TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.599: PBOC vs FED: Cuộc chiến tiền tệ mới

Theo một số nhà đầu tư, động thái của PBOC có thể làm suy giảm khả năng nâng lãi suất của FED vào tháng 9/2015.

Nhân dân tệ và USD là 2 đồng tiền mạnh duy nhất còn lại trong xu thế nới lỏng chính sách tiền tệ thời gian gần đây, nhưng cuối cùng Trung Quốc cũng đã phải hạ giá đồng tiền. Do đó, đồng USD là đồng tiền duy nhất còn sót lại và áp lực lên FED là vô cùng lớn.

PBOC phá giá đồng tiền gần 2% đồng nghĩa với việc nhiều khả năng FED là ngân hàng trung ương duy nhất chấp nhận rủi ro giảm phát trên thế giới. Các quốc gia khác đang cố gắng gia tăng lạm phát thông qua nới lỏng tiền tệ và xuất khẩu giảm phát sang những đồng tiền mạnh còn lại.

Việc tăng giá của đồng USD đang làm chính quyền Washington đau đầu khi ảnh hưởng đến xuất khẩu của Mỹ, làm giảm lạm phát và giảm lợi nhuận của các tập đoàn.

Quyết định tăng lãi suất của FED chắc chắn sẽ thúc đẩy giá đồng USD và điều này đang làm khó các nhà hoạch định chính sách Mỹ. Theo dự đoán của CME FedWatch, khả năng FED năng lãi suất trong tháng 9/2015 là 54%.

CASE STUDY N0.598: PHÁ GIÁ NDT vs TÁC ĐỘNG TỚI CÁC NƯỚC KHÁC

Điều này đang làm dấy lên những lo ngại về một cuộc chiến tiền tệ mới ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

1-Trong hôm nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã quyết định phá giá tiền tệ để tháo gỡ nguy cơ đóng băng nền kinh tế, vốn vẫn còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.

+Theo thông báo mới nhất, PBOC cho biết sẽ neo giữ tỷ giá ở mức 6,2298 Nhân dân tệ (NDT) ăn 1 USD, giảm giá 1,85% so với mức 6,1162 NDT / USD trước đây.

+ Theo đó, trong thời gian tới đồng NDT sẽ được phép dao động 2% xung quanh mức này. Tới đầu giờ chiều hôm nay, đồng NDT đã tuột xuống mức 6,3274 NDT / USD.

+Thông báo của PBOC cũng cho biết họ sẽ tính toán lại giá trị đồng NDT theo một phương thức khác, với trọng số cao hơn dành cho giá trị của các phiên giao dịch trước đây.

2-Từ trước đến nay, giới lãnh đạo Trung Quốc đã rất ngần ngại với việc hạ giá đồng NDT, vì họ đang vận động IMF công nhận NDT ngang hàng với USD, euro, yên và bảng Anh trong việc dự trữ ngoại tệ.

Trong bối cảnh đó, động thái mới nhất của PBOC đã được một cựu quan chức IMF là giáo sư Eswar Prasad đánh giá là “khôn ngoan”, vì PBOC đã chấp nhận cho thị trường quyết định một phần giá trị của đồng NDT.

3-Trong khi đó, việc hạ giá NDT đã bắt đầu mở màn :

+ cho một làn sóng phá giá tiền tệ tại Châu Á, vì nó buộc các quốc gia láng giềng phải hạ giá đồng tiền để giữ khả năng cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc.

+ Trong hôm nay, giá trị các đồng won của Hàn Quốc cùng với đô la Úc, Singapore và New Zealand đều đã đồng loạt giảm giá so với đồng USD.

+ Trước đó vào hôm 8-8, các quan chức Trung Quốc cho biết kim ngạch xuất khẩu của họ trong tháng 7 đã giảm 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

CASE STUDY N0.597: KDC: Thấy gì từ động thái của cổ đông ngoại và chiến lược?

Cổ đông chiến lược chốt lời?

Trở lại câu chuyện 5 đối tác chiến lược mua vào cp KDC trong đợt phát hành 40 triệu cp vào giữa năm 2014:

+ Với giá phát hành 44,000 đồng/cp, tức là nhóm cổ đông này đã phải bỏ ra 1,760 tỷ đồng để sở hữu 18.68% vốn của KDC.

+ Khi đó giới đầu tư khá bất ngờ bởi cả 5 cổ đông chiến lược mới của KDC đều là đơn vị bất động sản.

+Với phép tính gộp đơn giản, nhóm cổ đông này đã bỏ ra 1,760 tỷ đồng trừ đi 88 tỷ đồng cổ tức để sử hữu 48 triệu cp KDC, như vậy giá vốn bình quân cho một cp của nhóm này chỉ là 34,800 đồng/cp.

+Hiện tại, giá thị trường cp KDC đóng cửa phiên giao dịch gần nhất là 48,000 đồng/cp (07/08/2015), với giá vốn như trên thì hiệu quả sinh lời khoảng 38% trong hơn 1 năm sở hữu cp.

CASE STUDY N0.595: PUTIN vs KINH TẾ NGA

1-Đồng rouble của Nga xuống thấp nhất từ 5 tháng qua vào ngày đầu tuần vì giá dầu sụt và Trung Quốc nhập khẩu ít đi, theo Reuters hôm 10/8/2015.

+Một đôla Mỹ nay đổi được 64,42 rouble và đây là giá thấp nhất từ 5 tháng qua của đồng nội tệ Nga vốn liên tục tụt giá từ hai tháng qua.

+Theo Reuters, tiền Nga phụ thuộc vào giá dầu Brent và mặt hàng này cũng mất giá 0,3% hôm thứ Hai, xuống còn 48,45 USD một thùng dầu thô.

+Ngoài ra, các chỉ số kinh tế Trung Quốc yếu hơn cũng khiến Nga bị ảnh hưởng vì Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính các nguyên liệu thô từ Nga.

+Trong tháng 7, xuất khẩu của Trung Quốc giảm đi 8,3% cho thấy sản xuất cũng giảm và nhu cầu dầu khí nước này nhập từ Nga không cao bằng trước đó.

2-Gần đây nhất, Tổng thống Vladimir Putin ký nghị định cho thiêu hủy hàng thực phẩm nhập từ Liên Hiệp Châu Âu, gây ra giận dữ trong dân chúng.

Từ một năm qua, Nga đã cấm hầu hết sản phẩm tươi từ các nước áp đặt trừng phạt với Nga vì việc sáp nhập Crimea.

Từ ngày nghị định mới có hiệu lực hôm 6/8, những ai vẫn tích trữ thực phẩm bị cấm sẽ bị tịch thu và tiêu hủy.

Thứ Năm tuần qua, Nga nói giới chức đã thu giữ 436 tấn các loại thực phẩm và hủy đi 320 tấn, gồm các sản phẩm sữa của Đức và thịt của Ý.

3-Mọi nhà kinh tế tử tế đều hiểu ông Putin đang đưa quốc gia vào ngõ cụt

+ Đầu tiên là hướng đưa kinh tế vào lấy thu nhập từ nguyên liệu thô,

+ Sau đó là cuộc phiêu lưu ở Ukraine và đối đầu với EU;

+ Nay là sự chuyển hướng sang Bắc Kinh đúng vào lúc Trung Quốc bắt đầu khủng hoảng…

CASE STUDY N0.594: KHI LÀM ĂN VỚI DN VN THÌ ”RỦI RO LỚN NHẤT LÀ SỰ ….TÙ MÙ!

1-Nhiều cổ đông chiến lược nước ngoài đã phải “mắt chữ A, miệng chữ O” khi tình hình tài chính của công ty mình sở hữu cổ phần cứ tuột dốc không phanh. Vì sao họ lại ngạc nhiên trước một chuyện lẽ ra họ phải biết? Họ đã ở đâu trong chuỗi ngày dài làm cổ đông chiến lược của doanh nghiệp?
 
2-Ông Naoki Nishizawa, Phó chủ tịch HĐQT Eximbank, người đại diện 20% vốn của SMBC tại Eximbank cho rằng SMBC đã đóng góp ý kiến đề nghị giảm quyền quyết định quá lớn về tín dụng của các giám đốc chi nhánh. Thế nhưng việc này chưa được Eximbank giải quyết vì sợ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, ông Naoki Nishizawa cũng nói thêm rằng dù Eximbank áp dụng đề nghị của SMBC thì nợ xấu vẫn có thể xảy ra trong nền kinh tế có diễn biến như thời gian qua. Vị đại diện cho cổ đông nước ngoài tại Eximbank nói thêm, nợ xấu cũng xuất phát từ việc thẩm định giá trị tài sản có lúc vượt giá trị thực, và sự biến chất của những cán bộ tín dụng.

CASE STUDY N0.592: TTCK VN vs “ĐỘI LÁI”

Nếu không thận trọng quan sát thị trường, nhà đầu tư cá nhân có thể bị thiệt hại nặng dưới những chiêu trò của “đội lái”.

 
Thị trường chứng khoán Việt Nam không thiếu các chiêu trò, mánh khóe. Nhiều nhà đầu tư cá nhân đã bị lừa, thiệt hại nặng nhưng cũng có khá nhiều người ăn theo “đội lái” mà thu được lợi nhuận lớn.

Dưới đây là bài viết chia sẻ về các chiêu trò làm giá trên thị trường chứng khoán qua 2 giai đoạn của ông Hoàng Sỹ Tiến, chuyên viên môi giới cao cấp Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI).

CASE STUDY N0.591: Nga đối mặt nguy cơ thiếu hụt nhiên liệu

Người đứng đầu công ty dầu khí lớn nhất của Nga cảnh báo rằng quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới có thể sẽ sớm phải đối mặt với sự thiếu hụt nhiên liệu.

Ông Igor Sechin, chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn dầu khí quốc doanh Rosneft, dự đoán rằng tình trạng thiếu hụt xăng dầu của Nga có thể chạm mốc 5 triệu tấn một năm vào năm 2017. Theo Bộ Năng lượng, Nga sản xuất được khoảng 38 triệu tấn xăng dầu trong năm 2014.

Sự thiếu hụt nhiên liệu được dự kiến này là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó đáng kế đến nhất là các quy định mới về thuế cùng với một nền kinh tế đang có dấu hiệu đi xuống và phải gánh chịu những biện pháp trừng phạt của phương Tây, đã tác động xấu đến các doanh nghiệp chế biến dầu mỏ của Nga. Điều này đã đẩy giá nhiên liệu cao lên trong khi giá dầu giảm mạnh.

Theo số liệu thống kê chính thức, giá xăng dầu đã tăng 6,3% trong nửa đầu năm 2015.

Trong một bức thư gửi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin được trích dẫn bởi các phương tiện truyền thông Nga tuần này, ông Sechin đã kêu gọi Putin giải quyết vấn đề này bằng cách chỉ ra những lợi ích để các nhà máy lọc dầu thấy được. Ông nói điều này sẽ làm gia tăng đầu tư và tăng hiệu quả cho ngành công nghiệp này.