TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY NO. 748: ĐỊNH NGHĨA NỢ XẤU

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

– Các khoản nợ trong hạn;

– Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

CASE STUDY N0. 747: RCEP VS TPP: Trung Quốc và Ấn Độ cùng 14 quốc gia bàn thảo về RCEP sau khi Mỹ hoàn tất TPP

1-Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực RCEP sẽ là hiệp định kinh tế mang tầm cỡ lớn nhất thế giới, với hơn 3 tỷ dân số các nước hội viên, tổng GDP ở khoảng 17,000 tỷ dollars và chiếm 40% hoạt động thương mại toàn cầu.

2-Việt Nam là một trong 7 nước tham gia cả TPP lẫn RCEP. Sáu nước khác là Úc, Nhật Bản, Malaysia, Siangapore, Brunei và New Zealand.

3-Câu hỏi đang được đặt ra là liệu đàm phán RCEP có thể hoàn tất nội trong năm nay như Trung Quốc và Ấn Độ mong muốn hay không?

4-Tin  tức chúng tôi ghi nhận được đều tỏ vẻ hoài nghi về điều này, cho rằng không thể một sớm một chiều mà có thể đạt được thỏa thuận, đặc biệt trong bối cảnh nhiều nước tham gia đang có những vướng mắc chính trị với Trung Quốc, đồng thời quyền lợi kinh tế, thương mại, của 3 nước lớn là Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cũng là lý do khiến cuộc đàm phán phải kéo dài thêm nhiều năm nữa trước khi đạt được kết quả.

CASE STUDY N0. 746 :Động lực tăng trưởng

1-Kim ngạch xuất khẩu chín tháng đầu năm ước đạt 120,7 tỉ đô la Mỹ, chỉ tăng 9,6% so với  mức 14% cùng kỳ năm 2014 ;

2-Về cơ cấu:

+ Nhóm hàng khoáng sản và công nghiệp chế tạo đạt 55,4 tỉ đô la Mỹ, chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước với đóng góp chủ yếu của mặt hàng điện tử, điện thoại và linh kiện (tăng 34%) và máy tính (tăng 9,5%).

+ Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 47,8 tỉ đô la Mỹ, chiếm 39,6% và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước.

+ Đáng chú ý là xuất khẩu của khu vực nông – lâm – thủy sản giảm khá mạnh.

+ Một số mặt hàng nông sản giảm cả về lượng và kim ngạch xuất khẩu như:

– gạo giảm 8,7% về lượng và 14,3% về kim ngạch;

-cà phê giảm lần lượt 30,5% và 31,6%;

– chè giảm 7,2% và 6,5%;

– cao su tăng 9,5% về lượng nhưng giảm tới 12% về kim ngạch.

– Trong khi đó, nhóm hàng thủy sản có mức giảm lên tới 17%, chủ yếu do sự khó khăn của mặt hàng tôm với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ giảm mạnh 50%.

3-Sự suy giảm trong xuất khẩu nông – lâm – thủy sản đã khiến cho mức tăng trưởng của khu vực này trong chín tháng đầu năm nay chỉ còn 2% (giảm so với mức 3% cùng kỳ năm ngoái).

+ Dù tỷ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản hiện chỉ chiếm 16,3% trong cơ cấu GDP nhưng đây lại là khu vực thâm dụng lao động rất lớn (hơn 70%).

+ Do vậy, sự suy giảm trong tăng trưởng của khu vực này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập của phần lớn lao động Việt Nam, khiến thành quả từ mức tăng trưởng GDP ấn tượng chỉ đến được với số ít lao động hoạt động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. 

4-Số liệu cho thấy trong hoạt động xuất khẩu:

+ Khu vực kinh tế trong nước : chiếm tỷ trọng 30%, kim ngạch xuất khẩu giảm 2,7% so với cùng cùng năm trước;

+ Khu vực FDI :chiếm tỷ trọng 68%, kim ngạch xuất khẩu tăng 21% so với cùng kỳ năm trước;

5- Hơn nữa, phần lớn các mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu mạnh đều thuộc về nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên :

+ Thực chất xuất khẩu nhóm này tăng có thể khiến GDP tăng;

+ Nhưng phần tăng của GNP chắc chắn sẽ không cao tương ứng vì các ông chủ nước ngoài sẽ thu lợi lớn và phần nhiều chuyển về nước trong khi phần hưởng lợi của Việt Nam hầu hết đều ở mức thấp, chủ yếu là phí lao động gia công;

CASE STUDY N0. 745: Đã đến lúc ‘vét kho’

PS: VAY VCB 1 TỶ USD + SẮP VAY QUỐC TẾ 1 TỶ NỮA + 1,5 TỶ NÀY = $3,5 TỶ: CHUYỆN NHỎ NHƯ ….CON THỎ!

(https://www.mr-doom.com/blogs/dilemma-no01-mo-hinh-phat-trien-vicious-circle-how-to-get-out-36.aspx)

1-Rốt cuộc vào tháng 10/2015, Ngân Hàng Nhà Nước đã buộc phải cho Bộ Tài Chính ‘vay nóng’ 30,000 tỷ đồng để ‘tạm thời giải quyết khó khăn ngân sách’.

+ Cách đây vài tháng, Thứ trưởng Bộ Tài Chính Huỳnh Quang Hải đã thừa nhận việc bộ này đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho vay 30.000 tỷ đồng để ‘cân đối thu chi ngân sách trong năm nay’. Đề nghị ‘vay 30.000 tỷ đồng để cân đối thu chi ngân sách’ này lộ diện sau khi đề nghị của Chính phủ về ‘vay từ nguồn dự trữ ngoại hối Nhà nước’ đã gần như thất bại.

+ Có thể cho rằng đây là lần đầu tiên từ nhiều năm qua- đặc biệt là từ đầu năm 2011- khi chính sách tài chính tiền tệ bị co thắt đột ngột, cơ quan chính phủ phải cầu cứu tới biện pháp dùng quỹ dự trữ ngoại hối, và vay tiền từ Ngân hàng nhà nước để bù đắp tình trạng thiếu hụt trầm trọng của ngân sách.

+ Bội chi ngân sách đang tiếp tục trở thành một vấn nạn lớn của quốc gia.

+ Mới 8 tháng đầu năm 2015, bội chi đã lên đến 114,000 tỷ đồng.

+ Tình trạng này xảy ra bất chấp rất nhiều loại phí và lệ phí vẫn đè đầu nhân dân khiến ngân sách bội thu năm nay.

CASE STUDY N0. 744: Hiểu thế nào là nước lớn?

1-Nước lớn như Nga và Tàu thì :

+Đơn độc về thế trận toàn cầu,không có liên minh đáng kể,thậm chí bị gần như trên toàn cầu tẩy chay và bao vây;

+Khoa học kỹ thuật,công nghệ cao không có đủ tự chủ để giữ một nền kinh tế và công nghiệp vũ khí ổn định và thuyết phục;

+Chưa nói đến văn hóa, sức mạnh mềm hoàn toàn chưa có.

+ Với dân số đông,diện tích rộng,đối mặt với nhiều kẻ thù vây xung quanh thì nuôi dân còn khó,chưa đủ quân hùng tướng mạnh để giữ biên giới chứ đừng nói đến mở rộng chiến tranh.

+ Nước lớn như vậy chỉ là to xác mà chân tay yếu.

KL: Nước lớn như Nga và Tàu không có gì đáng phải để một nước nhỏ phải sợ,mà chỉ biết để hiểu là đủ.Miến Điện không sợ Tàu, Ukraina không sợ Nga là một thực tế chứng minh.

2-Nước Mỹ :

+ Đủ tiềm lực kinh tế ,quân sự mạnh và liên kết với toàn bộ các nước lớn nhỏ bao vây cả về kinh tế quân sự Nga Tàu rồi.

+ Trong một vài năm tới diễn biến đó càng ngày sâu sắc hơn,và trong cuộc đua tranh cả thế và lực này thì Phương Tây ngày càng có lợi,Nga Tàu còn thảm hại nữa vì kiệt quệ kinh tế và khoa học,dẫn đến lọan trong nước vì mất lòng dân,điều này VN được hưởng lợi để đi theo Phương Tây văn minh.

3-Liên minh hoặc thân thiện với ai là một bài toán khó nhất cho một quốc gia,cũng như chọn bạn mà chơi là câu các cụ đã tổng kết ” giàu vì bạn”; chứ chả ai sống được một mình,dù có ở trong sa mạc thì cũng phải tìm cây cỏ mà tồn tại.

 KL: Chọn nhầm bạn khác gì ăn phải cỏ độc, chết ngay hay chết từ từ thì cũng là chết, không có tương lai.

CASE STUDY N0. 741: Ế như… trái phiếu

1- Chỉ số trái phiếu (Bond Index) từ đầu năm đến nay tăng 2,63% trong khi tỷ giá tăng xấp xỉ 5%, theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (Hnx). Đầu tư trái phiếu coi như lỗ!

2-Bộ Tài chính cho biết đến hết tháng 9-2015 :

+ Mới chỉ phát hành được 127.473 tỉ đồng trái phiếu chính phủ, bằng 51% kế hoạch năm.

+ Chỉ tiêu phát hành cho quí 4 còn gần một nửa, làm cách nào bán được?

3-Trái phiếu là thứ hàng hóa để đầu tư, người ta chỉ mua nó khi biết chắc sẽ có lời.

+ Mấy năm trước ngân hàng khó khăn về tín dụng, phải thu hồi nợ, thừa tiền, lãi suất huy động giảm, họ vác đi mua trái phiếu.

+Bộ Tài chính cứ phát hành băng băng, bao nhiêu cũng bán hết.

+ Tới tháng 3 năm nay, lãi suất xuống đến đáy, rồi nằm đấy, nhúc nhích chực chạy lên.

+ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) muốn giảm tiếp lãi suất, nhưng thị trường “cãi” lại và không thể hiện điều đó.

4- Sang quí 2 rồi quí 3, túi tiền của ngân hàng thương mại giờ đã khác:

+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tốc độ tăng vốn huy động.

+ Tổng phương tiện thanh toán cũng tăng chậm.

+ Gần đây NHNN lại bán mạnh ngoại tệ can thiệp thị trường ngoại hối, tới hơn 7 tỉ đô la Mỹ, hút về ít nhất 150.000 tỉ đồng.

+ Bộ Tài chính ở vào thế tiến thoái lưỡng nan, bắt buộc phải tăng lãi suất trái phiếu.

+ Chỉ trong vòng vài tuần, lãi suất trái phiếu kỳ hạn năm năm tăng 100 điểm, kỳ hạn 10-15 năm tăng 50 điểm. KL:

(I) Tuy nhiên, người mua vẫn gần như không đoái hoài tới.

 Bộ Tài chính không thể đi xa hơn nữa bởi đẩy lãi suất lên không chỉ phá vỡ mặt bằng lãi suất chung, mà còn khiến cho việc trả lãi sau này trở nên đắt đỏ.
 
(II) Bộ Tài chính không thể đi xa hơn nữa bởi đẩy lãi suất lên không chỉ phá vỡ mặt bằng lãi suất chung, mà còn khiến cho việc trả lãi sau này trở nên đắt đỏ.