TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.592: TTCK VN vs “ĐỘI LÁI”

Nếu không thận trọng quan sát thị trường, nhà đầu tư cá nhân có thể bị thiệt hại nặng dưới những chiêu trò của “đội lái”.

 
Thị trường chứng khoán Việt Nam không thiếu các chiêu trò, mánh khóe. Nhiều nhà đầu tư cá nhân đã bị lừa, thiệt hại nặng nhưng cũng có khá nhiều người ăn theo “đội lái” mà thu được lợi nhuận lớn.

Dưới đây là bài viết chia sẻ về các chiêu trò làm giá trên thị trường chứng khoán qua 2 giai đoạn của ông Hoàng Sỹ Tiến, chuyên viên môi giới cao cấp Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI).

CASE STUDY N0.591: Nga đối mặt nguy cơ thiếu hụt nhiên liệu

Người đứng đầu công ty dầu khí lớn nhất của Nga cảnh báo rằng quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới có thể sẽ sớm phải đối mặt với sự thiếu hụt nhiên liệu.

Ông Igor Sechin, chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn dầu khí quốc doanh Rosneft, dự đoán rằng tình trạng thiếu hụt xăng dầu của Nga có thể chạm mốc 5 triệu tấn một năm vào năm 2017. Theo Bộ Năng lượng, Nga sản xuất được khoảng 38 triệu tấn xăng dầu trong năm 2014.

Sự thiếu hụt nhiên liệu được dự kiến này là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó đáng kế đến nhất là các quy định mới về thuế cùng với một nền kinh tế đang có dấu hiệu đi xuống và phải gánh chịu những biện pháp trừng phạt của phương Tây, đã tác động xấu đến các doanh nghiệp chế biến dầu mỏ của Nga. Điều này đã đẩy giá nhiên liệu cao lên trong khi giá dầu giảm mạnh.

Theo số liệu thống kê chính thức, giá xăng dầu đã tăng 6,3% trong nửa đầu năm 2015.

Trong một bức thư gửi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin được trích dẫn bởi các phương tiện truyền thông Nga tuần này, ông Sechin đã kêu gọi Putin giải quyết vấn đề này bằng cách chỉ ra những lợi ích để các nhà máy lọc dầu thấy được. Ông nói điều này sẽ làm gia tăng đầu tư và tăng hiệu quả cho ngành công nghiệp này. 

CASE STUDY N0.589: NGÀNH DỆT MAY TRUNG QUỐC vs VẤN NẠN MÔI TRƯỜNG

1-Công nghệ nhuộm tại Trung Quốc hiện nay đang ở mức rất thấp với tiêu thụ nước khoảng 250 mét khối/tấn vải, mức tiêu thụ này cao hơn so với trung bình của thế giới từ 1,7-2,5 lần, và cao hơn so với công nghệ hiện đại đang áp dụng tại các nước phát triển từ 2,5-3 lần.

2-Phát triển quá nóng ngành dệt may đã khiến Trung Quốc phải trả một giá đắt về môi trường.

3-Báo cáo thực hiện chương trình “Clean by Design” tháng 4-2015 của tổ chức phi chính phủ Natural Resources Defense Council (NRDC) cho biết :

+Hiện có khoảng trên 50.000 nhà máy dệt may tại Trung Quốc (so với con số 6.000 nhà máy tại Việt Nam – NV).

+ Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc trong những năm gần đây đạt hơn 200 tỉ đô la Mỹ (cao gần hơn 8 lần so với con số của Việt Nam năm 2014) và cung cấp hơn 50% nhu cầu hàng dệt may cho toàn cầu.

+ Cái giá phải trả cho “thành tích” 200 tỉ đô la Mỹ và chi phối ngành dệt may toàn thế giới là hiện có đến gần một phần ba các dòng sông ở Trung Quốc đang bị ô nhiễm quá mức mà con người không thể sử dụng được nữa, trong đó có đóng góp rất lớn của ngành dệt may khi xếp thứ 3 về tiêu thụ nước sạch và phát sinh nước thải với con số 3 tỉ mét khối nước thải hàng năm (chỉ xếp sau ngành hóa chất và sản xuất giấy).

4- Nay TPP có thể lại là một cơ hội giúp ngành dệt may Trung Quốc tránh được áp lực và các yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường bằng cách chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam

CASE STUDY N0.587: Ảrập Xêút cũng đi vay tiền

Thành viên chủ chốt của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang chật vật với giá dầu giảm và chi tiêu quốc phòng tăng nhanh.

Đại gia dầu lửa Trung Đông đang thâm hụt ngân sách lớn do giá dầu lao dốc và bội chi ngân sách quốc phòng. Vì thế, họ phải sử dụng dự trữ ngoại hối và đi vay nước ngoài để bù đắp.

Thống kê cho thấy dự trữ ngoại hối của quốc gia này giảm 62 tỷ USD từ đầu năm, xuống còn gần 660 tỷ USD (tính đến hết tháng 6). Tháng trước, Ảrập Xêút cũng bán 4 tỷ USD trái phiếu – đợt phát hành đầu tiên từ năm 2007.

Thâm hụt ngân sách sẽ tương đương 20% GDP vào cuối năm nay, một tỷ lệ rất cao đối với một nước thường xuyên thặng dư như Ảrập Xêút. Capital Economics cũng ước tính đến hết năm 2015, nguồn thu của chính phủ nước này sẽ giảm 82 tỷ USD – tương đương 8% GDP. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tình trạng thâm hụt ngân sách sẽ còn tiếp diễn đến năm 2020.

Giá dầu thô giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái là nguyên nhân chính dẫn tới sự thất thu này. 50% GDP và 80% nguồn thu Chính phủ Ảrập Xêút phụ thuộc vào ngành công nghiệp dầu mỏ.

CASE STUDY N0.586: “LỜI NGUYỀN TÀI NGUYÊN”: Saudi Arabia “lãnh đủ” vì toan tính hạ giá dầu

Saudi Arabia đương nhiên không muốn bị giảm thị phần. Chính vì thế, với mục tiêu tấn công ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ, sử dụng vị thế của quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất đối với giá dầu, Saudi Arabia đã không ngừng tăng sản lượng để đẩy giá dầu hạ xuống, nhằm khiến các công ty sản xuất dầu đá phiến Mỹ phá sản.

Nếu như tháng 6 năm ngoái, giá dầu còn ở quanh mức 100 USD/thùng, nay sau 14 tháng, giá dầu đã giảm hơn một nửa. Công việc kinh doanh của BP và Shell, hai tập đoàn dầu lửa lớn của Mỹ, đã chịu tác động nặng nề.

Chỉ riêng trong năm nay, hai công ty đã phải sa thải hàng nghìn nhân viên. Ngành dầu lửa Mỹ chịu những tác động nhất định từ việc giá dầu giảm. Nhưng, phía Saudi Arabia lại còn chịu tác động tồi tệ hơn nhiều.

Và trái với mong muốn của Saudi Arabia, ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ vẫn phát triển tốt bởi chi phí sản xuất dầu đá phiến không cao như dầu mỏ.

Với công nghệ hiện đại của Mỹ, chi phí còn có thể thấp hơn nữa nếu họ muốn. Các công ty sản xuất và kinh doanh dầu đá phiến Mỹ vẫn “ăn nên làm ra”.

Ông John Hess, giám đốc tập đoàn dầu đá phiến Hess, nói: “Chúng tôi đã giảm được 50% chi phí và có thể giảm tiếp 30% nữa nếu cần. Và khi giá dầu tăng trở lại, chúng tôi có thể nhanh chóng tăng thêm sản lượng mà không gặp trở ngại gì.”

Vậy là Saudi Arabia đang “lãnh đủ” từ những toan tính của mình.