TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.582: MỞ CỬA: ĐƯỢC & MẤT

1-Điều quan trọng nhất trên sân chơi hội nhập chính là khả năng cạnh tranh. Đây là một điều đáng lo ngại cho Việt Nam. TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương ở Hà Nội từng nhận định:

“Hiện nay thì khu vực kinh tế tư nhân những doanh nghiệp có đăng ký tức là hoạt động hợp pháp chỉ chiếm khoảng 12% GDP thôi, còn nền kinh tế hộ gia đình thì chiếm đến 52%. Kinh tế hộ gia đình thì quá bé không có tiền vốn cho nên họ không có năng lực cạnh tranh gì cả. Cho nên nếu Việt Nam cạnh tranh quốc tế mà lại cạnh tranh với các hộ gia đình quá nhỏ thì điều ấy là một nguy cơ quá lớn.”

2-Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể là gã khổng lồ đến chậm, mà Việt Nam kỳ vọng vào lúc đó sẽ tăng tổng sản phẩm nội địa GDP mỗi năm từ 1,4 đến 2,9 tỷ USD, theo tính toán của các chuyên gia nhà nước. Nhưng ngược lại 10 triệu hộ chăn nuôi gia đình sẽ mất kế sinh nhai nếu không chuyển sang lĩnh vực khác. Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn nói với báo chí rằng, ngành chăn nuôi gần như là vật hy sinh cho TPP.

3-Thiếu chuẩn bị:

Chỉ trong nội bộ các nước ASEAN mà Việt Nam sớm tham gia khu mậu dịch tự do, hàng tiêu dùng Việt Nam đã yếu thế rất nhiều so với các nước láng giềng. Ở lĩnh vực dịch vụ, hàng loạt đại gia bán lẻ thâu tóm các công ty siêu thị và trong tương lai gần, khi lộ trình cắt giảm thuế đã hết ân hạn cho Việt Nam thì chắc chắn các quầy hàng sẽ tràn ngập hàng hóa vừa rẻ vừa tốt hơn sản phẩm cùng loại của Việt Nam.


Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cũng từng dóng tiếng chuông báo động về việc hội nhập nhanh mà thiếu chuẩn bị:

“Tôi cũng có mối lo ngại như vậy, không phải chỉ những cam kết sâu và mạnh như TPP hoặc là FTA với EU không thôi, mà ngay sự việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN. Các doanh nghiệp Việt Nam cho đến nay có vẻ thiếu sự chuẩn bị cần thiết cho nên rất có thể họ sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra khu vực RCEP cũng đang được bàn thảo và hình thành giữa 10 nước ASEAN và 6 nước ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ cũng sẽ đặt sức ép cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp.”

Sau đổi mới cuối thập niên 1980, Việt Nam đã đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Ngoài việc chính thức tham gia WTO Tổ chức Thương mại Thế giới, cho đến nay Việt Nam đã ký kết gần một chục Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Mới nhất vào ngày 3/8/2015 chính phủ Việt Nam cùng lúc loan báo đã kết thúc đàm phán FTA với Liên minh Châu Âu EU, cũng như hoàn tất đàm phán song phương với tất cả các nước thành viên tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.

Việt Nam theo cơ chế chính trị một đảng độc quyền cai trị, Hiến pháp 2013 khẳng định đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và toàn xã hội. Theo các chuyên gia, đây chính là nguyên nhân của tình trạng thiếu giám sát, thiếu trách nhiệm giải trình và thiếu công khai minh bạch nói chung. Nền chính trị của Việt Nam cho đến nay không có sự cạnh tranh hoặc giám sát của các đảng đối lập.

Dẫu sao thì hội nhập khởi sự sau giai đoạn đổi mới 1986, cũng đã giúp Việt Nam tăng tổng sản phẩm nội địa / GDP đầu người gấp 10 lần từ hơn 200 USD năm 1977 lên mức 2.000 USD hiện nay. Mặt tích cực của hội nhập được nhìn nhận, cho dù xã hội hình thành hố sâu giàu nghèo càng ngày càng lớn.

CASE STUDY N0.581: QE kiểu Trung Quốc và những hệ lụy

Chính phủ Trung Quốc có thể thuyết phục thị trường tin vào những hỗ trợ của chính phủ cũng như tin vào một sự tăng trưởng ảo trên TTCK nước này. Nhưng việc này sẽ tiếp tục nuôi dưỡng sự tăng trưởng ảo và gia tăng nguy cơ vệ một sự sụp đổ với sức lan tỏa lớn.

QE theo kiểu của Trung Quốc

Đã đến lúc để gọi sự can thiệp toàn diện vào TTCK của chính phủ Trung Quốc là một dạng kích thích nới lỏng định lượng (Quantitative Easing) kiểu Trung Quốc. Nới lỏng định lượng là biện pháp gia tăng giá trị tài sản nắm giữ trên bảng cân đối kế toán của NHTW, từ đó tích cực bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các hoạt động trên thị trường mở như mua vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, các loại chứng khoán có tài sản đảm bảo….

Với áp lực giảm phát đang cận kề, NHTW Trung Quốc (PBOC) dường như sẽ có rất nhiều lý do để theo chân Nhật Bản, Mỹ và châu Âu trong việc đẩy lãi suất xuống mức gần 0% hoặc thậm chí ở mức âm như châu Âu. Nhưng thống đốc NHTW Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên đã thực hiện một cách hạn chế gói kích thích theo kiểu “nới lỏng định lượng” đối với thị trường tài chính, kinh tế nước này vì 2 lý do sau đây:


Điều thứ nhất, nếu một chương trình nới lỏng định lượng (Quantitative Easing) được thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa, lượng tiền trong lưu hành sẽ gia tăng đáng kể sẽ làm giảm đáng kể giá trị của đồng Nhân Dân Tệ. Qua đó một số lượng lớn các công ty Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ đối với các khoản nợ thanh toán bằng đồng USD.

Điều thứ hai, việc làm sụt giá trị của đồng Nhân Dân Tệ một cách đơn phương, có chủ ý sẽ có thể làm tiêu tan hy vọng của Bắc Kinh trong việc đưa Nhân Dân Tệ trở thành một trong những đồng tiền dự trữ của thế giới trong rổ tiền tệ của IMF.

Thay vì can thiệp vào thị trường nợ (thị trường trái phiếu, các khoản nợ có tài sản đảm bảo) như NHTW Mỹ FED, NHTW Nhật BOJ và NHTW châu Âu ECB đã làm, thì Trung Quốc đã trực tiếp nhắm mục tiêu của mình tới TTCK. Mục tiêu là tạo ra một thị trường vốn ổn định, sôi động nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong việc huy động vốn đại chúng hơn.

CASE STUDY N0.580: Chuyên gia: Vay 30.000 tỉ đồng vì chi tiêu quá nhiều

1-Do thâm hụt thôi, mà nguyên nhân chính là chi nhiều quá. Tới gần 70% chi ngân sách là chi thường xuyên thì quá lớn, chưa kể chi trả lãi vay cũng gần 10%. Chi cho đầu tư phát triển còn lại rất ít.

2-Bên cạnh đó là hụt thu. Các năm trước lạm phát cao thì thu NSNN đều tăng rất cao, có năm tăng tới 20%. Lạm phát cao thì làm số thu từ thuế, đặc biệt là thuế VAT 10%, đều tăng cao. Năm nay thì thu chỉ tăng ước tính 6-7% thôi. Đó là còn chưa nói đến giá dầu thô sụt giảm.

3-Vậy, trong bối cảnh ngân sách khó khăn hiện nay, cần nhất là làm gì?

+Quan trọng nhất là phải giảm bộ máy. Bộ máy Nhà nước quá cồng kềnh, trùng lắp.

+ Ngoài ra, có những hoạt động như vui chơi, giải trí, lễ hội, thể thao thì ngân sách không nên chi.

Hiện nay có tình trạng các tỉnh thi nhau xây dựng các công trình như tượng đài, bảo tàng. Vừa rồi lại có đề xuất xây dựng tượng đài 1.400 tỉ đồng. Những công trình này làm ngân sách thêm khó khăn.

+Tuy nhiên, lẽ ra phải cơ cấu lại chi, thì tôi lại thấy động thái tăng thêm các loại phí, tạo khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

4- Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cảnh báo nợ công là vấn đề lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Quan điểm của ông như thế nào?

+Bắt đầu từ năm 2012 chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam không phải là vấn đề lạm phát hay tiền tệ, mà là vấn đề chính sách tài khóa, nợ công.

+ Hiện nay, vấn đề đúng là như thế.

5-Vấn đề nợ công khó giải quyết hơn rất nhiều so với lạm phát:

+Giải quyết vấn đề lạm phát ông chỉ cần thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất một năm là xong.

+ Nhưng vấn đề nợ công phải mất 5-10 năm mới giải quyết được.

+ Đó là thực sự muốn làm. Nhưng tôi thấy không thực sự muốn làm thì không biết bao giờ mới giải quyết được vấn đề này.

CASE STUDY N0.579: Người Việt Nam tiết kiệm nhất: Chuyện đáng mừng hay đáng lo?

PS: ”TIẾT KIỆM” CÓ NGHĨA LÀ (DIỄN NÔM): 1-BỚT CHI TIÊU VÀO NHỮNG KHOẢN LẼ RA PHẢI CHI ;OR 2-LẼ RA CÓ THỂ CHI NHƯNG ĐỂ “LẠI/SAVE” PHÒNG RỦI RO; OR 3-THAY VÌ CHI THÌ CHUYỂN THÀNH “ĐẦU TƯ VÀO SX-KD”?

1-Băn khoăn của ông Bình được lý giải rằng người dân Việt Nam cũng như người dân Nga, khi họ hiểu được thực sự khó khăn của đất nước, tình trạng nợ công, bội chi ngân sách và tình trạng tham nhũng, tham ô… Một khi tất cả đều được công khai, minh bạch, và khi họ đã nhận thức được tính nghiêm trọng của nó tới nền kinh tế, tới toàn xã hội, họ sẽ sẵn sàng tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu, chia sẻ khó khăn cùng nhà nước.

2-Tuy nhiên, hiện nay nợ công có tới 5-7 con số, mỗi lần công bố là một con số khác nhau.

3-Tình trạng lãng phí, tham nhũng ngày càng nghiêm trọng:

+ Chỉ một trưởng phòng đã tham nhũng tới gần 20 triệu USD;

+ Dự án xây dựng đội vốn tới gần 200%.

+Trong khi, địa phương, trung ương còn nhiều “sáng tạo” biên chế, chỉ với một phường đã có tới 475 biên chế. + Mỗi năm, ngân sách cũng đã phải chi tới cả 2,5 tỷ USD để trả tiền lương.

4-Với một nền kinh tế đang phát triển, mà mỗi người dân đang phải gánh tới 979,77 USD tiền nợ công của chính phủ (tương đương gần 20 triệu VNĐ).

Họ cũng đang được “vinh danh” là đứng đầu trong khu vực phải cõng các loại thuế, phí bên cạnh danh sách dài các ông lớn trốn, nợ thuế thì phải nói rằng đây là sự lựa chọn nằm trong tình thế ít được lựa chọn nhất và bối cảnh buộc họ phải tiết kiệm. Tiết kiệm để đảm bảo nhu cầu tối thiểu của cuộc sống chứ không thể nói là họ sẵn sàng tiết kiệm.

5-Dễ thấy, suốt 20 năm Việt Nam mở cửa, hội nhập nhưng tới nay :

+năng suất lao động vẫn vào loại thấp nhất khu vực Đông Á;

+ hiệu quả đầu tư kém,

+ nợ nần nhiều mà chưa biết trả nợ thế nào;

+trong khi nền kinh tế không phát triển, lao động vẫn chủ yếu đi làm thuê;

+ thu nhập đầu người còn quá thấp…

đây chính là nguyên nhân buộc những người dân phải thắt lượng buộc bụng.

6-Ông cho rằng, tất cả là xuất phát từ sự sụt giảm lòng tin của người dân với nền kinh tế, giữa con người với con người và giữa người dân với xã hội.

7- Nguyên nhân bắt nguồn đều từ lợi ích nhóm – nhóm lợi ích. Khi đồng tiền cộng với quyền lực sẽ tạo lên một sức mạnh khủng khiếp, nó có thể đưa một đất nước từ nghèo đói trở lên giàu có, phát triển; đưa người dân từ thiếu thốn, khó khăn trở lên giàu có, sung sướng. Nhưng nó chỉ xảy ra khi điều đó hướng tới một mục đích chung, quyền lợi chung chứ không vì quyền lợi của một cá nhân, hay một nhóm người.

8-Vị chuyên gia cho rằng, chính những lý do trên đã gây ra là sự suy đồi về văn hóa, đạo đức xã hội; phân hóa giàu – nghèo sẽ ngày càng lớn, tạo ra bất bình đẳng và mâu thuẫn xã hội; ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền tảng xã hội.

CASE STUDY N0.578: Bi kịch của một mô hình phát triển: Venezuela giai đoạn cuối

1-Một số nhà phân tích đã cảnh báo gần đây rằng nguy cơ sụp đổ của nền kinh tế siêu lạm phát của Venezuela đã đạt đến giai đoạn cuối cùng của nó:

+Với lạm phát đã tăng lên ít nhất là 65%;

+ Tỷ lệ tội phạm ở vị trí số hai trên thế giới ;

+ Một thị trường chợ đen khổng lồ;

+Tình trạng thiếu lương thực toàn diện và mãn tính, và có lẽ quan trọng hơn,

+Venezuela cho chúng ta thấy đây là sự kết thúc của bất kỳ hệ thống tiền tệ nào không có thực lực đảm bảo, theo trang web Zero Hedge.

2- Từng là một nước giàu nhất ở Mỹ Latin, Venezuela hiện giờ chỉ có các kệ hàng trống rỗng, một tỷ giá hối đoái do nhà nước kiểm soát nhưng lại tạo ra một thị trường chợ đen rộng lớn. Nền kinh tế do nhà nước kiểm soát nhưng hầu hết các mặt hàng tiêu dùng cơ bản – gồm cả giấy vệ sinh – thì mất tăm mất tích.

Ngự trị trên tất cả phiền não này là các loại tội phạm hình sự tràn lan đáng lo ngại.

Tác giả: Andrei PopescuET Romania | Dịch giả: Kim Xuân

CASE STUDY N0.576: Singapore: THÀNH CÔNG vs THÁCH THỨC: đặt cược hàng tỷ USD vào ‘Quốc gia thông minh’

1-Các nỗ lực gần đây của Singapore tập trung vào thu hút vốn đã mang lại kết quả trái ngược:

+ Quốc gia này đã trở thành trung tâm quản lý tài sản trong khu vực.

+ Việc mở 2 casino sau 4 thập kỷ bị cấm cũng khiến tăng trưởng lên kỷ lục năm 2010. Trong khi đó, doanh thu casino đang sụt giảm do hoạt động chống tham nhũng tại Trung Quốc.

2-Tuy nhiên, số người nước ngoài đổ về đây đang biến Singapore thành một trong những nước phát triển có khoảng cách thu nhập lớn nhất thế giới.

3-Singapore hiện vẫn có hơn 45% lao động làm các công việc không cần chuyên môn như lau dọn và lắp ráp.

4-Các cột trụ tăng trưởng truyền thống của nước này cũng đang lung lay:

+ Xuất khẩu đồ điện tử giảm liên tiếp vài năm gần đây;

+Năng suất lao động cũng đi xuống quý thứ 4 liên tiếp trong 3 tháng đầu năm.

+ Và quý II, Singapore cũng tăng trưởng chậm nhất từ 3 năm;

CASE STUDY N0.575: Tiền gửi vào ngân hàng ở mức thấp nhất kể từ năm 2012

PS: GIẢM GỬI NH CÓ NGHĨA LÀ “TĂNG ĐẦU TƯ VÀO SX-KD”??? SIÊU …KHOA HỌC!?

Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho biết, kết quả cuộc khảo sát của cơ quan này cho thấy 51% số người được khảo sát có tiền gửi tại các TCTD giảm khoảng 11%  so với kết quả khảo sát trước đó vào quý III/2014 (63%) và ở mức thấp nhất kể từ năm 2012.

Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho biết, kết quả cuộc khảo sát của cơ quan này cho thấy 51% số người được khảo sát có tiền gửi tại các TCTD, giảm khoảng 11% so với kết quả khảo sát trước đó vào quý III/2014 (63%) và ở mức thấp nhất kể từ năm 2012.

KL: Điều này cũng tương xứng với thông tin các hội gia đình tăng đầu tư vào sản xuất kinh doanh.