1-Báo cáo bổ sung về kinh tế-xã hội 2014 và những tháng đầu năm 2015 của Chính phủ trình Quốc hội khá nhiều sắc hồng:
-10/14 chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội giao đạt kết quả cao hơn.
– Trong các chỉ tiêu này, chỉ một không đạt là tỉ lệ lao động qua đào tạo.
– Lạm phát cả năm chỉ ở mức 4,09% – thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.Các kết quả này được duy trì khá những tháng đầu năm nay, đến tháng 4, lạm phát chỉ ở mức 0,04% so với cuối năm trước.
– Thu ngân sách dù giảm mạnh nguồn từ dầu thô nhưng tổng mức vẫn đạt 34,5% dự toán, thấp hơn một chút so với kết quả 37,5% của cùng kỳ năm trước.
– Đáng chú ý, tăng trưởng GDP quý I ước đạt 6,03% – mức tăng cao nhất trong năm năm qua…
2-Và những điểm mờ cần phân tích, làm rõ:Thẩm tra báo cáo này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cần thấy rõ hơn các yếu tố thuận lợi bên ngoài đóng góp vào kết quả đó:
-Tại sao lập kế hoạch trước đây, Chính phủ lại đề xuất và Quốc hội thông qua chỉ tiêu lạm phát 2014 ở mức 7,0%; đến kỳ họp cuối năm 2014, Chính phủ báo cáo kết quả là 4,5%-4,6%; nay lại báo cáo bổ sung là lạm phát cả năm chỉ ở mức 1,84%? Sai số quá lớn giữa dự báo và thực tế như vậy cần làm rõ, bởi nó gây khó khăn cho doanh nghiệp trong lập kế hoạch đầu tư, sản xuất kinh doanh.
-Số doanh nghiệp trong nước giải thể, ngừng hoạt động năm 2014 cao hơn 11% so với năm 2013;
–Số doanh nghiệp trong nước hoạt động có lãi, phát sinh thuế thu nhập phải nộp vẫn ở mức thấp, dưới 50% theo báo cáo của Bộ Tài chính.
-Trong khi đó, khu vực đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đóng góp mạnh mẽ, chiếm 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu.
-Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng chỉ ra tình trạng nợ xấu ngân hàng “ổn định” đến mức lo ngại: Từ cuối năm 2011 tới hết 2014, tỉ lệ nợ xấu cứ chạy quanh 3,07% – 4,08% – 3,61% – 3,25%, tức là không có cải thiện rõ ràng.
– Cùng với đó là sản xuất nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, lặp đi lặp lại tình trạng được mùa mất giá, ách tắc trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc như hành tím, dưa hấu vừa qua.
-Ủy ban Kinh tế cũng nêu lo ngại về nợ công. Bởi theo Chiến lược nợ công và trả nợ nước ngoài giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 của Chính phủ, nghĩa vụ trả nợ so với tổng thu ngân sách hằng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hằng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Thế nhưng đánh giá tháng 10-2014 của Ủy ban Tài chính – Ngân sách, nghĩa vụ trả nợ so với tổng thu ngân sách năm 2015 sẽ lên mức 31%. Cho dù Chính phủ luôn khẳng định nợ công vẫn ở mức an toàn, song sự gia tăng vượt cả chiến lược trả nợ của Chính phủ thực sự gây lo lắng.
– Với việc nhượng quyền khai thác công trình giao thông đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không, Chính phủ cần tính toán thận trọng, không làm tăng gánh nặng chi phí dịch vụ quá sức chịu đựng của người dân, doanh nghiệp.