TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.793: FDI TRONG LĨNH VỰC BĐS:LẤY MỠ RÁN MỠ !

PS:”NGỒI TRONG HỐ XÍ LÂU THÀNH QUEN”!

 

1-Theo Bộ Kế hoạch – Đầu tư, tính chung trong 11 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 20,22 tỉ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2014. Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 13,2 tỉ USD, tăng 17,9% với cùng kỳ năm 2014.

2-Các nhà đầu tư ngoại đăng ký đầu tư vào dự án nhà ở cao cấp, văn phòng cho thuê:

+Nhưng họ lại tiến hành bán sản phẩm ngay sau khi xây dựng xong phần móng (chi phí đầu tư giai đoạn này thường chiếm tỷ lệ % rất khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư của cả dự án!) ,tức huy động vốn trong nước là chủ yếu;

+ Gây thêm tình trạng căng thẳng về vốn cho các dự án khác;

+ Tăng thêm nguồn cung là chính,chứ họ đâu có mua BĐS (chung cư,văn phòng,mặt bằng thương mại) do chính họ làm ra tại Việt Nam;

+ Dẫn đến chênh lệch gần 100 tỷ USD giữa số vốn FDI họ cam kết với số vốn họ thực sự đưa vào Việt Nam;

+ Gây ấn tượng lệch lạc về sức mua “ngoại” trên thị trường BĐS Việt Nam!

CASE STUDY N0.792:KHỦNG HOẢNG “KÉP” TRONG ĐÀO TẠO ĐẠO HỌC!

1-Thông thường thuật ngữ “khủng hoảng” thường chỉ làm người ta liên tưởng đến lĩnh vực kinh tế, chính trị hay nhiều nhất cũng chỉ là văn hóa, nhưng hiện nay đi kèm với “khủng hoảng” sẽ có nguy cơ xuất hiện thêm lĩnh vực mới đó là giáo dục đại học!

2-Nhiều chuyên gia giáo dục quốc tế ngỡ ngàng trước độ “giỏi” của học sinh Việt Nam, điều này đã được khẳng định qua các kỳ thi Olympic quốc tế các môn khoa học cơ bản và xếp hạng của các tổ chức uy tín trên thế giới… nhưng tại sao khi bước vào đại học, sau 4 năm hầu hết đều rơi vào tình trạng thất nghiệp?

 

+Nhà nhà đi học, người người đi học khiến xã hội đang “bội thực” với những tấm bằng đại học mà bằng chứng là gần 225.000 cử nhân, thạc sỹ đang thất nghiệp

!

+Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có 480 trường đại học, tăng gấp đôi so với 10 năm trở lại đây, mỗi năm cho ra lò khoảng nửa triệu lao động có bằng đại học, tuy nhiên trình độ của người lao động có tương xứng với tấm bằng đại học hay không thì thị trường lao động đã trả lời rõ ràng.

 

CASE STUDY N0.791:HỘI NHẬP:LÀM SAO SỐNG SÓT ? (HOW TO SURVIVE?)

PS:TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NĂM 1977 VÀ CÓ GẦN 40 NĂM LÀM DỊCH GIẢ HÀNG CHỤC NGÀN TÀI LIỆU LIÊN QUAN,RỒI GIẢNG DẠY BẬC ĐẠI HỌC,VỚI TRÊN 20 NĂM KINH NGHIỆM LÀM CỐ VẤN (ADVISOR ) CHO NHIỀU LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP,SAU BÀI “POWER OF CHANGE” (“SỨC MẠNH CỦA SỰ THAY ĐỔI”) ĐĂNG TẢI NĂM 2004 (CÓ BẢN TIẾNG ANH TRÊN WEBSITE CỦA 4C ADVISORS ) TÔI ĐÃ “QUY ẨN” TRÊN “QUỶ CỐC TỬ “ VỚI NICKNAME “ẨN SỸ ĐẠI NGU”,NHƯNG BƯỚC QUA NĂM MỚI 2016,NGU TÔI XIN ĐƯỢC “TÁI XUẤT” VỚI VÀI DÒNG “THẾ SỰ HỘI NHẬP” DƯỚI ĐÂY!

 

 


1-Trong một khoảng thời gian rất dài, thế giới quen với cách nhìn nhận rằng:

 

+ Nước Mỹ nỗ lực thúc đẩy đàm phán TPP như một chiến lược mang tính chính trị, trong đó cố gắng làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc với các nước láng giềng ở châu Á Thái Bình Dương như Việt Nam, Malaysia hay Singapore. +Thậm chí cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu còn cho rằng việc chậm trễ hình thành một khu vực thương mại như TPP là một sai lầm của Mỹ khi đã để cho ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc lan ra khắp Đông Nam Á, và lẽ ra cần hình thành từ trước đó một thập kỷ.

 

KẾT LUẬN 1: Tất cả đã khiến cho thế giới có xu hướng nhìn TPP như một ván bài chính trị giữa hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc, trong đó bên này cố gắng làm giảm ảnh hưởng của bên kia.

 

2-Thực tế lại hoàn toàn khác:

 

+ Đúng là TPP một khi đi vào thực hiện, sẽ khiến ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc với các nước trong khu vực giảm đi do sự gia tăng thương mại giữa các nước này với Mỹ.

 

+ Nhưng tầm nhìn của người Mỹ thì xa hơn thế rất nhiều. Không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt các nền kinh tế lớn ở hai bờ Thái Bình Dương không chịu nhiều ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc gia nhập quá trình đàm phán TPP.

 

+ Mục đích lớn nhất của Washington là thiết lập một khu vực thương mại khổng lồ giữa hai bờ Thái Bình Dương, hội tụ các nền kinh tế lớn nhất và năng động nhất trên thế giới, một khu vực thương mại chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu.

 

+ Lần lượt Canada, Australia hay Nhật Bản cũng tỏ ý muốn gia nhập khu vực thương mại mà Mỹ muốn thiết lập.

 

 

 

 KẾT LUẬN 2: Một khi khu vực thương mại lớn nhất thế giới này được hình thành, đó sẽ là một chiến thắng kép: vừa thúc đẩy kinh tế thế giới, lại vừa làm giảm ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Trung Quốc với các nước trong khu vực.

 

3-Nhưng, đó mới chỉ là phần đầu của câu chuyện:

 

 

 

+ Khi mà cả thế giới vẫn đang say sưa với việc khu vực thương mại lớn nhất thế giới ra đời sau khi TPP được hoàn tất, thì một khu vực thương mại còn lớn hơn bắt đầu được định hình: Các vòng đàm phán giữa Mỹ và châu Âu về một Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) được khởi động.

 

+ Động thái này hứa hẹn sẽ tạo ra một khu vực thương mại còn lớn hơn TPP. Một khi Mỹ và châu Âu được kết nối bởi TTIP, nó sẽ tạo ra một khu vực thương mại chiếm tới 50% GDP và khoảng 35% tổng giá trị thương mại toàn cầu. + Cũng giống như phần lớn các nước trong TPP, Liên minh châu Âu (EU) hiện cũng đang coi Mỹ là đối tác trao đổi thương mại và kinh tế lớn nhất.

 

KẾT LUẬN 3: Giờ ACE thừ ráp 2 mảnh ghép khổng lồ là TPP và TTIP này lại, ACE sẽ nhận ra kế hoạch mà nước Mỹ đang hướng đến.

 

+ Đó là tạo lập một tuyến thương mại khổng lồ lớn nhất thế giới, được tạo thành từ hai khu vực thương mại lớn nhất và lớn thứ hai thế giới, trải dài từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương;

 

+ Thậm chí tầm nhìn về một khu vực thương mại thống nhất bởi hai hiệp định khổng lồ này cũng bắt đầu được hình thành. Khi mà một số nước trong TPP trên thực tế đã ký kết hiệp định thương mại tự do với EU, như Việt Nam, Mexico và Singapore.

 

+ Nó sẽ khuyến khích và thúc đẩy xu hướng các nước còn lại trong TPP cũng ký kết các hiệp định thương mại tự do với EU.

 

+ Một khi quá trình này hoàn tất, nó sẽ hợp nhất cả TPP và TTIP, tạo ra khu vực thương mại chiếm tới 70% GDP và trên 55% thương mại toàn cầu.

 

+ Trong đó nước Mỹ giữ vai trò trung tâm.

 

4-Trong khi đó Trung Quốc, Nga đang “mưu đồ” gì với khối BRICs , “Con đường tơ lụa”, ”Liên minh Á-Âu” ,Ngân hàng AIB,FTAP, etc…..?

 

+ “Chiến lược/tầm nhìn” của nhóm này  có mấy đặc trưng “tiên liệu sự chết yểu” trong dài hạn:

 

a/ Kết nối các quốc gia khồng “đồng đạo” ,cho nên thực chất là “Đồng sàng,dị mộng”;

 

b/Chỉ kết nối Trung Quốc với Đông Nam Á, châu Âu và châu Phi;

 

c/Khoảng cách địa lý giữa 5 nước cách nhau quá xa;

 

d/Cho đến hết 2015 mọi kế hoạch lớn lao của BRICs thực chất đã thất bại với tình cảnh suy giảm của 3 nền kinh tế Trung Quốc, Nga + Brazil.

 

đ/ Và kể cả khi 5 nước này có thiết lập được một khu vực thương mại, thì quy mô của nó cũng quá nhỏ để so sánh với khu vực thương mại nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương của Mỹ;

 

 

 

 

KẾT LUẬN 4:

 

 

 

+ Và nhất là “Con đường tơ lụa”,” Liên minh Á-Âu” mới chỉ đang trong giai đoạn ý tưởng và sẽ chẳng có “đồng đạo” nào dẫn dắt để khối này trở thành “đồng minh” khi họ chỉ có “đồng thù” mang nặng mùi “chủ nghĩa dân tộc + dân túy”, cho nên họ không thể “đồng thuật/cách trị quốc” và “đồng lực/góp nguồn lực,nhất khoa học, kỹ thuật” để đi xa nhất là NẾU PUTIN VỀ VƯỜN TRONG NĂM 2018,ÔNG TẬP không  thành công trong cuộc chiến tranh nội bộ với tên gọi đã được “dân túy hóa”: “Đã hổ,diệt ruồi” trong 1 nhiệm kỳ tới!

 

 

 

+Vì những lý do trên mà việc thiết lập một khối thương mại tương tự giữa 5 nước này để trả đũa Hoa Kỳ là việc bất khả thi;

 

4-Trên thực tế, tầm ảnh hưởng của kế hoạch nối hai bờ Thái Bình Dương với hai bờ Đại Tây Dương của nước Mỹ còn vượt ra ngoài yếu tố kinh tế.

 

+ Nó còn đang hứa hẹn đem lại cho nước Mỹ địa vị bá chủ trong thế kỷ 21 khi mà rất nhiều người dự đoán ảnh hưởng của Mỹ sẽ suy giảm dần trong thế kỷ này.

 

 

 

 

FYR: Người Mỹ đã sớm nhận ra “điểm yếu” của họ: Có 2 cuốn sách nên tham khảo trong ngữ cảnh này:”Thế giới hậu Mỹ” và “Thế giới cong”(Lên google là có liền bản PDF);

 

 +Việc làm chủ tuyến thương mại lớn nhất thế giới (chiếm 70% GDP và trên 55% thương mại toàn cầu) đang giúp Mỹ gia tăng quyền lực với các nền kinh tế mới nổi gồm 5 nước là Trung Quốc, Nga, Brazil, Nam Phi và Ấn Độ.

 

+ Cả 5 nước trên đều bị cho ra rìa trong cả hai hiệp định thương mại khổng lồ mà Mỹ đang thiết lập.

 

KẾT LUẬN 4: Các nước Đông Nam Á là những quốc gia hiểu rõ nhất điểm mấu chốt trong việc hình thành các khối thương mại lớn là sức hút của thị trường + quốc gia giữ vai trò chủ đạo, và ở điểm này thì Mỹ có lợi thế hơn so với Trung Quốc and/or Nga điều này khi mà :

 

+Trong suốt lịch sử của mình với khá nhiều cuộc chiến tranh NHƯNG HOA KỲ chưa bao giờ là KẺ XÂM CHIẾM THUỘC ĐỊA!

 

+”Sức mạnh mềm” có sức hấp dẫn và lan tỏa của Hoa Kỳ là thứ mà Trung Quốc và Nga cho đến này hoàn toàn chưa có, ngoài sức mạnh “cơ bắp” (tài nguyên, đông dân, vũ khí, ý thức hệ, etc…!);

 

+Kinh tế Mỹ đang tăng trưởng mạnh, với một thị trường trên 300 triệu dân có thu nhập đầu người lên tới 51.000 USD,trong khi Trung Quốc chỉ có 6.100USD và sẽ rất khó rút ngắn khoảng cách này trong vài thập kỷ tới khi chuyển sang “mô hình” dị bản: Tăng mẫu số (Cho phép có đứa con thứ 2) trong khi rất khó tăng tử số (hướng nội,cải cách DNNN, gây tâm lý “bất an” cho các quốc gia nhỏ bé ngay trong khối SNG, tại Trung Đông,Biển Đông!)

+ Trung Quốc tăng trưởng chậm lại đang khiến kinh tế các nước ASEAN rơi vào trì trệ do quá phụ thuộc vào mối quan hệ trao đổi thương mại với nước này.

CASE STUDY NO.790:Tại sao nên ngừng lại khi đang thành công

PS:THỬ “VẬN DỤNG” CHÍNH TRỊ VÀO KINH DOANH!

 

1-Chào mừng bạn đến với quyết định khó khăn nhất khi là doanh nhân.

 

2- Hiện nay xu hướng đang là gắn bó điều hành tài chính càng lâu càng tốt nhưng cần phải hiểu thời điểm để rút lui nếu bạn đã chờ đợi quá lâu để rút tiền.

CASE STUDY N0.789:Công thành thân thoái thì hơn

1-Ngày 31/12/1999 là một ngày đặc biệt, khi cả nhân loại háo hức chờ đón Thiên niên kỷ thứ 3 – Khoảnh khắc ngàn năm có một.

+ Hầu hết các nguyên thủ quốc gia đều có thông điệp chào năm mới, chào thế kỷ mới, chào thiên niên kỷ mới nêu lên khát vọng và gửi gắm niềm tin cho nhân dân các quốc gia trên toàn thế giới.

+ Ngay trong ngày cực kỳ trọng đại này của nhân loại thì tại nước Nga, Tổng thống Boris Elsin lên truyền hình tuyên bố từ chức, chỉ định vị Thủ tướng trẻ Vladimir Putin – người còn khá xa lạ với cả nước Nga và thế giới lúc đó – là người thay thế. Ông Elsin làm cho cả thế giới ngỡ ngàng về hành động của mình. 

 

2-Cũng nên nhớ lại rằng, khi Tổng thống Putin nắm quyền thì cũng là lúc Tổng thống Mỹ Bill Clinton sắp mãn nhiệm. “Những năm cầm quyền của Clinton là giai đoạn phát triển kinh tế lâu dài nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ”, theo The White House, 29/10/2008.

 

+ Và ông Clinton rời nhiệm sở trong sự nuối tiếc của người dân Mỹ, thậm chí cả người dân thế giới và lúc đó ông Clinton mới ngoài 50 tuổi. Sau 15 năm rời khỏi cương vị Tổng thống Mỹ, cứ mỗi sự kiện gì mà người dân Mỹ thất vọng thì người ta lại nghĩ tới ông Clinton trong một sự nuối tiếc. 

 

+ Một lãnh đạo đã rời xa chính trường gần 4 nhiệm kỳ mà vẫn để lại sự nuối tiếc của người dân thì có hạnh phúc nào bằng.

 

+ Tiếc là ông Putin không làm như vậy, có thể vì ông chưa yên tâm khi giao vận mệnh quốc gia cho những người mà ông chưa có lòng tin.

 

+ Việc mất lòng tin của ông Putin làm cho những cộng sự của ông dần mất niềm tin ở ông.

 

+ Những người có tham vọng và khát vọng thể hiện tài năng của mình để cống hiến cho tổ quốc Nga không biết khi nào mới có cơ hội khi thời gian ông ngồi ghế Tổng thống không xác định được. 

+ Có người chấp nhận cộng tác cùng ông, tận tụy làm việc dưới quyền ông, nhưng cũng có người thất vọng rời bỏ ông và nước Nga mất đi những người tài năng có thể mang lại nhiều lợi ích cho người dân, đất nước.

CASE STUDY N0.788 : MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG….NGƯỢC ĐỜI!

PS:TS. CAO SỸ KIÊM NÓI ĐÚNG,NHƯNG CHƯA ĐỦ : TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN NHƯ DẦU THÔ,THAN ĐÁ,ETC…NỮA!

 

 

1-Tăng trưởng GDP thường dựa vào đóng góp của 3 nhân tố: vốn, lao động và năng suất.

 

2- Tại Việt Nam, tăng trưởng GDP phụ thuộc hoàn toàn vào vốn (với tỷ lệ hơn 80%)lao động (chủ yếu tập trung lao động giá rẻ).

 

 

3- Vì vậy, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng phải gánh trọn nhiệm vụ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô:

 

 

+ Muốn có mức tăng 1% GDP tín dụng phải tăng trưởng khoảng 2-3%;

 

+ Vì vậy để GDP tăng 6,7%, tín dụng phải tăng trưởng 18-20%.

4-Đi liền với tăng trưởng tín dụng kiểu này là nguy cơ lạm phát ?