Theo Nicholas Spiro, chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu Spiro (London), điều khiến tình hình hiện nay đặc biệt đáng lo ngại là Chính phủ Malaysia dường như đang bước vào “vết xe đổ” của quá khứ. Nỗi lo ngại này đè nặng lên tâm lý của nhà đầu tư.
LEARNING BY DOING IS MUCH BETTER THAN LEARNING BY LEARNING
CASE STUDY N0.647: Tiền Malaysia mất giá “gợi nhớ khủng hoảng 1998”
Đợt giảm giá mạnh nhất đồng Ringgit của Malaysia kể từ năm 1998 làm nhiều người nhớ lại “cuộc đấu” giữa Thủ tướng nước này khi đó Mahathir Mohamad và tỷ phú đầu cơ George Soros.
Trong cuộc khủng hoảng 1998, Thủ tướng Mahathir đã cáo buộc giới đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu cơ nổi tiếng Soros, thực hiện cuộc tấn công tiền tệ khiến tỷ giá đồng Ringgit rớt thảm.
“Đợt giảm giá hiện nay của đồng Ringgit làm sống lại những hồi ức về cuộc tấn công của các quỹ đầu cơ vào đồng tiền này trong cuộc khủng hoảng 1997-1998”, nhà kinh tế học Chua Hak Bin thuộc Bank of America Merrill Lynch ở Singapore phát biểu.
CASE STUDY N0.646: Nga là nạn nhân lớn nhất của giá dầu giảm
Xét trên góc độ tổ chức thị trường, đã có sự thay đổi về người chơi chính. Năm 2014, khi xuất hiện những quan ngại về dầu mất giá, đại diện các nước OPEC đã nhóm họp tại Vienna (Áo). Tuy nhiên, tổ chức này đã đi tới quyết định không áp đặt quota về sản lượng khai thác để quyết giữ thị phần, đánh bại những “tay chơi mới”. Điều này đã có hiệu ứng ngược. Nguồn cung dầu từ phi truyền thống có tiềm năng lớn hơn những gì người ta tưởng. Trung Quốc hiện đã có bước chuyển hướng sang khai thác dầu đá phiến. Kế đến, sản lượng khai thác ở mức cao kỉ lục của Mỹ đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
IEA nhận định Nga sẽ là “nạn nhân lớn nhất của giá dầu giảm”. Lý do nằm ở tác động hội tụ đa chiều: Giá thấp đúng thời điểm Nga phải chịu tác động từ các lệnh cấm vận và đồng ruble mất giá. Trong bối cảnh này, Moskva không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc xem xét lại các đề án phát triển đối với các mỏ ngoài khơi, phi truyền thống. Nó được thể hiện qua việc Nga cố gắng giữ thị phần dầu mỏ với việc ký kết các hợp đồng dài hạn, chuyển hướng thị trường, trong đó có kế hoạch hướng Đông.
Để đạt được mục tiêu này, Nga phải đẩy nhanh việc khai thác ở Bắc Cực và Đông Siberia, hoặc là thay đổi cấu trúc ngành dầu mỏ. Cả hai lựa chọn này đều đụng phải thách thức đến từ đòn bao vây, cấm vận của phương Tây: 1/ Hoạt động của ngành năng lượng khựng lại do bị hạn chế tiếp cận với công nghệ, tài chính và tác động này không chừa bất kể một tập đoàn nào, từ Gazprom, Lukoil tới Rosneft; 2/ Các dự án khai thác ở vùng nước sâu như Siberia, Bắc Cực cũng khốn đốn, với việc các đối tác như Total, ExxonMobil đều đã rút khỏi liên doanh với Nga. Vòng xoáy còn chưa dừng lại ở đó. Việc đồng ruble liên tục rớt giá từ cuối năm 2014 đến nay buộc Ngân hàng Trung ương Nga phải can thiệp bằng bước áp mức lãi suất cao, đẩy gánh nặng về vốn, nợ, làm tăng
CASE STUDY N0.645: “Chúa Chổm” thời hiện đại
+Lợi dụng danh nghĩa là chủ đầu tư “đại dự án” Usilk City, SĐTL đã huy động hàng nghìn tỷ đồng thông qua hình thức phát hành trái phiếu, vay nợ hàng loạt tổ chức tín dụng và cầm tiền của hàng nghìn khách hàng thông qua việc ký kết hợp đồng mua bán.
CASE STUDY N0.643: TĂNG LƯƠNG vs THẤT NGHIỆP: KHI NSLĐ TĂNG CHẬM HƠN MỨC TĂNG LƯƠNG?
CASE STUDY NO.641: Đại gia bất động sản nhập viện tâm thần vì vỡ nợ
Nguyễn Văn Tài ( ở Cầu Giấy, Hà Nội) là một doanh nhân trong lĩnh vực nhà đất tại Hà Nội. Tài vốn sinh ra trong một gia đình giàu có, bố anh từng làm giám đốc doanh nghiệp, mẹ làm ngân hàng, chính vì vậy anh nhanh chóng có cuộc sống vương giả, sung túc hơn bao nhiêu người bằng lứa khác.
Lớn lên anh học và thi đỗ vào trường đại học Xây Dựng, ra trường với tấm bằng khá anh nhanh chóng thành lập cho mình một công ty về lớn về tư vấn và kinh doanh bất động sản.
Tại thời điểm bất động sản còn đang phát triển rực rỡ với nhiều tòa nhà cao ốc mọc lên, ngân hàng chưa “dính” nhiều nợ xấu như hiện nay, tốc độ kiếm tiến của anh Tài đã khiến nhiều người phải ganh tị.
Thế nhưng cuộc đời không phải lúc nào cũng suôn sẻ như mong muốn.
CASE STUDY N0.639: DỰ BÁO vs SỰ THẬT: ĐỒNG RÚP NGA vs GIÁ DẦU vs KINH TẾ TRUNG QUỐC
Tính đến cuối ngày 21-8, đồng rúp Nga giảm 0,5% so với đồng USD, giao dịch ở mức 68,12 rúp đổi 1 USD. So với đồng euro, đồng rúp Nga mất 0,8% xuống còn 77,00 rúp đổi 1 euro.
Đồng rúp đang ở mức thấp nhất so với đồng USD kể từ ngày 5-2 và có khả năng tiệm cận mức thấp nhất kể từ đầu năm: 71,85 rúp đổi 1 USD (hôm 30-1).
2-Giá dầu Brent quốc tế cũng giảm 1,2% xuống còn 46 USD/thùng, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc ảm đạm, làm giảm nhu cầu mua khí đốt và dầu. Điều này tăng áp lực cho Moscow vì Bắc Kinh là khách hàng nhập khẩu dầu chính, chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Nga.
CASE STUDY N0.638: TPP vs NHỮNG ĐIỀU ÍT ĐƯỢC NÓI ĐẾN
PS: DIỄN ĐÀN KINH TẾ MÙA XUÂN TẠI NHA TRANG SẮP TỚI SẼ CHỈ BÀN VỀ CHỦ ĐỀ NÀY!?
1-Tham gia TPP, Việt Nam và các nước thành viên phải mở cửa thị trường, tức phải loại bỏ 100% dòng thuế (thuế nhập khẩu) đối với các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp.
Với nền sản xuất nông nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, thiếu quy trình giám sát chặt chẽ, thiếu khả năng chứng minh nguồn gốc xuất xứ và quy trình sản xuất sạch, những sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sẽ rất khó xâm nhập vào thị trường các nước khác như Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… vì các nước này chắc chắn sẽ dựng lên những rào cản kỹ thuật (TBT) và các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) để ngăn chặn hàng nhập khẩu.
2-Ngược lại, chúng ta sẽ rất khó đưa ra các biện pháp này vì nếu các nhà sản xuất trong nước của chúng ta chưa đáp ứng được các điều kiện mà hàng rào chúng ta muốn dựng lên thì việc chúng ta dựng lên hàng rào TBT và SPS sẽ vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia và sẽ bị kiện.
Như vậy, ngành nông nghiệp sẽ đối diện với bất lợi rất lớn: khó thâm nhập thị trường nước ngoài, trong khi phải đối diện với sự xâm nhập rất lớn của các sản phẩm nông sản từ các nước có lợi thế trong sản xuất nông nghiệp như Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, Chile… Ngành sữa, chăn nuôi, trồng trọt (đậu, bắp), trái cây sẽ là những ngành chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất từ phía hàng hóa nhập khẩu.
3-Một điều đáng quan tâm là nông nghiệp – ngành đang tạo việc làm và thu nhập cho gần 70% dân số Việt Nam có khả năng bị đe dọa lớn nhất từ hiệp định TPP – lại rất ít được đề cập trong các nghiên cứu trong nước và trên các diễn đàn trao đổi gần đây.
Nông dân chúng ta sẽ buộc phải tham gia một cuộc chơi lớn đầy bất lợi nhưng lại không biết luật của cuộc chơi đó là gì. Không biết đối thủ có những vũ khí gì, mình được quyền sử dụng vũ khí gì, phải chuẩn bị gì? Với những điều kiện như vậy thì khả năng cạnh tranh thành công của nông dân Việt Nam sẽ là rất thấp.