì còn thuộc Nhóm 2);

 

+Rủi ro thế nào? Rất cao;

+Nguyên nhân cốt lõi là gì? Thể chế & Năng suất lao động :Nhìn qua lăng kinh “Mô hình tăng trưởng”;

CASE STUDY N0.877:KINH TẾ :PHỤ THUỘC LẪN NHAU OR LỆ THUỘC

Chưa bao giờ vấn đề “hội nhập” lại phà hơi nóng dữ dội như hiện nay vào đất nước chúng ta,nhất là cộng đồng doanh nghiệp!Cho nên tôi xin gửi ACE trong chương trình ONLINE TRAINING loạt bài dưới đây làm tài liệu nghiên cứu !

(PS: CHỦ ĐỀ CỦA CS N0.877 THỰC RA KHÔNG CÓ GÌ MỚI ĐỐI VỚI CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU,KỂ CẢ CÁ NHÂN TÔI: NGAY TỪ NĂM 1977 KHI CÒN LÀ GIẢNG VIÊN KHOA KINH TẾ-CHÍNH TRỊ (NAY LÀ ĐH KT HÀ NỘI),THUỘC ĐH TH HÀ NỘI (NAY LÀ DH QUỐC GIA HÀ NỘI),CỐ GS.VIỆN SỸ ĐÀO VĂN TẬP,CHỦ NHIỆM KHOA KIÊM CHỦ NHIỆM UBKHXH VIỆT NAM (NAY LÀ VIỆN HÀN LÂM KHXH VN ) ĐÃ GIAO CHO TÔI HÌNH THÀNH BỘ MÔN ”KINH TẾ THẾ GIỚI”,NHƯNG CHƯA KỊP THÌ 1981 TÔI PHẢI NHẬP NGŨ VÀ MÃI ĐẾN 1983 KHI XUẤT NGŨ VỀ ĐH NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI,TÔI MỚI CÓ CƠ HỘI LÀM TIẾP VÀ CHO RA ĐỜI CUỐN GIÁO TRÌNH “QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ” (ĐỒNG TÁC GIẢ).

1-    Khi được hỏi “lệ thuộc về mặt kinh tế như thế nào?”, thì những người theo chủ thuyết “Thoát Trung Luận” đáp rằng :

+Vì kim ngach xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc quá lớn.

+ Rằng Việt Nam lệ thuộc vào những nguyên vật liệu và hàng hóa nhập từ Trung Quốc, rằng Việt Nam nhập rất nhiều hàng vào Trung Quốc.

       + Quái lạ, nhập khẩu hàng của Trung Quốc nói Việt Nam lệ thuộc đã đành, Việt Nam xuất khẩu đi cũng cho là bị lệ thuộc thì Tôn Đại Thánh cũng chào thua.

2-    “Lệ thuộc” được định nghĩa là “theo một ai đó vì bị cưỡng ép hoặc vì họ nắm giữ sự tồn vong của mình”.

+ Trên cơ sở định nghĩa đó, lệ thuộc trong kinh tế xuất hiện khi sự khan hiếm hạn chế hành vi lựa chọn của các chủ thể kinh tế ở mức cao nhất, nói trắng ra là độc quyền, nghĩa là ta buộc phải nhập hàng của họ (vì họ độc quyền mặt hàng này) và cũng buộc phải xuất hàng cho họ (vì họ là thị trường duy nhất).

      +Việt Nam hoàn toàn có thể chọn nhập hàng “thay thế” từ một đối tác cung cấp khác, cũng hoàn toàn có thể tìm kiếm thị trường xuất khẩu thay thế thị trường Trung Quốc;

 

KL-1: Điều rõ ràng là không ai bắt ép chung ta phải giao dịch và giao dịch khối lượng lớn với Trung Quốc cả.

3-Việc xuất nhập khẩu với Trung Quốc đơn giản là hành vi lựa chọn tự nhiên trong kinh tế mà thôi:

+ Chúng ta cần nguyên liệu giá rẻ, nhập của Trung Quốc;

+ Chúng ta cần thị trường gần và dễ tính chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc.

KL-2: Còn vì sao chúng ta cần hàng giá rẻ, nguyên liệu giá rẻ, vì sao chúng ta cần thị trường gần, thị trường dễ tính thì câu trả lời nằm ở trình độ phát triển kinh tế của chúng ta.

3-    Đâu đó cũng nổi lên những lý lẽ đại loại như “thỉnh thoảng Trung Quốc không chịu nhập hàng, các xe chở nông sản ùn ứ ở của khẩu, bà con nông dân điêu đứng” hay “Trung Quốc đang cố thâm nhập và lũng đoạn kinh tế Việt Nam”.

+ Khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá với các mặt hàng thủy sản và các mặt hàng khác thì Việt Nam cũng điêu đứng vậy thôi, Việt Nam đang lệ thuộc Mỹ ?

+ Khi Việt Nam gia nhập WTO thì cũng phải đối mặt với việc các công ty đa quốc gia sẽ dở miêng cá lớn nuốt cá bé, Việt Nam sẽ ra khỏi WTO chứ? Có hủy bỏ các FTA đã ký ? (Kể cả ký “hớ” với Hàn Quốc!);Có không thông qua TPP sắp tới ?etc….

 KL-3: Âm mưu lũng đoạn thì cũng là rủi ro vậy, đừng nghĩ ai cũng nai tơ để mình ngồi lên đầu người ta.

 

PS: Có  một nữ văn sỹ nổi tiếng của Việt Nam đã từng viết về mô hình kinh tế Mỹ :” Mỹ dứt khoát không phải là địa ngục và cũng chưa hẳn là Thiên đường.Nhưng chắc chắn Mỹ là một chiến trường”!

KL CUỐI CÙNG: Câu chuyện làm ăn kinh tế là câu chuyện của lợi nhuận và rủi ro, chúng ta không thể đòi hỏi lợi nhuận mà không chấp nhận rủi ro được. Rủi ro là tất yếu, quan trọng là hạn chế và xử lý nó như thế nào thôi.

CASE STUDY N0.876 :TỪ “HOA TULIP HÀ LAN “ THẾ KỶ 17 ĐẾN ĐẠI KHỦNG HOẢNG 1929 :NHỮNG VỤ NỔ BONG BÓNG KINH TẾ CHẤN ĐỘNG TRONG LỊCH SỬ

1-Khoảng giữa thế kỷ 16.

+ Lúc đó, tulip tượng trưng cho địa vị và quyền lực, chỉ dành riêng cho giới quý tộc và những kẻ lắm tiền yêu hoa. Khi lượng cầu vượt quá lượng cung, các nhà buôn đã khởi đầu canh bạc của mình để mua bằng được giống hoa hiếm này. Thợ nề, mục sư hay luật sư… đều nằm trong số đám đông đổ mạnh dòng vốn vào thị trường củ hoa.

+ Những khu chợ bán hoa mọc lên như nấm, trong đó củ hoa được giao dịch theo cách thức giống với thị trường chứng khoán Phố Wall ngày nay. Trong cơn đầu cơ tích trữ cuồng loạn, một củ hoa tulip bỗng trở thành vật quy đổi ngang bằng với mọi thứ, từ một cỗ xe kéo, một đôi ngựa, hàng chục tấn lúa mạch tới hàng trăm kg pho mát.

+ Sức mạnh của “cổ phiếu” củ hoa tulip không hề suy giảm cho tới tháng 2/1637 khi thị trường “hốt bạc” này bỗng nhiên đổ sập xuống do các tay chơi lớn quyết định bán tháo.

+ Giá củ hoa rơi thẳng đứng chỉ còn 1% giá trị đã khiến các nhà buôn hoảng loạn chạy đua để xả sạch kho dự trữ. + Nhà buôn giàu có bị hạ cấp gần như thành kẻ ăn mày.

+ Nhiều người trong hàng ngũ quý tộc chứng kiến cơ đồ của mình bị phá hủy mà không thể cứu vãn!

2-Bong bóng South Sea :

+ Công ty này hoạt động theo hình thức đối tác công tư, được thành lập năm 1711 với mục đích giảm bớt gánh nặng nợ chiến tranh khoảng 50 triệu bảng Anh của quốc gia, tương đương với 100% GDP lúc đó.

+ Tới năm 1720, tin đồn rộ lên rằng công ty này được “nâng đỡ” và sắp nhận được hợp đồng chuyển hóa nốt phần nợ quốc gia khổng lồ còn lại. Chớp lấy thời cơ, South Sea liền phát hành một số cổ phiếu ra thị trường đồng thời cho phép người mua thanh toán làm nhiều đợt. Bởi vậy người dân từ mọi tầng lớp xã hội đã hùa nhau cùng tham gia kiếm lời.

+ Từ tháng 1 đến tháng 6/1720, giá trị mỗi đầu cổ phiếu của South Sea đã nhảy bước ngoạn mục từ 128 bảng lên gần 1.000 bảng. Nhưng chỉ một tháng sau, quả bong bóng bị thổi phồng quá sức bỗng bục vỡ khi chính những lãnh đạo công ty cũng nhận thấy sự yếu kém và giá trị không thực của lá cổ phiếu.

+ Giá cổ phiếu rớt xuống sàn kéo theo một trận bán tháo điên loạn. Tới thời điểm cuối năm, hàng ngàn người mất trắng tài sản vì South Sea. Kết quả điều tra của chính phủ Anh sau đó đã phát hiện một số chính trị gia và lãnh đạo của công ty có hành vi tham nhũng, nhận hối lộ. Khi mọi việc vỡ lở thì các nhà đầu tư chỉ còn trong tay những tờ giấy vô giá trị.

3-Bong bóng Mississippi:

+ Năm 1716, nước Pháp rơi vào tình trạng cạn kiệt nguồn tiền kim loại quý và ngập trong đống nợ. Để giải quyết khủng hoảng, hoàng gia Pháp đã nhờ tới chuyên gia kinh tế người Scotland có tên John Law, người được mệnh danh là một phù thủy tài chính. John Law đã gợi ý nước này sử dụng đồng tiền giấy để vực dậy nền kinh tế.

+ Với sự trợ giúp của hoàng gia, Law đã lập ra một ngân hàng, đồng thời phát hành tiền giấy. Một năm sau đó, Law lập ra công ty Mississippi rồi trở thành công ty thương mại hoạt động độc quyền tại vùng lãnh thổ Louisiana của Pháp (nay thuộc Mỹ). Công ty Mississippi bắt đầu bán cổ phần đổi lấy trái phiếu chính phủ và tiền giấy. Sự việc này đã nhanh chóng gây một cơn sốt trong lòng công chúng. Trong vòng chưa đầy 1 năm, giá trị mỗi lá phiếu đã tăng kinh khủng từ 500 livre tới 18.000 livre (đơn vị tiền tệ của Pháp lưu hành khoảng năm 781 – 1794).

+ Thoạt đầu kế hoạch tài chính của Law đã tác động tích cực đến nền kinh tế và giúp nhiều nhà đầu cơ trở nên giàu có. Tuy nhiên công ty Mississippi này chưa bao giờ kinh doanh thành công trên đất Louisiana. Ngoài ra, ngân hàng của ông còn in quá nhiều tiền giấy để đáp ứng nhu cầu mua cổ phiếu của giới đầu tư, dẫn đến tình trạng lạm phát tăng vọt.

+ Năm 1720, toàn bộ hệ thống tài chính này đã sụp đổ sau khi xảy ra tình trạng các nhà đầu tư nghi ngờ đòi đổi tiền giấy. Trong khi đó, thực tế số đồng xu vàng mà nhà nước hiện có lại rất ít ỏi, không đủ để quy trả cho một bộ phận người dân. Ngay lập tức, một luồng sóng bán tháo đã diễn ra trong hoảng loạn kéo theo sự lao dốc của cổ phiếu công ty Mississippi. Hàng ngàn triệu phú mới nổi biến thành kẻ bần cùng chỉ sau một đêm. “Kẻ lập công” Law sau khi “bại trận” đã bị trục xuất khỏi nước Pháp.

4-Quả bom nhà đất Florida:

+ Thị trường nhà đất tại đây đã diễn ra rất sôi nổi, khoảng giữa những năm 1920, giá nhà thường vụt tăng gấp đôi chỉ sau vài tháng.

+ Cơn sốt mua nhà giá thấp bán giá cao đã khiến nhiều người đầu cơ tiếp tục mạnh tay rót vốn mặc dù họ thậm chí chưa bao giờ đặt chân tới Florida.

+ Không ít trường hợp kẻ đầu tư không có đủ tiền mua nhà, mới chỉ đặt cọc một phần tiền đã kịp thời sang tay cho người khác để kiếm lời.

+ Tình trạng mua đi bán lại có phần mù quáng đã tạo điều kiện cho những kẻ lừa đảo kiếm chác bằng các miếng đất ảo hoặc có vị trí xấu.

+ Giá nhà bị thổi phồng kéo theo nạn lạm phát đã khiến cuộc sống ở Florida trở nên khó thở: các nhà đầu cơ bất động sản bỗng rơi vào cảnh thua lỗ, phá sản.

5-Hỗn loạn cổ phiếu đường sắt:

+ Những năm 1840, sự ra đời của hệ thống đường sắt hiện đại đã thổi bùng lên cuộc cách mạng công nghệ ở Anh. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi đã có hàng trăm dự án đường ray được Quốc hội Anh phê chuẩn với tổng chiều dài hơn 15.000km. Dự án sau luôn tham vọng và hoành tráng hơn dự án trước nó. Theo học giả Andrew Odlyzko, lượng tiền mà chính phủ đầu tư cho việc xây dựng đường sắt có lúc còn nhiều gấp đôi số tiền chi vào quân đội. Nhờ vậy mà cổ phiếu đường sắt trở thành một hạng mục thu hút các nhà kinh doanh đầu cơ ồ ạt.

+ Sau đỉnh điểm vào năm 1845, giá cổ phiếu đường sắt phải trải qua nhiều năm lao dốc đau đớn. Tính đến năm 1850, các khoản đầu tư bốc hơi 50% giá trị.

 

+  Hàng ngàn người như ngồi trong chảo lửa, trong đó có nữ tiểu thuyết gia nổi tiếng Charlotte Bronte khi những lá phiếu của cô tụt giá từ 120 bảng xuống còn xấp xỉ 20 bảng. “Rất, rất nhiều người bị hệ thống đường sắt kỳ lạ này cướp đi miếng ăn hàng ngày”, bà viết.

6-Phố Wall sụp đổ:

+ Trong thời kỳ vàng son thập niên 1920, chứng khoán Mỹ bùng nổ như chưa từng diễn ra trước đây. Vô số người dân thường Mỹ dùng những khoản vay dài hạn đầu tư vào chứng khoán với giấc mộng giàu có và họ đã được đền bù bằng lợi nhuận tăng lên gấp bốn lần trong khoảng thời gian từ 1920-1929.

+ Người đầu tư chứng khoán tự tin thực hiện các giao dịch ký quỹ, bằng cách mượn tiền của nhà môi giới, trong khi các ngân hàng bắt đầu đầu cơ tiền của khách hàng mà không tuân thủ quy định. Tới cuối năm 1929, giá chứng khoán tăng với tốc độ không tưởng. Các bộ phận khác của nền kinh tế không theo kịp tốc độ leo thang của thị trường chứng khoán nên đã làm dấy lên những đồn đại về khả năng xảy ra một sự đổ vỡ. Thấy vậy, rất nhiều nhà kinh tế uy tín hàng đầu nước Mỹ đã trấn an người đầu tư bằng lời cam kết rằng “thị trường có xu hướng tăng giá”.

+ Sự lạc quan cuối cùng cũng biến mất vào ngày 24/10/1929, được biết tới như “Ngày thứ Năm đen tối”. Các chỉ số chứng khoán ngày hôm đó đã “cắm đầu lao thẳng”. Các nhà đầu tư đã thực hiện 13 triệu giao dịch bán tháo hoặc chuyển đổi trong cơn hoảng loạn khiến bảng điểm ở các sàn chứng khoán Phố Wall không thể đăng tải kịp các hoạt động giao dịch.

+ Sự đổ vỡ kinh hoàng tiếp tục xảy ra vào “Ngày thứ Ba đen tối” khi thị trường ghi nhận đà tụt dốc nhanh hơn trước. Hàng tỷ USD đã bốc hơi khỏi nền kinh tế, khởi đầu một quá trình tài chính hỗn loạn với việc 4.000 ngân hàng đổ vỡ vào năm 1933. Sự rối ren này đã dẫn tới cuộc Đại suy thoái chấn động lịch sử, gây hậu quả nặng nề cho nước Mỹ và lan rộng ra châu Âu trong suốt một thập kỷ. Nhà nghiên cứu Boris Borisov ước tính số nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ là hơn 7 triệu người.