TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0: 213: XỬ LÝ NỢ XẤU KIỂU VIỆT NAM

1-Về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, theo nghiên cứu của CIEM mà ông Tú trình bày, hiện VN đang xử lý nợ xấu bằng cách “đẩy nợ xấu vào kho Công ty Quản lý Tài sản VAMC”. Khi VAMC mua nợ xấu, ông Tú Anh cho rằng các ngân hàng vẫn bị “bào mòn” bằng yêu cầu trích lập dự phòng tài chính.

2-Với cách xử lý này, các chi phí xử lý nợ xấu sẽ đẩy lên vai người gửi tiền và người đi vay: “Người gửi thì phải chịu lãi thấp, người vay tiền thì phải chịu lãi suất cho vay cao hơn”;

CASE STUDY N0: 212: NÔNG NGHIỆP THỜI HỘI NHẬP: Món nợ 5000 tỷ của bầu Đức sắp đến ngày đáo hạn

1-Các khoản nợ phải trả cũng tăng thêm hàng nghìn tỷ đồng, nợ ngắn hạn tăng 2.639 tỷ đồng, nợ dài hạn tăng thêm 1.549 tỷ đồng. Khác so với các doanh nghiệp thông thường có thể chiếm dụng vốn từ bên thứ ba chủ yếu là khoản phải trả người bán, nhưng với Hoàng Anh Gia Lai, tổng vốn vay các tổ chức tín dụng, trái phiếu (cả ngắn hạn và dài hạn) đã lên đến 20.168 tỷ đồng – chiếm hơn 80% tổng số nợ.

2-Doanh thu từ mảng mía đường – mảng kinh doanh chủ lực của Hoàng Anh Gia Lai giảm mạnh trong quý I/2015 do giá đường trên thị trường thế giới giảm, con đường quay đầu tiêu thụ tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.

3-Bên cạnh đó, dự án nuôi bò tiếp tục “ngốn” chi phí lên đến 587 tỷ đồng – tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ.

Một mảng khác thuộc lĩnh vực nông nghiệp được bầu Đức đẩy mạnh đầu tư trong thời gian này là chăn nuôi bò thịt. Trong định hướng chiến lược, HAGL sẽ đầu tư các dự án chăn nuôi bò với tổng vốn khoảng 6.300 tỷ đồng, dự kiến tổng số lượng đàn bò thịt và bò sữa là 236.000 con. Đến nay, tổng đàn bò của Tập đoàn đã lên đến hơn 43.500 con.

Dự kiến năm nay, mảng bò thịt sẽ đem lại doanh thu 2.575 tỷ đồng, lợi nhuận gộp sẽ cao nhất trong tất cả các ngành. Thế nhưng, trong quý I thì bò thịt vẫn “vắng bóng” trong bảng doanh thu của HAG.

Tính đến 31/03/2015, tập đoàn do bầu Đức nắm giữ đã nhanh chóng tăng chi phí nuôi bò lên đến 587 tỷ đồng trong khi cùng kì năm trước mới bắt đầu là 141 tỷ – tăng 447 tỷ đồng chỉ trong vòng 1 năm.

Dự kiến năm nay, mảng bò thịt sẽ đem lại doanh thu 2.575 tỷ đồng, lợi nhuận gộp sẽ cao nhất trong tất cả các ngành. Thế nhưng, trong quý I thì bò thịt vẫn “vắng bóng” trong bảng doanh thu của HAG.

CASE STUDY N0: 211: Nhập khẩu thịt bò, lợn từ EU tăng đột biến

PS: BẦU ĐỨC CÓ CẠNH TRANH NỔI KHÔNG ĐÂY??

So với năm 2012, lượng thịt bò, thịt lợn, nhập khẩu từ EU vào Việt Nam tăng 70 lần.

Người phát ngôn Liên đoàn các nhà sản xuất và chủ lao động ngành thịt (UPEMI) tại Bà Lan cho biết, năm 2012, Việt Nam nhập khẩu khoảng 1 triệu kg thịt từ EU, con số này đã tăng vọt lên 71 triệu kg trong năm 2014. Đây là mức tăng chưa từng có trong bối cảnh

CASE STUDY N0: 210: NỢ “NHÓM 5” VS “BÀI CA” TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG

1-Đến quý 1/2015, nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục “ca” bài dự phòng rủi ro tín dụng khi mức trích lập tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước và cũng là một trong những nguyên nhân chính kéo giảm lợi nhuận của các nhà băng.

2-Tất nhiên, đau đầu nhất cũng có lẽ là khoản nợ có khả năng mất vốn của các ngân hàng.

Tại phần lớn các ngân hàng, con số nhóm nợ này tính bằng đơn vị hàng ngàn tỷ đồng, trong đó các “ông lớn” như:

– VietinBank :5,547 tỷ;

– Vietcombank :4,770 tỷ;

– BIDV : 3,831 tỷ đồng;

 –ACB và ABBank : tỷ trọng nợ có khả năng mất vốn trên tổng nợ xấu ở mức cao gần 77%.


CASE STUDY N0: 206: ”GIGO” LÀ GÌ ?: Nợ xấu của của Việt Nam: Các chuyên gia nói gì?

1-Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước tính đến hết tháng 1/2015 nợ xấu đã tăng mạnh lên mức 3,49%. Dù dữ liệu này mới chỉ cập nhật đến tháng 1/2015, có độ trễ khá lớn so với thời gian thực, nhưng là con số mới nhất về tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng đầu năm nay. 

2-Theo báo cáo mới nhất của Bộ kế hoạch đầu tư, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh trong quý I/2015 của cả nước là 2.565 doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp phá sản đều có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng. Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải ngừng hoạt động là 16.175 doanh nghiệp, tăng 14,2% so với quý I/2014

FYR : Tuy nhiên, do nhập siêu gần 3 tỷ USD, 19.035 DN đã phải tạm ngừng hoạt động do khó khăn.