TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.722: Rút ruột hàng trăm tỷ đồng từ dự án trên giấy

1-Theo kế hoạch, dự án sẽ khởi công từ ngày 7.2.2015 và hoàn thành vào năm 2018, bao gồm sáu nhà đầu tư chỉ định thầu gồm:

+ Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc

+ Công ty TNHH Sản xuất thương mại và dịch vụ Yên Khánh;

+ Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng BMT;

+ Công ty TNHH Tập đoàn Thắng Lợi;

+ Công ty cổ phần Hoàng An;

+ Công ty cổ phần Đầu tư Cầu đường CII.

2-Cụ thể, trong báo cáo Bộ GTVT ngày 25.8.2015, Giám đốc Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận báo cáo mới chỉ chi tiền tạm ứng cho đền bù, giải phóng mặt bằng khoảng 98 tỉ đồng. Nhưng được biết, chỉ tính riêng hợp đồng xây lắp số 09/HĐXD-BOT/TL-MT ký ngày 22.6.2015, Giám đốc Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận đã chi tạm ứng hai lần với giá trị là 480 tỉ đồng trong khi chưa thông qua cổ đông và Hội đồng quản trị công ty, chưa có nghị quyết về việc sử dụng vốn. Việc giải ngân như trên là vi phạm nguyên tắc và mục đích quản lý sử dụng vốn.

3-Ngày 16.9.2015, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng BMT tiếp tục có Văn bản số 277/CV-BMT gửi Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm tại Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận đề nghị triệu tập Hội đồng sáng lập để giải quyết về những vấn đề liên quan đến hợp đồng số 09/HĐXD-BOT/TL-MT, ngày 22.6.2015. Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng BMT cho biết, trường hợp số tiền 480 tỉ đồng được ký từ Hợp đồng số 09/HĐXD-BOT/TL-MT là hợp đồng không phù hợp với quy định.

CASE STUDY N0.721: LẠM PHÁT VS GIẢM PHÁT

1- Năm 2015, phần trăm các quốc gia ghi nhận mức giảm phát hoàn toàn về giá cả tiêu dùng (đường màu xanh) cao hơn phần trăm các quốc gia có mức lạm phát hai chữ số (chiếm 7% trong tổng số).

2- Dù bất ngờ tồi tệ nào có xảy ra trong tương lai đi chăng nữa, thì tình hình lạm phát toàn cầu đang ở mức bình lặng nhất kể từ đầu những năm 1960 đến nay.

3- Thật ra, nguy cơ của nền kinh tế thế giới đang nghiêng về phía giảm phát đối với 23 nền kinh tế phát triển trong mẫu nghiên cứu nêu trên, thậm chí tám năm sau sự mở màn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

4- Trong nhóm này, tỉ lệ lạm phát trung bình là 0,2% – mức thấp nhất kể từ năm 1933.

5- Nền kinh tế phát triển duy nhất có tỉ lệ lạm phát trên 2% là Iceland (ghi nhận trong 12 tháng vừa qua là 2,2%).

6- Giá cả giảm đồng nghĩa với sự gia tăng giá trị thực của những khoản nợ đang tồn đọng và sự gia tăng gánh nặng trả nợ, vì tỉ lệ lãi suất thực tăng cao hơn.

+ Kết quả là, các hiện tượng vỡ nợ, phá sản, và sụt giảm kinh tế xảy ra thường xuyên hơn, dẫn đến ngày càng nhiều áp lực khiến giá cả giảm thêm.

+ Cảnh báo sáng suốt của Irving Fisher vào năm 1933 về một vòng xoáy giảm phát – nợ như vậy đang rất sát hiện thực ngày nay, vì cả mức nợ cá nhân cũng như mức nợ công đều đạt hoặc gần đạt đến ngưỡng cao lịch sử tại nhiều quốc gia.

+ Minh chứng đặc biệt là việc giá giảm 2,2% tại Hy Lạp trong vòng 12 tháng tính đến tháng 7 vừa qua. Đây là ví dụ nghiêm trọng nhất của tình trạng giảm phát đang tiếp diễn tại các quốc gia phát triển và đang cản trở một giải pháp có trật tự nhằm giải quyết các vấn đề của quốc gia này.

7- Tỉ lệ lạm phát trung bình của các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển:

+ Trong suốt những năm giữa thập kỉ 1990 đạt hai chữ số, bây giờ rơi vào khoảng 2,5% và vẫn đang trên đà giảm.

 + Sự sụt giảm mạnh của giá dầu và giá cả hàng hóa cơ bản trong chu kỳ gần đây nhất đã giúp làm giảm nhẹ áp lực lạm phát, đồng thời xu hướng hoạt động kinh tế chậm lại tại các nước mới nổi nói chung cũng có thể đã đóng góp vào kết cục này.

CASE STUDY N0. 720: Lạm phát và lãi suất

Theo lẽ thường, khi lạm phát thấp, đặc biệt ở mức âm như hiện nay thì lãi suất sẽ phải hạ thấp một cách tương ứng.

1-Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng ( CPI ) cả nước trong tháng 9 tăng trưởng âm 0,21% so với tháng trước và ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Nếu so với cuối năm 2014, CPI của 9 tháng năm nay chỉ tăng ở mức cực thấp là 0,4% – mức chưa từng có trong hàng thập kỷ nay.

2-Trong nền kinh tế thị trường,

+ lạm phát là cái nền để ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ và xác lập lãi suất một cách phù hợp.

+ Bởi vậy, ngược lại, khi lạm phát có dấu hiệu gia tăng thì ngân hàng trung ương sẽ thường hành động đối phó bằng cách nâng lãi suất lên để xì bớt áp lực lạm phát.

+ Một ví dụ cụ thể và dễ thấy trong chuyện điều hành lãi suất như thế này là chuyện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dùng dằng chưa thể tăng lãi suất USD lên trong tháng này vì một trong những yếu tố chính cần cân nhắc là lạm phát ở Mỹ vẫn còn thấp hơn mức lạm phát mục tiêu 2% mà Fed đề ra.

3-Nhưng ở Việt Nam, dường như là nghịch lý khi lãi suất tiền đồng không những không giảm mà còn có xu hướng quay đầu tăng lên gần đây và hiện đang đứng ở mức rất cao so với khu vực và thế giới, bất chấp chủ trương của Chính phủ sớm hạ mặt bằng lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt tăng sức cạnh tranh.

+ Tuy vậy, nghịch lý này có lý do của nó. Thông thường, khi lạm phát thấp mà lãi suất vẫn cao so với mức trung bình của khu vực và thế giới làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế thì ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng cung tiền để lãi suất bản tệ hạ xuống nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Việc nới lỏng có chừng mực tuy vẫn sẽ làm tăng áp lực lên lạm phát nhưng vì lạm phát đang ở mức thấp nên nếu có tăng thì lạm phát cũng chỉ ở mức có chừng mực và hoàn toàn có thể được chấp nhận bởi thị trường mà không gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho nền kinh tế.

+ Tuy nhiên, ở Việt Nam, điều trở nên bất thường là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lại không thể dễ dàng tăng cung tiền để hạ lãi suất. Yếu tố trói buộc NHNN thực hiện nới lỏng tiền tệ chính là tỷ giá.

+ NHNN vì theo đuổi đồng thời nhiều mục đích xung khắc như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ, đồng thời kiềm chế lạm phát nên NHNN luôn rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan và buộc phải thỏa hiệp giữa nhiều mục tiêu xung khắc này.

+ Cụ thể hơn, nếu nhằm đến cái đích là hạ lãi suất bằng cách bơm thêm VNĐ cho hệ thống ngân hàng thì NHNN sẽ phải đối mặt với rủi ro không ổn định được tỷ giá VNĐ/USD, vì trong nền kinh tế sẽ có một lượng VNĐ lớn hơn đối trọng với một lượng USD không đổi, từ đó làm tăng áp lực mất giá của VNĐ.

+ Bởi vậy, để ổn định tỷ giá thì NHNN buộc phải ngừng biện pháp bơm tiền để hạ lãi suất. Như vậy, vấn đề ở đây là NHNN buộc phải lựa chọn ưu tiên hay hy sinh mục tiêu nào, chứ không thể có sự cầu toàn với tất cả các mục tiêu.

+ Xét trong bối cảnh hiện tại, rõ ràng NHNN đã lựa chọn ưu tiên mục tiêu ổn định tỷ giá VNĐ/USD, với sự lặp đi lặp lại thông điệp gần đây là sẽ không phá giá VNĐ thêm nữa, cho dù có thêm những yếu tố bên ngoài gây bất lợi cho tỷ giá như Fed tăng lãi suất USD lên từ mức gần 0% như hiện nay. Mà như vậy thì hiển nhiên lãi suất sẽ phải là vật hy sinh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

+ Nói cách khác, chừng nào mà NHNN còn phải ngắm đến cái đích tỷ giá, còn tuyên bố không phá giá VNĐ nữa thì chừng đó lãi suất của đồng vốn VNĐ đến tay doanh nghiệp Việt Nam sẽ còn cao và thậm chí còn cao hơn nữa. Trong bối cảnh đó, lạm phát có thấp đến đâu cũng không phải là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định của NHNN.

4- Nhưng nếu phân tích kỹ thì lập trường chính sách của NHNN cũng rất rủi ro.

+ Khi NHNN kiên quyết không phá giá VNĐ thì như đã biết là lãi suất cho vay VNĐ sẽ phải tăng lên và đứng ở mức cao, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

+ Từ đó, lượng ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu giảm đi, trong khi lượng ngoại tệ chảy ra khỏi Việt Nam lại tăng lên vì nhập siêu sẽ có xu hướng tăng lên.

+ Nhập siêu dồn nén sẽ làm tăng áp lực phá giá VNĐ, buộc NHNN lại càng phải quyết liệt bảo vệ tỷ giá VNĐ bằng cách bán thêm ngoại hối để can thiệp, cho đến lúc ngoại hối tụt giảm xuống mức nguy hiểm.

CASE STUDY N0.719: “TOO BIG TO FALL: KHÔNG AI MIỄN DỊCH “: Thái Lan đối mặt với vụ vỡ nợ lớn nhất kể từ sau năm 1997

PS: RẤT NHIỀU NGƯỜI HIỂU KHÔNG ĐÚNG MỐI TƯƠNG QUAN NHÂN QUẢ GIỮA BIẾN PHÍ “V“ & QUY MÔ ĐẦU TƯ/SẢN LƯỢNG “Q”!

Vụ phá sản của nhà máy liên doanh tại Vương quốc Anh kéo theo cả tập đoàn Sahaviriya chuyên sản xuất thép ở Thái Lan xuống bờ vực.

Sahaviriya, tập đoàn điều hành khu phức hợp sản xuất thép cán lớn nhất Đông Nam Á tại Bangkok, đã không thể thanh toán khoản nợ 50 tỷ baht (1,4 tỷ USD) trong ngày 21/9 vừa qua do đối tác liên doanh tại Anh bị phá sản.  

Tập đoàn Sahaviriya cho biết đã phải ngừng sản xuất tại nhà máy Teesside với khoảng 2.000 nhân công trong bối cảnh giá thép lao dốc và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trì trệ. 

Sahaviriya cũng đổ lỗi một phần cho tình trạng tăng trưởng yếu ớt của kinh tế Thái Lan với niềm tin tiêu dùng liên tiếp giảm trong 8 tháng đầu năm 2015 trong khi Trung Quốc bán phá giá một lượng lớn hợp kim trên thị trường, khiến nguồn cung thép toàn cầu tăng mạnh.  

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2015, tập đoàn Sahaviriya bị lỗ 6,3 tỷ baht, gấp hơn 2 lần so với mức lỗ trong cùng kỳ năm 2014, theo báo cáo tài chính mới nhất. 

Vụ vỡ nợ của Sahaviriya được cho là sẽ ảnh hưởng tới doanh thu hàng quý của một số ngân hàng lớn như, ngân hàng thương mại Siam, ngân hàng Krung Thái Lan và tập đoàn tài chính Tisco khi tập đoàn này tái cơ cấu. Đây là 3 ngân hàng cung cấp phần lớn nguồn tín dụng cho Sahaviriya. 

Trong bối cảnh này, Ngân hàng Thương mại Siam sẽ phải chi thêm 10 tỷ baht – 11 tỷ baht trong mục trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu của Sahaviriya. Ngân hàng Krung Thái Lan hy vọng sẽ mất 6 tỷ baht trong lợi nhuận ròng của quý III, tương đương 70% tổng doanh thu trung bình hàng quý. Trong khi đó Tisco sẽ phải chi 1,4 tỷ baht – 1,5 tỷ baht trong mục trích lập dự phòng. Điều này có nghĩa là, Tisco có thể bị mất gần như toàn bộ doanh thu của quý III, chuyên gia phân tích Kittima Sattayapan tại công ty chứng khoán SCB cho biết.

Đây là vụ vỡ nợ lớn nhất đối với các ngân hàng Thái Lan kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Cơ quan Thông tin và xếp hạng Thái Lan từng hạ xếp hạng tín dụng của Sahaviriya ở mức BB+ trước khi hạ xuống vào tháng 10/2011. 

Sahaviriya là một trong những tập đoàn có “núi” nợ xấu lớn nhất Thái Lan trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính châu Á gần 2 thập kỷ trước. Sahaviriya. chỉ dần phục hồi từ sau khi thực hiện chương trình tái cơ cấu nợ 21 tỷ baht. 

 Nguyễn Dung 

CASE STUDY N0. 718: Đầu tư từ Hàn Quốc: Vừa mừng, vừa lo!

1-Ông Hong Sun, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng, FTA Hàn Quốc – Việt Nam có hiệu lực, nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ tới Việt Nam đặt nhà máy rồi xuất khẩu trở lại Hàn Quốc. “Nếu chỉ sản xuất và hướng vào thị trường Việt Nam thì không đủ, nên các nhà đầu tư sẽ hướng tới việc sản xuất để xuất ngược trở lại Hàn Quốc, khi được hưởng lợi từ thuế suất thấp theo cam kết FTA”, ông Hong Sun nói.

2-Câu chuyện nằm ở chỗ, khi vốn đầu tư vào, nhu cầu nhập nguyên vật liệu đầu vào, máy móc thiết bị cũng sẽ lớn và đó có thể là lý do khiến nhập siêu từ Hàn Quốc tiếp tục tăng mạnh. Lợi ích chỉ được cân bằng khi doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có cả các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam, cũng thúc đẩy được xuất khẩu sang Hàn Quốc, cũng như khi Việt Nam phát triển được công nghiệp hỗ trợ để thu được giá trị gia tăng cao hơn từ phần xuất khẩu của các nhà đầu tư Hàn Quốc. “Tôi chỉ lo rằng, người được hưởng lợi chỉ là các nhà đầu tư nước ngoài”, GS. Nguyễn Mại trăn trở.

3-Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thẳng thắn chỉ ra những con số cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam mới tận dụng được rất ít những lợi thế do các FTA mang lại. Nếu doanh nghiệp Việt không tận dụng được, chênh lệch cán cân thương mại sẽ càng lớn.

4-Hiện tại, có thể chưa phải đáng lo ngại khi việc Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc chủ yếu là do nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc phục vụ sản xuất. Nhưng nếu cứ đà này, nhất là khi ngày càng nhiều người Việt Nam mê phim, thực phẩm và hàng tiêu dùng Hàn Quốc…, thì có thể đến một ngày, thị trường này sẽ trở thành một mối lo ngại thực sự đối với chúng ta giống như Trung Quốc hiện tại.

CASE STUDY N0. 717: SỰ CHUYỂN GIAO LẶNG LẼ: M&A TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG: NH PHƯƠNG NAM + SACOMBANK

PS: ĐỌC LOẠT BÀI CỦA CÔ BẠN CÙNG TRƯỜNG MGIMO (SAU ẨN SỸ ĐẠI NGU 4 KHÓA) CÀNG THẤY THẤM THÍA BÀI HỌC THỜI LÀM CỐ VẤN CHO HTX TÍN DỤNG ĐẠI THÀNH CỦA MR.LÂM CẨU!?

1-Như vậy chỉ vài ngày nữa, NHNN sẽ trở thành cổ đông lớn ở Sacombank.

+ Việc NHNN cử người vào thay thế ông Trầm Bê, nắm quyền kiểm soát, thay đổi nhân sự… thuộc quyền của NHNN.

+ Ít nhất thì việc đưa người vào vị trí của ông Trầm Bê sẽ được công khai cho cổ đông và giới đầu tư rõ.

2-Ngày tiếp quản Sacombank “ồn ào” bao nhiêu, thì ba năm sau nhóm cổ đông Trầm Bê chuyển giao quyền điều hành cho NHNN lặng lẽ bấy nhiêu.

+ Sự khác biệt không chỉ ở trạng thái “ồn ào” hay “lặng lẽ”, mà còn ở sự biến thiên tài sản của những người trong vòng quay sự kiện.

+ Nhóm cổ đông quanh ông Trầm Bê vào Sacombank với ít nhiều tài sản trong tay là cổ phiếu của hai ngân hàng và nay ra đi không còn sở hữu cổ phiếu nào.

+ Chưa kể họ có thể phải bổ sung các tài sản khác trong quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của ngân hàng sau sáp nhập nếu giá trị tài sản đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ không đủ.

3-Ở góc độ kinh doanh, cuộc đầu tư vào ngân hàng Sacombank của ông Trầm Bê và những người liên quan đã thất bại – một từ không dễ chịu để chấp nhận.

+ Không phải cuộc giải ngân nào bằng cả vốn thật và vốn ảo trong giai đoạn khủng hoảng tài chính – ngân hàng đều mang lại sự hài lòng cho nhà đầu tư.

+ Nhìn lại từ năm 2006 đến nay, các “đại gia” lớn nhỏ đổ tiền vào ngân hàng và nắm giữ lâu dài đều đã và đang tiếp tục trải qua thử thách.

+ Có lẽ điều này góp phần lý giải tại sao hiện nay dòng vốn dân doanh rất dè dặt chảy vào ngân hàng.

4-Mặt khác, những diễn biến ở Sacombank là một thông điệp có sức truyền tải ngầm trên thị trường.

+ Những “mạng nhện” vốn ảo trong cổ phần, cổ phiếu đang dần được bóc tách xử lý.

+ Bất cứ cuộc phẫu thuật nào để cứu bệnh nhân qua cơn nguy kịch và dưỡng sức trở lại cuộc sống đều không tránh khỏi đau đớn.

KL: Cuộc “đại phẫu” ngân hàng có lẽ cũng vậy!

CASE STUDY N0.716: QUỸ ĐẦU TƯ NGOẠI :BÀI HỌC ĐẮT GIÁ.

1-Doanh thu của VTC Online giảm liên tục từ năm 2012 đến nay đã khiến quỹ DWS Vietnam phải định giá giảm gần 80% giá trị khoản đầu tư vào công ty này sau 3 năm

+Theo một báo cáo gần đây của DWS Vietnam Fund (DWS), quỹ này chỉ còn định giá khoản đầu tư vào VTC Online ở mức 2,15 triệu USD.

+Các báo cáo của DWS cho thấy, doanh thu của VTC Online giảm liên tục từ 1.731 tỷ năm 2012 xuống 1.036 tỷ vào năm ngoái.

+Lợi nhuận trong các năm 2012 và 2013 chỉ đạt lần lượt 17 và 22 tỷ đồng.

+Trước đó vào tháng 7/2012, quỹ này công bố rót 10 triệu USD vào VTC Online để nắm giữ 19,5% cổ phần.

+Ở thời điểm đó, đây là một trong những thương vụ lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ.

2-Số tiền được VTC Online giải ngân vào dự án GO.VN, phát triển game, phát hành game; phát triển dịch vụ truyền hình và dịch vụ giao dục.

3-VTC Online không phải là một công ty niêm yết do đó việc định giá khoản đầu tư dựa vào phương pháp riêng của quỹ DWS. Quỹ đầu tư này do Deutsche Assest Management quản lý đầu tư (đây là một trong những nhà quản lý quỹ lớn nhất thế giới).

CASE STUDY No.715: TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VS TỶ GIÁ VS LÃI SUẤT

1-Phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) năm 2015 đang đối mặt với nhiều khó khăn:tính từ đầu năm đến giữa tháng 9, Kho bạc Nhà nước mới chỉ phát hành TPCP được 97 nghìn tỷ đồng, tương đương với 39% kế hoạch cả năm. 

2-Nguyên nhân:

+Một khi TPCP vẫn được phát hành chủ yếu cho ngân hàng, trong khi nhu cầu tín dụng tăng nhanh khi nền kinh tế phục hồi, sẽ tiếp tục gây áp lực lên Kho bạc Nhà nước trong việc huy động vốn cho ngân sách, không chỉ trong năm 2015 mà còn cả các năm tới.

+ Một mặt, Thông tư 36 đã giới hạn tỷ lệ tối đa được mua và đầu tư TPCP so với nguồn vốn ngắn hạn, trong khi nhiều ngân hàng hiện tại đã chạm mức trần này, khiến cho một số ngân hàng dù muốn vẫn không thể mua thêm TPCP.
+ Mặt khác, Nghị định 78 quy định không phát hành TPCP kỳ hạn ngắn dưới 5 năm cũng gây khó khăn cho việc huy động TPCP, do các ngân hàng – đối tượng khách hàng chính của trái phiếu thường ưa chuộng các kỳ hạn ngắn;

+ Khi tâm lý mua USD làm nơi trú ẩn tăng lên gây áp lực cho thanh khoản tiền gửi VNĐ của các TCTD và càng làm gia tăng tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn tại các TCTD;