TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0. 740: SỰ THẬT VS CÁCH TÍNH :Quan trọng là hiệu quả sử dụng + khả năng trả nợ

1-Báo cáo nghiên cứu về nợ công mới được Học viện Phát triển, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, công bố gần đây đã đưa ra một tỷ lệ nợ công khá cao so với con số trước đó mà Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội hồi tháng 5 vừa qua.

Theo đó, tỷ lệ nợ công so với GDP được Học viện Phát triển tính toán là 66,4%, cao hơn so với tỷ lệ 59,9% do Bộ Tài chính báo cáo.

2-Thực tế thì tỷ lệ nợ công hiện tại, dù có tính theo cách của Bộ Tài chính hay cách của Học viện Phát triển, có thể sẽ không phải là điều gì đáng lo ngại, nếu như xu hướng nợ không tăng nhanh và VN có khả năng trả nợ tốt.

+ Ngay cả nghiên cứu của Học viện Phát triển cho rằng tỷ lệ nợ của VN hiện nay vẫn ở mức an toàn và rủi ro vỡ nợ là thấp.

+ Tuy vậy, mức độ an toàn của nợ công được cho là không bền vững, xét về khả năng trả nợ từ nguồn thu ngân sách Nhà nước còn hạn chế và nợ công còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

3-Theo báo cáo mới nhất do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, tính đến cuối năm 2014:

+Tổng dư nợ công của Việt Nam là khoảng 110 tỷ USD.

+ Với số nợ này, tính theo mức dân số cuối năm 2014 là 90,7 triệu người thì bình quân mỗi người dân Việt Nam “gánh” gần 1.212,8 USD nợ công

+ Nhưng điều đáng quan ngại nhất, theo WB, là nợ công của Việt Nam đang tăng nhanh.

+ Tỷ trọng nợ công so với GDP tăng nhanh từ 50% năm 2011 lên 59,6% năm 2014.

4-Lý do nợ công tăng nhanh ở đây là do thay đổi cơ cấu nợ.

+ Cơ cấu nợ đã thay đổi khi Chính phủ phải tăng vay nợ trong nước qua phát hành trái để bù cho ngân sách, dẫn đến việc nợ trong nước đang tăng nhanh hơn so với nợ vay ưu đãi nước ngoài.

+Theo báo cáo của WB, nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn giữ ổn định khoảng 27-28% GDP trong giai đoạn 2010-2014, nợ trong nước tăng nhanh từ 23,1% GDP năm 2010 lên 31,7% GDP năm 2014.

+ Chuyên gia kinh tế Sebastian Eckardt của WB cho rằng do nợ trong nước có thời hạn ngắn hơn so với vay nước ngoài, nên áp lực trả nợ cũng sẽ tăng theo.

+Nghĩa vụ trả nợ đã tăng từ 22% năm 2010 lên gần 26% tổng thu ngân sách năm 2014.

+ Chi trả lãi vay hiện chiếm gần 7,2% chi ngân sách, lấn át các khoản chi tiêu khác.

CASE STUDY NO.735: TPP:ĐƯỢC VS MẤT

Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra 6 tác động lớn nhất của TPP vào nền kinh tế Việt Nam.

1-Thứ nhất, nhập khẩu gia tăng, trong khi xuất khẩu có xu hướng giảm.

2-Thứ hai, khi TPP được thực thi, các dòng thuế quan sẽ giảm dần về 0% khiến doanh thu về thuế giảm.

3-Thứ ba, việc tham gia TPP không chỉ đòi hỏi các nước tham gia cắt giảm các hàng rào thuế quan mà còn đòi hỏi cắt giảm hàng rào phi thuế quan như chi phí vận chuyển, thủ tục chờ đợi nhập khẩu…

4-Thứ tư, Việt Nam sẽ không còn khả năng duy trì lợi thế về lao động giá rẻ, trong khi nhu cầu về lao động có kỹ năng tăng lên. Sự dịch chuyển tự do của lao động không chỉ trong nước, mà cả giữa các nước.

5-Thứ năm, các nước sẽ có xu hướng áp dụng các hàng rào kỹ thuật thay thế, để bảo vệ các ngành sản xuất nội địa của mình. Trong bối cảnh chất lượng các sản phẩm của Việt Nam chưa cao, điều này sẽ hạn chế xuất khẩu.

6-Thứ sáu, với những ưu đãi khi gia nhập TPP, các nước trong khối sẽ tăng cường đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

CASE STUDY N0. 734: FDI VS DN NỘI ĐỊA: THÁI LAN

1-Chẳng hạn trong tổng vốn của các dự án đầu tư được khuyến khích từ đầu năm 1986 đến cuối năm 1995, tư bản Thái Lan chiếm tới 72%, FDI chỉ có 28% (theo JETRO Bangkok, 1997).

2-Tại Thái Lan, trong giai đoạn thu hút nhiều FDI (1988-1993), tỷ lệ tương ứng đó chỉ có 5% trong tổng đầu tư xã hội.

3-Trong các ngành sản xuất các loại máy móc như đồ điện gia dụng, xe hơi, v.v..:

+Mặc dù FDI đóng vai trò lớn nhưng doanh nghiệp bản xứ cũng phát triển mạnh, tạo nên sự liên kết hàng dọc giữa hai khu vực nầy.

+Vào cuối năm 2007, trong tổng số 9.699 doanh nghiệp trong các ngành máy móc, tư bản bản xứ có 8721 doanh nghiệp, FDI chỉ có 978 doanh nghiệp.

+ Nhiều nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thái Lan phát triển mạnh, cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ cho doanh nghiệp FDI.

3-FDI tại Việt Nam:

+Từ giữa thập niên 1990, nhất là từ khi gia nhập WTO (đầu năm 2007), FDI ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. 

+Trong những năm gần đây, vốn thực hiện FDI hàng năm khoảng 20 tỷ USD, chiếm trên dưới 20% trong tổng đầu tư xã hội.

+ Tỷ lệ này rất cao, cho thấy sự tùy thuộc vào FDI của Việt Nam rất lớn

+Các doanh nghiệp FDI đã chiếm trên 40% sản lượng công nghiệp và trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu.

KL: Tuy FDI có vị trí như vậy nhưng về chất, có thể nói Việt Nam đã không thành công trong chiến lược dùng FDI để phát triển kinh tế.