TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.684: Phá sản, vũ khí bí mật của kinh tế Mỹ

“Ở đất nước này, chúng ta thực sự ‘giỏi’ về phá sản, và đây có lẽ đúng là một trong những vũ khí bí mật của nền kinh tế chúng ta”, trang này viết.

Trên thực tế, Planet Money chỉ ra rằng, Chương 11 hiệu quả về mặt kinh tế đến nỗi các nước châu Âu đã áp dụng quy định tương tự trong những năm gần đây.

Nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 đồng nghĩa với việc một doanh nghiệp lẽ ra bị mắc kẹt vì nợ nần có thể trả cho chủ nợ số tiền ít hơn khoản nợ ban đầu, trong một khoảng thời gian dài hơn. Về phần mình, các chủ nợ có cơ hội tốt hơn đòi được nợ, hoặc có thể sẽ nhận được số tiền lớn hơn trong trường hợp công ty bị thanh lý. Nói cách khác, Chương 11 giúp đôi bên cùng có lợi.

CASE STUDY N0.683: Bãi rác Đa Phước và hệ quả của ông chủ David Dương

Không ít doanh nghiệp nhân danh Việt kiều mang công nghệ hiện đại, có yếu tố nước ngoài về đầu tư, để được hưởng những chế độ đãi ngộ, hỗ trợ kinh doanh theo chính sách của nhà nước. Nhưng mặt khác chúng ta lại để rất nhiều sơ hở, ký những hợp đồng không được chặt chẽ, những yêu sách đặc biệt mà chất lượng dịch vụ thì không thực sự như mong đợi.

CASE STUDY N0.682: THE US STILL RUNS THE WORLD/ Mỹ vẫn tiếp tục lãnh đạo thế giới

1-Trung Quốc, như một siêu cường thế giới được xem xét một cách nghiêm túc nhất trong tác phẩm thuộc hàng sest-seller Eclipse: Living in the Shadow of China’s Economic Dominance (tạm dịch: Nhật thực: Sống dưới cái bóng của nền kinh tế Trung Quốc) của Arvind Subramanian, xuất bản năm 2011. (Tác giả hiện là cố vấn trưởng về kinh tế ở Bộ Tài chính Ấn Độ, và tôi là đồng nghiệp và đôi khi các đồng tác giả với ông ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.)

2-Simon Johnson, một cựu kinh tế trưởng của IMF, giáo sư tại MIT Sloan, cộng tác viên cao cấp ở Peterson Institute for International Economics, và đồng sáng lập blog The Baseline Scenario hàng đầu về kinh tế học. Ông là đồng tác giả, cùng James Kwak, cuốn White House Burning: The Founding Fathers, Our National Debt, and Why It Matters to You. |

 Simon Johnson, a former chief economist of the IMF, is a professor at MIT Sloan, a senior fellow at the Peterson Institute for International Economics, and co-founder of a leading economics blog, The Baseline Scenario. He is the co-author, with James Kwak, of White House Burning: The Founding Fathers, Our National Debt, and Why It Matters to You.

Simon Johnson
Phạm Nguyên Trường dịch

CASE STUDY N0. 681: KIỀU HỐI: 2 MẶT CỦA ĐỒNG TIỀN GỬI VỀ NƯỚC.

1-Cũng là người Việt di cư, vượt biên đến Mỹ đầu thập niên 1980, nghiên cứu này có ý nghĩa sâu xa cho chính bản thân tác giả.

“Lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó ở tiểu bang Mississippi, tôi từng chứng kiến cảnh cha mẹ tôi gởi tiền về Việt Nam để rồi người nhà trong nước lâm vào cảnh phá sản, mất cả chì lẫn chài,” giáo sư Hưng thuật chuyện.

2-Một trong những điểm đáng chú ý, ông nhận định rằng rất nhiều mối quan hệ gia đình của người Việt đã bị “tài chánh hóa,” nghĩa là nền tảng tình cảm gia đình được xây dựng dựa trên tiền bạc

Gởi tiền về cho thân nhân ở Việt Nam là cách biểu lộ tình thương.

3-Rất đông gia đình gốc Việt ở nước ngoài gởi tiền cho thân nhân với giá quá đắt, bất chấp sự bấp bênh tài chánh của họ ở ngay tại đây.

+ Những gia đình này làm chỉ vừa đủ “trên mức nghèo,” theo ấn định của chính phủ là $23,000/năm cho gia đình bốn người, hoặc $14,000/năm cho một người.

+Thế mà, vì gởi tiền về Việt Nam, họ phải chịu sống cảnh nghèo nàn, túng thiếu.

+ Họ tự đặt mình vào một tầng lớp mà các nhà xã hội học gọi là “the missing class,” một giai cấp bị lãng quên, trong các cuộc thảo luận về an sinh xã hôi hoặc cơ hội tìm việc làm, giáo sư Hưng ghi nhận.

“Họ tiện tặn, không dám tiêu xài để gởi tiền trên mức họ làm ra cho nên trong khi họ có thể trợ giúp cho thân nhân ở Việt Nam có được cuộc sống thoải mái, bao nhiêu người đã mang công, mắc nợ.”

CASE STUDY N0.680: Thu nhập của lãnh đạo – nhân viên HDBank: Người đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng

PS: LAO ĐỘNG TRÍ TUỆ PHẢI KHÁC CHỨ?!

Nghị quyết ĐHĐCĐ Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) số 08/2015/NQ-ĐHĐCĐ ngày 18 tháng 04 năm 2015 đã quyết nghị thông qua mức thù lao của Hội đồng Quản trị (HĐQT), Ban Kiểm soát (BKS), Quỹ hoạt động của HĐQT và Kế hoạch ngân sách công tác xã hội từ thiện và cộng đồng năm  2015, trong đó: Mức thù lao của HĐQT, BKS là 12 tỷ đồng; Quỹ hoạt động của HĐQT là 20 tỷ đồng; Kế hoạch ngân sách công tác xã hội từ thiện và cộng đồng là 20 tỷ đồng.

Đồng thời, cũng theo Nghị quyết, việc chỉ đạo thực hiện và sử dụng toàn bộ nguồn ngân sách 52 tỷ đồng này sẽ được giao cho HĐQT.

Như vậy, với 12 thành viên (bao gồm 9 trong HĐQT và 3 trong BKS) thì chỉ tính riêng thù lao (khác với lương), mỗi lãnh đạo HDBank cũng đã bỏ túi trung bình 1 tỷ đồng/người/năm.

CASE STUDY N0.679: TỶ SỐ P/E LÀ GÌ?

1-Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu, gọi tắt là Tỷ số P/E, P/E (viết tắt của cụm từ Price to Earning Ratio), là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu (giá cổ phiếu ở chợ chứng khoán) và tỷ số thu nhập trên cổ phần, hay cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

2-Cách tính:

Tỷ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường bình quân của cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành trong một kỳ nhất định chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ đó.

CASE STUDY N0.678: “NỚI ROOM NGOẠI” vs CTY CK: SSI

1-SSI đón nhận thông tin tích cực từ tuần trước về việc nới room khối ngoại lên 100%.

2- Tuy nhiên, trong tuần này, SSI không còn giữ được đà tăng, mà thậm chí còn quay đầu giảm nhẹ.

+ Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, SSI đóng cửa tại 24.500 đồng/cổ phiếu, giảm 1.400 đồng/cổ phiếu so với hôm đầu tuần, tương ứng giảm 5,4%.

+ Mặc dù không còn bị hạn chế về room, nhưng khối ngoại vẫn bán ròng gần 11 triệu cổ phiếu với giá trị gần 195 tỷ đồng.

+Tiếp đó, Công ty TNHH Bất động sản Sài Gòn Đan Linh, tổ chức có liên quan đến thành viên HĐQT, kiêm Phó tổng giám đốc Nguyễn Hồng Nam, cũng đã bán ra 2 triệu cổ phiếu, qua đó, giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ xuống còn 26.297.585 cổ phiếu (6,15%) từ 28.297.585 cổ phiếu (6,62%).