TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0. 752: Vì sao kinh tế tăng trưởng mà doanh nghiệp nội suy kiệt?

 1-Những số liệu thống kê trong nước và quốc tế công bố gần đây đều khẳng định kinh tế Việt Nam đang đà hồi phục. Tuy nhiên, không có cơ quan nào giải thích đà suy giảm đáng lo lắng của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước.

2-Trong khi đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu. Tính đến tháng 9-2015, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu đạt 85,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 15,8% và xuất siêu 11,9 tỉ đô la Mỹ; trong khi khu vực doanh nghiệp trong nước xuất khẩu 35,5 tỉ đô la Mỹ, giảm 2,7% (cùng kỳ tăng 14,2%) và nhập siêu khoảng 15,8 tỉ đô la Mỹ như đã nêu.

3-Trước thực trạng này, nhiều ý kiến của các thành viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội lo ngại nếu không thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân trong nước thì cơ cấu sản xuất doanh nghiệp trong nước sẽ ngày càng thu hẹp.

4-Tình trạng kinh tế tăng trưởng mà doanh nghiệp trong nước ngày càng suy giảm thật đáng quan tâm. Nó cho thấy doanh nghiệp FDI nay đã trở thành động lực của nền kinh tế.

CASE STUDY N0. 751: Thế giới có thể đứng trước làn sóng thứ 3 của khủng hoảng tài chính

1-Làn sóng lần này đặc trưng bởi :

+Giá hàng hóa lao dốc;

+ Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác tăng trưởng trì trệ và lạm phát toàn cầu thấp;

2-Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của đợt khủng hoảng thứ 3 này thì vẫn từ hai làn sóng đầu tiên :

+ Sự sụp đổ của lĩnh vực ngân hàng và

+kkhủng hoảng nợ công.

3-Để đối phó với hai cuộc khủng hoảng trước, các ngân hàng trung ương đều chạy đua hạ lãi suất. Việc này đã khuyến khích giới đầu tư tích cực cho vay tại các thị trường mới nổi, như Trung Quốc.

+Tuy nhiên sau 6 năm áp dụng chính sách lãi suất thấp gần 0%, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu cân nhắc nâng trở lại.

+ Động thái này khiến các bên cho vay bắt đầu ráo riết tìm lối thoát và giới đầu tư rút vốn ồ ạt khỏi thị trường hàng hóa – lĩnh vực liên quan mật thiết với số phận của các nền kinh tế mới nổi.

+ Mặt khác vào thời điểm thị trường bất động sản của Mỹ sụp đổ, việc FED hạ lãi suất đã giúp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và đòn bẩy tài chính trên toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc, theo phân tích của nhóm chuyên gia tại Goldman Sachs.

4-Kết hợp các yếu tố này với :

+Những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và

+ Thoát khỏi bẫy thu nhập trung binh;

+Cùng giá hàng hóa lao dốc,

KL:

1-    Một cuộc khủng hoảng mới đang dần hình thành sóng.

2-    Và trong đó, các nền kinh tế mới nổi có thể sẽ là nơi đầu sóng.

CASE STUDY NO. 748: ĐỊNH NGHĨA NỢ XẤU

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

– Các khoản nợ trong hạn;

– Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

CASE STUDY N0. 747: RCEP VS TPP: Trung Quốc và Ấn Độ cùng 14 quốc gia bàn thảo về RCEP sau khi Mỹ hoàn tất TPP

1-Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực RCEP sẽ là hiệp định kinh tế mang tầm cỡ lớn nhất thế giới, với hơn 3 tỷ dân số các nước hội viên, tổng GDP ở khoảng 17,000 tỷ dollars và chiếm 40% hoạt động thương mại toàn cầu.

2-Việt Nam là một trong 7 nước tham gia cả TPP lẫn RCEP. Sáu nước khác là Úc, Nhật Bản, Malaysia, Siangapore, Brunei và New Zealand.

3-Câu hỏi đang được đặt ra là liệu đàm phán RCEP có thể hoàn tất nội trong năm nay như Trung Quốc và Ấn Độ mong muốn hay không?

4-Tin  tức chúng tôi ghi nhận được đều tỏ vẻ hoài nghi về điều này, cho rằng không thể một sớm một chiều mà có thể đạt được thỏa thuận, đặc biệt trong bối cảnh nhiều nước tham gia đang có những vướng mắc chính trị với Trung Quốc, đồng thời quyền lợi kinh tế, thương mại, của 3 nước lớn là Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cũng là lý do khiến cuộc đàm phán phải kéo dài thêm nhiều năm nữa trước khi đạt được kết quả.

CASE STUDY N0. 746 :Động lực tăng trưởng

1-Kim ngạch xuất khẩu chín tháng đầu năm ước đạt 120,7 tỉ đô la Mỹ, chỉ tăng 9,6% so với  mức 14% cùng kỳ năm 2014 ;

2-Về cơ cấu:

+ Nhóm hàng khoáng sản và công nghiệp chế tạo đạt 55,4 tỉ đô la Mỹ, chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước với đóng góp chủ yếu của mặt hàng điện tử, điện thoại và linh kiện (tăng 34%) và máy tính (tăng 9,5%).

+ Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 47,8 tỉ đô la Mỹ, chiếm 39,6% và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước.

+ Đáng chú ý là xuất khẩu của khu vực nông – lâm – thủy sản giảm khá mạnh.

+ Một số mặt hàng nông sản giảm cả về lượng và kim ngạch xuất khẩu như:

– gạo giảm 8,7% về lượng và 14,3% về kim ngạch;

-cà phê giảm lần lượt 30,5% và 31,6%;

– chè giảm 7,2% và 6,5%;

– cao su tăng 9,5% về lượng nhưng giảm tới 12% về kim ngạch.

– Trong khi đó, nhóm hàng thủy sản có mức giảm lên tới 17%, chủ yếu do sự khó khăn của mặt hàng tôm với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ giảm mạnh 50%.

3-Sự suy giảm trong xuất khẩu nông – lâm – thủy sản đã khiến cho mức tăng trưởng của khu vực này trong chín tháng đầu năm nay chỉ còn 2% (giảm so với mức 3% cùng kỳ năm ngoái).

+ Dù tỷ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản hiện chỉ chiếm 16,3% trong cơ cấu GDP nhưng đây lại là khu vực thâm dụng lao động rất lớn (hơn 70%).

+ Do vậy, sự suy giảm trong tăng trưởng của khu vực này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập của phần lớn lao động Việt Nam, khiến thành quả từ mức tăng trưởng GDP ấn tượng chỉ đến được với số ít lao động hoạt động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. 

4-Số liệu cho thấy trong hoạt động xuất khẩu:

+ Khu vực kinh tế trong nước : chiếm tỷ trọng 30%, kim ngạch xuất khẩu giảm 2,7% so với cùng cùng năm trước;

+ Khu vực FDI :chiếm tỷ trọng 68%, kim ngạch xuất khẩu tăng 21% so với cùng kỳ năm trước;

5- Hơn nữa, phần lớn các mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu mạnh đều thuộc về nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên :

+ Thực chất xuất khẩu nhóm này tăng có thể khiến GDP tăng;

+ Nhưng phần tăng của GNP chắc chắn sẽ không cao tương ứng vì các ông chủ nước ngoài sẽ thu lợi lớn và phần nhiều chuyển về nước trong khi phần hưởng lợi của Việt Nam hầu hết đều ở mức thấp, chủ yếu là phí lao động gia công;

CASE STUDY N0. 745: Đã đến lúc ‘vét kho’

PS: VAY VCB 1 TỶ USD + SẮP VAY QUỐC TẾ 1 TỶ NỮA + 1,5 TỶ NÀY = $3,5 TỶ: CHUYỆN NHỎ NHƯ ….CON THỎ!

(https://www.mr-doom.com/blogs/dilemma-no01-mo-hinh-phat-trien-vicious-circle-how-to-get-out-36.aspx)

1-Rốt cuộc vào tháng 10/2015, Ngân Hàng Nhà Nước đã buộc phải cho Bộ Tài Chính ‘vay nóng’ 30,000 tỷ đồng để ‘tạm thời giải quyết khó khăn ngân sách’.

+ Cách đây vài tháng, Thứ trưởng Bộ Tài Chính Huỳnh Quang Hải đã thừa nhận việc bộ này đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho vay 30.000 tỷ đồng để ‘cân đối thu chi ngân sách trong năm nay’. Đề nghị ‘vay 30.000 tỷ đồng để cân đối thu chi ngân sách’ này lộ diện sau khi đề nghị của Chính phủ về ‘vay từ nguồn dự trữ ngoại hối Nhà nước’ đã gần như thất bại.

+ Có thể cho rằng đây là lần đầu tiên từ nhiều năm qua- đặc biệt là từ đầu năm 2011- khi chính sách tài chính tiền tệ bị co thắt đột ngột, cơ quan chính phủ phải cầu cứu tới biện pháp dùng quỹ dự trữ ngoại hối, và vay tiền từ Ngân hàng nhà nước để bù đắp tình trạng thiếu hụt trầm trọng của ngân sách.

+ Bội chi ngân sách đang tiếp tục trở thành một vấn nạn lớn của quốc gia.

+ Mới 8 tháng đầu năm 2015, bội chi đã lên đến 114,000 tỷ đồng.

+ Tình trạng này xảy ra bất chấp rất nhiều loại phí và lệ phí vẫn đè đầu nhân dân khiến ngân sách bội thu năm nay.