TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.625: PDR: TÁI CẤU TRÚC vs “CHÉM GIÓ”

1-Đặc biệt, lượng hàng bán ra trong kỳ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng quy mô hàng tồn kho của PDR. Cuối quý II/2015, tổng giá trị hàng tồn kho bất động sản của Công ty là 5.589,368 tỷ đồng, bao gồm giá trị số dư 4 dự án là The EverRich 2 (gần 3.678 tỷ đồng), The EverRich 3 (hơn 1.661 tỷ đồng), Dự án Nhà Bè (hơn 225 tỷ đồng) và dự án Long Thạnh Mỹ (gần 25 tỷ đồng). 

2-Trong thông điệp phát ra thị trường trước đó, PDR cho biết sẽ bán lại dự án The EverRich 2 cho Công ty Luyện cán thép nói trên và đang thuyết phục các trái chủ của Công ty nhận lại dự án này từ công ty con.

+ PDR đã phải một lần gia hạn trả nợ trái chủ.

+ Với thực trạng hiện nay, phương án tốt nhất cho các trái chủ muốn thu hồi vốn là nhận lại The EverRich 2. Nhưng trái chủ sẽ nhận dự án với mức giá nào lại là một câu hỏi;

+ Lãi vay cũng chưa trả được : Nếu các trái chủ không chấp nhận cấn trừ công nợ bằng dự án thì dù có trả nợ xong Ngân hàng Đông Á, PDR vẫn phải chịu mức lãi vay phát sinh mỗi quý khoảng 80 tỷ đồng, lớn hơn mức lợi nhuận sau thuế mà Công ty làm ra trong nửa đầu năm 2015, trong khi nguồn lực để triển khai dự án của Công ty còn rất nhỏ.

CASE STUDY N0.624: TỶ GIÁ vs XUẤT KHẨU

1-Việc NHNN nới rộng biên độ tỷ giá, giá đô la Mỹ tăng cao, chắc chắn doanh nghiệp nào cũng muốn giữ đô la Mỹ, vì giữ được càng lâu, doanh nghiệp càng có lợi trong tình hình giá đô la Mỹ có xu hướng tiếp tục tăng.

2-Tuy nhiên, theo ông Ân, vấn đề là doanh nghiệp có đủ năng lực để giữ đô la Mỹ được lâu hay không vì có những khoản phải chi như trả lương cho công nhân, trả tiền cho nhà cung cấp nguyên phụ liệu.

3-Việc tiền đồng tiếp tục mất giá sẽ đem lại lợi ích cho nhà xuất khẩu của Việt Nam, nhưng ông Ân cho biết ông lo ngại với tình hình đồng đô la Mỹ tiếp tục tăng giá và các đồng tiền khác tiếp tục mất giá so với đô la Mỹ sẽ gây hại cho doanh nghiệp xuất khẩu:Bởi vì, khi ấy, những nhà mua hàng ở những nước như Nhật Bản, châu Âu,…sẽ giảm bớt lượng đặt hàng, vì lo sợ càng mua càng lỗ. Theo đó, trong thời gian tới, có khả năng khách hàng sẽ giảm đơn hàng cũng như sản lượng đặt hàng.

CASE STUDY N0.623: MUA NH VỚI GIÁ O ĐỒNG CÓ PHẢI FREE OF CHARGE??

PS: BÁC VẠN PHÚ LẠI LA ẦM LÊN CHUYỆN …VUA CỞI TRUỒNG! HIHI…

Nguyễn Vạn Phú
Thứ Ba,  18/8/2015, 10:24 (GMT+7)

1-Cụ thể với một ngân hàng, giả dụ nhận tiền gửi từ nhiều nguồn lên đến 100 đồng, đem cho vay. Nay vì lý do nào đó đến một nửa – 50 đồng – tiền vay là không đòi được. Vốn chủ sở hữu chỉ có 10 đồng, bù vô vẫn còn thiếu 40 đồng. Người nào bỏ 0 đồng mua ngân hàng này đương nhiên phải gánh chịu trách nhiệm trả đủ 100 đồng cho người gửi, tức phải bỏ tiền túi ra bù 40 đồng còn thiếu kia.

2-Thông thường trong một doanh nghiệp, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm tối đa đến mức góp vốn của họ mà thôi. +Nhưng thông cáo nói trên cho biết: “Ông Trầm Bê cũng cam kết trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của ngân hàng sau sáp nhập, nếu giá trị tài sản đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ của ông Trầm Bê và những người có liên quan không đủ sẽ bổ sung thêm các tài sản khác thuộc sở hữu của ông Trầm Bê”. Lẽ ra nếu ông này có những sai phạm lớn, cứ xử lý theo đúng luật pháp và bắt chịu trách nhiệm theo đúng luật pháp chứ không nên có những quy định trái khoáy như vậy.

+Trong thông cáo này, cụm từ được dùng là “ông Trầm Bê và những người có liên quan”, tức các con của ông này. Đây là chuyện bình thường nếu ông Trầm Bê sở hữu lượng cổ phần lớn, những người có liên quan sở hữu lượng cổ phần nhỏ hơn.

+ Đằng này thực tế ngược lại, ví dụ tại ngân hàng Sacombank, tính đến ngày 30-6-2015 thì lượng cổ phiếu ông Trầm Bê sở hữu là 0,16% còn lượng cổ phiếu của ông Trầm Trọng Ngân, con trai ông Bê lên đến 4,34%. Làm sao một người chỉ sở hữu 0,16% lại ủy quyền thay cho người sở hữu 4,34% được.

+ Lẽ ra NHNN phải xem người đứng tên sở hữu lượng cổ phần lớn nhất là người chịu trách nhiệm ủy quyền khi đó mới danh chính ngôn thuận.

CASE STUDY N0.622: GẦN 1000 TỶ USD THÁO CHẠY!

Ngày 19/8, Trung Quốc tăng tỷ giá tham chiếu Nhân dân tệ 0,01% ở mức 6.3963 Nhân dân tệ/USD. Như vậy, tỷ giá tham chiếu đã thấp hơn 4,5% so với tỷ giá ấn định ngày 10/8, trước khi Trung Quốc thay đổi quy chế điều hành tiền tệ.

CASE STUDY N0.621: KHI BÓNG MA 1998 TRỞ LẠI? Đồng rupiah của Indonesia và ringgit của Malaysia đang giảm với mức mạnh chưa từng thấy kể từ khủng hoảng tài chính châu Á.

Cách đây 4 năm, 1 USD chỉ đổi được hơn 8.500 rupiah (đồng nội tệ của Indonesia) và chỉ được gần 3 đồng ringgit của Malaysia. Ngày nay 1 USD tương đương gần 14.000 rupiah và gần 4 ringgit. Cả hai đồng tiền này vừa chạm đáy thấp nhất 17 năm và vẫn đang giảm giá.

CASE STUDY N0.620: PHÁ GIÁ ĐỒNG TIỀN vs NỢ NƯỚC NGOÀI: Nhân dân tệ khiến các nước Châu Á nợ thêm 14 tỷ USD

1-Sự mất giá của đồng Nhân dân tệ đang kéo theo cuộc chiến giảm giá của các đồng tiền khác tại Châu Á. Hậu quả là giá trị những khoản nợ bằng ngoại tệ tại khu vực này ngày càng tăng lên.

2-Theo hãng tin Bloomberg, gần 1,6 nghìn tỷ USD nợ trái phiếu và tín dụng ngoại tệ của khu vực Châu Á ngoài Nhật Bản và Trung Quốc đã tăng giá thêm 14 tỷ USD đối với các doanh nghiệp phải trả nợ bằng ngoại tệ.

3- Việc hoàn trả khoản nợ cũng như thanh toán lãi vay của các công ty Châu Á đang bị ảnh hưởng do đà giảm giá của nhiều đồng tiền trong khu vực sau động thái phá giá của Trung Quốc.

CASE STUDY N0.618: NỢ CÔNG + NỢ NƯỚC NGOÀI vs TỶ GIÁ

Ba ngày liên tiếp giới đầu tư toàn thế giới mất ngủ vì động thái phá giá của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Tỉ giá VND/USD tại thị trường tự do vọt lên 22.200 VND/USD, tỉ giá niêm yết tại các ngân hàng (NH) chạm trần cho phép của NHNN. Các chuyên gia cho rằng khi VND mất giá đồng nghĩa với gánh nặng nợ công sẽ lại đè nặng lên Chính phủ.