TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0: 179: TTCK VN: “CASINO” OR KÊNH HUY ĐỘNG VỐN TRUNG & DÀI HẠN?

1-Đánh giá về vai trò của TTCK vốn đối với nền kinh tế, TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM cho rằng, nền kinh tế muốn phát triển, cần phát triển 3 thị trường trụ cột, gồm thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ và thị trường tài chính, trong đó:

-Thị trường tài chính bao gồm thị trường ngân hàng (cung ứng vốn ngắn hạn), và

– TTCK (cung ứng vốn trung và dài hạn).

2-Tuy nhiên, theo TS. Lịch hiện nay, thị trường tài chính Việt Nam:

-Phần lớn là vốn ngân hàng, chiếm tỷ lệ 65% tổng cung vốn vào nền kinh tế;

-Trong đó, vốn ngắn hạn chiếm tới 80% tổng vốn huy động;

-Lượng vốn ngân hàng đầu tư vào TTCK khá lớn, điều này dễ dẫn đến rủi ro bong bóng, tạo nguy cơ bất ổn cho nền kinh tế

– Đó là chưa tính các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ – được phần lớn tổ chức tín dụng đầu tư, chiếm tới 90% là vốn tín dụng. Nhiều doanh nghiệp cần vốn nhưng phát hành cổ phiếu tăng vốn không thành công, thường chọn cách quay sang vay nợ ngân hàng hơn là phát hành chứng khoán nợ (trái phiếu).

3-Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định, thị trường tài chính Việt Nam đang mất cân đối: “Một nền tài chính chủ yếu dựa vào ngân hàng đã yếu kém, lại chủ yếu là vốn ngắn hạn thì càng rủi ro hơn”, ông Ngoạn nói và khẳng định thêm, nếu Việt Nam không cải cách thị trường tài chính, nhất là thị trường vốn thì khó duy trì được tốc độ tăng trưởng 6-7%/năm. (FYI: Mà nếu có tăng trưởng 8-9%/năm thì cũng phải mất 40 năm nữa Việt Nam mới bằng Hàn Quốc hôm nay ,như BT Bùi Quang Vinh khẳng định!)

4-Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch SSI chia sẻ, muốn TTCK Việt Nam phát triển thì thị trường đó phải trở thành nơi giữ tiền của dân chúng: “Hiện nay, TTCK Việt Nam mới chỉ là một địa điểm để kiếm tiền, chứ không phải là nơi giữ tiền, khi nào TTCK trở thành nơi giữ tiền an toàn thì lúc ấy mới phát triển” (PS:Nói dễ hiểu hơn:TTCK VN hiện nay giống như casino, NĐT vào đó “đánh quá may rủi!Hihi…);

CASE STUDY N0: 178: TCTD vs TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ: Vì sao kế hoạch tăng vốn một số ngân hàng bất thành nhiều năm?

1-Cùng với sự sụt giảm của chứng khoán, giá cổ phiếu ngân hàng chưa niêm yết không chỉ giảm mà còn đứng trước áp lực tái cơ cấu.

2- Vì thế, kế hoạch tăng vốn của nhiều nhà băng dù đã được ĐHCĐ thông qua nhiều năm nhưng vẫn khó được triển khai, kể cả với tăng vốn từ nguồn thặng dư để chia cổ phiếu thưởng và trả cổ tức cho các cổ đông.

CASE STUDY N0: 175: Thủ tướng nói gì về nợ công?

1- Thủ tướng khẳng định, đến năm 2020 nợ cộng nước ta còn khoảng 60,2% GDP, nằm trong giới hạn quy định an toàn cho phép là không quá 65% GDP.

Theo khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, nợ công của nước ta đến cuối năm 2014 là 60,3% GDP và theo kế hoạch đến năm 2016 sẽ tăng lên mức cao nhất là 64,9% GDP.

Các năm sau đó sẽ giảm dần, đến năm 2020 còn khoảng 60,2% GDP, nằm trong giới hạn quy định an toàn cho phép là không quá 65% GDP.
2-Chỉ tiêu vay, trả nợ đều trong ngưỡng an toàn:
Theo báo cáo của Chính phủ, chỉ tiêu nợ công so với GDP phù hợp với mục tiêu chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và trong giới hạn được Quốc hội cho phép (Nợ công đến năm 2015 không quá 65% GDP).

CASE STUDY N0: 174: Nợ công Việt Nam “khủng” cỡ nào?

1-Nếu đổi nợ công của Việt Nam ra đồng xu 200VND, số xu này có thể phủ kín 9 lần diện tích đất nước, độ cao của chúng có thể quấn hơn 3000 vòng quanh mặt trời.

2-Tính đến ngày 18/5, theo đồng hồ báo nợ toàn cầu của tạp chí Economist, nợ công Việt Nam đang ở mức xấp xỉ 89,41 tỷ USD. Với dân số ước tính 91,5 triệu người, tính ra, mỗi người dân đang gánh nợ 983USD. Một năm trước, con số này là 81,18 tỷ USD và 897,84 USD.

3-Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện tại, The Economist dự đoán nợ công Việt Nam sẽ tăng lên 97,35 tỷ USD vào năm tới, tức mỗi người dân sẽ gánh nợ 1.065 USD.

-Theo con số từ Bộ Tài chính, tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014 là 13,8% và năm 2015 dự kiến khoảng 16,1%, dưới mức quy định là 25%.

-Tuy nhiên, cách đây không lâu Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng con số thực về tỷ lệ trả nợ trực tiếp nước ngoài của Việt Nam lên đến 31% chứ không phải dừng lại ở con số thấp như Bộ Tài chính đưa ra.

-Tuy nhiên đại diện bộ cho biết: “Do nguồn lực còn hạn chế nên vẫn cần huy động vốn vay để đầu tư”.

Vậy, hãy cùng làm một vài phép tính nhỏ để dễ tưởng tượng độ “khủng” của nợ công Việt Nam trong thời điểm hiện tại. 

CASE STUDY N0:173: TPP và 10 điều tối thiểu bạn cần biết

Với riêng Việt Nam, TPP sẽ là một sự kiện kinh tế lớn nhất trong khoảng 20 năm trở lại đây. Mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là các trí thức, luật sư, doanh nghiệp, khởi nghiệp… cần phải biết rõ và nhiều hơn về TPP.

CASE STUDY N0:172 : ”TOO BIG TO FALL” :KHÁI NIỆM ,NGUYÊN NHÂN & VÀI CASE STUDY ĐIỂN HÌNH.

1-Trong lịch sử phát triển của loài người: (i)Tại các nước kinh tế thị trường đã phát triển; (ii)Tại các nước kinh tế thị trường đang nổi (Emerging market); và nhất là (iii)Tại các nước “đang chuyển đổi thể chế kinh tế-chính trị”, đã để lại 1 hiện tượng với tên gọi “Too Big To Fall” (Tạm dịch” Tôi lớn đến mức không bao giờ sụp đổ”) như Leman Brothers; Sharp; Panasonic; Gần đây là Keangnam ; Posco E&C; Nước Hoa Thanh Hương; Epco-Minh Phụng ; etc….

2-Vậy đâu là nguyên nhân?

Trong bài này tôi chỉ xin dẫn là 1 nguyên nhân: Đó là sự ngộ nhận (!) của rất nhiều doanh nhân về khái niệm “Biến phí” trong công thức tính “Chi phí sản xuất/kinh doanh” (Xin tham khảo link: http://doc.edu.vn/tai-lieu/chuyen-de-phan-tich-chi-phi-kinh-doanh-nham-dua-ra-cac-bien-phap-tiet-kiem-chi-phi-kinh-doanh-tai-chi-nhanh-giao-dich-30393/ );

3-Công thức tính chi phí (“ Cost = C”):

3.1-Hầu như mọi người (!?) mặc nhiên thừa nhận tính TUYỆT ĐỐI ĐÚNG của công thức: C = F + V (Chi phí là tổng của định phí (“ Fixed Cost”) cộng với biến phí ( “Variable Cost”!), mà quên mất rằng công thức trên có 1 tử huyệt đó là bỏ qua” mất mối liên hệ VÔ CÙNG QUAN TRỌNG giữa “V” và “Q” (“Q” là quantity, tức số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong 1 khoảng thời gian nhất định như 1 ca,1 tháng, 1 quý, 1 năm, v.v…;Hay “số lượng hàng hóa/dịch vụ mua vào, bán ra” cũng trong 1 khoảng thời gian nhất định như 1 ca, 1 tháng, 1 quý, 1 năm,v.v…;Hay “Quy mô” của 1 dự án đầu tư/1 doanh nghiệp;….);

KL  N0.1: Công thức chuẩn của chi phí phải là: C =F + V.Q;

3.2-Vì “C” là chi phí, cho nên khi muốn giảm giá bán ( “Price = P”) thì một trong những giải pháp được ưu tiên lựa chọn là giảm C, mà như công thức ở trên, C lại là “sum= tổng” của 2 số hạng “F” + “V.Q”, trong đó số hạng thứ 2 “V.Q” LẠI LÀ tích số của 2 thừa số “V” & “Q”!

Câu hỏi: 1-Sự biến thiên (tăng, giảm) của C tùy thuộc vào những yếu tố nào ? Và 2-Yếu tố “V” có ĐỒNG BIẾN với yếu tố “Q” không ?

KL  N0.2 : Chính vì nhiều người hiểu sai 2 câu hỏi trên cho nên mới dẫn đến những thất bại trong đầu tư/kinh doanh khi họ cho rằng : Quy mô vốn đầu tư/quy mô doanh nghiệp càng lớn càng ít có rủi ro sụp đổ (to fall)(?!), nhất là những doanh nghiệp sân sau, có thế lực “chống lưng” là các ngân hàng, quan hệ cá nhân, huyết thống, etc…!