Thống kê của BizLIVE về kết quả kinh doanh của 15 công ty chứng khoán lớn trên thị trường cho thấy, tổng doanh thu quý II năm nay giảm 2% so với cùng kỳ. Trong đó thị trường ghi nhận sự suy giảm trong doanh thu của một số CTCK lớn như SSI, HSC, VPBS…
LEARNING BY DOING IS MUCH BETTER THAN LEARNING BY LEARNING
CASE STUDY NO. 521: Đại Quang Minh: ‘Ông trùm’ dự án bất động sản ở Thủ Thiêm là ai?
CASE STUDY NO. 520: Chủ đầu tư Đại Quang Minh là ai ?
1-Tìm hiểu của chúng tôi, cho thấy Đại Quang Minh gắn liền với 2 nhân vật khá mới mẻ trên thị trường địa ốc:
– Một là ông Trần Bá Dương – hiện là Tổng Giám đốc, ông được biết đến nhiều hơn ở ô tô Trường Hải (Thaco) với cương vị là Chủ tịch, và
– người thứ hai là ông Trần Đăng Khoa –Chủ tịch HĐQT Đại Quang Minh, là người giàu kinh nghiệm trên thương trường địa ốc nhưng ông Khoa lại khá kín tiếng.
Trong những năm qua, ông Khoa được giới đầu tư địa ốc Hà Nội quen thuộc hơn, bởi trước đây ông Khoa là trợ lý chủ tịch Công ty Keangnam – Vina – chủ đầu tư dự án Keangnam Landmark Tower (giới đầu tư sau đó thường gọi ông là Khoa Keangnam), đồng thời là chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Mai Linh – chủ dự án Golden Palace tại Mễ Trì.
Năm 2006, một số người Việt từ châu Âu trở về với những hoạt động tìm kiếm cơ hội để thực hiện đầu tư tại Việt Nam đã lập ra Công ty Cổ phần Đầu tư Mai Linh (Đầu tư Mai Linh). Ông chủ của công ty này là ông Trần Đăng Khoa, và 2 cổ đông cá nhân khác trở về từ Cộng hòa Séc.
Thời điểm đó, Đầu tư Mai Linh theo đuổi dự án khu căn hộ cao cấp Golden Palace tại Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội với 3 tòa tháp cao 30 tầng. Tuy nhiên, lúc đó tiếng tăm của Đầu tư Mai Linh còn khá mờ nhạt, mà giới đầu tư bất động sản khi đó thường gọi ông Khoa là “Khoa Keangnam”.
Ông Khoa – sinh năm 1970 – vốn dĩ có tên này là bởi ông tham gia khá sâu vào hoạt động mua bán, giao dịch tại một trong những dự án “hot” nhất thị trường Hà Nội thời điểm 2007-2009 trên vai trò trợ lý chủ tịch Công ty Keangnam Vina-chủ đầu tư khu Tổ hợp Keangnam Landmark Tower.
2-Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết Đại Quang Minh gồm 4 cổ đông sáng lập. Trong đó, Thaco nắm 45%, Công ty Cổ phần Đầu tư Mai Linh nắm 37,5%, ông Trần Đăng Khoa nắm 17,5%, và Công ty CP thương mại quốc tế và tư vấn đầu tư Invecon-một trong số công ty thành viên Tập đoàn Hồng Ngân do bà Nguyễn Thị Minh Hồng (vợ ông Trần Đăng Khoa) điều hành.
CASE STUDY N0. 519: Nghìn lẻ một kiểu bế tắc xử lý nợ xấu
CASE STUDY N0.518: Đầu tư vào thị trường cổ phiếu
Sau biến động vừa qua trên thị trường cổ phiếu Trung Quốc, một vấn đề cơ bản được đặt ra. Đó là nhà đầu tư căn cứ trên những yếu tố gì để quyết định mua hay bán cổ phiếu? Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu chuyện này trong bối cảnh của các thị trường cố phiếu còn sơ khai và đầy bất trắc như tại Trung Quốc và Việt Nam.
CASE STUDY NO.517: Những lãnh đạo “chóp bu” Oceanbank vướng vòng lao lý
PS: TỪ KHI TÔI CÒN LÀM CỐ VẤN CHO HTX TÍN DỤNG ĐẠI THÀNH (ĐỐI THỦ CỦA HÃNG NƯỚC HOA THANH HƯƠNG/NGUYỄN VĂN MƯỜI HAI) TÔI ĐÃ NHẬN RA RẰNG: CON ĐƯỜNG NGẮN NHẤT ĐỂ THÀNH “ĐẠI GIA” LÀ TỪ “NGÂN HÀNG + BĐS” VÀ ĐÓ CŨNG LÀ CON ĐƯỜNG NGẮN NHẤT ĐỂ VÀO …NHÀ ĐÁ ! (ACE NÀO QUAN TÂM “RÚT KINH NGHIỆM” THÌ TÌM TRÊN WWW.4CADVISORS.COM.VN BÀI VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA NPL/NỢ XẤU )
Ông Thắm từng tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Comlombia Common Wealth – Mỹ và bảo vệ Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại Học Công nghệ Paramount – Mỹ.
Trong hoạt động kinh doanh trước khi bị bắt, ông này từng đạt danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” và “Cúp Thánh Gióng” năm 2009, nhận bằng khen và cúp “Vì sự nghiệp Văn hóa Doanh nhân Việt Nam” năm 2008 do Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam trao tặng, là 1 trong 10 doanh nhân trẻ được vinh danh “Giải thưởng Sao Đỏ 2011”.
CASE STUDY NO.516: NGÂN HÀNG NGÀY NAY CÓ KHÁC NGUYỄN VĂN 12 NĂM XƯA: Hàng loạt ông chủ ngân hàng từ nhiệm,nhập kho ?
1-Danh sách sếp ngân hàng từ nhiệm,tù đầy ngày càng dài và chưa thấy điểm dừng : Habubank, Sacombank, Mekongbank,Eximbank,DongABank,NamABank,… cũng đã phải rời ghế lãnh đạo trong con sóng của cuộc đại phẫu toàn ngành.
2-Trường hợp của Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng Đại Dương thì nhập kho “bóc lịch”;