TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0.452: Lời tuyên bố ngày 4 tháng 7

Xin chào mọi người và chào mừng mọi người đến ăn mừng ngày Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ, ngày 4 Tháng 7. Hôm nay chúng ta tưởng niệm ngày 4 Tháng 7 và ý nghĩa của nó cũng như để tự nhắc nhở rằng chúng ta đã may mắn như thế nào khi là người Mỹ.

Trước khi nước Mỹ là một quốc gia, nó là một ước mơ – một ước mơ của nhiều người, từ nhiều quốc gia, qua nhiều thế hệ.

Nó bắt đầu với người Pilgrims (người du hành Công Giáo), những người đã bỏ chạy khỏi Châu Âu để được tự do tôn giáo. Nó tiếp tục qua thế kỷ 17 khi càng ngày càng nhiều người tới một nơi thời đó được gọi là Thế Giới Mới (New World). Trong Thế Giới Mới này, việc bạn đã đến từ đâu không quan trọng, điều quan trọng là bạn đã hướng đến đâu.

Khi ngày càng nhiều người an cư, họ đã bắt đầu tự gọi họ với cái tên mới – người Mỹ (Americans).

Họ cảm thấy mình đã được phù hộ. Mảnh đất họ tới rất rộng và cơ hội thì vô tận.

Cho đến năm 1776, một thế kỷ rưỡi sau khi người Pilgrims đầu tiên đã đến, những con người yêu quý tự do này đã chuẩn bị để thành lập một quốc gia mới.

Và trong ngày 4 Tháng 7 đó họ đã làm điều đó. Họ đã tuyên bố rằng họ được tự do từ sự cai trị của Hoàng Đế Anh. Chúng ta gọi lời tuyên bố này là bản Tuyên Ngôn Độc Lập Nước Mỹ.

“Tại sao chúng ta lại ăn mừng ngày 4 Tháng 7?”

Bởi vì ngày 4 Tháng 7 là ngày sinh nhật của dân tộc Mỹ — cái ngày chúng ta đã chọn để trở thành Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (the United States of America), một quốc gia tự do.

”Tại sao nước Mỹ lại khác với các nước khác?”

Bởi vì vào năm 1776, tất cả các quốc gia hầu hết đều dựa trên tính chất dân tộc, tôn giáo, sắc tộc hoặc địa lý. Nhưng nước Mỹ đã được tạo trên nền tảng của một số lý tưởng. Ngày hôm nay những lý tưởng đó vẫn còn.

”Các lý tưởng đó là gì?”

Ba lý tưởng có thể tóm tắt ý nghĩa của nước Mỹ. Ba lý tưởng đó được khắc lên trên tất cả các đồng xu Mỹ. Đó là “Liberty” (Tự Do), ”In God We Trust” (Tin Vào Thượng Đế) và “E Pluribus Unum” (From many, One – Từ nhiều, Một).

“Liberty” (Tự Do) có nghĩa là chúng ta được tự do để theo đuổi ước mơ riêng và đi đến nơi nào mà sự cần cù và may mắn sẽ đưa đến.

”In God We Trust” (Tin Vào Thượng Đế) có nghĩa là nước Mỹ đã được thành lập trên một tín ngưỡng rằng quyền lợi của chúng ta và tự do của chúng ta được trao cho chúng ta bởi Tạo Hóa. Cho nên không một ai có thể lấy nó đi.

“E Pluribus Unum” (From many, One) trong tiếng Latin có nghĩa là “Từ nhiều, một.” Khác với những nước khác, nước Mỹ được thành lập bởi những người từ tất cả các tôn giáo, chủng tộc, sắc tộc, văn hóa và quốc tịch – và tự coi họ như những người Mỹ, bình đẳng. Cho nên “từ nhiều người chúng ta, trở thành một” – người Mỹ.

Chúng ta ăn mừng sự vĩ đại của nước Mỹ mà không cần bác bỏ những khuyết điểm của cô ấy. Không có một cá nhân nào hoàn hảo, nên không thể nào có một quốc gia hoàn hảo được. Lịch sử chúng ta cũng có nhiều điều xấu hổ. Như nô lệ, một thứ đã có từ thời lập quốc, cũng như đã tồn tại toàn thế giới vào thời đó.

Nhưng cũng đừng quên rằng chúng ta đã có một cuộc nội chiến khủng khiếp, hàng trăm hàng ngàn người Mỹ đã chết, và lý do là để dẹp bỏ nô lệ.

Cũng đừng quên rằng nước Mỹ đã tham gia nhiều cuộc chiến cho tự do của các dân tộc khác nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trong lịch sử. Lịch sử nước Mỹ là một thứ chúng ta có thể tự hào.

Chúc mừng sinh nhật nước Mỹ. Một ngày 4 of July hạnh phúc.

CASE STUDY N0.451: 9 myths about the Greek crisis

The citizens of Greece face a referendum Sunday that could decide the survival of their elected government and the fate of the country in the Eurozone and Europe. Narrowly, they’re voting on whether to accept or reject the terms dictated by their creditors last week. But what’s really at stake? The answers aren’t what you’d think.

I have had a close view of the process, both from the US and Athens, after working for the past four years with Yanis Varoufakis, now the Greek finance minister. I’ve come to realize that there are many myths in circulation about this crisis; here are nine that Americans should see through.

1. The referendum is about the Euro. As soon as Greek Prime Minister Alexis Tsipras announced the referendum, François Hollande, David Cameron, Matteo Renzi, and the German Deputy Chancellor Sigmar Gabriel told the Greeks that a “no” vote would amount to Greece leaving the Euro. Jean-Claude Juncker, President of the European Commission, went further: he said “no” means leaving the European Union. In fact the Greek government has stated many times that – yes or no – it is irrevocably committed to the Union and the Euro. And legally, according to the treaties, Greece cannot be expelled from either. 

2. The IMF has been flexible. IMF Managing Director Christine Lagarde claims that her institution has shown “flexibility” in negotiations with the Greeks. In fact, the IMF has conceded almost nothing over four months: not on taxes, pensions, wages, collective bargaining or the amount of Greece’s debt. Greek chief negotiator Euclid Tsakalatos circulated a briefing on the breakdown that gives details, and concludes: “So what does the Greek government think of the proposed flexibility of the Institutions? It would be a great idea.”

3. The creditors have been generous. Angela Merkel has called the terms offered by the creditors “very generous” to Greece. But in fact the creditors have continued to insist on a crushing austerity program, predicated on a target for a budget surplus that Greece cannot possibly meet, and on the continuation of draconian policies that have already cost the Greeks more than a quarter of their income and plunged the country into depression. Debt restructuring, which is obviously necessary, has also been refused.

4. The European Central Bank has protected Greek financial stability. A central bank is supposed to protect the financial stability of solvent banks. But from early February, the ECB cut off direct financing of Greek banks, instead drip-feeding them expensive liquidity on special “emergency” terms. This promoted a slow run on the banks and paralyzed economic activity. When the negotiations broke down, the ECB capped the assistance, prompting a fast bank run and giving them an excuse to impose capital controls and effectively shut them down. 

5. The Greek government is imperiling its American alliance. This is a particular worry of some US conservatives, who see a leftist government in power and assume it is pro-Russian and anti-NATO. It is true that the Greek Left has historic complaints against the US, notably for CIA support of the military junta that ruled from 1967 to 1974. But in fact, attitudes on the Greek Left have changed, thanks partly to experience with the Germans. This government is pro-American and firmly a member of NATO.

6. Alexis Tsipras called the IMF a “criminal” organization. That was, charitably, an overheated headline slapped by Bloomberg onto a very moderate parliamentary speech, which correctly pointed out that the IMF’s economic and debt projections for Greece back when austerity was first imposed in 2010 were catastrophically optimistic. In fact, every letter from Tsipras to the creditors has been couched in formal and respectful language.

7. The Greek government is playing games. Because Finance Minister Varoufakis knows the economic field of game theory, lazy pundits have for months opined that he is playing “chicken” or “poker” or some other game. In Heraklion two weeks ago, Varoufakis denied this as he has done many times: “We’re not bluffing. We’re not even meta-bluffing.” Indeed there are no hidden cards. The Greek red lines – the points of principle on which this government refuses to budge – on labor rights, against cuts in poverty-level pensions and fire-sale privatizations – have been in plain view from day one.

 8. A “Yes” vote will save Europe. “Yes” would mean more austerity and social destruction, and the government that implements it cannot last long. The one that follows will not be led by Alexis Tsipras and Yanis Varoufakis – the last leaders, perhaps anywhere in Europe, of an authentic pro-European left. If they fall, the anti-Europeans will come next, possibly including ultra-right elements such as the Greek Nazi party, Golden Dawn. And the anti-European fire will spread, to France, the UK and Spain, among other countries.

 9. A “No” vote will destroy Europe. In fact, only the “No” can save Greece – and by saving Greece, save Europe. A “No” means that the Greek people will not bend, that their government will not fall, and that the creditors need, finally, to come to terms with the failures of European policy so far. Negotiations can then resume – or more correctly, proper negotiations can then start. This is vital, if Europe is to be saved. If there ever was a moment when the United States should speak for decency and democratic values – as well as our national interest – it is right now.

 James K. Galbraith holds the Lloyd M. Bentsen Jr. Chair in Government/Business Relations at the Lyndon B. Johnson School of Public Affairs, the University of Texas at Austin. He has followed the Greek drama in Greece, Brussels, Paris and Berlin since January. His most recent book is “The End of Normal: The Great Crisis and the Future of Growth.”

CASE STUDY N0.450: Điều gì xảy ra nếu người Hy Lạp nói “không”?

Người Hy Lạp sẽ bỏ phiếu về việc có chấp nhận đề xuất của các chủ nợ về các biện pháp khắc khổ hay không để đổi lấy gói cứu trợ.

Cử tri đã nhận được thông điệp rõ rằng từ khu vực đồng euro: hãy bỏ phiếu “Có” trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày Chủ nhật 5/7. Nhưng chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras lại đang vận động theo chiều ngược lại.

Tiếp theo là gì?

Kết quả khảo sát cho thấy kết quả rất sít sao và chỉ có một điều chắc chắn về cuộc trưng cầu dân ý là thời điểm: Diễn ra từ 7h sáng đến 7h tối và có thể biết kết quả trước nửa đêm cùng ngày.

Dù thế nào đi nữa, tiếp sau sẽ là các cuộc đàm phán khẩn cấp, kết quả chỉ quyết định bên nào chiếm lợi thế.

Những viễn cảnh dưới đây được đưa ra dựa vào ý kiến của các quan chức đang nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng Hy Lạp, cùng với giới đầu tư và các nhà kinh tế học.

Viễn cảnh 1: “Có” – Và gói cứu trợ thứ 3

Nếu người Hy Lạp nói “Có”, gói cứu trợ thứ 3 sẽ được giải ngân trong vài tuần nếu tất cả các bên đều hướng đến mục tiêu này, mặc dù Hy Lạp có thể cần phải thành lập chính phủ mới cùng thời gian. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý có thể sẽ có trong vài giờ và một số chính trị gia đã nêu ra viễn cảnh về đoàn kết dân tộc, chính phủ thân châu Âu với các bên ủng hộ cuộc bỏ phiếu “Có”.

Các quan chức khu vực đồng euro có thể sẽ nhanh chóng nhóm họp để bàn thảo các bước tiếp theo. Ngay khi đạt được thỏa thuận về nguyên tắc, Hy Lạp sẽ được giải ngân 3,3 tỷ euro (3,7 tỷ USD) – khoản tiền được dành cho gói cứu trợ thứ 2 và sau đó bị loại khỏi bàn đàm phán hôm 30/6.

Viễn cảnh 2: Hy Lạp nói “Không”

Nếu cử tri Hy Lạp làm theo đề xuất của Thủ tướng Alexis Tsipras và bác bỏ các điều khoản cứu trợ, Hy Lạp sẽ chưa ngay lập tức rời khỏi eurozone. Thay vào đó, nước này sẽ phải chịu áp lực tự in đồng tiền riêng trong vòng 3-4 tuần.

Đó là vì các ngân hàng Hy Lạp sẽ sớm mất khả năng đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) về các khoản thế chấp cần thiết để tiếp cận khoản Hỗ trợ Thanh khoản Khẩn cấp (ELA) và chính phủ Hy Lạp sẽ cạn tiền mặt để thanh toán các hóa đơn và trả lương cho người lao động.

ECB sẽ ngay lập tức rút bỏ mọi hỗ trợ?

Không nhất thiết phải như vậy. ECB có thể sẽ không rút bỏ mọi hỗ trợ ngay lập tức. Thay vào đó, cơ quan giám sát của ECB sẽ quyết định phương thức định giá tài sản của chính phủ Hy Lạp theo bảng cân đối cân đối kế toán của các ngân hàng Hy Lạp. Trong khi đó, cơ quan chính sách tiền tệ của ECB sẽ xem xét liệu có nên phản đối tài sản thế chấp mà các định chế cho vay đưa ra để được tiếp cận ELA từ Ngân hàng trung ương Hy Lạp hay không.

Sau đó, các ngân hàng sẽ đối mặt với việc phải cung cấp thêm tài sản thế chấp. Cơ quan giám sát ECB và việc xem xét lại ELA có thể cho thấy các ngân hàng Hy Lạp rơi vào tình trạng vỡ nợ và Hy Lạp sẽ không thể sử dụng đồng euro để làm chỗ dựa nữa.

Hy Lạp cũng sẽ phải đối mặt với một loạt thử thách tài chính, kể cả tái cấp vốn và thanh toán các khoản vay. Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 20/7 khi Hy Lạp cần phải thanh toán 3,5 tỷ euro trái phiếu mà ECB đang nắm giữ.

Các luật sư sẽ xử lý như thế nào?

Ngay khi Hy Lạp tái phát hành đồng tiền riêng, các thủ tục pháp lý cần phải được hoàn thiện. Mọi hợp đồng đã ký bằng đồng euro sẽ đều phải được xem xét. Một vài thủ tục pháp lý cần phải được thực hiện để đưa Hy Lạp ra khỏi eurozone hoặc ít nhất là tạm ngừng tư cách thành viên.

Điều gì sẽ xảy ra khi đồng drachma trở lại?

Bất kỳ đồng tiền mới này đều bắt đầu với mức khấu hao lớn so với đồng euro. Giới phân tích cho rằng sức mua người Hy Lạp sẽ giảm 30-40% khi nước này thay thế đồng euro.

Sau khi phát hành, giá trị của  đồng drachma có thể giảm hơn nữa khi giá cả và lạm phát tăng. Nếu Hy Lạp may mắn, đồng tiền mới có thể đạt được trạng thái cân bằng sau vài tháng nhờ vào tiền tiết kiệm và chi phí du lịch.

Kinh tế Hy Lạp cũng có thể rơi tự do. Ở điểm này, Hy Lạp có thể cần đến một gói cứu trợ khác khi mọi chuyện ngày một xấu hơn. 

CASE STUDY N0.449: Điều gì làm nước Mỹ khác biệt?

Điều gì làm cho nước Mỹ khác biệt? Có rất nhiều câu trả lời, nhưng tôi sẽ bắt đầu với một thứ bạn có thể sẽ không nghĩ đến.

Đa số người nghĩ rằng nước Mỹ chỉ chuyên về sự thành công. Tôi thì có một cái nhìn khác. Tôi nghĩ nước Mỹ chuyên về sự thất bại. Đa số người trong thế giới không có cơ hội để thất bại. Nhưng người Mỹ thì coi đó là một cái gì đó bình thường.

Chỉ có người Mỹ mới nói: ”Nếu bạn không thành công trong lần đầu tiên, hãy thử lại lần nữa.”

Thậm chí, đã có một nghiên cứu hàn lâm để chứng minh điều này. Dựa theo một nghiên cứu bởi Trường Kinh Doanh Harvard của giáo sư Steven Rogers, đa số các nhà khởi nghiệp đã thất bại bốn lần trước khi họ thành công.

Thành công tốn rất nhiều thời gian, công sức, sự may mắn và nhiều yếu tố khác nữa. Nhưng để thành công bạn phải có cơ hội để thất bại – và bạn phải chịu trách nhiệm khi điều đó xảy ra. Tôi rất yêu điều đó về người Mỹ. Điều đáng học nhất là họ không đổ lỗi cho người khác, họ lấy những sai lầm đó làm bài học và làm tốt hơn trong lần sau. Và ở Mỹ luôn luôn, gần như có lần sau.

Không ở một nơi nào khác bạn có sự tự do để chấp nhập những rủi ro trong khởi nghiệp. Hãy nói chuyện với một người kinh doanh nhỏ ở Đức hoặc Brazil và bạn sẽ hiểu tôi nói gì. Từ góc nhìn của một người nước ngoài, tôi chỉ có thể ngưỡng mộ điều này. Và tôi không phải là người duy nhất.

Hãy nhìn những Tổng Giám Đốc của một công ty hàng đầu ở Thung Lũng Silicon. Bạn sẽ thấy tên của những nhà khởi nghiệp từ khắp nơi trên thế giới — Ấn Độ, Pakistan, Nga, Israel – bất cứ quốc gia nào bạn có thể nêu ra.

Tại sao họ lại đến Mỹ để sáng tạo? Bởi vì ở đây có nhiều tiền? Đúng, đương nhiên, nhưng chỉ đúng một phần. Cũng có nhiều nơi khác có nhiều tiền như thành phố London, Berlin và Tokyo nữa. Họ đến Mỹ bởi vì nước Mỹ cho họ cơ hội để thất bại… và cũng là cơ hội tốt nhất trên thế giới để thành công.

Và cả thế giới có thể cảm ơn sự may mắn cho sự thành công của nước Mỹ. Mỹ không chỉ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ cũng là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Và nền kinh tế toàn cầu dựa vào khả năng để được bán trong thị trường Mỹ.

Sự cao thượng của nước Mỹ

Cũng là lẽ tự nhiên nếu người Mỹ muốn giữ riêng sự thịnh vượng này cho riêng họ. Nhưng họ đã không làm vậy. Thậm chí, họ đã làm điều ngược lại.

Nước Mỹ đã là một trong những nước hy sinh nhiều nhất trong lịch sử — đó cũng là một điều khiến nước Mỹ khác biệt. Có một quốc gia nào đấu tranh cho tự do cho những nước khác chưa? Ở Châu Âu trong hai thế chiến, ở bán đảo Hàn Quốc, ở Việt Nam và ở Iraq. Trong tất cả các cuộc chiến đó, nước Mỹ đã có lợi kinh tế rất ít hoặc không được lợi gì.

Bất cứ lúc nào có một thảm họa nhân đạo ở bất cứ nơi nào trên thế giới — ở Haiti sau cơn đại bão, ở Indonesia sau cơn tsunami – ai là người đầu tiên chạy đến để cứu trợ? Cho dù thảm họa xảy ra ở trong hay ngoài nước, người Mỹ luôn huy động hàng triệu đô, gần như ngay lập lức, để gửi lương thực, quần áo và trợ cấp đến những người đang gặp nạn họ không biết và sẽ không bao giờ gặp. Có dân tộc nào trên thế giới làm như vậy không?

Lo lắng về nước Mỹ

Tôi yêu nước Mỹ vì sự khác biệt của cô ấy. Điều khiến cho tôi lo nhất về nước Mỹ là việc cô ấy đang cố gắng để giống như những quốc gia khác.

Tôi rất lo lắng khi nhìn thấy quá nhiều người Mỹ bị thu hút bởi những lý tưởng của Châu Âu. Đó là thế giới cũ kỹ. Thế giới đó đã cũ dù ở năm 1776, khi nước Mỹ đã rách ra từ nó (giành độc lập từ Đế Chế Anh). Tại sao nước Mỹ lại muốn đi ngược lại với Cách Mạng Mỹ của cô ấy chứ? Tại sao người Mỹ lại muốn đi theo mô hình kinh tế và xã hội của một châu lục mà họ có thể thấy rằng đang thất bại trên mặt kinh tế và xã hội? Người Mỹ rất muốn bắt chước nước Pháp lắm sao? Hay là Hy Lạp?

Tôi rất lo lắng khi nhìn thấy quá nhiều người Mỹ đổi lỗi cho những yếu tố ngoài cho sự khó khăn của họ thay vì chấp nhận trách nhiệm và tìm cách phát triển bản thân mình.

Tôi rất lo lắng khi nhìn thấy các trường học Mỹ đang hạ thấp lịch sử oai hùng của nước Mỹ.

Tôi rất lo lắng khi nhìn thấy sự tăng trưởng của mức nợ công của Mỹ và việc chính phủ ngày càng bành trướng trong khi Quân Lực Mỹ và tự do bị thu hẹp.

Tôi rất lo lắng vì một nước Mỹ yếu đuối, tự hoài nghi là một điều tồi tệ cho tất cả mọi người ở mọi nơi yêu quý tự do.

Nhưng những sự lo lắng này sẽ không tồn tại dài lâu. Bởi vì mỗi lần tôi đến nước Mỹ tôi gặp một dân tộc tự tin, thích cạnh tranh, dũng cảm, chung thủy, lý tưởng, sáng tạo, truyền cảm, độ lượng và lạc quan.

Nước Mỹ là một nước không giống bất cứ một nơi nào trên thế giới. Tôi cầu nguyện rằng nó sẽ mãi như vậy.

 

CASE STUDY N0.447: Hy Lạp: Một Liên Xô thứ 2?

Nếu người dân Hy Lạp bỏ phiếu chống các điều kiện của chủ nợ để đổi lấy viện trợ vào ngày 5/7, quốc gia này có thể sẽ giống Liên bang Xô viết cũ vào năm 1991.

Không có 2 nền kinh tế nào là hoàn toàn giống nhau và các chuyên gia cũng không cho rằng khủng hoảng kinh tế tại Hy Lạp cùng Liên Xô cũ là tương tự. Nhưng kết quả cuối cùng của 2 nền kinh tế này là khá giống nhau: một chính phủ không thể trả tiền cho các dịch vụ công cộng và ích lợi xã hội, không thể cung cấp việc làm tối thiểu cho đa số người dân và bị từ chối tiếp cận các nguồn vốn nước ngoài.

Nền kinh tế Hy Lạp đang khủng hoảng nặng còn kinh tế Liên Xô suy giảm 5% vào năm 1990, và cả 2 đều không thể tiếp cận được dòng vốn quốc tế. Sau khi lỡ hẹn thanh toán 1,8 tỷ USD cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các ngân hàng Châu Âu đã từ chối cấp thêm tiền cho chính quyền Athens. Hậu quả là tất cả các ngân hàng tại đây phải đóng cửa từ ngày 29/6 và mới đây chỉ mở cửa trở lại cho một bộ phận người cao tuổi.

 Chính phủ Liên Xô đã cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách in thêm tiền để duy trì mức sống của người dân. Kết quả là thu nhập danh nghĩa bình quân đầu người của người dân đã tăng hơn 2 lần trong quý III/1991 so với cùng kỳ năm trước nhưng lạm phát tăng chóng mặt và đồng tiền mất giá mạnh.