1-Ngày hôm qua 11-8-2015, ngày cuối cùng trước khi nâng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái từ cộng trừ 1% lên cộng trừ 2%, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bán cho các tổ chức tín dụng hơn 400 triệu đô la Mỹ với giá 21.820 đồng/đô la Mỹ để cân bằng trạng thái ngoại hối, nâng tổng số ngoại tệ được cơ quan này bán ra thị trường từ đầu năm đến nay lên khoảng 2,7-2,8 tỉ đô la Mỹ – nguồn tin từ một quan chức cấp cao NHNN nói với TBKTSG Online.
2-Một ngân hàng TMCP mạnh về kinh doanh ngoại tệ có trụ sở ở TPHCM, mua được 50 triệu đô la Mỹ từ NHNN ngày hôm qua và trạng thái ngoại hối đã trở về mức dương, nhận xét nhờ có “bước đệm” can thiệp thị trường, mà hôm nay 12-8-2015, cung cầu trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng khá ổn. Lượng chào mua không tăng bao nhiêu, trong khi lượng chào bán ở mức giá 22.030-22.040 đồng/đô la Mỹ tương đối nhiều.
3-Trong thông báo đăng tải trên website của NHNN, lần này NHNN đã:
+ không điều chỉnh tỉ giá, mà mở rộng biên độ dao động của tỉ giá. Đó là một bước đi khôn ngoan.
+ Về mặt lý thuyết nhà điều hành có thể lập luận “tôi vẫn giữ vững giá trị đồng tiền Việt”,
+ nhưng trên thực tế, chẳng ngân hàng nào giữ nguyên biên độ dao động cũ cả, dù họ có quyền như thế. Và khi biên độ “chạy”, dĩ nhiên tỷ giá giao dịch thật sẽ không đứng yên.
+Quan trọng hơn, độ co dãn mới tạo sự linh hoạt cho nhà điều hành. Từ nay nếu NHNN điều chỉnh tỷ giá chính thức thêm 1%, thì tỷ giá do các ngân hàng niêm yết và giao dịch có thể lên xuống tới 2%. Giả sử NHNN điều chỉnh tỷ giá công bố hàng ngày 0,5%, tỷ giá giao dịch của thị trường sẽ biến động 1%. Còn nếu NHNN điều chỉnh tỷ giá công bố hàng ngày 2%, tỷ giá mua/bán có thể tăng giảm tới 4%.
+Điều đó có nghĩa gì? Nó cho phép các doanh nghiệp, các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, các “tay chơi” kinh doanh và đầu cơ ngoại hối, kể cả những người có ý định dịch chuyển các tài sản rủi ro khác sang nắm giữ ngoại tệ, tính toán. Ở mặt bằng giá cũ (từ ngày 11-8-2015 trở về trước) kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá là lớn và thường trực, nhưng ở mặt bằng giá mới, mức độ kỳ vọng sẽ khác đi.
+Giống như chứng khoán được chi phối bởi tâm lý “tin tốt ra là bán”, các nhà nhập khẩu hay các doanh nghiệp cần ngoại tệ để thanh toán hoặc đã mua trước khi biên độ mới được áp dụng, hoặc sẽ quan sát xem biến động tỷ giá sắp tới ra sao, không ai lại đi mua vào lúc tỷ giá vừa điều chỉnh xong cả.
4-Khi đường đã mở và “lối cũ” cam kết 2% trong năm nay đã được dỡ bỏ, sự chủ động trong điều hành tỷ giá giờ đây phụ thuộc vào sự phân tích, đánh giá các dữ liệu kinh tế trong nước và biến động trên thị trường tài chính quốc tế của NHNN.
5-Chẳng ai có thể phán đoán được sau 20 năm gắn với ổn định tỷ giá:
+ Trung Quốc đã thực hiện “một cú thần sầu” phá giá đồng nhân dân tệ hai ngày liên tiếp tới 3,52% và
+ để ngỏ một cơ chế điều hành tỷ giá có thể tạo ra những “con sóng thần” bất cứ lúc nào với cường độ không thể đo trước được.
6-Từ hai ngày nay, thông tin về cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) diễn ra trong tháng 9-2015 để quyết định về lãi suất đồng bạc xanh đã bị lu mờ trước “cơn chấn động” của đồng nhân dân tệ. Bản tin kinh tế của các kênh truyền hình khắp thế giới không ngừng nói về sự rớt giá của các đồng tiền từ mọi châu lục dưới sự ảnh hưởng biến động của đồng nhân dân tệ.
7-Cuộc chơi của tỷ giá, như vậy, đã sang một chương mới có thể với tựa đề “sống chung với lũ” của sự lên xuống của đồng nội tệ Tr
ung Quốc và đồng tiền các nước khu vực.
8-Nói thế, không có nghĩa là Việt Nam không thể chủ động, nhất nhất phụ thuộc vào bên ngoài. Biên độ được nới 1% của ngày hôm nay có thể sẽ không cứng nhắc, cố định trong tương lai và như nguồn tin đáng tin cậy của chúng tôi khẳng định, một cơ chế mới điều hành tỷ giá có sự kết hợp của nhiều yếu tố sẽ được ứng dụng trong thực tiễn.
Cho dù mới đến đâu, cơ chế ấy cũng phải gắn với thị trường và cung cầu ngoại tệ.