TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.568: KHI “LỜI NGUYỂN TÀI NGUYÊN” CỘNG HƯỞNG VỚI SỰ LỆ THUỘC VÀO 1 NƯỚC NHẬP KHẨU LÀ TRUNG QUỐC

1-Kinh tế Australia, Brazil, Peru , Zambia, Congo,….. đều đang đứng trước nguy cơ suy thoái khi giá dầu,kim loại lao dốc vài năm gần đây không chỉ nhu cầu đang giảm vì Trung Quốc, mà nguồn cung cũng đang dư thừa.

2-Đây là thời điểm rất tồi tệ với các nước đang phát triển, trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị nâng lãi suất: Việc này sẽ càng khiến khối nợ của họ phình to và nội tệ mất giá so với USD.

3-Không ai biết chắc khi nào giá kim loại sẽ bình ổn hay tăng trở lại. Nhiều năm giá cao đã khiến các hãng tăng công suất quá mạnh: “5 năm trước, tiền đổ vào mọi thứ. Còn giờ đây, nhiều dự án đã phải hủy bỏ vì chẳng có nhu cầu nữa rồi”, Daniel Linsker – Giám đốc hoạt động khai thác khu vực châu Mỹ tại Control Risks nhận xét.

CASE STUDY N0.567: Chỉ định thầu “kéo” tỷ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu xuống thấp

1-Theo Cục Quản lý Đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), qua tổng hợp tình hình thực hiện công tác đấu thầu của các địa phương trên cả nước cho thấy,  năm 2014, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đã được nâng cao khi tỷ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu tại nhiều địa phương đạt từ 4% trở lên. Có những địa phương có tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu khá cao là Quảng Trị với 22,6%, tiếp đến là Hải Dương (13,43%), Ninh Thuận (12,6%), Bình Định (12%), Phú Yên (11,79%)… 

2-Trong 10 địa phương thấp nhất, thì tỉnh Điện Biện Đứng đứng cuối bảng với tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu thấp nhất cả nước là 0,35%.

3-Song, điều đáng buồn là ngay cả những địa phương là các thành phố lớn trực thuộc Trung ương cũng có tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu thấp, chỉ khoảng từ 2,4%-5%, trong đó, có cả hai đầu tàu kinh tế của cả nước là: TP. Hồ Chí Minh là 5%; TP. Đà Nẵng là 4,04%; TP. Cần Thơ là 3,57%; TP. Hà Nội là 2,44%…

CASE STUDY N0.565: Quan hệ kinh tế với Trung Quốc: Nỗi lo nhập siêu chưa là gì cả!

TS.Lê Xuân Bá cho rằng nhập siêu thương mại vẫn “chưa là gì cả” so với nỗi lo tới hơn 90% dự án trọng điểm của Việt Nam rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc.

1-Tại hội thảo về kinh tế vĩ mô vừa diễn ra tại Hà Nội, TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, thâm hụt thương mại với Trung Quốc có xu hướng ngày càng gia tăng là vấn đề nổi bật của nền kinh tế:

+ Năm 2001 Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc chỉ là 189 triệu USD thì năm 2014 đã lên tới gần 30 tỷ USD.

+Tính đến 6 tháng năm 2015, nhập siêu từ Trung Quốc đã đạt tới gần 17 tỷ USD (Số liệu Tổng cục Hải quan Việt Nam).

2-Tuy nhiên, theo TS. Lê Xuân Bá lại cho rằng nhập siêu thương mại vẫn “chưa là gì cả” so với nỗi lo tới hơn 90% dự án trọng điểm của Việt Nam rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. 

CASE STUDY N0.563: KHI DOANH NGHIỆP CHO….NGÂN HÀNG VAY TIỀN: Vinamilk – HDBank: Chủ tịch Băng Tâm và 300 tỷ đồng “duyên nợ”…

1-Trong thương vụ, Vinamilk sẽ sắm vai nhà đầu tư còn HDBank sẽ trở thành bên nhận đầu tư – một giao kèo nghe có vẻ khá “ngược đời” khi xét về bản chất Vinamilk là doanh nghiệp sản xuất còn HDBank thì lại là một tổ chức tín dụng vốn có thế mạnh về đầu tư chứng khoán.

2-Với việc Chủ tịch HDBank Lê Thị Băng Tâm mới đây đã bất ngờ được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vinamilk, không ít người đang đặt ra câu hỏi: Liệu rằng Vinamilk có tiếp tục “bơm vốn” cho HDBank dưới dạng đầu tư trái phiếu?.

CASE STUDY N0.562: TTCK TRUNG QUỐC VS TTCK VIỆT NAM: NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG & KHÁC BIỆT: BÀI HỌC XƯƠNG MÁU ;

1-Cuộc khủng hoảng của TTCK Trung Quốc đến từ 2 nguyên nhân:

1.1-Trong khi kinh tế tăng trưởng chậm, TTCK lại bùng nổ với tốc độ cao hơn gấp đôi. 

1.2-Tỷ lệ sử dụng đòn bẩy (margin) của TTCK Trung Quốc rất cao.

 +Theo thống kê, TTCK Trung Quốc có đến 90 triệu tài khoản, và có đến 90% NĐT trên TTCK Trung Quốc là NĐT nhỏ lẻ.

+ Chỉ riêng tháng 5/2015, đã có trên 14 triệu tài khoản giao dịch được lập mới. Tính đến cuối tháng 5/2015, tiền trong các tổ chức tài chính tiền tệ, CTCK, các công ty quỹ, bảo hiểm lên đến gần 13.000 tỷ NDT, trong đó có đến 90% là đến từ ngân hàng.

+ Vốn của ngân hàng đổ vào TTCK duy trì ở mức 4.000 tỷ NDT. Trong giai đoạn kinh tế thế giới gặp khủng hoảng, Trung Quốc đã triển khai gói kích cầu trị giá 4.000 tỷ NDT, mục tiêu rất rộng nhưng thực tế dòng tiền này chủ yếu chảy vào bất động sản, khi thị trường bất động sản có dấu hiệu sụt giảm, dòng tiền này đã chảy vào chứng khoán.  

2-Trên TTCK Trung Quốc đã cho phép áp dụng chứng khoán phái sinh, margin với tỷ lệ lớn, bán khống;

3- Thực tế giai đoạn 2009, TTCK Việt Nam cũng đã có những khủng hoảng khi các CTCK tràn lan cho vay hợp tác đầu tư và chưa có các quy định pháp lý về sản phẩm margin. Hiện nay, các CTCK phải báo cáo số dư cho vay với UBCK định kỳ 2 lần tháng: với những tiến bộ về công nghệ như hiện tại, có thể tăng việc báo cáo này lên để cơ quan quản lý nắm được số liệu một cách sát thực và có chính sách, hoặc cảnh báo can thiệp khi cần thiết. 

4-TTCK Trung Quốc tăng giá quá cao, nhà đầu tư nước ngoài bán ra để hiện thực hóa lợi nhuận và quay vòng vốn với mục đích đầu cơ. Điều này, khiến khủng hoảng càng trầm trọng hơn, kéo theo việc nhà đầu tư nội cùng bán tháo.

5-Chính phủ Trung Quốc đã can thiệp vào thị trường một cách gián tiếp thông qua bơm vốn cho các quỹ ETF của Mỹ và các quỹ này quay ngược trở lại TTCK Trung Quốc mua cổ phiếu hạng A. Đây chính là một lý do khiến chứng khoán Trung Quốc tăng quá nóng. Nay khi nhà đầu tư nước ngoài bán ra, rút vốn, việc bơm vốn của Bắc Kinh không thể tiếp tục kéo dài, thị trường đã chao đảo.

6-Sự thổi phồng quá đáng của giới truyền thông chính thống về lợi ích (!?) của “chơi chứng “;

 7-Việc sử dụng các giải pháp can thiệp vào thị trường một cách phi thị trường, sớm hay muộn cũng sẽ phải trả giá.

CASE STUDY N0.560: NHỮNG MÓN NỢ KHỦNG HẬU M&A: NGÂN HÀNG

NH sau sáp nhập phải gánh những món nợ “khủng” không thể xử lý trong một sớm một chiều.

1-Sáp nhập lợi nhuận giảm 2/3: MDB vào Maritime Bank

Cụ thể, chỉ tiêu lợi nhuận trước trích lập dự phòng năm 2015 là 1.114 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước, nhưng lợi nhuận sau dự phòng khiêm tốn với 165 tỷ đồng, gần như không thay đổi so với năm 2014.

2- Khó xử lý nợ xấu nhanh sau M&A:

Đơn cử như SHB sau khi sáp nhập Habubank giữa năm 2012, đến nay vẫn chưa thể chấm dứt việc xử lý nợ xấu từ Habubank. Cụ thể năm 2012, SHB đã phải dành lợi nhuận để xử lý khoản thua lỗ hơn 1.660 tỷ đồng của Habubank chuyển sang, tiếp nhận khối nợ xấu hơn 5.504 tỷ đồng, chiếm 32% dư nợ vào đầu năm 2012.

CASE STUDY N0.559: Vinaxuki: Ví dụ cho sự thất bại của nền công nghiệp ô tô Việt

Mặc dù đã gây tiếng vang ở giai đoạn trước 2011 với các loại xe tải có sức tiêu thụ mạnh nhưng với kết cục như hiện tại quả là đáng tiếc cho Vinaxuki.

1- Điều này bắt nguồn từ việc Vinaxuki quá đơn độc, họ không chỉ không nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước, ngân hàng cũng như các doanh nghiệp trong nước đang hoạt động cùng ngành.

2-Không chỉ có thể, Vinaxuki còn gặp phải cạnh tranh gay gắt đến từ các doanh nghiệp liên doanh có số vốn đầu tư từ nước ngoài lớn. Đứng trước những đối thủ này, Vinaxuki quá yếu thế. Chính vì vậy sự thất bại của Vinaxuki đã được dự đoán từ vài năm về trước.