LEARNING BY DOING IS MUCH BETTER THAN LEARNING BY LEARNING
CASE STUDY N0.444: Hy Lạp nên rời khỏi Eurozone
Đã đến lúc để đặt một dấu chấm hết cho điều không tưởng này. Nếu không Hy Lạp sẽ phải chịu cảnh thắt lưng buộc bụng vô tận, và một sự suy thoái không có dấu hiệu kết thúc
Đôi khi, đồng tiền chung euro rõ ràng là một phát kiến sai lầm kinh khủng. Châu Âu chưa bao giờ có một điều kiện tiên quyết cho một đồng tiền đơn nhất hoàn hảo. Một ví dụ ở Mỹ cho thấy, các loại liên minh tài chính và liên ngân hàng đảm bảo rằng khi bong bóng nhà đất vỡ ở Florida, Washington tự có cơ chế bảo vệ cao độ chống lại bất kỳ một mối đe dọa đến hệ thống chăm sóc y tế hay là các khoản tiền gửi ngân hàng của họ.
Tuy nhiên, rời khỏi liên minh tiền tệ là một quyết định khó khăn và đáng sợ hơn cả việc chưa bao giờ gia nhập. Cho đến hiện nay ngay cả nền kinh tế rắc rối nhất lục địa cũng phải một lần nữa chùn bước trước bờ vực. Hết lần này đến lần khác, Chính phủ đã phải phục tùng các chủ nợ bằng các khoản thắt lưng buộc bụng hà khắc, trong khi Ngân hàng Trung Ương châu Âu đã ra tay kiềm chế khủng hoảng thị trường.
Tuy nhiên, tình thế ở Hy Lạp hiện nay đã đạt đến độ không còn đường quay đầu. Các ngân hàng Hy Lạp đều đang tạm thời đóng cửa, Chính phủ thi hành các biện pháp kiểm soát vốn bằng cách giới hạn dòng vốn chảy ra khỏi Hy Lạp. Rất có vẻ là Chính phủ sẽ phải sớm bắt đầu việc trả lương trợ cấp và lương đến kỳ. Tuần tới, quốc gia này sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để xem liệu có nên đáp ứng yêu cầu của “troika” – tổ chức đại diện cho quyền lợi của chủ nợ – tất nhiên sẽ thắt chặt hơn nữa.
Hy Lạp nên bỏ phiếu nghịch, và Chính phủ nên ở thế sẵn sàng nếu cần thiết sẽ phải rời bỏ đồng tiền euro.
Để hiểu lý do tại sao, chúng ta phải nhận ra rằng, phần lớn (dù không phải là tất cả) những gì chúng ta nghe được về sự hoang phí, vô trách nhiệm của chính phủ Hy Lạp là sai. Đúng là trong giai đoạn cuối những năm 2000 chính phủ Hy Lạp đã chi trả vượt quá khả năng của mình. Nhưng kể từ đó, nước này đã nhiều lần cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Số lượng viên chức chính phủ đã giảm hơn 25%, và trợ cấp lương (khoản chi quả thực đã quá hào phóng) cũng được cắt giảm mạnh. Nếu cộng dồn tất cả các biện pháp tài khóa thắt chặt, chúng quá đủ để loại bỏ thâm hụt ban đầu và thậm chí ngân sách của Hy Lạp sẽ đạt thặng dư lớn.
Vậy, tại sao lại có chuyện này xảy ra? Bởi lẽ nền kinh tế Hy Lạp sụp đổ, phần lớn là kết quả của một loạt các biện pháp thắt lưng buộc bụng, kéo theo các khoản lợi tức cũng giảm theo.
Chính sách thắt lưng buộc bụng chỉ thành công ở những nước có thể kiềm chế thâm hụt ngân sách mà không cần rơi vào một trạng thái suy thoái. Có thể kể đến ví dụ Canada trong những năm 1990, và quan trọng hơn là ví dụ về Iceland gần đây. Tuy nhiên, Hy Lạp không có đồng tiền riêng, do đó họ không có quyền lựa chọn như vậy.
Nhưng có phải “Grexit”- việc Hy Lạp rời khỏi eurozone là đúng? Grexit luôn tiềm ẩn một sự hỗn loạn tài chính, hệ thống ngân hàng bị gián đoạn bởi tình trạng rút tiền trong hoảng loạn, cùng với đó là các doanh nghiệp lúng túng bởi rắc rối từ các ngân hàng và sự không chắc chắn về tình trạng pháp lý của các khoản nợ. Đó là lý do tại sao chính phủ Hy Lạp liên tục đáp ứng các yêu cầu thắt lưng buộc bụng hà khắc, và lý do tại sao ngay cả liên minh cánh tả cầm quyền – Đảng Syriza cũng sẵn lòng đáp ứng các biện pháp này. Trên thực tế, họ đề nghị sẽ không có thêm một chính sách thắt lưng buộc bụng nào nữa.
Tuy nhiên bên phía Troika cho rằng họ không có yêu cầu như vậy. Đừng quá lạc vào tiểu tiết mà quên đi rằng việc từ chối các yêu sách này không khác mấy với những chính sách Hy Lạp đã thực hiện trong 5 năm qua.
Đây là đề nghị mà ông Tspira không thể chấp nhận vì nó sẽ ảnh hưởng đến cái ghế thủ tướng mà ông đang nắm giữ. Mục đích của đề nghị này là đá ông ra khỏi văn phòng thủ tướng nếu trước sức ép của các chủ nợ và người dân Hy Lạp sẽ bỏ phiếu thuận trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới.
Nhưng họ không thể làm như vậy, bởi ba lý do. Thứ nhất, chúng ta đều biết rằng, mọi biện pháp thắt chặt hà khắc đều có một kết cục tang tóc: sau 5 năm Hy Lạp đã ở trong tình trạng tồi tệ hơn bao giờ hết. Thứ hai, có vẻ là hầu hết những dè dặt rằng việc Hy Lạp rời khỏi eurozone gây ra rối loạn thì đều đã thực sự xảy ra rồi. Với những ngân hàng đóng cửa và biện pháp kiểm soát vốn được áp đặt. Chẳng còn thứ gì có thể bị phá hủy hơn nữa.
Cuối cùng, một khi Hy Lạp chấp nhận yêu sách cuối cùng của phía Troika có nghĩa là chính thức chấp nhận từ bỏ sự giả tạo độc lập. Đừng hiểu những yêu cầu mà các quan chức phía Troika đưa ra là lời giải thích từ phía các chuyên gia cho người Hy Lạp không biết phải làm gì. Những người mà ta tưởng là chuyên gia đó thực chất chỉ là những kẻ amateur rất coi thường kiến thức kinh tế vĩ mô và đã từng đi những bước đi sai lầm. Nhưng các chủ nợ không cần biết phân tích đúng hay sai, họ chỉ biết họ có quyền lực đối với Hy Lạp chừng nào Hy Lạp còn sử dụng đồng tiền euro.
Như vậy, đã đến lúc để đặt một dấu chấm hết cho điều không tưởng này. Nếu không Hy Lạp sẽ phải chịu cảnh thắt lưng buộc bụng vô tận, và một sự suy thoái không có dấu hiệu kết thúc.
CASE STUDY N0.443: 2.400 tỷ USD “bốc hơi” khỏi TTCK Trung Quốc
CASE STUDY N0.442: Kỳ lạ hệ thống chỉ tiêu kinh tế – xã hội
Tại hội thảo mới đây của Ban Kinh tế Trung ương, sự kỳ lạ của hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội được Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ chỉ ra từ những thừa thiếu khấp khểnh, còn GS. Ngô Thắng Lợi (Đại học Kinh tế Quốc dân) khái quát về sự kỳ lạ đó là “vạch ra để đấy”.
“Trong khi có nhiều chỉ tiêu thể hiện sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào sản xuất kinh doanh và quá nhiều chỉ tiêu mang tính phân tích, đánh giá, thì lại thiếu nhiều chỉ tiêu phản ánh thành quả phát triển”, ông Vương Đình Huệ nói.
CASE STUDY N0.441: Thị trường chứng khoán với màu sắc Trung Quốc
HômThứ Sáu 26, chỉ nội một ngày mà Chỉ số Phức hợp của thị trường Thượng Hải, là Shanghai Composite Index sụt 7,4%, tức là mất 19% từ đỉnh cao ngày 12 Tháng Sáu. Hai sàn giao dịch cũng giảm tương tự là Thẩm Quyến mất 20% và ChiNext mất 27% so với đỉnh điểm vào đầu Tháng Sáu. Qua ngày Thứ Bảy 27, Ngân hàng Trung ương của Bắc Kinh đột ngột cắt lãi suất tài trợ 25 điểm cơ bản, tức là 0,25%, và hạ mức dự trữ pháp định xuống chỉ còn 2%. Vậy mà đến ngày Thứ Hai 29, các thị trường chứng khoán xứ này vẫn mất giá, tổng cộng là hơn một phần năm so với đỉnh cao của họ. Giới giao dịch cổ phiếu cho là thị trường chứng khoán Trung Quốc bắt đầu trào lưu sụt giá mà họ gọi là “bear market”, thị trường ủ rũ tựa con gấu. Qua ngày Thứ Ba 30 thì các chỉ số đã tăng chút đỉnh, nhưng có thể là sẽ còn bị nhiều dao động trong thời gian tới. Vì vậy, xin ông phân tích cho thính giả của chúng ta những đặc điểm đáng chú ý của thị trường này và nếu có thể thì đưa ra vài tiến báo về chiều hướng tương lai.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi xin được nói ngay là chúng ta đang bước vào một thị trường chẳng giống ai, xin gọi đó là “thị trường chứng khoán với màu sắc Trung Quốc”. Đặc tính đó là Bắc Kinh đánh cá về kinh tế với đồng tiền của người dân.
CASE STUDY N0.440: 9 điều cần biết về vụ vỡ nợ của Hy Lạp
2. Không trả nợ đúng hạn cho IMF có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hy Lạp sẽ ngay lập tức mất khả năng tiếp cận nguồn vốn của IMF. Tồi tệ hơn, nếu vấn đề không được giải quyết nhanh chóng, Hy Lạp sẽ mất quyền biểu quyết về thậm chí bị “đá” ra khỏi IMF.
3. Hạn chót dành cho Hy Lạp là 6h chiều ngày 30/6 (cho phép muộn hơn một ít phút) theo giờ Washington (11h tối theo giờ London và là 1h sáng 1/7 theo giờ Athens).
4. Một số chuyên gia phân tích lập luận rằng vì IMF sử dụng thuật ngữ “rơi vào tình trạng khất nợ” cho các thành viên không trả được nợ, Hy Lạp chưa vỡ nợ. Tuy nhiên, sự thực là các quan chức IMF coi thuật ngữ nói trên tương đương với vỡ nợ.
5. Khoản nợ 1,8 tỷ USD của Hy Lạp là lớn nhất từ trước đến nay và Hy Lạp cũng là con nợ lớn nhất của IMF. Tổng cộng Hy Lạp còn nợ IMF 39 tỷ USD (chỉ tính riêng gốc). 6 tháng cuối năm Hy Lạp còn phải trả 5,5 tỷ USD.
6. IMF không đàm phán lại về lịch trình trả nợ với các nước thành viên. Chính sách này đã có từ khi IMF ra đời. Khi Hy Lạp đưa ra chủ đề thay đổi lịch trình hồi tháng 4, Giám đốc Lagarde đã từ chối.
“Đã 30 năm nay IMF không hoãn thời hạn trả nợ cho bất kỳ nước nào”, bà đã nói như vậy trước báo giới.
7. Tuy nhiên trong luật lệ của IMF vẫn có Điều luật thỏa thuận, trong đó cho phép các nước thành viên hoãn trả nợ.
Điều 5, khoản 7 của Luật này quy định theo yêu cầu của thành viên IMF có thể hoãn thời hạn trả nợ cho thành viên đó, nhưng không vượt quá tối đa là 5 năm, trừ khi quỹ có quyết định riêng và quyết định đó phải có được 70% số phiếu ủng hộ.
Tuy nhiên, vấn đề của Hy Lạp nằm ở chỗ nước này đã được gia hạn thêm 5 năm từ năm 1982. Khi đó cả Guyana và Nicaragua cũng được gia hạn. Thậm chí điều khoản 70% số phiếu chưa từng được sử dụng.
8. IMF cũng đã sử dụng một số ưu đãi cho Hy Lạp. Khoản nợ 1,8 tỷ USD vừa đáo hạn là kết quả của “thủ đoạn nhồi nhét” tất cả các thời hạn trả nợ vào cuối tháng 6. Chiến thuật này từng được Zambia áp dụng trong những năm 1980.
9. Tuy nhiên một số nước đang phát triển cho rằng IMF đã dành cho Hy Lạp quá nhiều ưu đãi bằng cách cho phép Hy Lạp nợ nhiều hơn so với các nước ở ngoài eurozone.
Đây là điều khá quan trọng. Quỹ này đang nỗ lực làm hài lòng các thành viên như Brazil và Trung Quốc. Năm 2010 IMF đã thất bại trong nỗ lực cải cách quy trình bỏ phiếu nhằm trao cho Brazil và Trung Quốc nhiều quyền hơn. Tuy nhiên nỗ lực cải cách này bị mắc kẹt ở Quốc hội Mỹ.
Bất kỳ ưu đãi nào dành cho Hy Lạp chắc chắn sẽ khiến các nền kinh tế mới nổi giận dữ. Sự kiện này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của IMF.
CASE STUDY N0.439: NỢ XẤU VS BĐS VS DPRR VS LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG
PS: CHỈ CÓ 1 OPTION: MUỐN GIẢM NỢ XẤU THÌ PHẢI PHÁT MÃI BĐS THẾ CHẤP??
1-Để kiểm soát được nợ xấu cũng như đạt mục tiêu kéo nợ xấu về ngưỡng 3% cuối năm nay, các nhà băng đang từng bước đẩy mạnh bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Vì thế, khoản chi phí dự phòng rủi ro sẽ tăng vọt, ảnh hưởng đến lợi nhuận.
2-Nợ xấu đã và sẽ bán cho VAMC:
-Vietcombank sẽ bán khoảng 1.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong năm 2015;
– BIDV sẽ tiếp tục bán khoảng 8.000 tỷ đồng, sau khi đã bán hơn 6.000 tỷ đồng cho VAMC trong năm 2014.
– Sacombank, năm 2014, Ngân hàng đã bán nợ cho VAMC với giá trị đáng kể, đổi lấy 4.349 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt của VAMC (dư nợ gốc là 4.984 tỷ đồng). Giá trị nợ xấu đã bán cho VAMC của Sacombank cao hơn so với mức ước tính của nhà băng này trước đây là 2.871 tỷ đồng.
– Tuy nhiên, với kế hoạch sáp nhập thêm SouthernBank dự kiến sẽ được NHNN thông qua trong quý III và việc sáp nhập sẽ được hoàn tất trong quý IV năm nay, lượng nợ xấu từ SouthernBank buộc Sacombank sau sáp nhập phải xử lý là rất lớn:Do tổng nợ xấu của SouthernBank hiện nay khá lớn, chiếm gần 6% tổng dư nợ, nên khối lượng nợ xấu Sacombank phải bán cho VAMC có thể cao gấp đôi, thập chí gấp 3 năm ngoái.
-Năm 2014, ACB đã bán 1.043 tỷ đồng cho VAMC và nhận lại trái phiếu đặc biệt ở mức 970 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu của ACB xuống dưới 2,2% và không thuộc diện bắt buộc bán nợ cho VAMC. Tuy nhiên, theo lãnh đạo ACB, để chủ động trong việc xử lý nợ, ACB vẫn đăng ký bán xấp xỉ 1.000 tỷ đồng nợ trong năm 2015 cho VAMC.
-DongA Bank sẽ bán 7.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong 6 tháng đầu năm 2015;
–ABBank cũng cho hay, Ngân hàng đã bán vài trăm tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong 2 quý đầu năm:Đến hết tháng 5/2015, tỷ lệ nợ xấu của ABBank tiếp tục được kiểm soát tốt ở mức 3% tổng dư nợ.
-Theo chỉ tiêu được giao, tổng số nợ xấu Saigonbank phải bán cho VAMC trong năm 2015 là 500 tỷ đồng. Nợ xấu Saigonbank đến cuối năm 2014 ở mức dưới 5%.
3- Theo kế hoạch, năm 2015, VAMC mua khoảng 80.000 tỷ đồng nợ xấu, nâng tổng số nợ xấu VAMC mua lên khoảng 200.000 tỷ đồng.
4-Theo đánh giá của TS Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM, muốn xử lý được nợ xấu, trước hết phải “gỡ” khó cho khâu phát mãi tài sản,nhất là BĐS (Hiện chiếm khoảng 90% tổng nợ xấu). Đây mới là mấu chốt cho việc đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu. Vì thực tế hiện nay cho thấy, việc đốc thúc NHTM đẩy mạnh bán nợ xấu cho VAMC chỉ mới gom được nợ xấu về một mối, nhưng vẫn khó tìm đầu ra cho nợ xấu.