TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0: 295: LẠM PHÁT VS TĂNG TRƯỞNG: ‘Bóng ma’ lạm phát và nỗi ám ảnh tỷ giá

Kinh tế Việt Nam năm 2015 sẽ ổn định ở mức 6,1-6,3%. Nhưng nếu theo đuổi một chính sách dễ dãi, lạm phát sẽ nhích lên và phá vỡ ổn định kinh tế vĩ mô vào năm 2016.

Đó là vừa là dự báo, cũng vừa là khuyến cáo của TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Kinh tế Hà Nội sáng 28/5.

CASE STUDY N0: 291: 6 “nút thắt cổ chai” đang bóp nghẹt nền kinh tế Trung Quốc

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại – các số liệu thực tế đã chỉ ra rất rõ ràng. Nhưng để xây dựng một nền kinh tế lành mạnh, rất nhiều trở ngại lớn mà Trung Quốc đang phải đối mặt không phải lúc nào cũng dễ nhận biết. Một chuyên gia kinh tế nổi tiếng người Trung Quốc đang sinh sống tại Hoa Kỳ đã xác định 6 vấn đề có thể chấm dứt sự tăng trưởng kinh tế của nước này.

 

CASE STUDY N0: 290: Ma trận thông tin bất động sản

 

PS: NÃO NGƯỜI VỐN VỪA “NHẸ DẠ” VỪA “CẢ TIN”!

( FYI: http://luathoc.cafeluat.com/threads/nghien-cuu-chung-minh-nao-bo-rat-nhe-da-ca-tin.581638/)

1-Các phân tích, đánh giá của hai công ty Savills và CBRE : chủ yếu dựa vào thống kê các con số công bố của các chủ đầu tư.

2-Ngay số liệu công bố của các công ty này cũng vênh nhau khá nhiều:

-Lấy ví dụ, cách đây không lâu, theo dự báo của Cty tư vấn BĐS Savills đến năm 2017, thị trường TP HCM sẽ tiếp nhận 70.100 căn hộ từ 102 dự án tương lai cũng như hiện hữu; trong đó khoảng 29% số căn hộ trong tuơng lai dự kiến sẽ hoàn thành trong khoảng 2015 – 2016.

– Trước đó, CBRE, cho rằng, đến năm 2017 toàn thị trường TP HCM sẽ chào đón nguồn cung lớn khoảng 76.400 căn từ 115 dự án sẽ hoàn thành.

3-Quan trọng hơn, các Cty này cũng không hoàn toàn là các đơn vị nghiên cứu thị trường độc lập, họ còn là các nhà phân phối sản phẩm và quản lý các dự án BĐS

CASE STUDY N0: 289: Bộ Tài chính: Nới tỷ giá không làm tăng nợ công

Lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định, dù room tỷ giá nới thêm 1% thì cũng không làm tăng gánh nặng nợ công.

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, nợ công đang dần tiến tới sát ngưỡng trần 65%GDP, nhưng đợt điều chỉnh tăng tỷ giá thêm 1% ngày 7/5 vừa qua của Ngân hàng Nhà nước không làm tăng nợ công quốc gia.

Giải thích cụ thể hơn tại cuộc họp chiều 14/5, ông Trương Hùng Long – Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho hay, hiện 46% cơ cấu nợ Chính phủ là ngoại tệ, trong đó một nửa là vay bằng đồng USD, một nửa là bằng các đồng ngoại tệ khác. Chính sách tỷ giá của Việt Nam hiện “neo” theo đồng USD và các đồng tiền khác theo tỷ giá chéo của USD.

Dù USD tăng giá so với VND khi Việt Nam nới room tỷ giá thêm 1%, nhưng lại giảm giá so với nhiều đồng tiền khác. “Tính tổng phần tăng từ USD so với VND và phần giảm ở các khoản nợ trả bằng USD và các ngoại tệ khác tính tỷ giá chéo qua USD thì tương đương nhau. Vì thế, dù Ngân hàng Nhà nước có điều chỉnh tỷ giá tăng thêm 1% thì cũng không làm tăng nợ công” – ông Trương Hùng Long khẳng định.