LEARNING BY DOING IS MUCH BETTER THAN LEARNING BY LEARNING
CASE STUDY N0: 186: Cổ tức “khủng” như FLC: 20% vốn cổ phần
Theo kế hoạch, ngày 29/5/2015 sẽ là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức tỷ lệ 20% bằng cổ phần của cổ phiếu FLC.
CASE STUDY N0: 185: CƠ CẤU CON NƠ VS NỢ XẤU: Qua trường hợp của Vietcombank
1-Theo báo cáo tài chính vừa công bố, tổng tài sản của ngân hàng lớn này “bốc hơi” hơn 37.000 tỷ đồng chỉ sau ba tháng đầu năm; lợi nhuận giảm 3% so với cùng kỳ 2014; đặc biệt, nợ xấu đã bật mạnh trở lại từ 2,3% cuối 2014 lên 2,97%.
2-Mặt khác, với riêng “ông lớn” quốc doanh này, hệ số sử dụng vốn lại duy trì ở mức :
–chỉ khoảng 70% so với bình quân khối từ 90 – 95% tùy thời điểm, hay
– bình quân khoảng 83 – 85% toàn hệ thống;
CASE STUDY N0: 184: IMF: Kinh tế Trung Quốc và Việt Nam đều sẽ giảm tốc
1-Tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm còn 6,3% vào năm 2016;
2- IMF nhận định kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm lại ,còn 5,8% trong năm tới;
CASE STUDY N0: 183: Vì sao tổng tài sản của Vietcombank “xì hơi” nhanh quá vậy?
CASE STUDY N0: 182: BĐS: KHI CUNG TĂNG , CÒN KHẢ NĂNG CHI TRẢ KHÔNG THẤY ĐÂU!
1-Nguồn cung căn hộ tại TP.HCM đang là trên 25.000 căn đã đáp ứng điều kiện luật định để chào bán (Xây xong móng) , tăng lên gấp 2 – 3 lần so với cùng kỳ năm 2014, gồm:
– Thị trường sơ cấp : có hơn 20.000 căn hộ, tăng khoảng 30%.
– Thị trường thứ cấp hơn 5.500 căn hộ được chào bán, tăng hơn 150% so với năm trước.
– Theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, trong số 8.000 giao dịch vào quý I/2015 có đến 40% mang tính đầu cơ;
2-Còn theo Sở Xây dựng TP.HCM, trong số khoảng 1.000 dự án nhà ở hiện hoạt động trên địa bàn, có đến gần một nửa vẫn đang được xây dựng.
3-Theo chuyên gia, nguồn cung căn hộ phát triển nhiều như hiện nay phản ánh xu thế của doanh nghiệp “né” trước một số quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 như vốn pháp định,bảo lãnh ngân hàng,chuyển nhượng dự án,v.v…
4-Nhiều chuyên gia nhận định, trong vòng 6 – 9 tháng tới, nhiều khả năng thị trường bất động sản sẽ rơi vào cảnh bão hòa khi nguồn cung nhiều nhưng khả năng hấp thụ của thị trường sẽ không còn.
CASE STUDY N0: 181: “BẦY THÚ ĐIỆN TỬ”: Tiền tháo chạy khỏi Trung Quốc với tốc độ kỷ lục
1-Đà tăng nóng của thị trường chứng khoán Trung Quốc thời gian gần đây không thể ngăn đà bốc hơi của dòng tiền:
-Dòng tiền đang rút khỏi Trung Quốc với tốc độ kỷ lục làm dấy lên lo ngại bất ổn tài chính và gây khó cho ngân hàng trung ương nước này khi tìm cách vực dậy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.
Thực tế, dòng tiền rút khỏi Trung Quốc từ hơn 1 năm qua. Tổng tài sản nước ngoài do Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) nắm giữ cũng giảm quý thứ 7 liên tiếp – đánh dấu chuỗi giảm dài nhất từ trước đến nay.
Theo số liệu vừa công bố, cán cân thanh toán quý I của Trung Quốc thâm hụt 80 tỷ USD, mức thâm hụt lớn nhất từ trước đến nay.
2-Dòng tiền tháo chạy cho thấy lo ngại của nhà đầu tư về sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng mặt khác, đây cũng là hệ quả của việc đồng USD tăng giá mạnh và xu hướng giảm lãi suất ở Trung Quốc.
CASE STUDY N0: 180: DOANH NGHIỆP VS NGÂN HÀNG: Cổ phiếu OCH bị đưa vào diện cảnh báo