TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.540: Đầu cơ là chủ yếu: Giá chung cư sắp giảm mạnh?

PS: ”ĐẦU CƠ” TRONG LĨNH VỰC BĐS CŨNG NA NÁ NHƯ “BÁN KHỐNG” TRÊN TT CHỨNG KHOÁN ẤY MÀ: MUA (VAY TIỀN) VỚI GIÁ 1 $ KỲ VỌNG SẼ BÁN 2$? NẾU ĐẾN HẠN TRẢ GỐC TIỀN VAY MÀ CHƯA THOÁT HÀNG ĐƯỢC THÌ LÀM GÌ???

Mặc dù các doanh nghiệp BĐS đều công bố thanh khoản của các dự án đều rất tốt. Tuy nhiên, bà bà Đỗ Thu Hằng, Trưởng Bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội thừa nhận rằng, tại không ít dự án, lượng nhà đầu tư, đầu cơ chiếm nhiều hơn cả lượng khách có nhu cầu mua ở thực. Điều này có ảnh hưởng tới giá nhà, bởi khi nhà đầu tư và đầu cơ tham gia vào mua bán trên thị trường sẽ kỳ vọng dự án sẽ tăng giá, giá trị căn hộ sẽ tăng lên.

Một loạt chung cư mở bán, khách mua cũng tăng lên không ít trong số này là đầu cơ. Cảnh báo một đợt cú sập giá sẽ diễn ra sớm.

CASE STUDY N0.539: GIÁ TRỊ DNNN: ĐẤT ?

 “Khe hở nhà đất” có làm thất thoát công sản trong quá trình chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần?

Năm 2006, thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước, Công ty Dệt may Thắng Lợi Vigateco (100% vốn Nhà nước) bán phần lớn vốn cho tư nhân để chuyển thành Công ty cổ phần Dệt may Thắng Lợi. Nhà nước không còn giữ vốn chi phối (chỉ còn 10%), quyền quyết định rơi vào tay tư nhân và tư nhân có quyền tái cơ cấu doanh nghiệp theo ý của họ…

Cho nên, đầu tháng 6-2015, Công ty cổ phần Dệt may Thắng Lợi bất ngờ “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản khi cho biết sẽ đầu tư hơn 2.800 tỉ đồng để xây dựng một khu dân cư thương mại hỗn hợp trên khu đất 15,7 héc ta tại số 2 Trường Chinh mà công ty này thuê của Nhà nước để phục vụ vào mục đích “sản xuất kinh doanh”.

Như vậy, nếu dự án này được thực hiện, có nghĩa mục đích sử dụng đất của 15,7 héc ta tại 2 Trường Chinh sẽ được chuyển đổi (từ đất sản xuất kinh doanh sang đấtt ở, thương mại) và giá trị của khu đất sẽ tăng lên rất nhiều lần. Vậy khoản giá trị gia tăng từ việc thay đổi mục đích sử dụng đất này sẽ rơi vào tay ai cũng đã rõ!

Tương tự, trường hợp cổ phần hóa Cảng Nha Trang cũng vậy. Khi cổ phần hóa, hơn 6 héc ta đất kho bãi của cảng này tại 01A đường Phước Long, phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang được xác định là đất kho bãi nhưng sau cổ phần hóa thì Công ty cổ phần Cảng Nha Trang đã làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng diện tích đất kho bãi nói trên để xây dựng trung tâm thương mại, khách sạn nhà hàng, trung tâm hội nghị, trung tâm thể thao, du lịch… để phục vụ cho chiến lược kinh doanh mới.

CASE STUDY N0.538: Những lý do khiến vàng tiếp tục mất giá

1-Vàng đang mất giá mạnh trên thị trường thế giới, giảm hơn 40% so với mức đỉnh điểm đạt được năm 2011 và đang hướng xuống mốc 1.000 USD/ounce.

2-Tại Việt Nam, giá vàng cũng đang xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm. Tính đến phiên giao dịch ngày 23/7, giá vàng đã giảm 10 phiên liên tiếp, chuỗi phiên giảm dài nhất kể từ tháng 9/1996, tức 20 năm.

3-Dưới đây là 4 lý do chính.

+ Đồng USD tăng;

+ Trung Quốc, Iran ,Hy Lạp,Trung Đông lắng dịu nhờ thỏa thuận hạt nhân của Iran;

+ Chính sách lãi suất của Fed;

+ Lạm phát xa vời + sự sụt giảm của giá các mọi thứ loại hàng hóa từ cà phê đến đường, đậu tương đến dầu thô, các kim loại công nghiệp như đồng, nhôm  do kinh tế toàn cầu tăng trưởng yếu khiến nhu cầu giảm trong khi nguồn cung vẫn dư thừa.

CASE STUDY N0.537: AUSTRALIA: LỜI NGUYỀN TÀI NGUYÊN & SỰ LỆ THUỘC VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Sự bùng nổ nhu cầu nguyên liệu  từ phía Trung Quốc,nhất là quặng sắt, đã đem lại may mắn cho nước Úc nhưng đồng thời cũng khiến nước này tăng nợ để đầu tư vào khai thác sản xuất. Nay tốc độ tăng trưởng và nhu cầu nguyên liệu của Trung Quốc giảm, đẩy nước Úc vào giai đoạn khó khăn.

“Nếu giá quặng sắt rớt từ 52 đô la Mỹ/tấn hiện nay xuống 40 đô la/tấn vào tháng 12 thì 1 đô la Úc sẽ giảm xuống còn 0,7 đô la Mỹ. Trong khi đó, nếu RBA hạ lãi suất xuống 1,5% (từ 2% hiện nay) và Cục Dự trữ liên bang Mỹ nâng lãi suất năm tới, khả năng 1 đô la Úc sẽ chỉ còn tương đương 0,65 đô la Mỹ”;

CASE STUDY N0.536:Trong 16 tháng, nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng rút 18 ngàn tỷ sử dụng cá nhân

1-Theo đó ông Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xây dựng, nguyên Tổng giám đốc tập đoàn Thiên Thanh, “đã chỉ đạo cấp dưới rút 18.414 tỉ đồng của ngân hàng để sử dụng cá nhân”.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi xảy ra vụ án ở Ngân hàng Xây dựng, số tiền vi phạm lớn như vậy được công khai để dư luận biết. Số tiền đó gấp hơn sáu lần vốn điều lệ của ngân hàng này. Ông Danh và nhóm cổ đông mới bắt đầu tiếp quản Ngân hàng TMCP Đại Tín (tên cũ của Ngân hàng Xây dựng) từ tháng 2-2013 và chỉ chưa đầy 16 tháng sau, ông Danh đã kịp rút ra số tiền trên để sử dụng cá nhân.

2-Cũng từ tháng 2-2013 một tổ giám sát với sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý, trong đó chủ yếu là từ bộ phận thanh tra, giám sát ngân hàng, được đặt ở Ngân hàng Xây dựng. Mọi hoạt động của ngân hàng này từ thu hồi nợ, cho vay, các khoản tiền chuyển ra, chuyển vào (kể cả huy động và chi trả cho người gửi tiền) đều phải thông qua tổ giám sát. Làm sao số tiền lớn trên lại có thể qua mặt tổ giám sát để cho ông Danh sử dụng cá nhân là điều không thể lý giải nổi.

3- Một con số khác cũng đang thu hút sự chú ý của dư luận đó là lỗ lũy kế đến đầu tháng 4-2015 của GP Bank, theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2014 được gửi cho cổ đông tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường lần ba của chính ngân hàng ngày 2-7-2015 vừa qua, lên đến 12.280 tỉ đồng; tỷ lệ nợ xấu 45,4%.

Lần đầu tiên dư luận chính thức được biết một cách công khai rằng một ngân hàng lỗ hơn 4 lần vốn điều lệ và cứ 2 đồng cho vay ra thì có gần 1 đồng nợ xấu. Để tiến tới thực trạng này, GP Bank đã lỗ không phải trong một năm, nợ xấu cũng không phải diễn ra trong một ngày. Lỗ lũy kế và nợ xấu đã tích tụ một thời gian dài. Về nguyên tắc, khi một ngân hàng lỗ đến một tỷ lệ nào đó so với vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, thí dụ 50%, nó đã bị cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng “thổi còi”. Đằng này GP Bank không những lỗ hết vốn liếng tự có, mà còn lỗ thâm vào tiền huy động.

CASE STUDY NO.535: Trung Quốc: Nguy cơ nằm ở núi nợ của doanh nghiệp

Bằng những biện pháp can thiệp mạnh mẽ chưa từng có, Trung Quốc có thể đã tránh được một vụ sụp đổ thị trường chứng khoán nhưng mối đe dọa lớn nhất là khối nợ khổng lồ và ngày càng phình ra mà các doanh nghiệp nước này đang phải cáng đáng; nếu không xử lý được sẽ gây bất ổn toàn cầu trong tương lai rất gần.
 

Nhận định của Standard & Poor’s được củng cố bởi một báo cáo công bố hôm nay 21-7 của tập đoàn tái bảo hiểm lớn thứ hai thế giới Swiss Reinsurance Company, theo đó rủi ro lớn nhất của Trung Quốc là “tình trạng nợ doanh nghiệp rất nghiêm trọng có thể buộc nền kinh tế phải “hạ cánh cứng” (hard landing) trong vòng hai năm nữa”. Clarence Wong, nhà kinh tế trưởng về châu Á của Swiss Re cho biết:”Trong hai năm tới có rất nhiều công ty Trung Quốc phải thanh toán nợ, trong khi Bắc Kinh rất muốn gia hạn nợ cho họ để tránh phá sản, kết quả là núi nợ sẽ ngày càng cao thêm”.

Một cuộc “hạ cánh cứng” của kinh tế Trung Quốc dưới sức ép của nợ doanh nghiệp sẽ là mối đe dọa hàng đầu đối với thị trường tài chính toàn cầu trong hai năm tới; Swiss Re nhận định, theo báo The South China Morning Post.

CASE STUDY NO.534: TP.HCM đã bơm 145.000 tỷ đồng để cứu nguy 6.300 doanh nghiệp

PS: ”BƠM”: TỨC CHO VAY GẦN 8 TỶ USD? CÓ CỨU ĐƯỢC KHỎI PHÁ SẢN? KHẢ NĂNG THU HỒI NỢ?

1-Trong vòng 3 năm qua (2012-2014), các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM đã bơm 145.000 tỷ đồng vốn ưu đãi, cứu nguy gần 6.300 doanh nghiệp thoát khỏi bờ vực phá sản.

2-Trong năm 2015, các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM cam kết giải ngân 127.733 tỷ đồng cho các doanh nghiệp. 06 tháng đầu năm 2015 đã đạt 77.607 tỷ đồng, tăng hơn 10.098 tỷ đồng so với giai đoạn giải ngân năm 2012-2014 là 67.509 tỷ đồng.

CASE STUDY NO.533: Quả bom nổ chậm

PS: READ CHINA,THINK….!

1-Kết quả khảo sát của Thomson Reuters dựa trên nghiên cứu số liệu 1.400 công ty cho thấy, nợ doanh nghiệp của Trung Quốc lên tới 16.100 tỉ đô la Mỹ, gấp hai lần so với Hoa Kỳ, chiếm 160% GDP. Tình hình nợ đang trở nên xấu đi nhanh chóng trong vòng năm năm qua. Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s ước tính, núi nợ này có thể tăng 77%, lên 28.800 tỉ đô la trong vòng năm năm tới.

2-Các khoản nợ gia tăng đã bào mòn lợi nhuận của các công ty. Nghiên cứu của Thomson Reuters cho thấy trong năm 2010, nợ của các công ty sản xuất vật liệu cao gấp 2,8 lần lợi nhuận của họ. Vào cuối năm 2014, con số này là 5,3 lần. Đối với các công ty năng lượng, tỷ lệ nợ trên lợi nhuận đã tăng từ 1,1 lên 4,4 lần. Đối với ngành công nghiệp, con số này tăng từ 2,5 lên 4,2 lần.

3-Nhưng đó chưa phải là vấn đề duy nhất.

-Việc cấp tín dụng cho các công ty hoạt động hiệu quả, ở những khu vực mà nó có tác động lớn nhất đến nền kinh tế, sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu để cho các công ty hoạt động không hiệu quả tự phá sản. Khi đó, thị trường có thể đánh giá nợ một cách hiệu quả.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc một mặt cho rằng, họ muốn cơ chế thị trường đóng vai trò lớn hơn trong việc đánh giá tín dụng, nhưng thực tế, họ lại cản trở điều này, bằng cách giải cứu các công ty gặp khó khăn.

-Chính quyền Trung Quốc đang phải tiến hành hàng loạt biện pháp chưa từng có để cứu vãn sự tụt dốc của thị trường chứng khoán, có giá trị vốn hóa 8.000 tỉ đô la. Nhưng, theo các chuyên gia, nếu so sánh tình huống này với việc giải quyết nợ của công ty thì chỉ như “trò chơi trẻ con”.

“Quản lý thị trường nợ nguy hiểm hơn thị trường chứng khoán bởi quy mô của thị trường nợ lớn hơn”, David Cui, nhà phân tích của BofA Merrill Lynch, nói.