TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.670: GIA ĐÌNH TRỊ: VNH – Vì đâu nên nỗi?

PS: LÀM CỐ VẤN CHO NHIỀU DN TỪ 1989 KẾT LUẬN CỦA TÔI LÀ: HẦU HẾT CÁC DN “GIA ĐÌNH TRỊ” ĐỀU …THẤT BẠI, NHẤT LÀ KHI LÊN SÀN ( VÌ BUỘC PHẢI MINH BẠCH!?) & SAU KHI VIỆT NAM MỞ CỬA (BUỘC PHẢI CẠNH TRANH VỚI CÁC DN FDI!)

1-VNH tiền thân là Công ty TNHH SX-TM- XNK Việt Nhật được thành lập từ năm 2000 với hoạt động chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu. Mặt hàng xuất khẩu ban đầu chủ yếu là bạch tuộc ở dạng nguyên liệu đã qua sơ chế nên giá trị xuất khẩu còn thấp.

+ Năm 2007, VNH không những mở rộng sản phẩm chế biến tôm, mực, cá, ghẹ, nghêu… mà còn chuyển dần sang sản xuất các sản phẩm đã chế biến có giá trị gia tăng cao hơn.

+ Cũng trong năm này, VNH chuyển sang hình thức CTCP với vốn điều lệ 25 tỷ đồng, cổ đông sáng lập là vợ chồng ông Nguyễn Văn Nhựt, bà Trần Thị Thúy và con trai Trần Văn Triển.

+ Sau đó, VNH huy động vốn thêm từ cán bộ công nhân viên công ty và đổi tên thành CTCP Thủy hải sản Việt Nhật với vốn điều lệ đăng ký là 86.8 tỷ đồng.

+Tài sản giá trị nhất của VNH là khu nhà xưởng 3,500 m2 với 2 dây chuyền sản xuất tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc, quận Bình Chánh, TP.HCM.

2-CTCP Thủy hải sản Việt Nhật (HOSE: VNH) là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi trong lên sàn nhưng không thực hiện huy động vốn. Suốt 5 năm kể từ khi niêm yết (năm 2010) đến nay vốn điều lệ duy trì ở mức 86.8 tỷ đồng

3-Và năm 2014 trở thành dấu mốc báo hiệu “án tử” cho cổ phiếu VNH trong một sớm một chiều. Mất đi “nồi cơm” là nhà xưởng, kinh doanh lỗ hơn 43 tỷ đồng, tài sản dài hạn và vốn chủ sở hữu vơi đi một nửa trong khi nợ phải trả vẫn đều đều ngốn gần 80% tổng nguồn vốn.

4-Ban lãnh đạo VNH cũng không cho thấy động thái nào cải thiện tình hình kinh doanh ngoài việc bán tháo cổ phiếu.

+ Ngay cả gia đình ông Chủ tịch, mỗi người từng nắm giữ hơn 6% vốn VNH cũng đã bán sạch cổ phiếu trong năm 2014 và không còn nằm trong HĐQT VNH.

+ Trong khi đó, ông Nhựt là cổ đông lớn nhất của VNH từ khi niêm yết với tỷ lệ nắm giữ hơn 50%, năm 2013 ông Nhựt đã thoái đi một nửa số vốn và đến năm 2014 cũng “dứt tình” với VNH khi tỷ lệ nắm giữ chỉ còn 0.65%.

+ Những thành viên khác trong ban lãnh đạo VNH như gia đình Kế toán trưởng Trần Công Thơ, Thành viên HĐQT Nguyễn Thị Diệu Hương hay gia đình thành viên BKS Lê Thị Thúy Hằng cũng đã “cao chạy xa bay” bán sạch cổ phiếu trong năm 2013 và 2014.

+ Năm 2015, ĐHĐCĐ thường niên VNH không một bóng người mặc dù số lượng cổ đông gần cả ngàn người – tương tự như năm 2014, ban lãnh đạo đưa ra Nghị quyết với kế hoạch kinh doanh “bình chân như vại” – doanh thu 60 tỷ, lợi nhuận 800 triệu đồng mà không hề có bất kỳ phương án tái cấu trúc hay tìm lối thoát cho tình trạng bê bết hiện tại của công ty.

CASE STUDY N0.665: VĂN HÓA VS HỌC VẤN VS GIÀU CÓ: Tài sản 50 nghìn tỷ của đại gia Dũng ‘lò vôi’ từ đâu mà có?

PS: DŨNG “LÒ VÔI” TỰ KHẮC NICKNAME “HUỲNH NGU CÔNG” TRÊN CỔNG CHÍNH KDL NÀY!?

Những ngày qua, quyết định đóng cửa khu du lịch Đại Nam của đại gia Dũng “lò vôi” khiến dư luận xôn xao. Nhiều người thắc mắc, đại gia Dũng “lò vôi” giàu cỡ nào mà có thể chơi ngông với khối tài sản nghìn tỷ như thế?

CASE STUDY N0.664: VĂN HÓA vs HỌC VẤN vs GIÀU CÓ: Chân dung đại gia xây chùa Bái Đính, nhà khách Tràng An

Danh tiếng ông Nguyễn Văn Trường gắn với quần thể hang động Tràng An và chùa Bái Đính. Nhưng ông là một đại gia kín tiếng, giản dị, ăn chay từ nhiều năm nay.

Thông tin về ông chủ công ty Xuân Trường xây dựng chùa Bái Đính hầu như chỉ lác đác, bởi tỷ phú này ít xuất hiện trước giới truyền thông. Cho đến nay, người ta chỉ biết đến ông là chủ nhân của khách sạn Hoa Lư (Ninh Bình). Khách sạn này trước kia do Sở Du lịch khai thác sau đó giao cho doanh nghiệp Xuân Trường.

CASE STUDY N0.662: Lương tối thiểu & năng suất lao động

1-Trong giai đoạn 2000-2013, trong khi NSLĐ của nền kinh tế tăng chưa đến 50% thì mức lương trung bình ở Việt Nam tăng tới 2,8 lần (theo số liệu của Economist Intelligence Unit).

2-Mức chênh lệch giữa mức tăng năng suất và tăng lương tối thiểu còn lớn hơn nữa:

+ Như minh họa trong đồ thị, trong giai đoạn 2000-2015, năng suất lao động phi nông nghiệp chỉ tăng chưa đến 30% – chủ yếu là do bất ổn vĩ mô khiến cho NSLĐ trong các ngành tài chính, xây dựng, sản xuất và phân phối điện nước không những không tăng mà còn giảm.

+ Thế nhưng cũng trong giai đoạn này, đặc biệt là ngay sau bất ổn vĩ mô, lương tối thiểu liên tục tăng, có năm (2011) còn tăng tới hai lần.

+ Kết quả là trong giai đoạn 2000-2015, lương tối thiểu thực (sau khi điều chỉnh lạm phát) tính theo tiền đồng tăng tới gần 5 lần, còn nếu tính theo đô-la Mỹ thì thậm chí còn tăng cao hơn, lên đến hơn 9 lần.