TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0: 237: Dự trữ ngoại tệ là gì ?

1-Khái niệm:

Dự trữ ngoại hối nhà nước, thường gọi tắt là dự trữ ngoại hối hoặc dự trữ ngoại tệ là lượng ngoại tệngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ. Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh như: Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật, v.v…) nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia.

2-Hình thức dự trữ:

Ngoại hối có thể được dự trữ dưới hình thức:

3-Tiêu chí đánh giá quy mô dự trữ:

Có ba tiêu chí chính:

3.1-Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và giá trị một tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo:

Nói cách khác, quy mô dự trữ ngoại hối được tính bằng số tuần nhập khẩu. Tiêu chí này cho thấy mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế của dự trữ ngoại hối. Theo đánh giá của IMF, dự trữ ngoại hối có quy mô tương đương 12 đến 14 tuần nhập khẩu thì quốc gia sẽ được coi là đủ dự trữ ngoại hối.

3.2-Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và nợ ngắn hạn nước ngoài:

Tiêu chí này cho thấy khả năng đối phó của quốc gia khi có hiện tượng tấn công ngoại tệ hoặc rút tiền ra nước ngoài.

3.3-Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và mức cung tiền rộng:

Tiêu chí này cho thấy khả năng can thiệp tỷ giá hối đoái của ngân hàng trung ương. Tỷ lệ từ 10% đến 20% được coi là đủ dự trữ ngoại hối.

CASE STUDY N0: 236: Về việc dùng “dự trữ ngoại tệ” của NHNN

Đọc tin chính phủ đề xuất Ngân hàng nhà nước (NHNN) cho vay dự trữ ngoại tệ làm ngân sách mà giật mình, dù chỉ là đề xuất nghiên cứu.

Việc chính phủ yêu cầu ngân hàng nhà nước lấy dự trữ ngoại tệ cho chính phủ vay không khác gì chính phủ bảo NHNN in tiền mua ngoại tệ vào, rồi đưa ngoại tệ đó cho chính phủ sử dụng và qua đó nhận được một đống giấy nợ của chính phủ (dưới hình thức trái phiếu).

Khi đã đưa dự trữ ngoại tệ cho chính phủ thì chúng không còn là dự trữ ngoại tệ nữa vì dự trữ ngoại tệ được định nghĩa là tài sản ngoại tệ nằm trong tay NHNN mà NHNN, vào bất cứ lúc nào, cũng có thể biến thành tiền mặt và sử dụng để điều phối cung cầu ngoại hối và giá ngoại hối trên thị trường nhằm phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu và trả nợ.

Yêu cầu trên của chính quyền có thể vừa làm mất quyền quyết định về chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước, vừa có nguy cơ làm nền kinh tế mất ổn định .

CASE STUDY N0: 235: Ẩn số trong báo cáo nợ xấu của Thống đốc

PS: TRONG SUỐT HƠN 20 NĂM HÀNH NGHỀ CỐ VẤN CHO CÁC DOANH NGHIỆP, NHẤT LÀ CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THÌ 2 CÂU HỎI MÀ TÔI SỢ NHẤT: DEAR MR.LONGHAIR, 1-”WHERE TO GET RELIABLE INFORMATION” ? AND 2-“IN WHOM TO TRUST ?” VÀ DO BÍ QUÁ (!?) NÊN TÔI THƯỜNG TRẢ LỜI : 1-GOD ONLY KNOWS (GOK); AND 2-“IN GOD I TRUST”!

Lần báo cáo này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đề cập đến con số nợ xấu ở “kênh thứ nhất”: Tức chỉ là con số tổng hợp từ báo cáo của các tổ chức tín dụng!


1-Báo cáo cho biết, sau 3 năm thực hiện (2012-2014), tổng các khoản nợ xấu đã được xử lý ước đạt 311,1 nghìn tỷ đồng, tương đương 67% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9/2012.
Sau khi giảm về 3,25% cuối tháng 12/2014, nợ xấu đã tăng trở lại hai tháng đầu năm 2015 với 3,59%.
2-Có một số điểm đáng chú ý trong những con số báo cáo trên:
-Một là, với 147.263 tỷ đồng nợ xấu đã bán lại cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), coi như đã được xử lý, thì khoảng 164.000 tỷ đồng nợ xấu tính theo quy mô nói trên đã được các tổ chức tín dụng tự xử lý (chủ yếu qua sử dụng nguồn trích lập dự phòng rủi ro) trong ba năm qua.
-Hai là, tỷ lệ nợ xấu 3,59% mà Ngân hàng Nhà nước báo cáo có thể hiểu là con số tổng hợp từ báo cáo của các tổ chức tín dụng. Theo đó, con số ở “kênh thứ hai”, qua giám sát từ xa của Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ lớn hơn nhiều.
-Tại nhiều thời điểm những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước vẫn công bố hai con số nợ xấu: một từ tổng hợp báo cáo của các tổ chức tín dụng, một là từ kênh giám sát từ xa. Tuy nhiên, quy mô nợ xấu theo giám sát từ xa hiện vẫn là ẩn số.
-Trước đây, tỷ lệ nợ xấu qua kênh giám sát có lần công bố có bao gồm cả các khoản nợ được cơ cấu lại mà không phải chuyển nhóm theo Quyết định 780 và sau là Thông tư 09. Quy mô cơ cấu lại khoảng một năm trước từng được đề cập đến tới trên dưới 300.000 tỷ đồng.
-Từ 1/4/2015, cơ chế cho phép cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm nói trên đã kết thúc. Nhưng như trong báo cáo trên, cũng như đến thời điểm này, việc cập nhật và đánh giá rõ mức độ nợ xấu ẩn trong quy mô nợ được cơ cấu lại theo chính sách trên chưa từng được công bố.
Theo đó, con số nợ xấu 3,59% đến cuối tháng 2/2015 và mục tiêu giảm về 3% từ nay đến cuối năm cũng chỉ là tương đối, chưa hẳn đã phản ánh đầy đủ và toàn diện về mức độ nợ xấu, chưa kể phần đã bán sang VAMC mà thực tế vẫn chưa thể thu hồi hoặc xử lý.

CASE STUDY N0: 234: Dầu lửa mối đe dọa đối với kinh tế Trung Quốc

Kinh tế tăng trưởng cao đưa lại nhiều hệ lụy đối với kinh tế Trung Quốc, nhất là nguồn nguyên vật liệu ngày càng cạn kiệt, trong đó vấn đề dầu lửa đang trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với kinh tế Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành nước nhập khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới.

Tờ “Bắc Kinh Thương Báo” ngày 21/5/2015 dẫn nguồn tin của Cục hải quan Trung Quốc cho biết trong tháng 4/2015, Trung Quốc đã nhập khẩu tới 30,3 triệu tấn dầu, bình quân một ngày nhập khẩu 7,4 triệu thùng, cao hơn mức nhập khẩu dầu lửa trong tháng 4/2015 của Mỹ.

CASE STUDY N0: 233: Ngân hàng ANZ: Việt Nam tiêu thụ dầu mỏ ở mức chưa từng có

PS: POST LẠI BÀI NÀY ĐỂ CÓ CÁI NHÌN TOÀN DIỆN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU MỎ ĐỐI VỚI KINH TẾ VN!

1-Trang mạng Neurope.eu dẫn báo cáo mới nhất của Ngân hàng Australia và New Zealand (ANZ) cho biết Việt Nam đã chuyển từ một nước sản xuất dầu ròng thành một nước tiêu thụ dầu ròng.
2-Theo ANZ, Việt Nam đã trở thành quốc gia có tốc độ tiêu thụ dầu mỏ nhanh nhất trong khu vực, tăng 7,5%/năm trong suốt 20 năm qua.
3-Ngân hàng trên cho rằng việc dầu thô rớt giá đã góp phần kiềm chế lạm phát ở Việt Nam.


4-ANZ đánh giá tác động của giá dầu đối với mức thâm hụt ngân sách của Việt Nam là không đáng kể./.

CASE STUDY N0: 232: Vốn vay của Việt Nam đang được dùng thế nào?

Một bản báo cáo về sử dụng vốn vay, quản lý nợ công vừa được Chính phủ gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.Tại đây, có khá nhiều con số chi tiết về huy động, sử dụng vốn vay nước ngoài, huy động vốn vay trong nước, cấp và thực hiện bảo lãnh Chính phủ mà không phải báo cáo lần nào cũng có.

1-Lũy kế đến 31/12/2014, tổng số dự án được cấp bảo lãnh vay nước ngoài là 110 dự án, trong đó chủ yếu là các dự án thuộc lĩnh vực điện (56 dự án), hàng không (7 chương trình, dự án), xi măng (17 dự án), dầu khí (7 dự án), giấy và bột giấy (5 dự án) và các lĩnh vực khác. GRAND TOTAL LÀ BAO NHIÊU USD??

2-Riêng 2014 : Huy động vốn vay trong nước, thông tin tại báo cáo là phát hành trái phiếu Chính phủ được 248.024 tỷ đồng, bằng 94,7% kế hoạch, tăng 18,4% so với năm 2013.

Ngoài nợ Chính phủ, báo cáo cũng cho hay tổng số vay của chính quyền địa phương là 16.290 tỷ đồng.

CASE STUDY N0: 231: Thượng viện Mỹ thông qua quyền xúc tiến TPP cho Tổng thống Mỹ

PS: ĐỪNG NHẦM LẪN “THƯỢNG “ NGON HƠN “HẠ” RỒI ẢO TƯỞNG: THEO HIẾN PHÁP HOA KỲ (FYI: CASE STUDY N0:221) THÌ  HẠ VIỆN KHÓ GẤP NHIỀU LẦN THƯỢNG VIỆN XEM XÉT 1 DỰ LUẬT!

Thượng viện Mỹ vừa thông qua dự luật về trao quyền xúc tiến thương mại cho tổng thống, một quyết định đưa ông Barack Obama tới gần hơn việc hoàn tất Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo Reuters ngày 22.5.

Việc Thượng viện Mỹ thông qua dự luật TPA lần này có thể coi là một bước đi rộng hơn cho ông Obama. Tuy nhiên, dự luật sẽ còn phải trải qua một giai đoạn được nhận định cũng khó khăn không kém tại Hạ viện Mỹ, để ông Obama có thể tiến gần hơn nữa tới việc hoàn tất TPP.

 

Reuters ngày 21.5 dẫn lời Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Úc Andrew Robb cho rằng, nếu cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ đều thông qua TPA thì các bên chỉ cần tiến hành một vòng đàm phán nữa là có thể hoàn tất hiệp định TPP vào tháng 6.

CASE STUDY N0: 230: Ngành lập pháp: Quyền lực của Quốc hội

Điều I của Hiến pháp trao toàn bộ quyền lập pháp của chính quyền liên bang cho một Quốc hội được chia thành hai viện – Thượng viện và Hạ viện. Thượng viện là viện nhỏ hơn, trong đó theo quy định của Hiến pháp mỗi bang có hai thành viên. Thượng viện hiện nay có 100 thành viên. Còn ở Hạ viện, tư cách thành viên được xác định căn cứ vào dân số và diện tích của bang, do đó không được quy định cụ thể trong Hiến pháp. Số thành viên của Hạ viện hiện nay là 435 người.

Hiến pháp yêu cầu thượng nghị sĩ Mỹ phải có tuổi đời ít nhất là 30, có ít nhất 9 năm là công dân Hợp chúng quốc, và là người cư trú tại bang đã bầu họ. Thành viên Hạ viện ít nhất phải đủ 25 tuổi, là công dân Hợp chúng quốc ít nhất 7 năm, và là người cư trú tại bang đã tiến cử họ vào Quốc hội. Các bang có thể đặt thêm những yêu cầu khác cho việc bầu cử vào Quốc hội, song Hiến pháp cho quyền mỗi viện quy định các tiêu chuẩn thành viên của mình.

Mỗi bang có quyền có hai thượng nghị sĩ. Do vậy, Rhode Island, bang nhỏ nhất với diện tích 3.156 km2 cũng có số đại diện ở Thượng viện bằng số đại diện của bang Alaska, bang lớn nhất có diện tích khoảng 1.524.640 km2. Bang Wyoming, với 480.000 dân, cũng có số đại diện bằng số đại diện của bang California có 32.270.000 dân.

Tổng số thành viên của Hạ viện do Quốc hội quy định, sau đó con số này được phân bổ cho các bang theo dân số. Bất kể dân số là bao nhiêu, mỗi bang đều được Hiến pháp bảo đảm có ít nhất một thành viên trong Hạ viện. Hiện nay có sáu bang –   Alaska, Delaware, North Dakota, South Dakota, Vermont và Wyoming –   mỗi bang chỉ có một đại diện ở Hạ viện, và sáu bang khác, mỗi bang có số đại diện là hơn 20 người –   riêng California hiện có 52 đại diện.