TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.470: KIỂM TOÁN vs TRÁCH NHIỆM: Số tiền mặt hơn 400 tỷ đồng tại JVC

Công chúng và các NĐT khi đọc BCTC riêng của JVC đều nhận thấy sự bất thường khi Công ty có khoản tiền mặt tại quỹ lên đến hơn 433 tỷ đồng và đặt câu hỏi rằng: liệu kiểm toán KPMG có thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán để xác minh sự tồn tại của khoản tiền mặt này tại ngày 31/3/2015 và xác định nó vẫn thuộc sự sỡ hữu, kiểm soát của Công ty đến ngày đưa ra ý kiến kiểm toán.

CASE STUDY N0.469: Giải thích về khủng hoảng nợ công của Mỹ

PS: Nợ công của Mỹ hiện tại là $17 ngàn tỷ USD : ”Nếu bạn xếp tờ $1, nó sẽ cao tới 107,826 km (67,000 miles).”

Đó là một con số nằm ngoài sức tưởng tượng. Đa số người sẽ không bao giờ kiếm tới $1 triệu USD trong một năm.

1-Làm sao để chúng ta hiểu được tầm quan trọng của mức nợ này?

Giờ vầy, cứ tưởng tượng bạn đang nợ công ty tín dụng (ngân hàng) $200,000. Ngoài số tiền đó bạn phải trả họ $4,000 tiền lãi suất mỗi năm. Bạn có thu nhập $150,000/năm nhưng bạn tiêu thụ nhiều hơn có số đó rất nhiều. Làm sao bạn có thể trả hết số nợ $200,000 đó được? Và chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn vỡ nợ? Đó là tình trạng hiện tại của nước Mỹ ngày hôm nay. Vấn đề rất rõ ràng. Và chúng ta có Michael Tanner, một thành viên cao cấp của Viện Cato để đề xuất một giải pháp.

2-Mức nợ công của Mỹ

Nếu bạn là công dân Mỹ dưới 30 tuổi, bạn có một vấn đề tầm cỡ tsunami đang hướng tới, và có thể là bạn còn chưa biết điều đó nữa. Cơn sóng ác quỷ đó chính là nợ công của chính phủ Liên Bang Mỹ.

Các quốc gia, cũng như con người, mắc nợ khi họ tiêu nhiều hơn họ kiếm được. Bạn và tôi mua đồ với số tiền chúng ta kiếm được. Chính phủ thì mua đồ với số tiền họ lấy được từ thuế. Khi chính phủ tiêu thụ cao hơn doanh thu (thuế), chính phủ “rơi vào cái hố” – mắc nợ. Hiện tại cái hố đó sâu $17 ngàn tỷ USD – $17,000,000,000,000.

Đó là một con số không thể tưởng tượng được. Một ngàn tỷ đô là bao nhiêu? Huống hồ chi là $17 hoặc $20 ngàn tỷ?

3-Các nhà đầu tư và nợ công

Hiện tại, đa số nhà đầu tư tin rằng Mỹ là một cuộc đánh cược an toàn. Nói cách khác, họ tin rằng họ sẽ lấy lại số tiền họ đã cho chính phủ Mỹ vay cộng với tiền lãi. Nhưng điều này không thể tiếp diễn đến vô tận được.

Tới một lúc nào đó các nhà đầu tư sẽ nói: ”Anh có quá nhiều nợ, anh là một rủi ro xấu. Tôi sẽ không cho anh vay nữa.” Lúc đó thì sao?

Chúng ta không cần phải đoán. Chúng ta có thể nhìn Châu Âu, nhất là Hy Lạp. Các nhà đầu tư đã vui vẻ cho Hy Lạp vay mượn tiền cho đến năm 2010, khi họ chợt nhận ra rằng Hy Lạp không thể nào trả lại số tiền họ đã vay được nữa.

Lập tức qua đêm, Hy Lạp trở thành một rủi ro tín dụng xấu và nền kinh tế họ đi vào cơn lốc suy thoái. Doanh nghiệp phá sản, hàng ngàn người bị sa thải. Chính phủ không thể nào chi trả ngân sách. Nước Đức và các nền kinh tế Châu Âu khác phải bước vào để cứu vớt Hy Lạp. Nhưng Hy Lạp đã đã bị ảnh hưởng tồi tệ. Điều tương tự cũng đã xảy ra ở Bồ Đào Nha (Portugal) và Tây Ban Nha (Spain).

Đúng, nước Mỹ rất lớn, lớn hơn Hy Lạp rất nhiều và có một nền kinh đế đa dạng hơn. Điều đó rất đúng. Nhưng nguyên tắc vẫn không thay đổi. Chúng ta có thể vay nhiều tiền hơn Hy Lạp, nhưng sớm muộn gì các nhà đầu tư sẽ nói “không cho vay nữa.” và nếu họ làm như vậy, nền kinh tế của chúng ta sẽ đi vào cơn lốc suy thoái như nền kinh tế Hy Lạp.

4-Lãi suất hiện tại và tương lai

Đây là một điểm nữa. Vào thời điểm tôi đang thực hiện chương trình này, lãi suất chúng ta phải trả cho nợ công là rất thấp, tầm 2%. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi lãi suất tăng từ 2% tới điểm trung bình lịch sử là 5% — điều đó sẽ và phải xảy ra.

Nước Mỹ sẽ lấy tiền từ đâu để trả số lãi cao hơn hiện tại cho số nợ lớn lao đó? Chúng ta vay thêm tiền? Điều đó chỉ làm chúng ta mắc nợ thêm. Tăng thuế? Điều đó sẽ giảm sự tăng trưởng của kinh tế.

Còn câu hỏi của các nhà đầu tư đang cho chúng ta vay tiền. Nhà đầu tư (ngoài nước Mỹ) lớn nhất hiện tại là Trung Quốc, họ không phải là một đồng minh đáng tin cậy của chúng ta. Số tiền họ cho chúng ta vay càng nhiều, sự ảnh hưởng của họ đến chúng ta cũng vậy. Có thể họ sẽ không dùng tới quyền lực này, nhưng liệu chúng ta có muốn đưa cho họ sự lựa chọn đó không?

5-Nợ và đạo đức thế hệ

Và hãy suy nghĩ về điểm cuối cùng này: hành động này có đạo đức hay không, khi chúng ta thế chấp các thế hệ tương lai với khoản nợ khổng lồ này, một thứ không liên quan gì đến họ?

Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn biết rằng bạn sẽ để lại cho con cái bạn một khoản nợ bạn đã vay trong đời bạn? Bạn đã có một thời gian tuyệt vời sinh sống trong một ngôi nhà lớn, lái một chiếc xe xịn, nhưng bạn chưa bao giờ phải trả tiền cho những thứ đó. Bạn để lại cho con cái bạn trả món nợ đó. Điều đó có đạo đức (thất đức) hay không?

Đó là tại sao những người nên quan tâm đến vấn đề nợ quốc gia này là những người trẻ. Họ là những người sẽ phải trả món nợ này. Những người cao niên và trung niên, những người đã vay số tiền này, có thể sẽ không cần phải trả. Nhưng những người trẻ tuổi trong độ tuổi 30 hoặc trẻ hơn không thể hoặc ít nhất không nên không trả được.

6-Lối thoát

Có một lối thoát nào tốt cho vấn đề này không? Thưa các bạn, có!

Nếu nền kinh tế phát triển vượt bậc, chính phủ sẽ có thêm doanh thu (thuế). Và họ có thể dùng số doanh thu đó để trả dần số nợ.

Cách thứ hai là giảm chi tiêu ngân sách. Nếu chúng ta tiêu nhiều hơn chúng ta thu, một điều chúng ta đang làm, chúng ta sẽ càng ngày càng nợ sâu hơn.

Theo lẽ thường, điều nên làm là chúng ta đem doanh thu và chi phí ngân sách cân bằng với nhau. Nếu bạn kết hợp cả hai lại – sự phát triển kinh tế và cắt giảm chi phí ngân sách – chúng ta có một cơ hội thật sự để quản lý vấn đề tài chính của quốc gia.

7-Nợ có phải là vấn đề?

Vậy nợ có phải là một vấn đề lớn lao hay không? Nếu bạn lo lắng cho ngày mai thôi, thì chắc là không. Nhưng nếu bạn lo lắng cho tương lai và nhất là nếu bạn có rất nhiều tương lai ở phía trước, thì nợ là một vấn đề rất lớn – lớn như một cơn tsunami.

Tôi là Michael Tanner của Viện Cato cho Prager University.

Lưu ý:

  1. Trung Quốc là nhà đầu tư ngoài nước Mỹ lớn nhất (7.2%), chứ không phải là người nắm giữ số trái phiếu (nợ) lớn nhất. Nhưng với số nợ này họ có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới chính sách ngoại giao, kinh tế và quân sự của Mỹ và đồng minh.

  2. Việc các quỹ đầu tư hưu trí của chính phủ Mỹ sở hữu nợ công của chính phủ Mỹ (30%) bị giới đầu tư cho rằng là một nghịch lý. Vì bạn không thế nào vừa làm người vay và người cho vay cùng một lúc được.

  3. Nếu các bạn muốn đọc thêm về việc ai là chủ nợ của Mỹ thì xin vào đây.

  4. Hiện tại lãi suất Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (Federal Reserve) là gần 0%, điều này không thể tồn tại mãi. Nếu họ không tự tăng lãi suất thì thị trường sẽ tăng theo quy luật cung cầu.

  5. Hiện tại Dollar Mỹ là tiền tệ thống trị trong các giao dịch thương mại. Nhưng nếu Mỹ tiếp tục gia tăng các khoản nợ thì uy tín của họ sẽ giảm, như quy luật thị trường.

  6. Nếu các bạn muốn coi số nợ trực tiếp của Mỹ thì xin vào US Debt Clock. Hiện tại nó đang là $18,294,416,200…và tăng từng giây.

CASE STUDY N0.468: Nợ xấu của Ngân hàng Phương Nam tháng 11/2013 là 55,31%

Báo cáo Kiểm toán Nhà nước công bố sáng 10/7/2015 dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam (PNB) tại 30/6/2012 là 45,6%, tháng 11/2013 là 55,31% nhưng PNB chỉ báo cáo tỷ lệ nợ xấu tháng 12/2013 là 3,39%, do PNB không chuyển nợ xấu theo kiến nghị của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.

CASE STUDY N0.466: ROOM NƯỚC NGOÀI vs TTCK TRUNG QUỐC: KHỐI NGOẠI CHỈ NẮM 1,5% SỐ CỔ PHIẾU TRUNG QUỐC!

PS: HÚ VÍA: NẾU ROOM NƯỚC NGOÀI LÀ TRÊN 50% THÌ KHI “BẦY THÚ ĐIỆN TỬ “ THÁO CHẠY??

CNN đã điểm lại những vấn đề đáng chú ý quanh đợt lao dốc của chứng khoán Trung Quốc.

1. Tại sao cổ phiếu lại mất giá?

-Từ các cụ bà, lái xe taxi đến học sinh đều có thể kiếm tiền từ hoạt động lướt sóng trên sàn giao dịch.

– Bên cạnh đó, đà tăng cũng đến vào thời điểm nền kinh tế nói chung đang chậm lại.

-Chứng khoán Trung Quốc chẳng liên quan đến với tình hình kinh tế nước này, và rõ ràng đã bị định giá quá cao”;

2. Trung Quốc đã làm gì để cứu thị trường?

Dù nhiều nhà phân tích cho rằng thị trường chứng khoán đang trải qua “đợt điều chỉnh” rất cần thiết, Chính phủ Trung Quốc vẫn muốn ngăn đà bán tháo để hỗ trợ giá cổ phiếu. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã giảm lãi suất xuống thấp kỷ lục, các công ty môi giới cam kết mua hàng tỷ USD cổ phiếu và giới chức cũng ngừng cho phép các công ty thực hiện IPO.

Dong Tao – kinh tế trưởng khu vực châu Á tại Credit Suisse cho rằng Bắc Kinh lo sợ đà bán tháo trên thị trường sẽ làm giảm tiêu dùng, do những người giao dịch thua lỗ sẽ khó có khả năng đi mua sắm và chi tiêu. Dù vậy, nhà đầu tư rõ ràng không mấy tin tưởng vào các nỗ lực của Chính phủ, khi xu hướng chung của thị trường vẫn là đi xuống.

3. Việc này ảnh hưởng thế nào đến thế giới?

Rất ít nhà đầu tư nước ngoài được tiếp xúc trực tiếp với thị trường chứng khoán nước này. Theo Capital Economics, chỉ 1,5% cổ phiếu Trung Quốc được nắm giữ bởi khối ngoại, do Trung Quốc vẫn hạn chế đầu tư từ nước ngoài.

Điều thế giới lo ngại thực sự là ảnh hưởng từ thị trường chứng khoán sang nền kinh tế lớn nhì toàn cầu. Nguy cơ từ Trung Quốc đã khiến giá các loại hàng hóa như quặng sắt hay đồng liên tục đi xuống trong tuần này. Về dài hạn, thị trường Trung Quốc trục trặc cũng sẽ kéo theo nhiều nước đối tác thương mại, như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ hay Australia.

4. Người Trung Quốc chịu ảnh hưởng thế nào từ việc này?

Dân thường Trung Quốc là những nạn nhân lớn nhất của việc này. Hàng triệu người đã lao vào thị trường chứng khoán sau khi quy định về giao dịch ký quỹ (vay tiền để mua cổ phiếu) được nới lỏng. “Tôi biết có người đã bán cả nhà để đầu tư chứng khoán. Giờ thì họ xong rồi”, một người đàn ông cho biết trên CNN.

Tuy nhiên, nếu so với đầu năm, hai chỉ số chứng khoán chính của Trung Quốc vẫn tăng. Các nhà kinh tế học cũng cho biết cổ phiếu chỉ chiếm 15-20% tài sản các hộ gia đình nước này. Vì vậy, việc này sẽ không quá ảnh hưởng đến chi tiêu của họ.

5. Lãnh đạo Trung Quốc nghĩ gì?

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc chính là thách thức rất lớn với các lãnh đạo cấp cao nước này. “Họ đang đặt cược uy tín của mình. Nếu mọi người thấy Chính phủ đã làm nhiều việc thế rồi, mà thị trường vẫn tiếp tục đi xuống, họ sẽ nghĩ rằng Chính phủ không kiểm soát được nền kinh tế tốt như họ nghĩ”, Chovanec cho biết.

Các biện pháp mạnh tay Bắc Kinh đã áp dụng để ngăn đà bán tháo cũng có thể làm suy giảm niềm tin vào cam kết cải tổ thị trường của Trung Quốc. “Chính phủ muốn đảo ngược chuyển động hiện tại. Đây đâu phải là chính sách thuận theo thị trường đâu. Nó là bước lùi cho thị trường vốn Trung Quốc thì đúng hơn”, Dong cho biết.

CASE STUDY N0.465: Coi chừng cái bẫy của nới room

PS: RẤT THUYẾT PHỤC!
 
Bất chấp thị trường chứng khoán nước láng giềng Trung Quốc trượt dốc không phanh, chứng khoán châu Âu chìm trong sắc đỏ, chứng khoán Việt Nam vẫn lội ngược dòng tăng mạnh trong những phiên gần đây.

CASE STUDY N0.464: TTCK “BẢN SẮC “ TRUNG QUỐC: 5 điều “không thể tin nổi”

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã mất hơn 3 nghìn tỷ USD trong vòng chưa đầy 1 tháng. Nhưng có những thứ “không thể tin nổi” ngay cả trước khi bong bóng chứng khoán xì hơi. Dưới đây là 5 điều ít biết về thị trường chứng khoán Trung Quốc.

 1. Theo Deutsche Bank, 66% nhà đầu tư cổ phiếu mới của Trung Quốc là học sinh cấp 3 bỏ học.

Và 6% là thất học.

2. Theo Tập đoàn đầu tư Bespoke, chứng khoán Trung Quốc đã mất 3,25 nghìn tỷ USD trong vòng 1 tháng.

Nếu so sánh, con số đó còn lớn hơn quy mô của cảthị trường chứng khoán Pháp.

3. Những biện pháp chính phủ Trung Quốc đã thực hiện để ngăn chặn đà giảm giá mạnh của thị trường chứng khoán cũng “không thể tin nổi”:

-Gói kích thích 40 tỷ USD

-Hạ lãi suất

-Cho tạm ngừng giao dịch nhiều cổ phiếu

-Ngừng niêm yết mới

-Ngăn không cho cổ đông lớn bán ra

4. Cứ 10 doanh nghiệp lớn nhất trên sàn chứng khoán Thượng Hải thì 8 doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.

5. Theo BNP Paribas, trước khi thị trường giảm mạnh, 170.000 tài khoản mới được mở mỗi ngày.

Con số đó cao gấp 10 lần mức trung bình của năm 2014.

CASE STUDY N0.463: CHỨNG KHOÁN vs LÃNH TỤ

1-Đà tăng trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đã quay 180 độ trong những ngày qua, báo hiệu nhiều hậu quả nguy hiểm. Dấu hiệu lớn đầu tiên là thị trường không đi theo kịch bản ngày 15/6. Trung Quốc đã dự báo đây là ngày tăng điểm mạnh, với lý do là sinh nhật Chủ tịch nước này – Tập Cận Bình.

Nhưng hôm đó, Shanghai Composite Index đã mất hơn 2%. Một nhà đầu tư đã tự tử khi tài sản bị quét sạch chỉ bởi một mã cổ phiếu ông đã vay mượn rất mạnh tay để mua. Từ đó, thị trường đã giảm hơn 30% và được dự báo còn tiếp tục lao dốc.

Ở nhiều quốc gia, chẳng ai cho rằng có mối liên hệ giữa sinh nhật lãnh đạo và thị trường. Còn tại Trung Quốc, việc này phản ánh quan niệm rằng giới lãnh đạo nước này có thể tạo ra bất kỳ tác động kinh tế nào mà họ muốn. Hiện tại, niềm tin vào khả năng điều hành và kiểm soát nền kinh tế của Trung Quốc đã suy giảm. Nếu niềm tin này sụp đổ, tác động trên toàn cầu có thể còn tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp.

2-Khi kinh tế Trung Quốc chậm lại sau khủng hoảng tài chính 2008, Bắc Kinh bắt đầu bơm lượng thanh khoản lớn vào hệ thống. Đầu tiên, số tiền này đi vào thị trường bất động sản, sau đó vào các sản phẩm tài chính liên quan đến nợ trong hệ thống ngân hàng ngầm. Nhưng khi thị trường bất động sản sụp đổ và các ngân hàng ngầm bắt đầu bộc lộ rủi ro, Trung Quốc chỉ còn một thị trường lớn để đổ tiền – đó là chứng khoán.

Chuyển hướng 20.000 tỷ USD tiền gửi sang thị trường chứng khoán là nỗ lực cuối cùng của nước này để hồi sinh nền kinh tế. Đây được kỳ vọng là kênh huy động vốn mới cho các công ty đang ngập trong vay nợ. Mục tiêu là tạo đà tăng ổn định cho thị trường chứng khoán. Nhưng sau đó, chứng khoán nước này đã phình to một cách nhanh chóng.

3-Wall Street Journal cho rằng có 4 dấu hiệu cho thấy bong bóng đã xuất hiện. Đó là giá cổ phiếu không liên quan đến các yếu tố kinh tế nền tảng, sự phổ biến của giao dịch ký quỹ (mua cổ phiếu bằng tiền đi vay), nhà đầu tư cá nhân giao dịch quá mạnh và giá cổ phiếu quá cao. Chứng khoán Trung Quốc đang ở điểm cực đại cả 4 thước đo này. Và đây là điều rất hiếm.