TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.665: VĂN HÓA VS HỌC VẤN VS GIÀU CÓ: Tài sản 50 nghìn tỷ của đại gia Dũng ‘lò vôi’ từ đâu mà có?

PS: DŨNG “LÒ VÔI” TỰ KHẮC NICKNAME “HUỲNH NGU CÔNG” TRÊN CỔNG CHÍNH KDL NÀY!?

Những ngày qua, quyết định đóng cửa khu du lịch Đại Nam của đại gia Dũng “lò vôi” khiến dư luận xôn xao. Nhiều người thắc mắc, đại gia Dũng “lò vôi” giàu cỡ nào mà có thể chơi ngông với khối tài sản nghìn tỷ như thế?

CASE STUDY N0.664: VĂN HÓA vs HỌC VẤN vs GIÀU CÓ: Chân dung đại gia xây chùa Bái Đính, nhà khách Tràng An

Danh tiếng ông Nguyễn Văn Trường gắn với quần thể hang động Tràng An và chùa Bái Đính. Nhưng ông là một đại gia kín tiếng, giản dị, ăn chay từ nhiều năm nay.

Thông tin về ông chủ công ty Xuân Trường xây dựng chùa Bái Đính hầu như chỉ lác đác, bởi tỷ phú này ít xuất hiện trước giới truyền thông. Cho đến nay, người ta chỉ biết đến ông là chủ nhân của khách sạn Hoa Lư (Ninh Bình). Khách sạn này trước kia do Sở Du lịch khai thác sau đó giao cho doanh nghiệp Xuân Trường.

CASE STUDY N0.662: Lương tối thiểu & năng suất lao động

1-Trong giai đoạn 2000-2013, trong khi NSLĐ của nền kinh tế tăng chưa đến 50% thì mức lương trung bình ở Việt Nam tăng tới 2,8 lần (theo số liệu của Economist Intelligence Unit).

2-Mức chênh lệch giữa mức tăng năng suất và tăng lương tối thiểu còn lớn hơn nữa:

+ Như minh họa trong đồ thị, trong giai đoạn 2000-2015, năng suất lao động phi nông nghiệp chỉ tăng chưa đến 30% – chủ yếu là do bất ổn vĩ mô khiến cho NSLĐ trong các ngành tài chính, xây dựng, sản xuất và phân phối điện nước không những không tăng mà còn giảm.

+ Thế nhưng cũng trong giai đoạn này, đặc biệt là ngay sau bất ổn vĩ mô, lương tối thiểu liên tục tăng, có năm (2011) còn tăng tới hai lần.

+ Kết quả là trong giai đoạn 2000-2015, lương tối thiểu thực (sau khi điều chỉnh lạm phát) tính theo tiền đồng tăng tới gần 5 lần, còn nếu tính theo đô-la Mỹ thì thậm chí còn tăng cao hơn, lên đến hơn 9 lần.

CASE STUDY N0.661: Tỉ phú tây vs “Đại gia” ta!

1-TỶ PHÚ TÂY:

+ Yu Pang-Lin khi ông này qua đời ở tuổi 93 với bản di chúc hiến toàn bộ số tiền 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện:

 “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”.

+Tỉ phú hàng đầu thế giới Bill Gates tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con cái ông 0,05%  trong số tài sản lên đến gần 80 tỉ USD (tính ở thời điểm hiện tại) của mình.

 ‘Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?”.

+ Tỉ phú Warren Buffett tâm sự:

 “Tôi chỉ cho con những bài học về giá trị cuộc sống chứ không phải là một xấp giấy bạc. Muốn giàu có hãy tự mình đi tìm cách để biến nó thành sự thật”.

+Tỉ phú Stephen Covey – người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới sau khi ông mất (năm 2012), tất cả 9 người con của ông không ai nhận tài sản kế thừa với lý do rất giản dị rằng họ hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được.

Tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từ thiện. Song, cả ba người con, dù không phải quá giàu có nhưng từ chối và dành toàn bộ số tiền đó cho từ thiện.

Ngược lại, rất nhiều người con của các tỉ phú lừng danh này cũng đầy tự trọng. Họ cám ơn nhưng từ chối tài sản của cha mẹ mình để lại.

2-Chuyện tỉ phú, “đại gia” ta thì gần như… ngược lại:

+ Sống trên đời hơn nửa thế kỉ, người viết bài này chưa từng thấy có một “đại gia” nào di chúc để tài sản lại làm từ thiện và tất nhiên, cũng không thể có người con nào từ chối.

+Giờ đây, không ít người thậm chí quyết định “hi sinh đời bố, củng cố đời con”.

+ Cũng không ít những “tỉ phú tham nhũng” thà “chết” trong tù, quyết không chịu đền bù tài sản, dù chỉ… một đồng.

+ Có đồng tiền, họ thi nhau “khoe mẽ”, dốc tiền vào những chai rượu ngàn đô, các cuộc “mát mẻ” với “gầm cao, chân dài” tiêu tốn hàng trăm triệu bạc/đêm.

+ Những người con của họ, không ít kẻ vớ được đồng tiền không mất mồ hôi công sức cũng thỏa sức tung hoành, tiêu tiền như đốt lá khô.

+ Họ không hề kém cạnh trong vệc tiêu tiền so với bậc tiền nhân. Cũng tiệc tùng xa hoa, cũng chơi bời sa đọa… Thôi thì “Giọt trước rỏ đâu, giọt sau rỏ đó”.

3-Vì sao lại có sự khác nhau như vậy?

+ Đơn giản vì để trở thành tỉ phú ở bên Tây không hề đơn giản:

– Họ phải thực sự có tài năng;

– Lao động cật lực ;

– Nên hết sức trân trọng giá trị của đồng tiền, của nhân cách, biết cảm thông và chia sẻ.

+ Còn “đại gia” của ta:

-Kkhông ít kẻ giàu lên nhờ lừa lọc, nhờ luồn lách và cả tham nhũng.

-Những “đồng tiền bẩn” được kiếm môt cách chóng vánh nên ra đi cũng chóng vánh.

– Còn một điều, con của các tỉ phú Tây nối theo gien bố, là những người thực tài và chăm chỉ. Họ đủ vững tin cũng như lòng kiêu hãnh để đi trên chính đôi chân của mình.

– Còn con cái “đại gia” ta, không ít kẻ dốt nát, lười biếng và chỉ ham hưởng thụ.

KL: Cha kém thì con kém nên chẳng có gì lạ?

PS: THẾ MÀ GS.NL DŨNG ĐANG CA NGỢI SỰ “CẦN CÙ BÙ THÔNG MINH” THEO KIỂU “3 THỢ CẦY HƠN 1 GIA CÁT LƯỢNG ĐẤY”, BÁC BH TÁM Ạ! HUHU…

CASE STUDY N0.660: DÙNG CỔ PHIẾU LÀM TÀI SẢN ĐẢM BẢO TÍN DỤNG: Ocean Group đang cầm cố 63 triệu cổ phiếu OCH

PS: 1-AI ĐỊNH GIÁ CP KHI “THẾ CHẤP/CẦM CỐ”? (NHẤT LÀ KHI DN NÀY CHƯA THUỘC LOẠI ĐẠI CHÚNG, CHƯA GIAO DỊCH TRÊN UPCOM, CHƯA NIÊM YẾT!?)  2-CHUYỆN GÌ XẢY RA NẾU GIÁ CP LÀ “ẢO” ( SO VỚI GIÁ THẬT )? 3- NẾU KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NỢ ĐẾN HẠN ĐÚNG LÚC THỊ GIÁ CP XUỐNG ĐÁY (HÔM 31/8/2015: CP OCH CÒN 6.000 VNĐ) THÌ XỬ LÝ SAO? ETC…

CASE STUDY N0.659: TRƯỜNG HỢP IDJ: vào diện bị kiểm soát từ 03/09

FYI: HÔM 31/8/2015: CP IDJ CÒN 2.800 VNĐ)

1-Trên website: Để đánh dấu cho bước ngoặt này, ngay trong tháng 6/2015, công ty đang đem tới cho thị trường một sản phẩm đầu tư đặc biệt với lợi nhuận cực hấp dẫn.

CƠ HỘI ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CHARMVIT TOWER

CAM KẾT LỢI NHUẬN 10%/NĂM TRONG 10 NĂM

2-Trên thực tế:

Do 2 năm 2013 và 2014 bị lỗ liên tiếp nên CTCP Đầu Tư IDJ Việt Nam (HNX: IDJ) bị Sở GDCK Hà Nội quyết định đưa vào diện kiểm soát từ 03/09/2015.

CASE STUDY N0.658: Quả bóng nợ Trung Quốc căng thêm

1-Giáo Sư Michael Pettis, đang dạy kinh tế tại Bắc Kinh đã nhắc lại câu chuyện trên năm 2009, để cảnh báo chính quyền Trung Cộng không nên thả lỏng cho các món nợ công và tư ngày càng lớn lên trong nền kinh tế Trung Quốc.

2- Ông Pettis cũng nhắc lại tấm gương nước Mỹ; chính sách thả lỏng tín dụng, cho vay dễ dàng từ năm 2001 đã đưa tới cuộc khủng hoảng tài chánh và kinh tế từ năm 2007.

3-Với tổng sản lượng nội địa (GDP) hơn 10 ngàn tỷ Mỹ kim mỗi năm, tổng số nợ ở Trung Quốc hiện nay lớn gần gấp ba, lên tới 28 ngàn tỷ đô la.

4-Vào năm 2008 tỷ lệ nợ trên GDP ở nước Tàu chỉ là 100%; rồi tăng lên từ chương trình kích thích năm đó, do phản ứng của Bắc Kinh khi kinh tế thế giới rơi vào cơn khủng hoảng, phát xuất từ cuộc khủng hoảng địa ốc ở Mỹ năm 2007, lan sang Châu Âu. Bắc Kinh đã bơm 800 tỷ mỹ kim làm thuốc ngừa, nhờ thế kinh tế Trung Quốc không bị suy thoái, tăng uy tín “kinh bang tế thế” của “mô hình Trung Quốc.”

5-Nhưng số tiền “kích thích” đó được sử dụng như thế nào? Hầu hết dùng trong “thế võ trấn sơn” của đảng là xây dựng, xây dựng, xây dựng.

6- Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước được vay nợ với lãi suất thấp đổ tiền vào xi măng, thép, nhôm, xây dựng thật nhiều. Số nhà cửa, xưởng máy, đường, cầu, phi trường, hải cảng gia tăng. Từ đó quả bóng địa ốc phồng to, căng lên dần dần dọa nổ.

7-Bắc Kinh đối phó với cơn khủng hoảng địa ốc bằng cách chuyển trọng tâm qua thị trường chứng khoán. Trong lúc hạn chế bắt ngân hàng bớt cho vay tiền để xây nhà, các ngân hàng do nhà nước sai bảo được lệnh đem tiền cho các nhà đầu tư mua chứng khoán.

8- Ðồng thời, guồng máy báo đài cùng thúc đẩy việc làm giầu bằng chứng khoán. Không cần lệnh từ cấp trên, các nhà báo đã có thể viết bài ca tụng các công ty hay các người đầu tư, khi nhận được các phong bì, tạo nên ảo tưởng những cách làm giầu nhanh chóng.

9-Hậu quả là quả bom nợ lớn lên trong thị trường địa ốc đang bị kìm hãm lại được tăng thêm với những món nợ mới trong giới đầu tư chứng khoán.

10- Một nền kinh tế không thể sống bằng nợ mãi mãi. Khi các món nợ tăng lên, sẽ tới lúc chúng tác hại. Ðó là bài học kinh tế của hoàng đế Augustus hơn 2000 năm trước.

11-Tỷ lệ tổng số nợ ở Trung Quốc lớn bằng 280% GDP đáng lo ngại, nhưng tốc độ gia tăng của các món nợ còn là những tín hiệu báo động mạnh hơn nữa.

+ Năm 2010, số nợ của các công ty tư và các cá nhân ở Trung Quốc đã tăng lên một số tương đương với 35% GDP.

+ Ðể so sánh, chỉ cần nhớ lại cuộc khủng hoảng tài chánh và kinh tế ở Nhật Bản những năm 1990 phát nổ khi số nợ tăng lên một năm lớn bằng 25% GDP.

+ Mỹ rơi vào khủng hoảng năm 2007 khi tổng số nợ tăng thêm lớn bằn 15% GDP.

12-Các cơn khủng hoảng gần đây và phương cách cứu chữa lúng túng của chính quyền Bắc Kinh khiến không những người Trung Hoa mà cả thế giới đặt câu hỏi không biết họ có khả năng đưa nền kinh tế đi xuống một cách nhẹ nhàng, hay là sẽ gây đổ vỡ lớn.