LEARNING BY DOING IS MUCH BETTER THAN LEARNING BY LEARNING
CASE STUDY N0.556: KHI THỊ TRƯỜNG BĐS XÌ HƠI: Bình Dương
1-Từng một thời là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư, nhưng BĐS Bình Dương giờ đang trong cảnh chợ chiều.
2-Cụ thể, TPM bao gồm 7 phân khu chức năng gồm Khu trung tâm chính trị – hành chính; Khu trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán; Khu công viên công nghệ kỹ thuật cao; Khu trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế, trường đại học; Khu phục vụ cộng đồng…
3- Nổi bật và được xem là dự án tạo lực hút mang tính đột phá là Khu đô thị Tokyu Bình Dương với vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, do Công ty TNHH Becamex Tokyu, liên doanh giữa Tập đoàn Tokyu Nhật Bản và Tập đoàn Becamex IDC của Việt Nam đầu tư. Ngoài ra, còn phải kể đến hàng loạt dự án khác như Khu công nghệ kỹ thuật cao Mapletree của Singapore; phố Golden Town, dự án Aroma…
3-Khác hẳn với sự rầm rộ đầu tư ban đầu và kỳ vọng “thiên đường” BĐS Bình Dương sẽ tỏa sáng, sinh lời cao cho nhà đầu tư thì chỉ sau vài ba năm trở lại, khi tình hình kinh tế khó khăn thì BĐS Bình Dương lập tức rơi vào cảnh đìu hiu:
+ Tại những mảnh đất “sạch” được quy hoạch khá hoàn chỉnh chỉ còn chờ nhà đầu tư đến triển khai dự án, giờ đây cỏ lau mọc xanh tốt, thỉnh thoảng vẫn có thể bắt gặp cảnh những đàn bò được người dân gần đây chăn thả thong dong.
+Ngay tại khu trung tâm của TPM Bình Dương, từng là điểm đến tập trung của nhiều nhà đầu tư BĐS, chỉ trong vòng bán kính chưa đầy một km, hàng loạt khu đô thị, nhà ở liền kề được xây dựng nhan nhản. Nhưng, điều đáng nói, toàn bộ những dự án này hầu như rất vắng bóng người ở, thay vào đó là những văn phòng, công ty môi giới BĐS thuê để làm nơi giao dịch, đón chờ cơ hội từ những nhà đầu tư mới.
+ Theo một nhân viên kinh doanh của sàn BĐS Kim Oanh cho biết: “Hầu như các dự án nhà liền kề ở đây đều được tuyên bố đã bán hết sạch, tuy nhiên hầu như không ai dọn đến ở. Khi màn đêm buông xuống, rất ít người dám đi qua khu trung tâm hành chính này vì khá vắng vẻ”.
+ Còn chuyên viên tư vấn sàn BĐS MyLand gần đó cho biết thêm, đa số các căn hộ ở đây đều được người mua cho thuê lại hoặc là bỏ không qua nhiều năm liền. Do vậy, cả một dãy phố mới xây dựng nhưng đã bị xuống cấp trầm trọng.
+ Theo quan sát tại khu vực dự án nhà liền kề của Công ty địa ốc Tấc Đất Tất Vàng, dù là một trong những dự án nằm ở vị trí khá đắc địa, vì ngay đối diện khu công viên rộng 120 ha của TPM và Đại học Quốc tế miền Đông, nhưng gần 100 căn nhà liền kề đều không một bóng người, cửa lúc nào cũng đóng kín.
CASE STUDY N0.554: Báo Mỹ: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ‘sốt’
FYI: TÔI HOÀN TOÀN KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ NỘI DUNG BÀI NÀY VÌ THẤY NÓ TRÊN WEB CỦA THỦ TƯỚNG, NÊN MỚI CẢ GAN POST CHO ACE COI!
1-Quyết định nới room chứng khoán đã và đang là động lực thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước hiện tin vào mục tiêu thu hút vốn đầu tư của một trong những thị trường cận biên nóng nhất thế giới.
Theo tờ The Wall Street Journal, chính phủ Việt Nam vốn kiểm soát chặt dòng vốn đầu tư nước ngoài trong thị trường chứng khoán. Song sửa đổi chưa có tiền lệ, có hiệu lực từ tháng 9 sắp tới, đã và đang dấy lên cơn sốt trong giới đầu tư nhỏ lẻ địa phương sau một thời gian dài chờ đợi.
2-Nguyen Hong Khanh, 39 tuổi, nhân viên văn phòng ở TP.HCM, cho hay thay đổi trên khiến thị trường chứng khoán tăng và anh có thể lãi ròng đến 2/3 lương cả năm của mình, nếu anh quyết định bán cổ phiếu ngay hôm nay.
Song Khanh cho hay sẽ tiếp tục mua vào đến khi 80% thu nhập của anh đến từ thị trường chứng khoán. Anh đang sở hữu số cổ phiếu trị giá một tỉ đồng, tương đương 46.000 USD và dự định dùng tiền này đóng học phí mầm non cho con gái 3 tuổi.
3-Những nhà đầu tư nhỏ lẻ như Khanh đang nắm giữ khoảng 90% khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán. Rất nhiều trong số đó đang tích cực mua vào, cho rằng các nhà đầu tư ngoại và các quỹ đầu tư sắp tới sẽ đổ xô vào thị trường, tìm một miếng bánh tại một trong những thị trường cận biên nóng nhất thế giới.
KL: Nguyen Hong Khanh cho biết: “Đây mới chỉ là khởi điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tôi sẽ khuyên bạn bè và người thân dồn tiền vào thị trường lúc này. Đây là một kênh đầu tư tốt”.
CASE STUDY N0.553: Xuất khẩu hộ: Niềm tự hào khó nuốt
2-Phép mầu ở xuất khẩu từ Bắc Ninh : 6 tháng đầu năm 2013, Bắc Ninh xuất khẩu 13,7 tỷ USD thì khối FDI đóng góp tới 98,5%, khu vực trong nước chỉ vỏn vẹn có 1,5%, tương đương 200 triệu USD;
3- Năm 2012, trong xuất khẩu của cả nước, tỷ trọng của khối FDI (kể cả dầu thô) là 63% và khối doanh nghiệp trong nước là 37%. 9 tháng đầu năm 2013, các chỉ số tương tự là 66% – 34%.
4-Sự ngoại lai còn di căn vào “nội tạng”: 9 tháng 2013, cả nước quay lại quỹ đạo nhập siêu 124 triệu USD, thì khối doanh nghiệp nội địa nhập siêu tới 9,574 tỷ USD, còn khối FDI vẫn ung dung xuất siêu 9,45 tỷ USD. Chỉ ngất ngây ở con số vĩ mô, lảng tránh tình thế này, chắc mẩn sắp đến ngày cân bằng xuất – nhập chỉ là ảo tưởng. Thặng dư thương mại họ ôm gọn, thâm hụt mậu dịch ta lãnh đủ.
+Bức tranh toàn cảnh XNK Quý I/2015 vẫn không có gì cải thiện: FDI vẫn chiếm gần 70% kim ngạch XN của cả nước!
+Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2015, nhập siêu cả nước đạt 3,75 tỷ USD, tương đương 4,8% kim ngạch xuất khẩu, gần sát mục tiêu 5% cho cả năm nay. Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất siêu 6,07 tỷ USD. Khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu 9,83 tỷ USD, tăng 44% (3 tỷ USD) so với mức 6,8 tỷ USD của cùng kỳ năm 2014;
5-Để hiện thực hóa khao khát hóa rồng, các nước kém phát triển buộc phải trải thảm đỏ mời gọi dòng vốn FDI. Thực tế, họ đã vào và họ phương trưởng, còn đóng góp cho ngân sách quốc gia, thu nhập của địa phương thì chẳng đáng là bao, bởi không ít doanh nghiệp có vốn “ngoại” sau hàng chục năm “kiếm ăn” ở xứ ta, vẫn kêu than rằng đang… lỗ.
Nhưng, qua 1/4 thế kỷ “đón rước” FDI, được thua đã rõ. Lẽ nào chúng ta cứ bằng lòng mãi với việc cho nước ngoài thuê mặt bằng + thuê lao động rẻ mạt để họ làm giàu, còn ta thì hứng rác thải và khi ra khỏi dây chuyền lắp ráp,gia công thì chất lượng đội ngũ kỹ sư,công nhân bản xứ có tự sản xuất được cái ốc-vít cung cấp lại cho Samsung, Nokia, Fijitsu, etc…??
CASE STUDY N0.552: Việt Nam-Mỹ và TPP
3-Việt Nam là nước kém phát triển nhất và là nước có nền kinh tế duy nhất được gọi là “thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”
4-Khi thuế được miễn vào các thị trường chủ chốt Mỹ, Nhật được giảm với các mặt hàng như gạo (hiện tại chịu mức 33.5%), dệt may (hiện 7.3%), sữa (hiện 22.35), thủy sản (hiện 0.3% với thủy sản sống, 4.7% thủy sản chế biến) và hàng chế tạo đơn giản, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa thuận này so với bất kỳ quốc gia nào hiện đang tham gia cuộc đàm phán.
5-Theo thống kê mới nhất của AmCham, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ tăng từ 29.6 tỷ USD năm 2013 đến 36.3 tỷ USD trong năm 2014, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 30.6 tỷ USD, tăng hơn 130 lần so với thời điểm năm 1994, vượt qua các đối thủ khác như Thái Lan, Malaysia để trở thành nước xuất khẩu số 1 vào Mỹ.
6-Nhờ có TPP, đến năm 2025, xuất khẩu của Việt Nam (mặc dù trong đó khối FDI vẫn chiếm tới gần 70% !) dự tính sẽ tăng thêm 25.8%, cao hơn hẳn các quốc gia khác cùng tham gia TPP.
7-Về đầu tư tại Việt Nam, Mỹ đứng thứ 7 với 699 dự án (tổng số vốn gần 10.7 tỷ USD, không tính các dự án đầu tư thông qua nước thứ 3).
8-Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Năm 2014, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 43.7 tỷ USD, trong đó nhập siêu cả năm ước tính 28.9 tỷ USD. Thế nhưng, theo Tổng Cục Thống Kê Trung Quốc, Việt Nam nhập siêu tới 43.8 tỷ USD vào năm 2014, tăng thêm 20 tỷ USD, chiếm tới 43% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, chứ không phải chỉ là 29% như số liệu chính thức .
9-Ngoài ra, tổng thầu nhiều dự án quan trọng EPC của Việt Nam nằm trong tay Trung Quốc sẽ tạo ra tình trạng nền kinh tế lệ thuộc về công nghệ, phụ tùng thay thế trong nhiều thập niên tiếp theo.
10-Đi qua Việt Nam được xem là con đường dễ dàng nhất với Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc với 100% vốn, nhân công, nguyên vật liệu của Trung Quốc nhưng sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam, sẽ tận dụng những lợi thế, ưu đãi về thuế xuất của TPP, trong khi Việt Nam đóng vai trò xuất khẩu hộ, nhận được chút ít lợi ích từ nhân công rẻ mạt.
11-Theo nguyên tắc của TPP, hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi phải sản xuất bằng nguyên liệu của nước mình hoặc nhập từ các nước thành viên:
+ Mặt hàng chiến lược dệt may của Việt Nam xuất qua Mỹ sử dụng nguyên liệu nhập chủ yếu từ Trung Quốc (khoảng 70%).
+ Việt Nam khó lòng thực hiện được điều khoản này ngay lập tức mà có thể xin trì hoãn 3-5 năm.
+ Thời gian này đủ để Trung Quốc có thể chuyển sản xuất nguyên liệu qua Việt Nam.
12-Mặt khác yêu cầu trong TPP về lao động chính là tiêu chuẩn của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Công nhân cơ sở có quyền tự do thành lập công đoàn; các công đoàn cơ sở có quyền tự do liên kết hay không liên kết; cán bộ quản lý doanh nghiệp không được quyền tham gia vào ban chấp hành công đoàn; công đoàn cơ sở được độc lập trong hoạt động nội bộ và quản lý tài sản…
CASE STUDY N0.551: Đà lao dốc chứng khoán Trung Quốc qua những con số
Thị trường chứng khoán Trung Quốc phiên 27/7 giảm mạnh nhất trong 8 năm qua do lo ngại chính phủ sẽ giảm các biện pháp kích thích.
8,5%:Chỉ số Shanghai Composite chốt phiên 27/7 giảm 8,5% xuống 3.725,56 điểm, ghi nhận phiên thứ 2 giảm liên tiếp và là phiên giảm mạnh nhất kể từ 27/27/2007. Chỉ số Shenzhen Composite giảm 7% xuống 2.160,09 điểm và ChiNext chốt phiên giảm 7,4% xuống 2.683,45 điểm.
28%:Kể từ thời điểm đạt đỉnh hồi tháng 6, Chỉ số Shanghai Composite đã mất 28% giá trị. Sự can thiệp của Bắc Kinh đã giúp thị trường chứng khoán Trung Quốc hồi phục, nhưng đà lao dốc hôm thứ Hai 27/7 đã xóa sạch mọi nỗ lực.
15%:Bất chấp đà tuột dốc hôm thứ Hai 27/7, Chỉ số Shanghai Composite đến thời điểm hiện tại của năm vẫn tăng 15%. Chỉ số Shenzhen tăng 53% trong khi chỉ số ChiNext vẫn tăng 82% tính từ đầu năm.
13:Trong số 1.114 cổ phiếu thuộc Shanghai Composite, chỉ có 13 mã tăng điểm trong phiên thứ Hai 27/7.
126:Mặc dù hàng trăm cổ phiếu đã giao dịch trở lại kể từ khi thị trường bắt đấy hồi đầu tháng, nhưng 126 cổ phiếu thuộc Shanghai Composite vẫn tạm dừng giao dịch.
10%:Quy định thị trường của Trung Quốc ngăn chặn giá cổ phiếu diễn biến tự do ngay khi tăng hoặc giảm 10%. Hơn 2/3 cổ phiếu thuộc Shanghai Composite, tương đương 765 công ty, chạm đáy hôm thứ Hai 27/7. Mức giới hạn này ngăn chặn hàng trăm cổ phiếu giảm sâu hơn nữa, mặc dù cũng có thể việc thoát khỏi vị thế của nhà đầu tư trở nên khó khăn hơn.
6,43 tỷ USD:Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán tháo cổ phiếu Trung Quốc trong những tuần qua. Các nhà đầu tư đã bán cổ phiếu suốt 13 trong 16 phiên vừa qua thông qua hệ thống kết nối Hong Kong – Thượng Hải. Nguồn vốn tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc hiện đạt 39,9 tỷ nhân dân tệ, tương đương 6,43 tỷ USD.
CASE STUDY NO.550: Ông chủ Phát Đạt “nuôi” giấc mơ giàu nhất thế giới
PS: TÔI SẼ LƯU BÀI “CHÉM GIÓ” NÀY LÀM CASE STUDY TRÊN WEB VÀ TÀI LIỆU CORPORATE TRAINING!
Nhưng “buông” cũng là cả một nghệ thuật, tôi ước mơ năm 2020, hai công ty của mình có giá trị vốn hóa 2 tỷ USD, nên không thể buông một sớm một chiều được. Nếu quá tập trung quyền lực thì 10 năm nữa không thể đi chơi được. Nhưng nếu đi chơi nhiều quá cũng “ngu” người đi.