TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.462: Chứng khoán Trung Quốc và tiền lệ Đại suy thoái

Những diễn biến và phản ứng trên thị trường chứng khoán Trung Quốc vài tháng qua khá trùng khớp với những gì đã xảy ra tại Mỹ năm 1929.

Cách nhau 86 năm và 11.750 km, nhưng những diễn biến trên thị trường chứng khoán Trung Quốc dường như đang lặp lại những gì đã xảy ra trên đất Mỹ năm 1929. Tăng trưởng nhanh, sụt giảm mạnh và nhanh chóng cuốn bay tất cả những giá trị đã tích lũy trước đó với một tốc độ chưa từng thấy.

CASE STUDY N0.461: Khi rủi ro từ Trung Quốc và Hy Lạp lây lan

1- Khủng hoảng Hy Lạp, rủi ro tín dụng cũng như bong bóng bất động sản và chứng khoán tại Trung Quốc là những yếu tố khiến nhiều chuyên gia lo ngại có thể gây ra ảnh hưởng dây chuyền trong hệ thống tài chính hiện nay.

2-Thị trường chứng khoán, trái phiếu và tiền tệ hiện nay đang bị ảnh hưởng bởi những lo ngại rằng Hy Lạp sẽ rời khỏi Eurozone. Cuộc đàm phán với chủ nợ bị đổ vỡ ngày 26/6 khiến hệ thống ngân hàng nước này buộc phải đóng cửa và áp đặt tình trạng kiểm soát vốn.

3-Rủi ro tín dụng tăng cao tại Trung Quốc cũng đang làm nhiều nhà đầu tư và giới chuyên gia lo ngại. Mức nợ 323 tỷ Euro của Hy Lạp thấp hơn nhiều so với mức 28,2 nghìn tỷ USD của Trung Quốc.

4-Những kịch bản đã từng xảy ra trong lịch sử cho thấy nhà đầu tư luôn phải chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và Nga cuối thập niên 90 đã gây ra một đợt bán tháo toàn cầu và khiến một trong những tổ chức đầu tư lớn nhất nước Mỹ là Quỹ đầu tư Capital Management Long-Term (CMLT) sụp đổ. Khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã phải đưa ra gói cứu trợ hơn 3,6 tỷ USD cho 16 ngân hàng lớn như JP Morgan Chase, Goldman Sachs, Morgan Stanley… để ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ thị trường.

CASE STUDY N0.460: Cổ đông GPBank mất trắng: Ai đang là cổ đông lớn nhất ?

Lật lại lịch sử, GP.Bank có tiền thân là NHTMCP Nông Thôn Ninh Bình gồm 5 phòng giao dịch và kinh doanh vàng bạc tại tỉnh Ninh Bình với vốn điều lệ 5 tỉ đồng. Năm 2005, NH này chuyển đổi thành NHTMCP đô thị hoạt động tại Hà Nội với tên gọi là NHTMCP Toàn Cầu. Năm 2006, NH này khai trương G-Bank và công bố cổ đông chiến lược là Tập đoàn Petro VN (PVN), chuyển hội sở về quận Ba Đình, Hà Nội và tăng vốn điều lệ lên 500 tỉ đồng.

Năm 2007, chính thức đổi tên thành NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu, tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỉ đồng. Năm 2009 tăng vốn lên 2.000 tỉ đồng, năm 2010 chính thức tăng vốn lên đạt mục tiêu 3.000 tỉ đồng mà NHNN đặt ra, đồng thời có tên trong Top 1.000 DN đóng thuế lớn nhất tại VN của năm.

Tuy nhiên, điều đáng nói hơn nữa là tại sao với NH từng có cổ đông chiến lược chiếm đến 20% vốn điều lệ là một Tập đoàn lớn nhất VN, lại có ngày bị liệt vào nhóm các NH yếu kém? Cũng theo các chuyên gia, nói đi lại phải nói lại, ở đây cần xác định GP.Bank có còn được PVN góp vốn và có còn là cổ đông chiến lược nữa hay không? Bởi năm 2008, khi PVN tính chuyển vốn từ Ngân hàng Hồng Việt sang GP.Bank và Ocean Bank, thì tại thời điểm đó, PVN đã nắm giữ trên 9% vốn điều lệ của GP.Bank.

Như vậy, với tổng vốn mà PVN dự kiến góp vào Ngân hàng Hồng Việt là 1.000 tỉ đồng, sau đó đã trình xin Thủ tướng Chính phủ sẽ chuyển số vốn góp này sang 2 NH, nếu trừ 400 tỉ đồng đã thực góp cho Ocean Bank, có nghĩa số vốn góp mới dành cho GP.Bank sẽ là 600 tỉ đồng. Vậy tại sao báo cáo thường niên 2010 lại xác định cổ đông lớn nhất của GP.Bank tính đến thời điểm đó là Cty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT với tỉ lệ sở hữu 5,84% (17,62 triệu cổ phần). Có phải trong 2 năm từ 2008 đến 2010, từ một tỉ lệ sở hữu GP.Bank khá lớn, PVN đã thoái vốn khỏi GP.Bank mà thị trường không hề hay biết?

Một điều khó hiểu khác là trước đó, năm 2008, khi thị trường có thông tin Petro VN rục rịch rút vốn khỏi GP.Bank, Chủ tịch HĐQT của GP.Bank đã có thông điệp gửi đến toàn thể CNCNV “PVN và GP.Bank đã ký Hợp đồng góp vốn cổ phần và Hợp tác chiến lược số 1210/HĐGB–DKVN ngày 12/10/2006. Trên cơ sở Hợp đồng này, hai bên đã thống nhất đổi tên Ngân hàng TMCP Toàn Cầu (G-Bank) thành Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu (GP.Bank) và đã được NHNN phê duyệt. Bước đầu, PVN đóng góp 20% vốn điều lệ và theo lộ trình PVN có thể đạt mức đóng góp 40% vốn điều lệ của GP.Bank…”. Còn bản thân Petro VN cũng đã thông cáo báo chí khẳng định tiếp tục làm đối tác của GP.Bank vào tháng 8/2008, ngay sau thông điệp này phát ra.

CASE STUDY N0.459: QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM-TRUNG QUỐC

Đây là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2013 lên tới 50,2 tỷ USD (tăng 22,0% so với năm 2012) trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 13,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 10,0% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 7,0% so với năm 2012; nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Trung Quốc là 36,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 28,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước và tăng mạnh so với năm 2012 (khoảng 28,4%).

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là nhóm hàng nông – lâm – thủy sản, chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc và chiếm tỷ trọng 20,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, chiếm 15,9%; nhóm hàng dệt may, giày dép các loại, chiếm gần 13,0%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản, chiếm khoảng 10,0%; còn lại là các nhóm hàng hóa khác. Ngược lại, phần lớn nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam lại được nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong năm 2013, nhập khẩu nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng, dụng cụ chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này; tiếp theo là nhóm nguyên phụ liệu dệt may da giày chiếm 15%; nhóm điện thoại các loại và linh kiện chiếm 15%; nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 12%; nhóm sắt thép các loại và sản phẩm chiếm 9%; còn lại là các nhóm hàng hóa khác.

Tính cho đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Cán cân thương mại của Việt Nam đối với thị trường này vẫn trong xu hướng thâm hụt lớn do sự chênh lệch về tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng đáng kể. Cụ thể như năm 2013, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 28,4% trong khi xuất khẩu chỉ tăng 7,0% nên mức nhập siêu đối với thị trường này đã lên tới 23,8 tỷ USD, tăng mạnh so với năm 2012 (khoảng 44,5%).

CASE STUDY N0.458: Khủng hoảng Hy Lạp: Chẳng là gì so với Trung Quốc

PS: CHỈ ĐƯỢC CÁI NÓI ĐÚNG! HIHI…

Hãng tin CNN Money của Mỹ khuyến cáo nhà đầu tư nên quan tâm đến những gì đang diễn ra tại Trung Quốc hơn thay vì lo ngại về cuộc khủng hoảng Hy Lạp.

Trong một bài viết đăng trên website của mình mang tên “Khủng hoảng Hy Lạp chẳng là gì so với Trung Quốc”, CNN cho rằng “Hãy quên Hy Lạp đi. Trung Quốc mới là vấn đề thực sự.”

CASE STUDY N0.457: Chứng khoán Trung Quốc lại giảm bất chấp nỗ lực giải cứu

Chỉ số Shanghai Composite giảm 4 trong 5 phiên vừa qua khi giới thương nhân giảm tỷ lệ đặt cược margin xuống thấp kỷ lục.

Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục giảm trong phiên 7/7 bất chấp những biện pháp hỗ trợ từ Bắc Kinh. Trước khi thị trường mở cửa, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trên website của chính phủ đã tuyên bố Trung Quốc có đủ tự tin và khả năng để giải quyết mọi thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt.

Sau khi đà giảm chững lại trong phiên thứ Hai 6/7, chỉ số CSI300 trên sàn Thượng Hải và Thâm Quyến giảm 2% trong phiên giao dịch buổi chiều thứ Ba 7/7, trong khi Chỉ số Shanghai Composite giảm 1,3% xuống 3.727,13 điểm.

Không giống các thị trường chứng khoán khác – vốn chịu sự thống trị của các nhà quản lý tiền tệ chuyên nghiệp – nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm 85% giao dịch trên thị trường chứng khoán Trung Quốc – một trong những lý do khiến cổ phiếu Trung Quốc biến động mạnh.

CASE STUDY N0.456: Các công ty Trung Quốc đã tìm ra một cách chắc chắn sẽ ngăn chặn được nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu của họ: ngừng giao dịch.

Gần 200 cổ phiếu đã ngừng giao dịch sau khi đóng cửa phiên hôm qua (6/7), khiến tổng số cổ phiếu ngừng giao dịch tăng lên mức 745, tương đương 26% tổng số doanh nghiệp đang niêm yết trên các sàn chứng khoán của Trung Quốc. Hầu hết các cổ phiếu ngừng giao dịch được niêm yết trên sàn Thâm Quyến – sàn giao dịch mà các công ty có giá trị vốn hóa nhỏ hơn chiếm đa số.

CASE STUDY N0.455: Trung Quốc: Những vấn đề của DNNN

Hội nghị lần thứ 5 Ban kiểm tra kỉ luật Trung ương họp trong tháng 2/2015 cho biết năm 2015 sẽ đặt trọng tâm chống tham nhũng vào các doanh nghiệp quốc doanh, bởi vì những tồn tại trong doanh nghiệp quốc doanh cho tới nay vẫn còn nghiêm trọng.