TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0: 202: Hơn 90% du khách quốc tế khen du lịch Việt Nam

PS: CÒN THEO BỘ LĐTBXH THÌ CHỈ CÓ 2,2% THẤT NGHIỆP; THEO BỘ XD THÌ BĐS TỒN KHO ĐÃ GIẢM; VÀ THEO….THÌ…..?!HIHI….

Tổng cục Du lịch vừa công bố kết quả điều tra khách quốc tế đến Việt Nam năm 2014, trong đó đánh giá về mức độ hài lòng của du khách sau khi đã trải nghiệm du lịch tại Việt Nam cho thấy 94,09% người được hỏi đánh giá ở mức tốt và rất tốt ; 5,69% đánh giá trung bình ; chỉ có 0,22% nhận xét du lịch Việt Nam ở mức kém và rất kém .

CASE STUDY N0: 200: Thôi đừng ‘tự sướng’ quá đà nữa!

Còn chúng ta vẫn đang loay hoay với những huyễn hoặc về đất nước, tài nguyên, con người… Chúng ta tự sướng mọi lúc mọi nơi, tự hào với rất nhiều thứ nhưng thực tại nước Việt Nam vẫn còn là một quốc gia vừa thoát khỏi đói nghèo, một nền kinh tế yếu kém, một nền giáo dục lạc hậu, cộng với những người lao động khôn vặt, ăn xổi, thích việc nhẹ lương cao.

Thôi đừng tự sướng quá đà và tự hào những thứ không đáng nữa. Hãy nhìn thẳng vào sự thực, biết vị trí mình ở đâu để còn có thể đứng dậy. Còn nếu cứ vuốt ve nhau thì muôn đời vẫn không khá lên được.

CASE STUDY N0: 198: SỐ LIỆU THỐNG KÊ VS DỰ BÁO KINH TẾ: Nielsen: Người Việt tiết kiệm nhất thế giới

(FYI: Theo ông Luận, số lao động trình độ ĐH, CĐ trong độ tuổi lao động thất nghiệp trong thời gian qua tăng cao hơn so với số tốt nghiệp và số có việc làm; số lao động trình độ ĐH, CĐ thất nghiệp năm 2014 so với 2010 tăng 103%./ http://m.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/234129/sau-4-nam–cu-nhan-that-nghiep-tang-gap-doi.html )

1-Người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á tiếp tục là những người thích tiết kiệm tiền nhất thế giới, với gần hai phần ba để dành tiền nhàn rỗi vào vào tài khoản tiết kiệm, so với mức bình quân 48% trên toàn cầu. Điều này trái ngược với khu vực Mỹ Latin, nơi người dân chủ yếu dùng tiền để chi trả các khoản nợ.

2-Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất (78%), tiếp theo là Indonesia (74%), Philippines (68%), Singapore (66%), Malaysia (65%) và Thái Lan (64%).

3-Tuy nhiên, khảo sát của Nielsen cho thấy xu hướng chi nhiều tiền hơn của người Việt, phản ánh qua chỉ số niềm tin người tiêu dùng tăng đáng kể trong quý I/2015, từ mức 106 điểm quý trước lên 112 điểm – cao nhất trong gần 5 năm. Kết quả này đã giúp Việt Nam đứng thứ 6 trên 41 quốc gia và vùng lãnh thổ về mức độ lạc quan của người tiêu dùng, sau Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) và Thái Lan.

KL: Ông Vaughan Ryan – Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam nhận định Việt Nam là một quốc gia rất trẻ và lạc quan, với 57% dân số dưới 35 tuổi và số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học tăng 60% vào thập niên cuối cùng.

CASE STUDY N0: 197: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI: Doanh nghiệp Việt đã “rót” gần 20 tỷ USD ra nước ngoài

1-Tính lũy kế đến tháng 4/2015, doanh nghiệp Việt Nam đã có 962 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là 15 tỷ USD. Ngoài ra, còn có 115 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 5 tỷ USD. Như vậy, tính cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm tính đến nay là 20 tỷ USD.

2-Bên cạnh dòng vốn đầu tư của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước (Viettel, Vinamilk, các công ty con của Tập đoàn Cao su Việt Nam, các ngân hàng có vốn nhà nước), đầu tư của khối tư nhân, đặc biệt là của cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng:Trong năm 2014, có 12,5% dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp phép là của nhà đầu tư cá nhân, 76% dự án của các công ty tư nhân;

CASE STUDY N0: 196: Bội chi ngân sách năm 2013: Vượt xa chỉ tiêu Quốc hội quyết định

1-Các con số được Quốc hội quyết định cho nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2013 gồm: tổng số thu là 816.000 tỷ đồng; tổng số chi là 978.000 tỷ đồng và bội chi 162.000 tỷ đồng, tương đương 4,8% GDP, sau được điều chỉnh là 195.500 tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP.

2-Tuy nhiên, đến nay Chính phủ đề nghị quyết toán số bội chi là 236.769 tỷ đồng, vượt 41.269 tỷ đồng so với mức Quốc hội đã điều chỉnh, bằng 6,6% GDP thực tế.

3-Cụ thể hơn, Bộ trưởng Dũng cho biết số tăng chi vốn ODA chủ yếu cho đầu tư (28.682 tỷ đồng), gồm: đầu tư các dự án cần đẩy nhanh tiến độ nên giải ngân cao hơn dự kiến, như dự án Cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải;