TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0: 197: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI: Doanh nghiệp Việt đã “rót” gần 20 tỷ USD ra nước ngoài

1-Tính lũy kế đến tháng 4/2015, doanh nghiệp Việt Nam đã có 962 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là 15 tỷ USD. Ngoài ra, còn có 115 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 5 tỷ USD. Như vậy, tính cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm tính đến nay là 20 tỷ USD.

2-Bên cạnh dòng vốn đầu tư của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước (Viettel, Vinamilk, các công ty con của Tập đoàn Cao su Việt Nam, các ngân hàng có vốn nhà nước), đầu tư của khối tư nhân, đặc biệt là của cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng:Trong năm 2014, có 12,5% dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp phép là của nhà đầu tư cá nhân, 76% dự án của các công ty tư nhân;

CASE STUDY N0: 196: Bội chi ngân sách năm 2013: Vượt xa chỉ tiêu Quốc hội quyết định

1-Các con số được Quốc hội quyết định cho nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2013 gồm: tổng số thu là 816.000 tỷ đồng; tổng số chi là 978.000 tỷ đồng và bội chi 162.000 tỷ đồng, tương đương 4,8% GDP, sau được điều chỉnh là 195.500 tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP.

2-Tuy nhiên, đến nay Chính phủ đề nghị quyết toán số bội chi là 236.769 tỷ đồng, vượt 41.269 tỷ đồng so với mức Quốc hội đã điều chỉnh, bằng 6,6% GDP thực tế.

3-Cụ thể hơn, Bộ trưởng Dũng cho biết số tăng chi vốn ODA chủ yếu cho đầu tư (28.682 tỷ đồng), gồm: đầu tư các dự án cần đẩy nhanh tiến độ nên giải ngân cao hơn dự kiến, như dự án Cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải;

CASE STUDY N0: 195: SỐ LIỆU THỐNG KÊ VS DỰ BÁO KINH TẾ: Cao su Tây Bắc trồng rồi chặt vì…tiền của nhà nước?

1-Bởi vậy việc trồng rồi chặt là một vấn đề lớn, ngay cả cây mắc ca bây giờ cũng đang là phong trào ở Tây Nguyên. Nhưng nếu cứ phát triển ồ ạt mà không tính toán và không lựa chọn giống một cách cụ thể, đặc biệt việc phát triển không đi kèm với chăm sóc và cơ sở hạ tầng thì Việt Nam cũng sẽ rơi vào tình cảnh trồng rồi chặt.

2-Cao su, lúa, mắc ca, nuôi trồng thuỷ sản… đều đã và đang xảy ra tình cảnh này. Trong công nghiệp thì có ngành thép và xi măng. Đây là căn bệnh kinh niên của sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua”.

3-Cũng theo vị chuyên gia này, việc nghiên cứu thị trường ở Việt Nam đang có vấn đềVì cũng là …tiền chùa!?

-Hiện nay có rất nhiều cơ quan cũng đưa thông tin về thị trường, về giá cả nhưng trên thực tế không có một cơ quan nào của Việt Nam tổ chức nghiên cứu thị trường một cách bài bản, có phương pháp và có uy tín để đưa ra những tín hiệu và cảnh báo cần thiết cho các doanh nghiệp.

– Họ thường chỉ là dựa vào các số liệu được tập hợp lại, đưa ra một số dự đoán, dự báo, thậm chí là đoán mò.

CASE STUDY N0: 194: CHỨNG KHOÁN VS QUỐC HỘI: MỐI QUAN HỆ …NHÂN QUẢ OR CHỈ TÌNH CỜ ?

PS: CTY CK BSC MỚI PHÁT HIỆN RA 1 QUY LUẬT LẠ !?

Một thống kê của BSC Research cho thấy trong 8 kỳ họp quốc hội liên tiếp gần đây nhất, thị trường có 5 lần giảm điểm và 3 lần tăng điểm.

-Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 19/5 đã có phiên tăng mạnh nhất trong vòng 1 tháng rưỡi, chỉ 1 ngày trước khi kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII khai mạc.

-“ Quy luật “ trên đã …linh nghiệm trong phiên giao dịch hôm nay: Vnindex tăng còn dữ hơn ngày hôm qua: Tăng 13,28 điểm lận! Hihi….

KL : Trong 9 kỳ họp quốc hội liên tiếp gần đây nhất, thị trường có 5 lần giảm điểm và 4 lần tăng điểm: 5 ĂN,5 THUA !

CASE STUDY N0: 193: SỐ LIỆU THỐNG KÊ VS DỰ BÁO KINH TẾ: Nhập siêu gần 3 tỷ USD, 19.035 DN phải tạm ngừng hoạt động

PS: VẬY NÊN TIN AI ĐÂY: PHÓ TT OR TCTK OR TCHQ OR…..BÁO TT ??


Ngoài ra, trong 4 tháng đầu năm có 28.235 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 162.500 tỷ đồng, tăng 9,7% về số DN và tăng 13,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do nhập siêu gần 3 tỷ USD, 19.035 DN đã phải tạm ngừng hoạt động do khó khăn.

CASE STUDY N0: 190: TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP :Nhìn từ Trung Quốc

1-Tổng trợ cấp chính phủ Trung Quốc dành cho ngành nông nghiệp hiện tại lớn hơn bất kỳ một quốc gia nào trên toàn cầu:

-Theo số liệu thống kê gần đây nhất của OECD vào năm 2012, Trung Quốc chi 165 tỉ USD để hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho nông nghiệp;

– Con số này cao hơn rất nhiều so với quốc gia xếp sau là Nhật Bản (65 tỉ USD). Con số này ở Mỹ chỉ là 30 tỉ USD.

-2-Nếu chia bình quân, con số này sẽ dễ hiểu hơn. Trợ cấp một phần thu nhập của người nông dân của Trung Quốc chiếm khoảng 17% doanh thu từ nông nghiệp, gần bằng mức trung bình của các nước OECD.

Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy hỗ trợ nông nghiệp của Trung Quốc đang tăng quá nhanh:

-Năm 1995 – 1997, nó chiếm tỉ trọng 1,4% GDP. Con số này đã tăng lên thành 2,3% trong giai đoạn 2010 – 2012;

– Xu hướng này đi ngược lại so với các quốc gia phát triển. Nhẽ ra hỗ trợ cho nông nghiệp phải giảm dần theo thời gian. Trong nhóm OECD, tỉ lệ này đã giảm từ 1,6% GDP trong giai đoạn 1995 – 1997 xuống còn 0,9% trong giai đoạn 2010 – 2012.

3-Việc tăng cường trợ cấp hình thành nên những vấn đề cho ngành nông nghiệp Trung Quốc. Theo OECD, đó là sự méo mó của nền nông nghiệp: Những khoản trợ cấp khuyến khích người nông dân gieo trồng ngay cả khi nhu cầu thực không có sẽ mang tới những hậu quả tai hại.