TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0: 286 : Chiến lược tỷ giá của Việt Nam có “ngược đời”?

ANTT.VN – “Tỷ giá chính là yếu huyệt cạnh tranh của mỗi nền kinh tế. Nhìn trên bình diện hội nhập và thương mại quốc tế, rất ít nước muốn có đồng tiền mạnh. Các quốc gia muốn cạnh tranh, muốn cải thiện kinh tế chỉ muốn một đồng tiền yếu. Đồng tiền càng yếu thì càng có lợi cho hoạt động kinh doanh trong nước và cả xuất khẩu”.

CASE STUDY N0: 285: Thương mại Việt – Trung: Đi tìm con số thực

20 tỉ đô la Mỹ là bao nhiêu?

Nếu quả thực có con số chênh lệch 20 tỉ đô la Mỹ như Viện Kinh tế Việt Nam đã đưa ra thì mức nhập khẩu “bổ sung” từ Trung Quốc này gần bằng xuất siêu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (22,3 tỉ đô la Mỹ), hơn xuất siêu sang EU (18,9 tỉ đô la Mỹ) trong năm 2014 (theo Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại năm 2014 và kế hoạch năm 2015 của Bộ Công Thương). Và để cân đối con số nhập khẩu này thì cũng không lấy đâu ra hàng để xuất bù. 20 tỉ đô la Mỹ hàng hóa là đánh đổi gần hết những gạo, cà phê, cao su, cá chọn, tôm ngon… bán ra toàn cầu (năm 2014 ta xuất khẩu 22,2 tỉ đô la Mỹ). Có moi móc tài nguyên đang cạn kiệt cũng không bõ bèn (năm 2014 ta xuất 8,8 tỉ đô la Mỹ). Cũng không thể bù 20 tỉ đô la Mỹ bằng hàng công nghiệp chế biến vì hầu hết do nước ngoài vào thuê lắp ráp hay ta gia công cho ngoài nước.

Chỉ cần quá giang sang các trung tâm thương mại, điểm tập kết, cầu cảng bên kia biên giới với Trung Quốc là thấy ngay các kho hàng ngồn ngộn, lúc nào cũng sẵn sàng đổ bộ… lậu vào ta. 20 tỉ đô la Mỹ chênh lệch hàng hóa từ Trung Quốc, để đưa sang Việt Nam, cũng phải bằng khoang tàu đầy, thùng xe lớn chứ không chỉ là tay xách, nách mang, túi đựng, lưng thồ.

Nếu con số chênh lệch 20 tỉ đô la Mỹ là sự thật thì Việt Nam sẽ càng chìm đắm trong nhập siêu, rất nguy hại. Song nếu cho rằng con số này không đúng mà không tự mình rà soát lại từ phương pháp thống kê đến công tác chống buôn lậu, cứ theo báo cáo của mình mà bình chân như vại thì còn nguy hại hơn.

CASE STUDY N0: 283: VND: ĐỊNH GIÁ vs HỆ LỤY

Theo báo cáo của VERP, đồng Việt Nam có xu hướng lên giá trong giai đoạn 2011- 2014 và đang được định giá cao 7-11%. Điều này đã ảnh hưởng đến rất nhiều ngành sử dụng đầu vào trong nước.

CASE STUDY N0: 282: NGÂN SÁCH vs OPM: Cứ “xuê xoa” mãi sao?

Với con số đề nghị quyết toán là thu ở mức 816.000 tỷ đồng và quyết toán thực thu là 1.084.064 tỷ đồng, tăng 52%; chi 976.000 tỷ đồng và quyết toán là 1.277.710 tỷ đồng.

“Dự toán và thực tế lệch nhau quá lớn. Vậy dự toán thế nào đây. Phải chăng có tình trạng khi dự toán thì thấp để được cấp ngân sách”, ông Lịch đặt câu hỏi.

CASE STUDY N0: 281: Đại gia Việt đua nhau cứu giá, ai cao tay hơn?

PS: MUỐN CÂU ĐÀN CÁ PHẢI TỐN MỒI NGON!?

Theo “lịch sử” của thị trường chứng khoán, tháng 5 là khoảng thời gian thăng trầm nhất  của các chỉ số. Tháng 5/2015 cũng vậy. VN-Index liên tục đi xuống khiến cổ phiếu của nhiều đại gia rớt mạnh. HAG là một trong cổ phiếu giảm khá sâu khi rơi xuống “đáy” của 2 năm. FLC thậm chí giao dịch dưới mệnh giá. TH1 giao dịch ảm đạm,… Để “cứu giá” cổ phiếu, không ít đại gia đăng ký mua vào cổ phiếu.