TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.789:Công thành thân thoái thì hơn

1-Ngày 31/12/1999 là một ngày đặc biệt, khi cả nhân loại háo hức chờ đón Thiên niên kỷ thứ 3 – Khoảnh khắc ngàn năm có một.

+ Hầu hết các nguyên thủ quốc gia đều có thông điệp chào năm mới, chào thế kỷ mới, chào thiên niên kỷ mới nêu lên khát vọng và gửi gắm niềm tin cho nhân dân các quốc gia trên toàn thế giới.

+ Ngay trong ngày cực kỳ trọng đại này của nhân loại thì tại nước Nga, Tổng thống Boris Elsin lên truyền hình tuyên bố từ chức, chỉ định vị Thủ tướng trẻ Vladimir Putin – người còn khá xa lạ với cả nước Nga và thế giới lúc đó – là người thay thế. Ông Elsin làm cho cả thế giới ngỡ ngàng về hành động của mình. 

 

2-Cũng nên nhớ lại rằng, khi Tổng thống Putin nắm quyền thì cũng là lúc Tổng thống Mỹ Bill Clinton sắp mãn nhiệm. “Những năm cầm quyền của Clinton là giai đoạn phát triển kinh tế lâu dài nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ”, theo The White House, 29/10/2008.

 

+ Và ông Clinton rời nhiệm sở trong sự nuối tiếc của người dân Mỹ, thậm chí cả người dân thế giới và lúc đó ông Clinton mới ngoài 50 tuổi. Sau 15 năm rời khỏi cương vị Tổng thống Mỹ, cứ mỗi sự kiện gì mà người dân Mỹ thất vọng thì người ta lại nghĩ tới ông Clinton trong một sự nuối tiếc. 

 

+ Một lãnh đạo đã rời xa chính trường gần 4 nhiệm kỳ mà vẫn để lại sự nuối tiếc của người dân thì có hạnh phúc nào bằng.

 

+ Tiếc là ông Putin không làm như vậy, có thể vì ông chưa yên tâm khi giao vận mệnh quốc gia cho những người mà ông chưa có lòng tin.

 

+ Việc mất lòng tin của ông Putin làm cho những cộng sự của ông dần mất niềm tin ở ông.

 

+ Những người có tham vọng và khát vọng thể hiện tài năng của mình để cống hiến cho tổ quốc Nga không biết khi nào mới có cơ hội khi thời gian ông ngồi ghế Tổng thống không xác định được. 

+ Có người chấp nhận cộng tác cùng ông, tận tụy làm việc dưới quyền ông, nhưng cũng có người thất vọng rời bỏ ông và nước Nga mất đi những người tài năng có thể mang lại nhiều lợi ích cho người dân, đất nước.

CASE STUDY N0.788 : MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG….NGƯỢC ĐỜI!

PS:TS. CAO SỸ KIÊM NÓI ĐÚNG,NHƯNG CHƯA ĐỦ : TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN NHƯ DẦU THÔ,THAN ĐÁ,ETC…NỮA!

 

 

1-Tăng trưởng GDP thường dựa vào đóng góp của 3 nhân tố: vốn, lao động và năng suất.

 

2- Tại Việt Nam, tăng trưởng GDP phụ thuộc hoàn toàn vào vốn (với tỷ lệ hơn 80%)lao động (chủ yếu tập trung lao động giá rẻ).

 

 

3- Vì vậy, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng phải gánh trọn nhiệm vụ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô:

 

 

+ Muốn có mức tăng 1% GDP tín dụng phải tăng trưởng khoảng 2-3%;

 

+ Vì vậy để GDP tăng 6,7%, tín dụng phải tăng trưởng 18-20%.

4-Đi liền với tăng trưởng tín dụng kiểu này là nguy cơ lạm phát ?

CASE STUDY N0.785: Nợ xấu của Vietcombank, Vietinbank và BIDV bằng… vốn của 8 ngân hàng khác

1-Là những đầu tàu về mọi mặt như quy mô hoạt động và lợi nhuận tuy nhiên khoản nợ xấu tại ba ông lớn Vietcombank, Vietinbank và BIDV trong 9 tháng đầu năm đã khiến nhiều người không khỏi giật mình khi nhìn vào con số tuyệt đối.

2-Theo thống kê của người viết từ báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2015, tổng số nợ trong 9 tháng đầu năm nay của riêng 3 “đại gia” ngân hàng Vietcombank, Vietinbank và BIDV đã lên tới 23.825 tỷ đồng, tăng 11,2% so với thời điểm cuối năm 2014.

+ Trong số này, nợ có khả năng mất vốn là 13.254 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa tổng số nợ xấu.

+ Sẽ dễ hình dung hơn nếu làm một phép tính so sánh, núi nợ kếch xù của 3 ngân hàng này đã gần bằng vốn điều lệ của 8 ngân hàng: CBBank, VietBank, BaoVietBank, NCB, GPbank, NamABank, Saigonbank và VietABank cộng lại. ( xấp xỉ 24.000 tỷ đồng).

CASE STUDY N0.784: THỊ TRƯỜNG BĐS vs RỦI RO “CHO VAY DƯỚI CHUẨN”

1-Một thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tính đến đầu quý III/2015 cho thấy đã có khoảng 360.000 tỷ đồng tín dụng được đổ vào địa ốc.

2- Tuy nhiên, đây có thể là một con số chưa phải sát thực và sau cùng, bởi theo đánh giá của TS Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng, đã có hàng triệu tỷ đồng được đổ vào cho vay địa ốc trong năm qua (tính cả cho vay chủ đầu tư phát triển dự án lẫn người mua nhà);

3-Nếu tính cả dư nợ tín dụng của khu vực công nghiệp và xây dựng (bao hàm địa ốc), thì dư nợ đã đã đạt tới 1,54 triệu tỷ đồng.

KL: Đây có lẽ mới là số liệu có thống kê bao hàm các dòng vốn đã chảy “ngầm” – theo cách gọi của TS Cấn Văn Lực, vào khu vực địa ốc từ các nhà băng;

CASE STUDY N0.783: THỊ TRƯỜNG BĐS:NHỮNG RỦI RO CẦN BIẾT!

1-Rủi ro “Bội thực”: Các chủ đầu tư đang ồ ạt nhảy sang xây chung cư, nhà phố cao cấp, trong khi lượng tồn kho ở phân khúc này vẫn còn nhiều;

2-Rủi ro “Thổi giá/Thổi phồng khả năng chi trả của người mua;

3-Rủi ro :nhiều khu vực giá BĐS đang bị môi giới và dân đầu cơ đẩy lên;

4-Rủi ro từ việc NHNN đã nới lỏng tín dụng BĐS, cụ thể :

+Giảm hệ số rủi ro cho các NH thương mại đối với lĩnh vực BĐS từ 250% rút xuống còn 150%.

+Tăng hạn mức sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 30% lên 60%;

+ Đây cũng được xem là nới cho vay BĐS bởi nhu cầu vay BĐS đều là vay trung và dài hạn;

5-Rủi ro “tài sản thế chấp dưới chuẩn”:

+ Rủi ro cho vay BĐS nằm nhiều nhất trong khâu thẩm định. Trước cho vay ào ào, thẩm định giá cao rồi cho vay 70-80% trên tài sản thẩm định đó cao hơn giá trị thực;

 + NH ở ta đang áp dụng cơ chế thẩm định giá BĐS bằng chính nhân viên, cán bộ của NH nên mới xảy ra tình trạng đó.

+ Tiếp theo là thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng, với chủ đầu tư là kèm theo khả năng triển khai dự án;

+ Hiện nay hàng loạt dự án BĐS đang triển khai trở lại, có những chủ đầu tư sáu tháng bung ra 15-20 dự án chung cư ở phân khúc trên 20 triệu đồng/m2, hầu hết các dự án đều sử dụng phần lớn vốn vay từ NH;

+ Kế đến là cơ chế phân cấp, phân quyền ở hệ thống NH đang tạo ra cơ hội cho lòng tham tư lợi trỗi dậy: Một giám đốc chi nhánh vẫn có thể thoải mái bơm vốn vào thị trường BĐS qua những thẩm định thiếu thực tế;

CASE STUDY N0.781: Giá dầu lao dốc là cơ hội “ngàn năm có một”?

 

 

1-Với chi phí khai thác một thùng dầu lên tới 60 USD, nhiều công ty dầu đá phiến đang đi vay mượn sẽ gặp rắc rối lớn.

2- Thời kỳ lãi suất thấp kéo dài đã giúp hạn chế số công ty lâm vào cảnh túng thiếu cũng như giảm bớt áp lực nợ, giờ đây với lãi suất sẽ tăng lên trong tương lai gần và giá dầu tiếp tục giảm, câu chuyện sẽ hoàn toàn khác;