TẦM NHÌN "ĐỊA-VĂN-CHÍNH-CÔNG-KINH"
QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG

I FORESEE TO WIN
NOTHING IS PERMANENT EXCEPT CHANGE

CASE STUDY N0: 175: Thủ tướng nói gì về nợ công?

1- Thủ tướng khẳng định, đến năm 2020 nợ cộng nước ta còn khoảng 60,2% GDP, nằm trong giới hạn quy định an toàn cho phép là không quá 65% GDP.

Theo khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, nợ công của nước ta đến cuối năm 2014 là 60,3% GDP và theo kế hoạch đến năm 2016 sẽ tăng lên mức cao nhất là 64,9% GDP.

Các năm sau đó sẽ giảm dần, đến năm 2020 còn khoảng 60,2% GDP, nằm trong giới hạn quy định an toàn cho phép là không quá 65% GDP.
2-Chỉ tiêu vay, trả nợ đều trong ngưỡng an toàn:
Theo báo cáo của Chính phủ, chỉ tiêu nợ công so với GDP phù hợp với mục tiêu chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và trong giới hạn được Quốc hội cho phép (Nợ công đến năm 2015 không quá 65% GDP).

CASE STUDY N0: 174: Nợ công Việt Nam “khủng” cỡ nào?

1-Nếu đổi nợ công của Việt Nam ra đồng xu 200VND, số xu này có thể phủ kín 9 lần diện tích đất nước, độ cao của chúng có thể quấn hơn 3000 vòng quanh mặt trời.

2-Tính đến ngày 18/5, theo đồng hồ báo nợ toàn cầu của tạp chí Economist, nợ công Việt Nam đang ở mức xấp xỉ 89,41 tỷ USD. Với dân số ước tính 91,5 triệu người, tính ra, mỗi người dân đang gánh nợ 983USD. Một năm trước, con số này là 81,18 tỷ USD và 897,84 USD.

3-Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện tại, The Economist dự đoán nợ công Việt Nam sẽ tăng lên 97,35 tỷ USD vào năm tới, tức mỗi người dân sẽ gánh nợ 1.065 USD.

-Theo con số từ Bộ Tài chính, tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014 là 13,8% và năm 2015 dự kiến khoảng 16,1%, dưới mức quy định là 25%.

-Tuy nhiên, cách đây không lâu Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng con số thực về tỷ lệ trả nợ trực tiếp nước ngoài của Việt Nam lên đến 31% chứ không phải dừng lại ở con số thấp như Bộ Tài chính đưa ra.

-Tuy nhiên đại diện bộ cho biết: “Do nguồn lực còn hạn chế nên vẫn cần huy động vốn vay để đầu tư”.

Vậy, hãy cùng làm một vài phép tính nhỏ để dễ tưởng tượng độ “khủng” của nợ công Việt Nam trong thời điểm hiện tại. 

CASE STUDY N0:173: TPP và 10 điều tối thiểu bạn cần biết

Với riêng Việt Nam, TPP sẽ là một sự kiện kinh tế lớn nhất trong khoảng 20 năm trở lại đây. Mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là các trí thức, luật sư, doanh nghiệp, khởi nghiệp… cần phải biết rõ và nhiều hơn về TPP.

CASE STUDY N0:172 : ”TOO BIG TO FALL” :KHÁI NIỆM ,NGUYÊN NHÂN & VÀI CASE STUDY ĐIỂN HÌNH.

1-Trong lịch sử phát triển của loài người: (i)Tại các nước kinh tế thị trường đã phát triển; (ii)Tại các nước kinh tế thị trường đang nổi (Emerging market); và nhất là (iii)Tại các nước “đang chuyển đổi thể chế kinh tế-chính trị”, đã để lại 1 hiện tượng với tên gọi “Too Big To Fall” (Tạm dịch” Tôi lớn đến mức không bao giờ sụp đổ”) như Leman Brothers; Sharp; Panasonic; Gần đây là Keangnam ; Posco E&C; Nước Hoa Thanh Hương; Epco-Minh Phụng ; etc….

2-Vậy đâu là nguyên nhân?

Trong bài này tôi chỉ xin dẫn là 1 nguyên nhân: Đó là sự ngộ nhận (!) của rất nhiều doanh nhân về khái niệm “Biến phí” trong công thức tính “Chi phí sản xuất/kinh doanh” (Xin tham khảo link: http://doc.edu.vn/tai-lieu/chuyen-de-phan-tich-chi-phi-kinh-doanh-nham-dua-ra-cac-bien-phap-tiet-kiem-chi-phi-kinh-doanh-tai-chi-nhanh-giao-dich-30393/ );

3-Công thức tính chi phí (“ Cost = C”):

3.1-Hầu như mọi người (!?) mặc nhiên thừa nhận tính TUYỆT ĐỐI ĐÚNG của công thức: C = F + V (Chi phí là tổng của định phí (“ Fixed Cost”) cộng với biến phí ( “Variable Cost”!), mà quên mất rằng công thức trên có 1 tử huyệt đó là bỏ qua” mất mối liên hệ VÔ CÙNG QUAN TRỌNG giữa “V” và “Q” (“Q” là quantity, tức số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong 1 khoảng thời gian nhất định như 1 ca,1 tháng, 1 quý, 1 năm, v.v…;Hay “số lượng hàng hóa/dịch vụ mua vào, bán ra” cũng trong 1 khoảng thời gian nhất định như 1 ca, 1 tháng, 1 quý, 1 năm,v.v…;Hay “Quy mô” của 1 dự án đầu tư/1 doanh nghiệp;….);

KL  N0.1: Công thức chuẩn của chi phí phải là: C =F + V.Q;

3.2-Vì “C” là chi phí, cho nên khi muốn giảm giá bán ( “Price = P”) thì một trong những giải pháp được ưu tiên lựa chọn là giảm C, mà như công thức ở trên, C lại là “sum= tổng” của 2 số hạng “F” + “V.Q”, trong đó số hạng thứ 2 “V.Q” LẠI LÀ tích số của 2 thừa số “V” & “Q”!

Câu hỏi: 1-Sự biến thiên (tăng, giảm) của C tùy thuộc vào những yếu tố nào ? Và 2-Yếu tố “V” có ĐỒNG BIẾN với yếu tố “Q” không ?

KL  N0.2 : Chính vì nhiều người hiểu sai 2 câu hỏi trên cho nên mới dẫn đến những thất bại trong đầu tư/kinh doanh khi họ cho rằng : Quy mô vốn đầu tư/quy mô doanh nghiệp càng lớn càng ít có rủi ro sụp đổ (to fall)(?!), nhất là những doanh nghiệp sân sau, có thế lực “chống lưng” là các ngân hàng, quan hệ cá nhân, huyết thống, etc…!

CASE STUDY N0:169: FDI VS XUẤT KHẨU : Doanh nghiệp FDI đang làm chủ “cuộc chơi”

Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh theo từng năm.

-Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) là 39 tỷ USD, chiếm là 54,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

-Năm 2011 con số này lên tới 55,1 tỷ USD, chiếm 57% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

-Năm 2012 đạt 72 tỷ USD, chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

-Năm 2013 đạt 88 tỷ USD, chiếm 66,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

-Đến năm 2014 xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt mức cao nhất từ trước đến nay 101,59 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

-Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu thô) trong 4 tháng năm 2015 đạt 35,07 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu.


CASE STUDY N0:168: Lừa kiểu Ponzi bằng huy động siêu lãi

Dưới hình thức huy động vốn nhàn rỗi đầu tư vào những dự án nước ngoài, một số công ty đang rao trả mức “siêu lãi” lên tới 10%/tháng. Theo các chuyên gia tài chính, đây là trò lừa đảo có tên gọi Ponzi.