TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.680: Thu nhập của lãnh đạo – nhân viên HDBank: Người đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng

PS: LAO ĐỘNG TRÍ TUỆ PHẢI KHÁC CHỨ?!

Nghị quyết ĐHĐCĐ Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) số 08/2015/NQ-ĐHĐCĐ ngày 18 tháng 04 năm 2015 đã quyết nghị thông qua mức thù lao của Hội đồng Quản trị (HĐQT), Ban Kiểm soát (BKS), Quỹ hoạt động của HĐQT và Kế hoạch ngân sách công tác xã hội từ thiện và cộng đồng năm  2015, trong đó: Mức thù lao của HĐQT, BKS là 12 tỷ đồng; Quỹ hoạt động của HĐQT là 20 tỷ đồng; Kế hoạch ngân sách công tác xã hội từ thiện và cộng đồng là 20 tỷ đồng.

Đồng thời, cũng theo Nghị quyết, việc chỉ đạo thực hiện và sử dụng toàn bộ nguồn ngân sách 52 tỷ đồng này sẽ được giao cho HĐQT.

Như vậy, với 12 thành viên (bao gồm 9 trong HĐQT và 3 trong BKS) thì chỉ tính riêng thù lao (khác với lương), mỗi lãnh đạo HDBank cũng đã bỏ túi trung bình 1 tỷ đồng/người/năm.

CASE STUDY N0.679: TỶ SỐ P/E LÀ GÌ?

1-Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu, gọi tắt là Tỷ số P/E, P/E (viết tắt của cụm từ Price to Earning Ratio), là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu (giá cổ phiếu ở chợ chứng khoán) và tỷ số thu nhập trên cổ phần, hay cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

2-Cách tính:

Tỷ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường bình quân của cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành trong một kỳ nhất định chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ đó.

CASE STUDY N0.678: “NỚI ROOM NGOẠI” vs CTY CK: SSI

1-SSI đón nhận thông tin tích cực từ tuần trước về việc nới room khối ngoại lên 100%.

2- Tuy nhiên, trong tuần này, SSI không còn giữ được đà tăng, mà thậm chí còn quay đầu giảm nhẹ.

+ Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, SSI đóng cửa tại 24.500 đồng/cổ phiếu, giảm 1.400 đồng/cổ phiếu so với hôm đầu tuần, tương ứng giảm 5,4%.

+ Mặc dù không còn bị hạn chế về room, nhưng khối ngoại vẫn bán ròng gần 11 triệu cổ phiếu với giá trị gần 195 tỷ đồng.

+Tiếp đó, Công ty TNHH Bất động sản Sài Gòn Đan Linh, tổ chức có liên quan đến thành viên HĐQT, kiêm Phó tổng giám đốc Nguyễn Hồng Nam, cũng đã bán ra 2 triệu cổ phiếu, qua đó, giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ xuống còn 26.297.585 cổ phiếu (6,15%) từ 28.297.585 cổ phiếu (6,62%).

CASE STUDY N0.676: Khối ngoại “thoái vốn” kỷ lục ở HAG

PS: VÀO WWW.4CADVISORS.COM.VN ĐỌC MỤC “TOO BIG TO FALL” CÁCH ĐÂY GẦN 1 YEAR!

Cổ phiếu HAG bị bán ròng mạnh nhất với tổng khối lượng bán ròng lên đến hơn 27 triệu đơn vị, ứng với giá trị bán ròng là 408 tỷ đồng. Trong đó, hoạt động bán ra chủ yếu tập trung ở 2 phiên 31/8 và 1/9, lần lượt có khối lượng bán ròng gần 15 triệu đơn vị ứng với giá trị gần 225 tỷ và gần 11,5 triệu đơn vị ứng với giá trị hơn 172 tỷ.

Động thái thoái vốn của khối ngoại ở HAG khá đáng chú ý bởi hoạt động bán ròng ở cổ phiếu này diễn ra với khối lượng và giá trị kỷ lục kể từ khi HAG chào sàn HOSE vào cuối năm 2008 đến nay.

Đợt bán ròng mạnh khác ở HAG diễn ra vào tuần đầu tháng 12/2013 tuy nhiên khối lượng bán ròng cũng chưa tới 8 triệu cổ phiếu. Và phiên bán ròng mạnh khác vào đầu tháng 3/2012 với khối lượng bán ròng hơn 12,72 triệu cổ phiếu.

Một số nhận định cho rằng khả năng Credit Suisse, Hong Kong là tổ chức đã thoái vốn ở HAG. Hiện tổ chức nước ngoài này đang là cổ đông lớn thứ 2 tại HAGL với tỷ lệ nắm giữ 44%.

CASE STUDY N0.673: ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI vs TTCK VN

1-Nhà đầu tư nước ngoài hiện đang sở hữu lượng cổ phiếu niêm yết trị giá hơn 280.000 tỷ đồng, tương đương 12,6 tỷ USD – chiếm ¼ tổng vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam.

2-Hiện trên 90% giá trị đầu tư của khối ngoại được phân bổ vào sàn HoSE;

3-Top 10 cổ phiếu được sở hữu nhiều nhất đã chiếm gần 2/3 tổng giá trị đầu tư của khối ngoại trên thị trường niêm yết, tương đương 176.000 tỷ đồng;

4-Gồm:Vinamilk, Vietcombank, Masan Group,Viettinbank, Vingroup,Hòa Phát,FPT,Bảo Việt,SSI và ACB;

+Chỉ riêng Vinamilk đã chiếm tới 1/5 tổng giá trị đầu tư của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đạt hơn 59.000 tỷ đồng (2,6 tỷ USD)

+Ngoài Vinamilk thì Vietcombank cùng Masan Group và Vietinbank là những cổ phiếu có giá trị nắm giữ của khối quanh ở quanh mức 1 tỷ USD.

+Trong 10 cổ phiếu đang được khối ngoại nắm giữ nhiều nhất thì có 4 cổ phiếu đã hết room, gồm Vinamilk, FPT và 2 ngân hàng Vietinbank, ACB.

5-Còn lại hơn 100.000 tỷ phân bổ vào hơn 650 cổ phiếu còn lại.

CASE STUDY N0.672: DỰ TRỮ NGOẠI TỆ vs CHỦ NỢ NƯỚC NGOÀI: TRUNG QUỐC LÀM VÍ DỤ

1-Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới từ năm 2001, Trung Quốc liên tục đạt xuất siêu và tích lũy một khối dự trữ ngoại tệ cao nhất thế giới vì tương đương với bốn ngàn tỷ Mỹ kim.

Trước khi tìm hiểu về hậu quả của biện pháp này, chúng ta sẽ vào cái gốc của hồ sơ ngoại hối của Bắc Kinh, là kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc;

2-Khi kinh tế hụt hơi thì khối dự trữ đó có thể là một loại quỹ chiến tranh để Bắc Kinh đối phó với thách đố của tình hình không?

Từ vài ngày qua, nhiều nguồn tin quốc tế báo tin là lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu bán Công khố phiếu Hoa Kỳ trong kho dự trữ ngoại tệ để có thanh khoản ứng phó với nhiều khó khăn tài chính trước mặt

3-Động thái ấy gây quan ngại cho thị trường Hoa Kỳ vì có thể làm sụt giá trái phiếu và tăng phân lời hay lãi suất tại Mỹ.